Hiển thị kết quả từ 1 đến 2 / 2
  1. #1
    Tham gia
    10-09-2020
    Bài viết
    12
    Like
    0
    Thanked 1 Time in 1 Post

    Lộ trình trở thành một CFO giỏi

    feature-top
    Vai trò của CFO hay Giám đốc tài chính ngày càng thay đổi trong doanh nghiệp. Dường như không chỉ hoạch định chiến lược sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp mà CFO còn “sắm vai” một nhà tư vấn tài chính.

    Hãy sẵn sàng cho một ngã rẽ mới đầy thử thách và hứa hẹn không ít kỳ vọng với vị trí Giám đốc tài chính, bạn đọc hãy tham khảo bài viết dưới đây của HRchannels về Lộ trình trở thành một CFO giỏi thời đại 4.0 nhé.

    1. CFO chọn học vấn làm con đường tiến thân
    1.1. Bằng cấp
    Bạn có thể tự học để trở thành một CFO không? Điều này e rằng sẽ khó khăn bởi đây là vị trí nhân sự cấp cao, yêu cầu bề dày về chuyên môn và kinh nghiệm quản lý.

    Sở hữu bằng Cử nhân/ Thạc sỹ Tài chính, Kế toán hoặc MBA (quản trị kinh doanh) được cấp giấy phép CPA (Certified Public Accountants - Kế toán viên công chứng - Cố vấn tài chính) hay ACCA (Association of Chartered Certified Accountants) hoặc Chartered Financial Analyst (CFA) là những điểm sáng không ngờ, là ấn tượng đầu tiên với nhà tuyển dụng, là lợi thế của bạn trước các đối thủ cạnh tranh giật chức CFO.

    1.2. Kinh nghiệm
    Nếu bạn là Trợ lý Giám đốc tài chính thì ứng tuyển ngay thôi vì chẳng có lý do nào mà người trợ lý đắc lực của CFO lại không thừa hưởng những kỹ năng và tố chất tuyệt vời của ông chủ mình cả.

    Lộ trình thành công của CFO thời đại 4.0 có thể bắt đầu từ một Chuyên viên phân tích tài chính, rồi Chuyên viên phân tích tài chính cấp cao. Khi hoàn thiện kỹ năng hoạch định tài chính, theo lộ trình, bạn sẽ trở thành Chuyên viên hoạch định tài chính.

    Rồi một ngày khả năng quản lý nhóm của bạn được phát hiện và được chứng minh, bạn được cất nhắc lên chức Trưởng phòng phân tích tài chính và nấc thang mới sẽ mở ra tại vị trí Giám đốc kế hoạch tài chính.



    >>> Xem thêm: CFO là gì? CFO và những điều cần biết

    Để thể hiện lựa chọn trở thành CFO đúng đắn và ước vọng đi sâu vào nghề, bạn cũng cần tích lũy Chuyên môn Kế toán, Pháp luật tài chính, Quản trị tài chính dự án, lập trình dòng tiền, xử lý khủng hoảng tài chính,... Lúc này, bạn sẽ nghiễm nhiên ngồi vào ngôi vị CFO – Giám đốc tài chính của doanh nghiệp với tư thế tự tin nhất, hạnh phúc nhất và hăng hái nhất.

    Có thể nói, lộ trình thành công của CFO thời đại 4.0 sẽ không chỉ dừng lại ở đó nếu CFO học hỏi và lĩnh hội được tầm nhìn, tư duy và bản lĩnh thống trị toàn doanh nghiệp từ ông chủ CEO của mình. Nếu chí lớn không cho phép bạn thỏa mãn với những gì đang có, bạn hoàn toàn có thể tiến lên vị trí CEO đầy ngưỡng vọng.

    2. Tiến hóa lên từ Kế toán trưởng
    Bạn biết đấy, CFO có thể xây dựng tiền thân từ Kế toán trưởng. Tuy nhiên, một Kế toán trưởng chính thức rời “ghế nóng “này để đến với “ghế nóng” khác cũng cần một quá trình tích lũy kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn.

    Cụ thể hơn, thay vì việc thống kê và quản lý những con số của một Kế toán trưởng, CFO đã hoạch định và lên kế hoạch sử dụng “túi tiền thật” của doanh nghiệp. Với vai trò là người tư vấn tài chính cho CEO và Hội đồng quản trị, một CFO tương lai cần có kiến thức về tư vấn tài chính bao gồm các cơ hội tài chính, rủi ro tài chính, sử dụng nguồn nhân lực và phân bố ngân sách sao cho hiệu quả.

    3. Công tư phân minh, sáng ngời tinh thần doanh nhân
    Là người đứng giữa các nhóm lợi ích: doanh nghiệp, cổ đông hay cộng đồng, bên nào nặng, bên nào nhẹ, CFO cần là người rạch ròi.

    Người xưa vẫn nói “Tiền bạc phân minh, ái tình sòng phẳng”, làm việc trong lĩnh vực tài chính, bạn cần hiểu rõ hơn ai hết về tính minh bạch. Một doanh nghiệp có hoạt động tài chính minh bạch sẽ gây được tiếng vang về sự uy tín của khách hàng.

    Muốn vậy, CFO cần ý thức cao đạo đức nghề nghiệp và theo nghề bằng một cái tâm trong sáng, không vụ lợi. Quan trọng hơn, hào quang trên con đường sự nghiệp của CFO chính là tinh thần doanh nhân, luôn khao khát tối ưu hóa giá trị cho cộng đồng bên cạnh mục tiêu làm lợi cho doanh nghiệp và các cổ đông doanh nghiệp.



    >>> Xem thêm: 10 câu hỏi phỏng vấn CFO không thể bỏ qua

    4. Tướng tài của Phòng tài chính
    Phòng tài chính sẽ giống như một con thuyền chòng chành trước muôn cơn sóng dữ của thị trường kinh doanh nếu như năng lực “quản quân” của CFO chỉ thuộc hàng Amateur.

    Thực tế, rất nhiều nhà quản lý giỏi chuyên môn nhưng vẫn “ngã ngựa” bởi yếu kém trong năng lực quản lý.

    Ý thức được điều này, CFO cần rèn luyện năng lực quản lý nhóm bằng cách nhìn thấu và xử lý toàn bộ vấn đề cốt lõi của Phòng tài chính như hiệu suất tài chính, hiệu suất hoạt động và chiến lược phát triển. Đính kèm theo, CFO tương lai cũng cần đọc hiểu những điểm mạnh, điểm yếu của nhân viên Phòng tài chính để “tùy cơ ứng biến” phương pháp đào tạo. Bên cạnh đó, CFO cũng cần ưu tiên nghiên cứu và áp dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo AI cho sự tăng tốc hiệu quả kinh doanh phụ thuộc vào nền tảng và sức khỏe tài chính của doanh nghiệp.

    5. Luôn lạc quan và bản lĩnh
    Tư duy lạc quan và trí tuệ cảm xúc chính là “đặc sản” của một nhân sự cấp cao. CFO luôn cần tự tạo động lực cho chính mình. Chỉ cần bạn tin và yêu con đường mình đã chọn thì bạn sẽ luôn tìm thấy ánh sáng cuối đường hầm. Đặc biệt, vai trò của CFO trong các doanh nghiệp Việt vẫn còn mờ nhạt và đánh đồng với Kế toán trưởng. Bạn sẽ thấy tủi thân hơn khi mình không được lãnh đạo hỏi ý kiến trong việc đầu tư các dự án và vay nợ khiến sản sinh tình trạng nợ khó trả, khó đòi. Lúc này, người đứng ra dàn xếp rắc rối lại chính là bạn – CFO.

    Chưa kể rằng, các CFO thường dễ mất đi sự tự tin khi bức tranh kinh tế luôn biến động, khiến cho việc “Gia Cát Dự” tài chính doanh nghiệp gặp khó khăn và hệ lụy tới cả niềm tin của ban lãnh đạo dành cho bạn.

    6. Hiểu rõ chính mình
    Hiểu biết nhiệm vụ của một CFO cùng tố chất cần thiết của một CFO như tư duy tài chính, lấy mục tiêu làm giá trị cốt lõi, kỹ năng quản trị, tầm nhìn chiến lược, khả năng xử lý khủng hoảng và đối mặt với áp lực, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp, đàm phán bậc thầy giúp thúc đẩy hiệu suất làm việc nhóm và tạo dựng thiện cảm với CEO cùng đội ngũ C – suit, các cổ đông, đối tác, khách hàng và nhà đầu tư lớn.

    Quan trọng hơn, bạn cần tự hỏi con tim mình, liệu rằng mục tiêu của bạn đồng dạng với mục tiêu của tổ chức hay không? Bản lĩnh quản lý nhóm và chiến lược tư vấn tài chính của bạn có giúp doanh nghiệp thoát khỏi cơn khủng hoảng, cải thiện doanh số và câu chuyện thương hiệu hay không? Chỉ cần bạn “say YES” và thống nhất xây dựng văn hóa doanh nghiệp và mục tiêu kinh doanh với Ban giám đốc thì chặng đường thăng tiến hay tiền đồ của bạn sẽ không bao giờ dừng lại.

    Trên đây là tiết lộ của HRchannels về Lộ trình trở thành một CFO thời đại 4.0. Hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp cho bạn đọc hành trang hữu ích trên con đường thăng tiến sự nghiệp của một CFO.

    Nếu bạn đọc có bất cứ góp ý hay câu hỏi nào xung quanh vị trí CFO thì hãy gọi điện ngay tới số hotline hoặc ghé thăm văn phòng HRchannels – Công ty giải pháp nhân sự cấp cao uy tín hàng đầu Việt Nam nhé.



    >>> Xem thêm: Những kỹ năng cần có của một CFO

    Nguồn ảnh: internet
    Quote Quote

  2. Thành viên Like bài viết này:


  3. #2
    Tham gia
    14-09-2020
    Location
    Hà Nội
    Bài viết
    18
    Like
    6
    Thanked 1 Time in 1 Post
    Đê trở thành CEO chắc chắn rằng bạn phải trải qua quá trình trở thành một nhận viên giỏi, luôn luôn học hỏi không ngừng, tiến bộ từng ngày để có thể vận hành bộ máy hoạt động hiệu quả, tư duy chiến lược. Nói chung CEO rất khó

Tags for this Thread

Bookmarks

Quy định

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời bài viết
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •