Phần mềm quản lý chuỗi cửa hàng S2Retail giúp quản lý và bảo quản nông sản

Đối với các cửa hàng Nông sản - Thực phẩm, bảo quản hàng hóa luôn là mối quan tâm hàng đầu bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động bán hàng và hiệu quả kinh doanh. Để đảm bảo chất lượng Nông sản - Thực phẩm, chủ cửa hàng nên chú trọng ngay từ khâu nhập hàng.

1. Lựa chọn kỹ sản phẩm khi nhập hàng.
Đối với mỗi một shop kinh doanh Nông sản - Thực phẩm, bước đầu tiên khi lựa chọn sản phẩm nhập hàng được coi là giai đoạn quan trọng giúp chất lượng hàng hóa cũng như hoạt động kinh doanh luôn thuận lợi. Chính vì thế, trong quá trình lựa chọn nông sản thực phẩm về cửa hàng hàng của mình, các bạn cần lưu ý những điều cơ bản sau:

- Nguồn nhập hàng phải lớn, uy tín
Để đảm bảo các mặt hàng có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và đã được kiểm định về chất lượng, chủ cửa hàng nên lựa chọn những nguồn nhập hàng lớn, uy tín. Bạn có thể tham khảo các nguồn nhập hàng quen thuộc: Chợ đầu mối, các vựa trái cây hoặc những siêu thị, trung tâm thương mại...

- Chất lượng, độ tươi ngon
Trong quá trình nhập hàng, các chủ cửa hàng cần phải đặc biệt lưu tâm chất lượng và độ tươi ngon của các sản phẩm. Hãy loại bỏ ngay sản phẩm đã héo, dập nát, trầy xước...Bởi không đảm bảo yêu cầu về chất lượng cũng như thời gian bảo quản hạn chế, hàng hóa nhanh bị hư hỏng, gây tổn thất nặng nề cho cửa hàng.

2. Kiểm soát chặt chẽ thời gian sử dụng của sản phẩm ngay khi nhập hàng
Sau khi nhập hàng, chủ cửa hàng phải nhập thông tin hạn sử dụng sản phẩm lên phần mềm quản lý chuỗi cửa hàng S2Retail. Khi bán hàng, sản phẩm cận ngày hết hạn sử dụng thì xuất trước, còn lại những sản phẩm có thời gian sử dụng dài hơn thì xuất sau. Việc này giúp chủ cửa hàng luôn kiểm soát được hạn sử dụng hàng hóa một cách chặt chẽ nhất.

3. Đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị bảo quản
Đối với những các cửa hàng Nông sản - Thực phẩm, việc đầu tư các cơ sở vật chất - thiết bị bảo quản là điều thực sự rất cần thiết, hỗ trợ lưu trữ hàng hóa trước khi sản phẩm được đưa đến tay người tiêu dùng. Nếu có một hệ thống cơ sở vật chất – thiết bị bảo quản hiện đại, trái cây nhập về sẽ đảm bảo luôn được tươi ngon, giữ lại được gần như nguyên vẹn chất dinh dưỡng trong từng sản phẩm.

Một số thiết bị có thể sử dụng để bảo quản hiện nay như: Tủ bảo ôn, tủ lạnh, lắp đặt hệ thống các kho lạnh....Tuy nhiên, chủ cửa hàng phải xác định quy mô, nhu cầu sử dụng cũng như số lượng hàng nhập thường xuyên để lựa chọn thiết bị có dung tích phù hợp, tránh tình trạng khi nhập hàng về, thiết bị không đủ sức chứa dẫn đến hàng hóa không được bảo quản kịp thời.

4. Đừng bỏ qua các phương pháp bảo quản Nông sản - thực phẩm
Do đặc thù là đất nước nhiệt đới ẩm gió mùa, tình trạng nấm mốc, lên men, ẩm thấp diễn ra thường xuyên, vì thế việc bảo quản trái cây lại càng cấp thiết hơn bao giờ hết. Chủ cửa hàng nên nắm được một số phương pháp bảo quản nông sản thông dụng như sau:

- Bôi sáp vào đầu cuống của trái cây, nơi vừa bị cắt, giúp ngăn chặn vi khuẩn qua vết cắt hở
Đây là cách làm đơn giản nhưng tương đối hiệu quả, việc bôi sáp vào đầu cuống trái cây, nơi vừa cắt giúp cho vi khuẩn không thâm nhập được qua vết cắt hở để xâm nhập vào trái cây nhằm gây hư hỏng cho sản phẩm .

- Giữ mát cho trái cây trong suốt quá trình vận chuyển
Việc làm mát cho trái cây trong suốt quãng đường vận chuyển từ nơi thu mua đến nơi bày bán luôn cần được lưu ý. Về cơ bản, đó cũng là bước sơ chế ban đầu giúp cho việc bảo quản trái cây luôn được tươi ngon, hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn dẫn đến việc gây hư hỏng sản phẩm. Với những đợt vận chuyển ít và quãng đường di chuyển ngắn , chúng ta có thể dùng đá lạnh làm mát. Với những đợt vận chuyển kèm số lượng lớn thì lên làm mát bằng xe chuyên dụng có kho lạnh.

Bảo quản Nông sản - Thực phẩm là quá trình lâu dài, đòi hỏi sự đầu tư của chủ cửa hàng. Vì thế, hãy chú trọng ngay từ khâu nhập hàng tới quá trình bảo quản để hàng hóa của cửa hàng bạn luôn tươi ngon, đảm bảo chất lượng tới tay khách hàng.