Tại sao nhà tuyển dụng luôn yêu cầu ứng viên về kỹ năng làm việc nhóm?

Tại sao nhà trường chú trọng nâng cao kỹ năng mềm, trong đó có kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả?

Tại sao mọi vị trí công việc hiện nay đều yêu cầu phối hợp giữa các thành viên?

Những câu hỏi tại sao này sẽ được TalentBold hồi đáp đầy đủ qua những ví dụ về kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả trong bài viết hôm nay.

I. Lợi ích kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả mang lại
Mỗi tập thể, mỗi tổ chức đều có những mục tiêu chung được hoạch định trong chiến lược phát triển lâu dài. Và những nhân tố trong tập thể đó, dù là cá nhân đơn lẻ nhưng đều tác động trực tiếp đến thành tích đạt được. Muốn chinh phục kỳ vọng mong đợi, mọi người phải hợp sức, đoàn kết và phối hợp cùng nhau, đó chính là nền tảng đặt ra yêu cầu về kỹ năng làm việc nhóm của tất cả nhà tuyển dụng hiện nay.

Thông qua kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả, doanh nghiệp luôn gặt hái nhiều thành tích:

Tăng năng suất hoạt động sản xuất kinh doanh

Sáng tạo, cải tiến hiệu quả, nâng cao năng lực cạnh tranh

Xây dựng tập thể vững mạnh cho mục tiêu lâu dài

Đây được xem là kỹ năng có giá trị đóng góp cao nhất cho tổ chức, vì vậy, bất cứ ứng viên nào muốn hoàn thành tốt công việc và thăng tiến trong nghề nghiệp đều phải trau dồi, sở hữu kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả.



II. Ví dụ điển hình về kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả
Bằng thực tế trải nghiệm trong công tác tư vấn và tuyển dụng nhân sự chuyên nghiệp, TalentBold đã chứng kiến nhiều tình huống thực tế minh chứng hiệu quả kỹ năng làm việc nhóm mang lại cho phòng ban, doanh nghiệp.

1. Nâng cao hiệu suất làm việc
Mỗi dự án chung của nhóm đều có sự khác biệt về loại hình sản phẩm, mục tiêu, nhiệm vụ của từng thành viên…Vì vậy, sẽ không có sự rập khuôn nào được áp dụng nguyên vẹn trong các dự án của nhóm.

Dưới sự lãnh đạo của trưởng nhóm, kế hoạch triển khai cụ thể sẽ được hình thành thông qua sự đóng góp ý kiến và phân tích lựa chọn của cả tập thể. Cách làm này tạo nên sự khách quan và mang đến cái nhìn tổng thể, loại bỏ những suy nghĩ chủ quan, phiến diện, giúp cho kế hoạch triển khai hiệu quả hơn hẳn.

Ví dụ: Phòng nghiên cứu và phát triển đang cần một ý tưởng sáng tạo mới cho dòng sản phẩm tiêu dùng. Để có quyết định đúng đắn cần trải qua quy trình từ khâu nghiên cứu thị trường, tạo sản phẩm mẫu đến kiểm định phê duyệt từ ban lãnh đạo.

Thông qua quy trình làm việc nhóm, một bộ phận phụ trách công tác nghiên cứu thị trường, trong lúc đó, bộ phận tạo mẫu sẽ chuẩn bị các nguyên liệu cần thiết dựa trên thông tin nghiên cứu được cập nhật. Ngay khi hoàn tất quá trình khảo sát thị trường, mẫu thử cũng đã hoàn thành. Tiến độ công việc được rút ngắn chỉ còn ½ thời gian so với trước đây.


>>>> Xem thêm: Rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm như thế nào?

2. Xác định mục tiêu rõ ràng
Mục tiêu là điều mà toàn nhóm làm việc hướng đến và được giữ vững trong suốt quá trình triển khai dự án. Mục tiêu không rõ ràng sẽ không thể thống nhất nhiệm vụ cho từng thành viên, đồng nghĩa, chất lượng công việc sẽ bị giảm sút.

Vì vậy, kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả trước hết cần đạt yêu cầu xác định mục tiêu rõ ràng, chắc chắn và cụ thể nhất.

Ví dụ: Phòng marketing đang lên chiến lược thu hút thị phần cho dòng sản phẩm mới. Đối tượng khách hàng đánh vào giới trẻ có mức thu nhập trung bình. Kết quả, hiệu quả chiêu thị không cao vì phạm vi đối tượng quá rộng, trong khi nhân lực lại thiếu, mỗi thành viên không có đối tượng trọng tâm để tiếp cận, dẫn đến sự lan man, thiếu hiệu quả.

Ngay sau đó, trưởng phòng marketing đã điều chỉnh lại bằng việc:

Phân công nhân sự theo khu vực

Mỗi khu vực chia thành nhiều nhóm đối tượng, ví dụ: từ 15 – 18 tuổi, từ 18-25 và 25-35 tuổi

Xác định nội dung trọng tâm nào về sản phẩm sẽ chia sẻ, truyền tải đến mỗi nhóm đối tượng khách hàng…

Kết quả chiêu thị ngay lập tức được cải thiện đáng kể.

3. Tạo nên một tập thể đoàn kết
Dự án nhóm là một công trình của cả tập thể. Nhiều trưởng nhóm để tiết kiệm thời gian sẽ chủ động đưa ra quyết định và yêu cầu mọi người triển khai theo. Dù kết quả vẫn có thể hoàn thành nhưng sẽ không có sự vượt trội hay cải tiến nào cả.

Thay vào đó, những nhóm làm việc biết lắng nghe ý kiến đóng góp của nhau, biết sàng lọc và cải tiến thực hiện sẽ luôn sở hữu thành tích đáng mong đợi.

Ví dụ: Sau 1 tháng triển khai dự án,kết quả giai đoạn đầu đã hoàn thành nhưng không có sự vượt trội như kỳ vọng. Trưởng nhóm tổ chức cuộc họp nội bộ với nội dung tổng kết giai đoạn nhưng kèm theo đó là tổng hợp những ý kiến đóng góp của các thành viên:

Những khó khăn, thuận lợi trong quá trình triển khai dự án

Đóng góp ý kiến để giải quyết khó khăn mà một thành viên đang gặp phải (vì đó có thể xảy ra tiếp tục với những thành viên khác)

Cho phép các thành viên gửi email phản hồi những bất cập không tiện nói trước đám đông…

Hoạt động này giúp nhân viên cảm thấy an tâm vào đồng đội và tin tưởng vào sự lãnh đạo của trưởng nhóm, hết lòng nỗ lực vì công việc.


>>>> Có thể bạn quan tâm: Mẹo học kỹ năng làm việc nhóm nhanh

Những ví dụ kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả một lần nữa khẳng định sức mạnh của tập thể luôn vững vàng hơn sức mạnh của từng cá nhân riêng lẻ. TalentBold thiết nghĩ, một doanh nghiệp muốn có những đội ngũ giỏi kỹ năng làm việc nhóm, mang đến thành tích cao cho doanh nghiệp thì trước hết ban lãnh đạo cần xây dựng môi trường làm việc công bằng, minh bạch và có sự hỗ trợ phù hợp để tất cả nhân sự cảm thấy an tâm và tin tưởng vào ngôi nhà chung mà mình đang cống hiến.


Xem thêm: Là một phần của TalentBold - nền tảng hợp nhất trong quảng bá, thu hút và quản lý nhân tài, Talent-Hunting là chương trình Tiến Cử Nhân Tài được xây dựng nhằm mục đích nâng cao chất lượng tìm kiếm ứng viên cho các doanh nghiệp / nhà tuyển dụng khắp trong và ngoài nước.

Chi tiết liên hệ:

Talentbold - We bold your talents
Hotline: 077 259 1080
Mail: sales@talentbold.com
Add: Tầng 10, CIT Building, Ngõ 15 Duy Tân - Cầu Giấy - Hà Nội

Nguồn ảnh: internet