Răng mọc lệch là tình trạng răng mọc không thẳng hàng do hàm nhỏ so với răng, hoặc do tác động bên ngoài như sâu răng, viêm nướu...gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến chức năng nhai của răng. Bạn hãy cùng Peace Dentistry tìm hiểu nguyên nhân gây hiện tượng răng mọc lệch và cách xử lý nhé.

I/ NGUYÊN NHÂN RĂNG MỌC LỆCH:

- Răng mọc nhưng không đủ khoảng trống trên cung hàm dẫn đến mọc chen chúc, từ đó chèn ép nhau và một số bị đẩy lệch ra khỏi cung hàm. Đây là nguyên nhân rất phổ biến nhất.

- Do di truyền: Nếu cha mẹ có răng lệch lạc, hô, móm hoặc khớp cắn không chuẩn thì về sau thì con cái cũng có thể bị di truyền bởi các đặc điểm đó.

- Do răng sữa mất sớm: Răng sữa có vai trò rất quan trọng trong việc giữ chỗ cho răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí trên cung hàm. Nếu răng sữa mất, gãy hay rụng sớm thì khả năng các răng khác sẽ mọc chen lấn vào vị trí trống dẫn đến tình trạng răng mọc lệch lạc, chen chúc nhau.

- Do một số thói quen xấu: Những thói quen từ nhỏ như mút tay, đẩy lưỡi, thở bằng miệng, bú bình, ngủ nghiến răng, chép miệng… chính là nguyên nhân làm cho cấu trúc xương hàm và vị trí răng bị thay đổi dẫn đến tình trạng răng mọc lệch ở trẻ em.

- Mọc răng khôn (mọc chèn ép răng số 7, mọc lệch, mọc ngầm) và gây xô lệch nhiều răng trên hàm.

- Mất răng: Mất răng gây nên hiện tượng tiêu xương hàm, từ đó gây nên hiện tượng di chuyển và xô lệch răng.

II/ THẾ NÀO LÀ RĂNG MỌC LỆCH:

Răng mọc lệch có nhiều loại và loại nào cũng gây ra nhiều vấn đề khó chịu. Nếu hàm răng trên không thẳng hàng, bạn sẽ cắn phải môi và má trong. Ngược lại nếu hàm dưới không đều, bạn sẽ cắn vào lưỡi. Răng mọc lệch có thể bao gồm:

- Hô (theo chiều ngang): răng hàm trên thường chỉa ra ngoài. Có nhiều nguyên nhân gây hô, có thể do hàm dưới nhỏ, do bạn dùng núm vú giả từ nhỏ hay mút ngón tay cái. Những thói quen này sẽ làm hàm trên chìa ra ngoài, thậm chí thay đổi hình dạng vòm miệng trên.

- Răng thưa hoặc chen chúc: nếu có quá ít hoặc quá nhiều lỗ trống ở răng, bạn sẽ có nguy cơ răng thưa hoặc đầy răng. Tình trạng răng đầy có thể làm răng vĩnh viễn bị chèn ép, gây mọc lệch.

- Đường giữa bị lệch: xảy ra khi đường chính giữa của các răng cửa hàm trên không thẳng hàng với điểm chính giữa của các răng cửa hàm dưới.

- Hở khớp răng cửa: mặc dù hai hàm khớp nhau nhưng khi các răng cửa trên không chạm các răng cửa dưới sẽ tạo khoảng hở khi cắn 2 hàm lại, điều này có thể xuất hiện ở cả 2 bên miệng.

- Cắn chìa (hô theo chiều dọc): đối với một người bị hô, răng cửa hàm trên sẽ dài vượt quá răng cửa hàm dưới. Trong một vài trường hợp nghiêm trọng, bạn có thể cắn răng cửa hàm dưới vào vòm miệng.

- Cắn ngược (móm): xảy ra khi răng hàm dưới đưa ra xa so với răng hàm trên hoặc răng hàm trên đưa sâu vào trong

- Cắn chéo (cắn má, lưỡi): khi hai hàm khớp lại với nhau thì một số hay tất cả răng hàm trên sẽ khớp vào sai vị trí ở hàm dưới

- Xoay: xảy ra khi răng xoay khác vị trí bình thường

- Đảo vị: xảy ra khi răng mọc ở vị trí khác so với bình thường.