Kỹ năng viết là một phần hợp thành kỹ năng giao tiếp. Tất cả mọi vị trí công việc thuộc mọi cấp bậc đều sẽ phải vận dụng kỹ năng viết mỗi ngày. Thực tế này cho thấy để hoàn thành tốt công việc, để thăng tiến trong sự nghiệp, sở hữu kỹ năng viết giỏi là một lợi thế tuyệt vời. Chính vì vậy, nội dung hôm nay TalentBold gửi đến bạn đọc sẽ xoay quanh chủ đề “cách rèn luyện nâng cao kỹ năng viết nhanh và hiệu quả”.

I. Những yếu tố chủ chốt của kỹ năng viết tạo nên nội dung hay
Dù bạn đang đảm nhận công việc gì,nội dung bạn muốn viết và truyền tải ra sao thì những yếu tố chủ chốt sau chính là trình tự mà bạn cần áp dụng khi chuẩn bị thể hiện suy nghĩ ra câu chữ:

Sắp xếp các suy nghĩ về nội dung muốn trình bày

Diễn giải những lập luận khẳng định suy nghĩ của bạn là đúng

Trình bày dẫn chứng hoặc những số liệu đánh giá cụ thể để tăng tính thuyết phục

Hướng người đọc đến kết luận chung (có thể là đồng ý với bạn hoặc bạn sẽ mở đường đón nhận những phản hồi từ người đọc)

Người viết tốt cần hướng đến đối tượng đọc để linh hoạt điều chỉnh câu chữ, ngữ điệu nhằm đạt hiệu quả mong muốn. Ví dụ:

Giọng văn nghiêm khắc khi truyền đạt chỉ thị, mệnh lệnh

Chuẩn mực văn phong pháp luật khi soạn thảo hợp đồng

Câu từ khiêm tốn, lễ phép khi trao đổi với khách hàng lớn tuổi…

Kỹ năng viết tốt hay không sẽ dễ nhận thấy thông qua hiệu quả phản hồi từ người đọc.


>>>> Xem thêm: Kỹ năng viết là gì? Vai trò của kỹ năng viết trong công việc

II. Cách rèn luyện nâng cao kỹ năng viết
Từ những yếu tố mấu chốt trên, để phát triển kỹ năng viết nhanh và hiệu quả, Talent Bold đã tiếp xúc và tổng hợp chia sẻ từ những người sở hữu kỹ năng viết tuyệt vời. Và đây là những bí kíp tạo nên sự thành công của họ:

1. Tăng cường đọc và trải nghiệm
Đọc tài liệu chuyên ngành sẽ giúp bạn cập nhật kiến thức

Trải nghiệm những khó khăn, thử thách sẽ giúp bạn biết cách vận dụng kiến thức học được

Tùy vào chuyên môn của mỗi người, mức độ đọc và trải nghiệm thực tế sẽ khác nhau nhưng tựu chung lại, nếu không có kiến thức thực tiễn, những gì viết ra sẽ rất sáo rỗng, thiếu thực tế, gây cảm giác hoài nghi, thiếu tính thuyết phục người đọc.

Những người có kỹ năng viết trong công việc tốt đều truyền tải những nội dung có giá trị cho tổ chức, cho nhiều nhân sự trong doanh nghiệp. Vì vậy, nội dung cần đảm bảo thu hút lượng lớn người đọc và khuyến khích mọi người đồng lòng thực hiện theo.



2. Xác định rõ mục tiêu viết
Mỗi văn bản viết đều mang những dấu ấn riêng, hướng đến :

Nội dung trình bày khác nhau

Đối tượng người đọc khác nhau

Độ dài nội dung viết khác nhau

Thời gian công bố văn bản khác nhau …

Vì vậy, kỹ năng viết tốt không chỉ đơn thuần là dùng từ ngữ để diễn đạt nội dung, mà còn phải linh hoạt tìm kiếm câu chữ phù hợp, tạo hiệu ứng thu hút và hưởng ứng nhiệt liệt từ người đọc.

Chẳng hạn

Thay vì viết “ Thứ hai,ngày .. tháng.. năm”, bạn có thể viết “Chào buổi sáng thứ hai đến toàn thể anh chị em công ty” -> giọng văn sẽ gần gũi và thân tình hơn.

Viết email cần ngắn gọn, nên đi thẳng vào nội dung chính

Soạn hợp đồng cần chi tiết, tỉ mỉ, cho phép kéo dài nhiều trang A4…

3. Thực hành viết thực tế
“Trăm hay không bằng tay quen”, thường xuyên rèn luyện kỹ năng viết chính là cách giúp bạn nhanh chóng phát hiện và triển khai cách viết linh hoạt theo nhiều tình huống thực tế với chất lượng cao nhất.

Thời gian đầu, để tránh sai sót, bạn có thể soạn thảo nháp, sau đó cho quản lý trực tiếp hoặc đồng nghiệp nhiều kinh nghiệm xem lại và duyệt giúp. Cách làm này hoàn toàn hợp lý và là lựa chọn thông minh, giúp bạn an toàn trong công việc.

Tuy nhiên ở mỗi nhóm nội dung tương đồng, bạn chỉ nên nhờ duyệt hộ 1 – 2 lần, sau đó hãy tự mình xử lý cách viết, chỉ nên hỏi ở những nhóm nội dung mới. Như vậy, quản lý hoặc đồng nghiệp của bạn sẽ đánh giá cao sự nỗ lực của bạn hơn.


>>>> Có thể bạn quan tâm: Có phải ai cũng cần học kỹ năng viết?

4. Học từ người đi trước
Thông thường người tiền nhiệm sẽ lưu lại hoặc bàn giao lại những nội dung viết quan trọng, mang tính chất pháp lý cao như hợp đồng ký kết, bảng báo giá, hồ sơ đấu thầu, báo cáo tổng kết…

Đây là những nội dung có tính quy chuẩn, vì vậy cần sự chuẩn mực trong từng câu chữ. Bạn nên tìm đọc hoặc tham khảo khi soạn thảo viết những nội dung tương tự, chỉ thay đổi một ít nội dung khi có sự cải tiến về mặt pháp luật, chính sách của nhà nước hoặc định hướng phát triển của doanh nghiệp.

Sự học hỏi từ người đi trước đảm bảo tính pháp lý và sự an toàn cao nhất cho người viết và cho cả tổ chức. Người quản lý cũng sẽ khuyến khích bạn lựa chọn cách viết an toàn này, vì những văn bản trong quá khứ đã được kiểm chứng độ tin cậy bằng thực tế hoạt động của doanh nghiệp.

5. Chấp nhận những phản hồi góp ý
Kỹ năng viết là một kỹ năng cần học hỏi và trau dồi liên tục. Vì vậy, việc nhận những góp ý, phản hồi tích cực hoặc tiêu cực đều là bài học quý, góp phần nâng cao năng lực viết trong công việc của bạn.

Mặc dù những góp ý tiêu cực sẽ làm bạn buồn lòng, nhưng hãy bình tĩnh và nhận định liệu góp ý đó có hợp lý hay không, có mang tính xây dựng không. Nếu có, hãy tiếp thu và sửa chữa. Một thời gian sau, bạn sẽ thấy bất ngờ khi kỹ năng viết được cải thiện đáng kể đấy !



Cách rèn luyện nâng cao kỹ năng viết trong công việc luôn đòi hỏi sự năng động từ người viết, vì đa phần nội dung cần trình bày đều gắn liền với thực tế trải nghiệm hơn là những kiến thức từ sách vở. Những bí kíp TalentBold tổng hợp được và chia sẻ trên đây cũng đều hướng các bạn ứng viên đến việc chủ động rèn luyện viết. Không ai giỏi kỹ năng viết ngay từ đầu cả, tất cả người giỏi đều là người học, trải nghiệm và thực hành viết không ngừng. Chúc bạn thành công !



Trải nghiệm dịch vụ " Trợ lý tuyển dụng thuê ngoài" do TalentBold nghiên cứu, phát triển và cung cấp cho các doanh nghiệp. Phù hợp cho tất cả loại hình doanh nghiệp: Startup, Doanh nghiệp nhỏ & vừa, Doanh nghiệp lớn, Tập đoàn,....


Chi tiết liên hệ:

Talentbold - We bold your talents
Hotline: 077 259 1080
Mail: sales@talentbold.com
Add: Tầng 12A.3, Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

Nguồn ảnh: internet