Trong những năm gần đây, Talent Acquisition được đánh giá là bước tiến ở tầm cao của lĩnh vực tuyển dụng nhân sự. Nhưng liệu có phải ai cũng đủ tài năng và phẩm chất để làm được nghề này một cách chuyên nghiệp? Khám phá ngay những yếu tố tạo nên sự thành công của Talent Acquisition qua bài viết dưới đây của TalentBold nhé!

1. Có kế hoạch và chiến lược cụ thể
Trước khi chính thức thực hiện quy trình tuyển dụng, nhóm thu hút nhân tài của doanh nghiệp sẽ lên kế hoạch và thiết lập những chiến lược cụ thể. Dựa trên tình hình thực tế của doanh nghiệp, người làm Talent Acquisition sẽ thiết lập cụ thể các bước tìm kiếm ứng viên, quản lý dữ liệu ứng viên, xây dựng một phễu ứng viên tiềm năng.



2. Hiểu biết sâu rộng về lực lượng lao động
Để thành công trong việc thu hút các ứng viên tài năng, Talent Acquisition đòi hỏi sự hiểu biết nhất định về thị trường và các vị trí khác nhau trong một công ty, cũng như các kỹ năng cần thiết cho vị trí đó. Đối với các doanh nghiệp lớn, tập đoàn đa quốc gia, người làm Talent Acquisition cần hiểu đến hàng trăm vị trí khác nhau, từ các vị trí nhân sự bình thường cho tới các cấp quản lý, lãnh đạo. Điều này sẽ giúp họ xác định những ứng viên có thể đáp ứng chính xác nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp.

3. Xây dựng thương hiệu
Xây dựng thương hiệu không chỉ còn là công cụ để thu hút người tiêu dùng của bộ phận Marketing mà còn là thỏi nam châm để thu hút tài năng của bộ phận tuyển dụng. Những ứng viên hàng đầu là những người rất thông minh. Họ thừa khả năng xác định đâu là doanh nghiệp thích hợp để mình “đầu quân”. Bởi vậy, doanh nghiệp cần là đơn vị trực tiếp chủ động trong việc kêu gọi nhân tài ứng tuyển và chứng minh năng lực, tài năng của họ.

Để làm được điều này, Talent Acquisition cần bắt tay với bộ phận Marketing để thiết lập những kế hoạch PR, phát triển thương hiệu của mình thật tốt. Mục đích cốt lõi là để giới thiệu được những hình ảnh tích cực về doanh nghiệp, về môi trường văn hóa trong công ty. Nhóm thu hút nhân tài phải xây dựng được mối quan hệ lâu dài với các ứng viên tiềm năng bằng cách tương tác, liên kết với ứng viên qua website tuyển dụng, các trang mạng xã hội như Facebook, LinkedIn, ....


>>>> Xem thêm: Mục đích của Talent Acquisition là gì?

4. Cập nhật và nâng cấp về công nghệ
Công nghệ vẫn ngày càng phát triển và đang thay đổi một cách chóng mặt. Ngoài việc am hiểu và học cách sử dụng thành thạo các phương tiện truyền thông xã hội như LinkedIn, Facebook, Zalo,… cũng như nhiều trang web việc làm khác thì việc cập nhật các phần mềm về quản lý tuyển dụng cũng quan trọng không kém.

Khi biết cách vận dụng yếu tố về công nghệ, công cuộc “mò kim đáy bể”, soi tìm nhân tài của người làm Talent Acquisition từ đó cũng giảm bớt khó khăn, tiết kiệm được chi phí và thời gian một cách đáng kể.

5. Tài đàm thoại xuất sắc
Các cuộc phỏng vấn diễn ra trong không khí căng thẳng thường sẽ không mang lại kết quả tốt đẹp. Mục đích của phỏng vấn là thu thập thông tin chất lượng để tìm ra ứng viên tài năng, do đó hãy hạn chế tối đa việc đặt ứng viên vào thế bị động.

Những người làm Talent Acquisition sẽ coi cuộc phỏng vấn như một cuộc trò chuyện bình thường hơn là buổi hỏi đáp cứng nhắc mà ứng viên đã chuẩn bị câu trả lời từ trước. Điều này sẽ giúp đôi bên cảm thấy thoải mái và dễ trao đổi với nhau hơn. Quan trọng nhất là ứng viên sẽ bộc lộ được những suy nghĩ, quan điểm và kỹ năng của bản thân một cách tự nhiên, chân thật nhất.



6. Biết cách chăm sóc ứng viên
Khi đã thành công trong việc thiết lập mối liên hệ với các ứng viên tiềm năng, người làm Talent Acquisition phải duy trì và tiếp tục xây dựng, mở rộng các mối quan hệ đó. Đây cũng là một trong những hoạt động quan trọng trong chiến lược chiêu mộ nhân tài dài hạn, giúp doanh nghiệp không những tuyển dụng được ứng viên ngay tức thời mà còn cho tương lai.

Ngoài ra, doanh nghiệp không những phải duy trì mối quan hệ với những ứng viên không được lựa chọn mà còn phải duy trì liên lạc với các nhân viên đã nghỉ việc. Bởi tạo ấn tượng tốt cho nhân viên cũ cũng chính là cách xây dựng thương hiệu cho mọi công ty.

7. Theo dõi và phân tích dữ liệu
Theo dõi và phân tích dữ liệu ứng viên là bước làm bắt buộc đối với bất kỳ chiến lược tuyển dụng nhân sự nào của Talent Acquisition. Bằng cách thu thập và phân tích các dữ liệu thích hợp, nhóm thu hút nhân tài có thể cải thiện quá trình tuyển dụng của mình và đưa ra quyết định tuyển dụng tốt hơn. Yếu tố này có sự khác biệt rất lớn so với tuyển dụng truyền thống khi nhà tuyển dụng không cần lưu trữ dữ liệu cho việc tuyển dụng lâu dài mà chỉ cần “lấp đầy” các vị trí còn trống trước mắt.


>>>> Có thể bạn quan tâm: Cách Talent Acquisition hiệu quả áp dụng cho Doanh nghiệp

Kết luận
Vậy là TalentBold đã chỉ ra 7 yếu tố hàng đầu quyết định sự thành công của Talent Acquisition. Người nhân sự thế hệ 4.0 chắc chắn sẽ cần nhiều sự đầu tư về nhân lực, công sức cũng như thời gian để thích ứng với thử thách hiện tại của thị trường lao động và của cả bản thân nghề tuyển dụng này.



Xem thêm: Là một phần của TalentBold - nền tảng hợp nhất trong quảng bá, thu hút và quản lý nhân tài, Talent-Hunting là chương trình Tiến Cử Nhân Tài được xây dựng nhằm mục đích nâng cao chất lượng tìm kiếm ứng viên cho các doanh nghiệp / nhà tuyển dụng khắp trong và ngoài nước.

Chi tiết liên hệ:

Talentbold - We bold your talents
Hotline: 077 259 1080
Mail: sales@talentbold.com
Add: Tầng 10, CIT Building, Ngõ 15 Duy Tân - Cầu Giấy - Hà Nội

Nguồn ảnh: internet