Chàm sữa ở trẻ sơ sinh có thể xuất hiện bất chợt và phổ biến hơn vào những ngày nóng bức vì làn da bé vốn dĩ rất nhạy cảm. Vì vậy, ông bố bà mẹ hãy nên chủ động phòng tránh để trẻ em không còn khó chịu.
1. Bệnh lác sữa ở trẻ em là gì?
Lác sữa là một tình trạng viêm da cơ địa phổ biến ở bé dưới 12 tháng tuổi. Một số bé có thể bị chàm rất nhẹ trong khi các bé khác có thể có dạng nặng hơn. Một số trường hợp trẻ có thể bị chàm mạn tính và kéo dài khi trẻ đã lớn.
Khi bị viêm da cơ địa, làn da trở nên khô, ngứa rát và phát ban có thể xuất hiện ở nhiều vùng da trên cơ thể bé. Chàm sữa có thể bùng phát vào những tháng mùa đông khi không khí khô hơn.
2. Nguyên nhân gây bệnh eczema ở trẻ em.
Theo các nghiên cứu, nguyên nhân của viêm da cơ địa không rõ ràng. Nhưng eczema dễ dàng khởi phát hoặc bị “kích hoạt” bởi một số yếu tố như:
Thân nhiệt của trẻ em thường xuyên ở mức cao do mặc quần áo quá dày, dùng chăn dàyhoặc máy sưởi trong thời gian lâu dẫn đến trẻ đổ nhiều mồ hôi, mồ hôi đọng lại trên da gây bí da, tạo cơ hội cho vi khuẩn gây bệnh.
Khô da do thời tiết hoặc thiếu nước khiến da bị nứt kẽ.
Do kích ứng với các chất tẩy rửa mạnh, xà phòng, nước xả vải hoặc các hóa chất khác.
Kích ứng với một số thức ăn như lạc, tôm, cua, hạnh nhân...
Phản ứng với các yếu tố dễ gây dị ứng trong môi trường như phấn hoa, lông động vật, bụi bẩn...
Do các bệnh nhiễm trùng thông thường hoặc do virus gây ra.
3. Triệu chứng dấu hiệu lác sữa ở bé
Trẻ sẽ không thể nói cho bố mẹ biết nhiều khó chịu, đau rát khi bị viêm da cơ địa nên phụ huynh hãy chú ý quan sát những biểu hiện trên làn da mỏng manh ấy. Triệu chứng thường gặp khi bị lác sữa gồm:
Da bị viêm thường có màu sắc ửng đỏ khác biệt với vùng da xung quanh. Khi sờ vào, ông bố bà mẹ sẽ thấy da khô và thô ráp.
Phương pháp chữa chàm sữa ở trẻ sơ sinh hiệu quả, dễ thực hiện
Thay đổi chế độ ăn của mẹ
Trẻ bị viêm da cơ địa do sữa mẹ không đảm, khiến bé rối loạn tiêu hóa, hễ miễn dịch kém hơn. Do đó mẹ cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống hàng ngày của mình, đảm bảo sữa chất lượng, giảm tình trạng mẩn đỏ, ngứa ở trẻ.
Mẹ nên tránh ăn các đồ ăn có mùi tanh (hải sản, trứng, đồ sống...), đồ chiên rán nhiều dầu mỡ (Gà chiên, xúc xích, nem chua…).
Nếu mẹ không ăn kiêng sẽ khiến trẻ bị viêm da nặng, khó chữa khỏi và tái phát trở lại trong thời gian ngắn.
Vệ sinh cơ thể trẻ sạch sẽ
Mặt và toàn thân bé được vệ sinh sạch sẽ là cách trị chàm sữa ở trẻ sơ sinh dễ thực, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn cho bé.
Mẹ chỉ cần tắm nước ấm cho bé ngày từ 1 - 2 lần, mỗi lần dưới 10 phút là đủ. Để diệt khuẩn, làm sạch da bé mẹ có thể dùng sữa tắm dành cho trẻ sơ sinh tắm cho bé và sau đó tắm sạch bằng nước ấm và lau người bằng khăn khô cho bé.
Lưu ý
Với vùng bé bị chàm sữa, mẹ không bôi chà sữa tắm lên để tránh kích ứng da, gây viêm da nặng hơn.
Dùng nước lạnh
Nếu trẻ khó chịu, quấy khóc do ngứa mẹ có thể dùng một chai nước lạnh sau đó áp nhẹ vào chỗ da bị ngứa của trẻ nhiều lần trong ngày. Nước lạnh có tác dụng làm dịu, giảm ngứa do chàm sữa ở trẻ sơ sinh.
Thoa kem dưỡng ẩm cho bé

Lưu ý
- Mẹ chỉ nên sử dụng loại kem dưỡng ẩm dành cho trẻ sơ sinh mà bác sĩ khuyên dùng.
Môi trường xung quanh sạch, thoáng đãng
Bé bị chàm sữa sẽ có cảm giác ngứa, khó chịu trên da do đó mẹ nên phải đảm bảo môi trường bé nghỉ ngơi, sinh hoạt phải sạch sẽ, thoáng mát, nhiệt độ phù hợp. Tránh để bé chơi, ngủ trong phòng quá nóng hoặc quá lạnh, phòng nhiều bụi bẩn, khói thuốc và lông động vật.
3. Trẻ bị chàm sữa mẹ không nên làm gì?
Chữa chàm sữa cho trẻ sai cách sẽ khiến tình trạng viêm da trở lên nặng hơn, bé ngứa rát, khó chịu mà quấy khóc, bỏ bú, khó ngủ. Ngoài việc trị lác sữa đúng cách, mẹ không nên làm những việc sau với bé.
- Áp dụng những mẹo chữa chàm sữa cho trẻ sơ sinh bằng bài thuốc dân gian như các loại lá, hoa của cây.
- Không tự ý mua thuốc, kem bôi trị chàm ở trẻ.
- Không tắm từ xà bông người lớn, bôi chà xà bông trực tiếp lên vùng da bé bị chàm sữa.
- Không để trẻ tiếp xúc, chơi đùa với thú cưng (chó, mèo, chim, gà, vịt…).
- Tránh để trẻ hít phải khói thuốc lá, khói bụi.
4. Phân biệt dị ứng thực phẩm và chàm sữa ở trẻ sơ sinh
Chàm sữa và dị ứng thực phẩm ở bé khiến nhiều mẹ nhầm lẫn, khó phân biệt vì các dấu hiệu cơ bản giống nhau. Tuy nhiên, 2 tình trạng bệnh này có thể phân biệt chính xác dựa trên các đặc điểm.