Sự xuất hiện của phương pháp tuyển dụng nhân sự kiểu mới Talent Acquisition đã “khuấy động” thị trường việc làm trong những năm gần đây. Vậy, mục đích của Talent Acquisition là gì? Vì sao nhiều doanh nghiệp đã chuyển sang áp dụng hình thức tuyển dụng này thay vì tuyển dụng truyền thống? TalentBold sẽ giúp bạn đọc giải đáp nghi vấn này qua bài viết dưới đây.

1. Các doanh nghiệp cần mọi lợi thế để có được những nhân tài hàng đầu
Sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp trong việc thu hút những ứng viên tài năng hàng đầu trên thị trường lao động chưa bao giờ hạ nhiệt. Không phải doanh nghiệp nào cũng có thể dễ dàng tuyển dụng được những nhân tài phù hợp. Ví dụ, khi bàn đến các vị trí đòi hỏi kỹ năng cao trong ngành IT như Nhà phát triển phần mềm, Quản lý đa đám mây, Kỹ sư an ninh mạng, … có thể mất đến hàng tháng (hoặc lâu hơn) để tìm được một ứng viên phù hợp với yêu cầu công việc.

Bởi vậy, các doanh nghiệp cần tạo ra mọi lợi thế để thu hút các ứng viên có năng lực. Đó cũng là một trong những mục đích ra đời của Talent Acquisition. Nhờ vào tính dài hạn và chiến lược, các doanh nghiệp áp dụng phương thức này đã tạo ra sự khác biệt trong việc thu hút nhân tài so với những đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường. Điều này cũng đồng thời nâng cao giá trị thương hiệu của doanh nghiệp trong mắt các ứng viên tiềm năng.



2. Tiết kiệm thời gian và chi phí tuyển dụng
Theo ước tính, chi phí một doanh nghiệp phải bỏ ra để thay thế một nhân viên là khoảng 20% ​​tiền lương cho các vị trí tầm trung và lên tới 21,3% cho các vị trí yêu cầu trình độ học vấn cao hơn. Đối với các vị trí cấp quản lý và điều hành, tỷ lệ đó có thể tăng lên gần 200%.

Trong khi đó, Talent Acquisition có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí tuyển dụng về lâu dài nhờ vào việc tập trung tìm kiếm tài năng phù hợp. Nhờ vào việc tạo ra nguồn cung ứng viên từ khi họ còn là những sinh viên hay những người chưa có nhiều kinh nghiệm, Talent Acquisition sẽ đảm bảo nguồn lực này trong tương lai một cách bền vững thông qua các hoạt động “chăm sóc” đúng cách.

Mặt khác, dù không có gì đảm bảo rằng nhân viên mới sẽ gắn bó lâu dài với công việc, nhưng việc dành thời gian để kiểm tra các ứng viên tiềm năng có thể giúp doanh nghiệp giảm thiểu rất nhiều rủi ro và các chi phí liên quan khác.


>>>> Xem thêm: Tất tần tật về Talent Acquisition

3. Tạo ra nguồn nhân lực tài năng cho doanh nghiệp
Thực tế cho thấy, sau một thời gian làm việc, nhiều nhân viên không phải là sự lựa chọn phù hợp cho vị trí hiện tại. Họ làm việc kém hiệu quả và thường xuyên trong trạng thái tìm kiếm một công việc mới. Đây là hệ quả của việc tuyển dụng chưa có chiến lược, tuyển dụng tràn lan theo phương pháp truyền thống.

Trong khi đó, Talent Acquisition lại có thể giúp doanh nghiệp khai thác triệt để, tối đa những nhân lực tiềm năng để đưa vào đào tạo hoặc thậm chí là tìm ra được nhân tài kiệt xuất một cách nhanh chóng. Rõ ràng, việc tạo ra nguồn nhân lực tài năng cũng là một cách đầu tư nhiều hơn vào tiến trình phát triển của công ty.



4. Giúp doanh nghiệp không bỏ lỡ những nhân tài “thô”
Thông thường, các nhà tuyển dụng phải thực hiện nhiều bước như sàng lọc CV, phỏng vấn, … để đảm bảo rằng tất cả các ứng viên vào đến vòng cuối cùng đều đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn cho vị trí cần tuyển. Nhưng những gì Talent Acquisition làm được còn hơn nhiều so với việc chỉ tìm kiếm ứng viên có bản lý lịch “hoàn hảo”. Thu hút nhân tài sẽ đi liền với việc tạo dựng mối quan hệ trong cộng đồng ứng viên và mở rộng talent pool (nguồn ứng viên tài năng) cho tổ chức.

Ví dụ, khi cùng nhìn vào một cá nhân có năng khiếu về thiết kế đồ họa, tuy nhiên hiện tại chưa phù hợp cho vị trí cần tuyển tại doanh nghiệp (thiếu kinh nghiệm thực tế, đang là sinh viên đi học, …). Một nhà tuyển dụng có thể sẽ bỏ qua hồ sơ này, nhưng một người làm Talent Acquisition sẽ vẫn tiếp tục lưu trữ thông tin, theo dõi và tiếp cận ứng viên này để liên hệ lại về sau cho các vị trí trong tương lai.

Những nhân tài “thô” có thể lột xác và tỏa sáng nếu có thời gian rèn luyện và phát triển bản thân. Việc thu nhận nhân tài cho phép người làm Talent Acquisition thoát ra khỏi tầm nhìn hạn hẹp và nhìn thấy triển vọng của ứng viên trong tương lai.


>>>>> Có thể bạn quan tâm: Yếu tố tạo nên sự thành công của Talent Acquisition

Lời kết
Qua bài viết, TalentBold đã giúp bạn đọc giải đáp về mục đích của Talent Acquisition. Với phương thức tuyển dụng nhân sự kiểu mới Talent Acquisition, doanh nghiệp có thể thực sự tạo dựng lợi thế cạnh tranh cho mình. Không chỉ để tạo sự khác biệt so với những đối thủ khác trên thị trường mà còn để hạn chế độ phụ thuộc tới dịch vụ thứ 3. Đây chắc chắn sẽ là nhiệm vụ không thể thiếu mà doanh nghiệp cần thực hiện để nâng cao hiệu quả, hiệu suất của tuyển dụng trong thời gian sắp tới.

Trải nghiệm dịch vụ " Trợ lý tuyển dụng thuê ngoài" do TalentBold nghiên cứu, phát triển và cung cấp cho các doanh nghiệp. Phù hợp cho tất cả loại hình doanh nghiệp: Startup, Doanh nghiệp nhỏ & vừa, Doanh nghiệp lớn, Tập đoàn,....


Chi tiết liên hệ:

Talentbold - We bold your talents
Hotline: 077 259 1080
Mail: sales@talentbold.com
Add: Tầng 12A.3, Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet