Hiển thị kết quả từ 1 đến 2 / 2
  1. #1
    Tham gia
    07-03-2021
    Bài viết
    1
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    PMG-Fi Ưu điểm và hạn chế trong tương lai

    PMG-Fi là công nghệ mà hầu hết các mẫu xe Honda đang sử dụng. Vậy động cơ này có ưu điểm và nhược điểm gì? Liệu nó còn thích hợp để sử dụng trong tương lai không?​

    PGM-FI của Honda là gì?​

    Hệ thống PGM-FI của Honda là viết tắt của cụm từ Programmed Fuel Injection. Đây là một hệ thống phun xăng được điều khiển bằng điện tử. Việc phun xăng thông qua hệ thống điện tử sẽ giúp nhiên liệu được tối ưu nhất có thể.

    Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống PGM-FI​
    Cấu tạo​
    Hệ thống PGM-FI bao gồm 3 thành phần:

    Bộ điều khiển trung tâm ECM/ECU

    Bộ điều khiển trung tâm bao gồm bộ nhớ ROM, CPU và I/O. CPU sẽ thu nhận những thông tin và các cảm biến chuyển về. CPU sau đó sẽ phân tích và đưa ra lượng xăng phù hợp và đưa tín hiệu về kim phun để kim phun phun xăng.

    Cấu tạo của hệ thống PGM-FI

    Cấu tạo của hệ thống PGM-FI​

    Bộ cảm biến TP, MAP, IAT, VS, CKP…​
    CKP (Crankshaft Position) dịch sang tiếng Việt nghĩa là cảm biến trục khuỷu. Bộ cảm biến này sẽ phát hiện số vòng quay của động cơ cũng như trục khuỷu và xác định vị trí của piston. Sau đó, nó sẽ gửi thông tin về bộ điều khiển trung tâm.​
    TP (Throttle Position) là cảm biến bướm ga. Nó là cảm biến có thể nhận biết được độ mở của bướm ga. Bộ cảm biến này sẽ gửi tín hiệu đến bộ điều khiển trung tâm dưới dạng điện áp.​
    VS (Vehicle Speed) là cảm biến tốc độ của xe. Bộ cảm biến này có nhiệm vụ gửi thông tin đến đồng hồ hiển thị và bộ điều khiển trung tâm để có thể điều chỉnh tỉ lệ giữa nhiên liệu và không khí mỗi khi tăng hay giảm tốc độ.​
    ECT (Engine Coolant Temperature) là cảm biến nhiệt độ nước làm mát động cơ. Bộ cảm biến này gồm một điện trở và điện trở này sẽ thay đổi theo nhiệt độ nước làm mát và chuyển chúng thành điện áp. Điện áp càng thấp nghĩa là nhiệt độ của nước làm mát cao và ngược lại.​
    IAT (Intake Air Temperature) là cảm biến nhiệt độ khí nạp. Giống với ECT, IAT là có thể phát hiện được nhiệt độ của khí nạp rồi chuyển nó thành điện trở. Bộ điều khiển trung tâm sau khi nhận được thông tin sẽ phân tích và đưa ra thời gian phun xăng phù hợp với nhiệt độ của khí nạp.​
    MAP (Manifold Absolute Pressure) là cảm biến áp suất của đường ống nạp. Cảm biến này có nhiệm vụ phát hiện ra sự thay đổi áp suất bên trong cổ hút sau đó chuyển tín hiệu về bộ điều khiển trung tâm để nó phân tích và đưa ra thời gian phun nhiên liệu phù hợp​
    Cảm biến oxy có nhiệm vụ đo lượng oxy còn dư trong khí thải. ECU nhận được thông tin rồi phân tích để đưa ra thời gian phun xăng phù hợp vừa giúp tiết kiệm nhiên liệu lại vừa giúp giảm ô nhiễm môi trường.​
    Cảm biến góc nghiêng là cảm biến giúp người điều khiển được đảm bảo an toàn nếu chẳng may bị ngã xe mà bánh vẫn quay. Lúc này cảm biến này sẽ gửi thông tin về cho ECU để có thể ngắt dòng điện và ngưng phun xăng khiến động cơ không hoạt động.​
    Bộ phận chấp hành bô bin, kim phun, bơm xăng​
    Nguyên lý hoạt động
    Dựa trên cấu tạo trên, nguyên lý hoạt động của hệ thống PGM-FI như sau:

    Đầu tiên, các bộ cảm biến nêu trên sẽ theo dõi mọi hoạt động dù là nhỏ nhất của các bộ phận như áp suất ống nạp, bướm ga, nhiệt độ khí nạp… rồi chuyển thông tin về bộ phận điều khiển trung tâm.

    Sau khi nhận được thông tin, bộ điều khiển trung tâm này sẽ phân tích rồi đưa ra lượng nhiên liệu vừa đủ cho động cơ rồi truyền thông tin đến kim phun để phun nhiên liệu. Lý giải thì chậm nhưng quá trình này diễn ra khá nhanh.

    Như vậy, dù mỗi bộ phận đều có một nhiệm vụ, chức năng riêng nhưng tất cả đều góp mặt trong việc điều khiển mức xăng cho xe. Nếu có một bộ phận bị hỏng thì chắc chắn việc phun xăng sẽ diễn ra không suôn sẻ như không thể vận hành, không giữ được garanti hay khó nổ.

    Ưu điểm và hạn chế của PGM-FI​
    Không hệ thống nào hoàn hảo, kể cả hệ thống PGM-FI. Nó cũng có những ưu nhược điểm nhất định. Cụ thể:

    Ưu điểm​

    Giúp tiết kiệm nhiên liệu từ 15% đến 20%​
    Giảm lượng khí thải ra môi trường​
    Cảm biến khá nhạy​
    Hệ thống phun xăng điện tử của Honda có ưu nhược điểm gì?​
    Hệ thống phun xăng điện tử của Honda có ưu nhược điểm gì?​

    Nhược điểm​

    Những chiếc xe trang bị hệ thống phun xăng điện tử có giá khá cao.​
    Cảm biến nhạy vừa là ưu cũng là nhược điểm của hệ thống này. Bởi lẽ nó sẽ đòi hỏi khắt khe hơn về chất lượng không khí cũng như nhiên liệu. Nếu hai thành phần này không được đảm bảo về chất lượng rất dễ khiến bộ lọc không hoạt động tốt đồng thời khiến kim phun bị đóng cặn và bị tắc nếu không được vệ sinh kịp thời. Kim phun bị tắc sẽ dẫn đến tình trạng lượng xăng phun ra sẽ không đủ với lượng xăng được yêu cầu khiến xe bị chết máy.​
    Do có cấu tạo phức tạp nên việc sửa chữa khó khăn đòi hỏi thợ có tay nghề cao.​
    Chi phí thay thế bộ phận hỏng khá cao​
    Bơm xăng dễ bị hỏng.​
    Qua những thông tin này có thể thấy hệ thống PGM-FI của Honda là một công nghệ khá tốt và vượt trội hơn hẳn so với hệ thống chế hoà khí. Hy vọng Honda sẽ đưa ra nhiều công nghệ ưu việt hơn nữa!​
    Quote Quote

  2. #2
    Tham gia
    23-05-2012
    Bài viết
    54
    Like
    0
    Thanked 5 Times in 4 Posts
    Thua mấy con xe số ngày xưa hết bao bền ít hỏng hóc nếu biết bảo dưỡng thường xuyên định kỳ
    Cho thuê VPS Windows MMO =>> Zalo 090 228 2206

Bookmarks

Quy định

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời bài viết
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •