feature-top
Thương hiệu là thứ “huy chương” vô giá được đánh đổi bằng tâm huyết của những người làm nghề kinh doanh. Chữ “tín” có sức mạnh gặt hái của cải, là giá trị tốt đẹp mà doanh nghiệp muốn trao gửi tới khách hàng. Bạn đã từng nghe tới cái tên CMO - người lặng thầm “giữ lửa” cho thương hiệu doanh nghiệp?

Vậy CMO là gì? Các yêu cầu công việc và mức lương của CMO là bao nhiêu? Đã có những CMO nào tại Việt Nam được vinh dự “xướng tên” vì bảng thành tích quá ấn tượng? Bạn đọc hãy cùng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây của HRchannels nhé.

I. CMO là gì?
CMO là viết tắt của cụm từ Chief Marketing Officer, chỉ chức danh Giám đốc Marketing hay Giám đốc tiếp thị - chức vụ quản lý cấp cao trong đội ngũ C – suit của doanh nghiệp.

CMO là người đảm trách toàn bộ hoạt động Marketing của doanh nghiệp bao gồm việc nâng cấp thương hiệu sản phẩm và các chiến dịch chăm sóc khách hàng. Tựu chung lại, CMO hay Giám đốc Marketing là dấu gạch nối quan trọng giữa bộ phận Marketing với các phòng ban khác trong doanh nghiệp như Phòng Quan hệ khách hàng, Phòng kế toán, Phòng Thiết kế và Phát triển sản phẩm, Phòng Truyền thông,… nhằm đảm bảo các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp “thuận buồm xuôi gió”.

II. Mức lương của CMO
1. Yêu cầu công việc của CMO
CMO hay giám đốc Marketing phải đảm trách các nhiệm vụ đa nhiệm và phải nắm vững các chuyên môn phức tạp như triển khai chiến dịch Marketing, quản trị thương hiệu, truyền thông thương hiệu, quan hệ công chúng, phát triển sản phẩm và các kênh phân phối,… Nói đến đây, hẳn là bạn đọc đã hiểu đôi điều về chuyên môn cấp cao và bề dày kiến thức đa lĩnh vực của CMO phải không nào?

Dưới đây là yêu cầu công việc của một CMO mà HRchannels đã tiến hành tổng hợp:

Hiểu rõ về Marketing và lĩnh vực tài chính, kinh doanh

CMO cần hiểu rõ về hoạt động Marketing trong quản trị thương hiệu và mục tiêu cuối cùng là giữ chân khách hàng tiềm năng.

Suy cho cùng, Marketing cũng chính là hoạt động trao gửi niềm tin về “chữ tín” của doanh nghiệp với khách hàng, để đưa những đứa con tinh thần của họ đến gần hơn với công chúng. Hay nói cách khác, mục tiêu của những người làm Marketing không phải là lợi nhuận, mà là sự ủng hộ nhiệt liệt của người tiêu dùng đối với các dòng sản phẩm của tập đoàn tung ra thị trường.

Họ cần hiểu và hoạch định rõ lối đi nào mà doanh nghiệp cần: Marketing truyền thống hay Marketing Online. Ngoài ra, việc nghiên cứu bức tranh tài chính của doanh nghiệp cũng cho CMO vạch ra các chiến dịch tiếp thị sản phẩm và quảng bá thương hiệu một cách rõ ràng hơn.



>>> Xem thêm: Giám đốc marketing: 8 nhiệm vụ không thể bỏ qua

Giao tiếp thành thạo

CMO cần gìn giữ mối quan hệ hòa hảo với không chỉ khách hàng, các nhà đầu tư mà còn cả trong chính nội bộ doanh nghiệp mình, trong đó có CEO (Tổng Giám đốc), CFO (Giám đốc tài chính), CHRO (giám đốc nhân sự), đặc biệt với CTO (Giám đốc công nghệ) và CCO (Giám đốc kinh doanh ).

Cụ thể, Marketing trong thời đại mới tận dụng công nghệ số đẩy mạnh truyền thông sản phẩm. Tiếp thị Online là kênh tiếp thị hiệu quả nên việc tạo ra nhiều sản phẩm truyền thông đa phương tiện (kết hợp giữa text, hình ảnh, âm thanh sinh động) có thể thu hút khách hàng tiềm năng và việc gia tăng tỷ lệ chuyển đổi khách hàng chỉ còn là vấn đề thời gian.

Bạn thử nghĩ xem vì đâu mà KFC, Pizza Hut, Kentucky, Lotteria,... hay các hãng bột giặt, nước rửa bát, sữa tắm,... dù đã ra đời rất lâu nhưng chưa bao giờ nguôi sức hút đối với người tiêu dùng? Điều đó hoàn toàn được lý giải bằng bao bì bắt mắt và các thế hệ sản phẩm ra đời với tính năng ngày càng vượt trội và tiện ích với người dùng.

Giám đốc kinh doanh hỗ trợ việc chốt doanh số - kết quả đầu ra của toàn bộ các chiến dịch truyền thông và quảng bá thương hiệu.

Rõ ràng, các bộ phận trong doanh nghiệp liên kết chặt chẽ với nhau nhằm đảm bảo doanh nghiệp vận hành đúng hướng và doanh số cải thiện theo từng tháng, từng quý nên nếu giỏi ăn nói, điều mà CMO có được không chỉ là những con số tăng trưởng định kỳ mà còn là sự tín nhiệm của nhân viên đến từ các bộ phận của doanh nghiệp.

Hiểu biết dịch vụ khách hàng

Giám đốc Marketing (CMO) hiểu rất rõ về khẩu hiệu “vui lòng khách đến – vừa lòng khách đi”. Bởi vậy, CMO cần hiểu rõ các thông tin về khách hàng tiềm năng của họ từ nhu cầu, sở thích, thói quen tiêu dùng đến ngân sách tài chính.

Tư duy sáng tạo

Thời đại kinh doanh 4.0 rất cần người làm Marketing phải liên tục đổi mới bằng tư duy sáng tạo. Sáng tạo vừa là nguồn cơn, vừa là hệ quả của áp lực cạnh tranh. Sức ép này mang lại cơ hội công bằng cho những người lao tâm khổ tứ trong công cuộc cải thiện tỷ lệ chuyển đổi của khách hàng nếu họ biết nhận ra điểm mạnh và điểm yếu trong chiến lược truyền thông và quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp và đối thủ cạnh tranh.

Tư duy sáng tạo sẽ sản sinh ra những phiên bản hoàn hảo hơn của sản phẩm – kết quả của quá trình đồng sáng tạo của khách hàng và bộ phận Marketing.

Năng lực quản trị nhân lực và quản trị mối quan hệ

Tưởng chừng như vấn đề nhân lực nằm ngoài tầm kiểm soát của một CMO. Tuy nhiên, họ với vai trò là người lãnh đạo Phòng Marketing cần đề xuất kế hoạch tuyển dụng nhân sự bộ phận Marketing với Giám đốc nhân sự (CHRO) nhằm tuyển dụng được đội ngũ chất xám giúp nâng tầm thương hiệu và tối ưu hóa lợi nhuận từ các chiến dịch quảng cáo.

Hiểu biết các phương pháp nghiên cứu thị trường và phân tích dữ liệu

Như các bạn đã biết, nghiên cứu thị trường là một hoạt động không thể thiếu của Marketing. Đó chính là việc tìm hiểu khách hàng – chủ thể trung tâm của các hoạt động thương mại. Nếu không có phương pháp nghiên cứu thị trường phù hợp, bạn CMO sẽ không thể tiếp tục giữ chân khách hàng bởi khách hàng sẽ thờ ơ với bất cứ sản phẩm nào không thuộc mối quan tâm của họ.

Chưa kể rằng, trên thị trường có biết bao thương hiệu đang cạnh tranh cùng họ. Vì vậy, hoạt động nghiên cứu thị trường giúp CMO “biết người biết ta”

Trình độ học vấn:

Có kinh nghiệm ở vị trí Giám đốc Marketing hoặc các vị trí tương tự

Tốt nghiệp Đại học trở lên chuyên ngành Quản trị kinh doanh, Truyền thông, Marketing hoặc các lĩnh vực tương tự.



2. Mức lương của CMO cao bao nhiêu?
Bạn có tin giám đốc Marketing là nhân sự khó tìm? Có phải ai cũng có thể đảm đương công việc sử dụng nhiều chất xám và đầy áp lực của CMO?

CMO hay Giám đốc tiếp thị là nhân sự cấp cao của tổ chức nên mức lương của họ cần “xứng tầm” với nỗ lực họ đã cất công xây dựng.

Theo thống kê của Vietnam Salary, CMO nhận mức lương thấp nhất là 10 triệu đồng và cao nhất là 120 triệu đồng phụ thuộc vào background (trình độ học vấn) và bề dày kinh nghiệm chuyên môn. Trong đó có một khoảng đáng nhấn mạnh dao động từ 28.5 – 43.3 triệu đồng cho nhân sự mức từ trung bình thấp đến trung bình cao.

Chưa kể rằng, bên cạnh mức lương nghìn đô, các CMO còn nhận được hưởng những chính sách đãi ngộ vô cùng hấp dẫn và cơ hội thăng tiến rộng mở trước mắt. Nếu sở hữu ít nhất từ 1 đến 2 ngoại ngữ, họ có thể được cử sang nước ngoài công tác, nhằm giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường và tiếng tăm ở quốc gia sở tại.



III. Một vài CMO nổi tiếng tại Việt Nam
1. Ông Phan Minh Tiên – CMO của Vinamilk
Sở hữu 17 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Marketing và quản trị thương hiệu, từng đảm nhiệm cương vị CMO – Giám đốc Marketing của Samsung Việt Nam và Phó Tổng Giám đốc phụ trách ngành thực phẩm của Unilever Việt Nam, ông Phan Minh Tiên hưởng niềm vui ngập tràn “như đang được uống khá nhiều sữa” với quyết định “đầu quân” cho Vinamilk – Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam - doanh nghiệp đi đầu trong ngành hàng tiêu dùng nhanh FMCG tại Việt Nam.

Mặc cho các lịch trình bận rộn của một doanh nhân, nhưng CMO sinh năm 1970 này rất biết cách cân bằng cuộc sống cá nhân và công việc. Ông coi “xây dựng gia đình cũng như xây dựng một công ty” và “bỏ qua những cảm xúc thông thường để vun vén hạnh phúc”.

Người ta thường nói “thành công đằng sau người đàn ông luôn là người phụ nữ”. Phải chăng “thuận vợ thuận chồng tát bể đông cũng cạn”? Người vợ xuất sắc của ông Phan Minh Tiên, chị Nguyễn Thị Việt Thanh là Cựu Giám đốc thương hiệu ngành hàng chăm sóc da của Unilever và sau đó tham gia đội ngũ quản trị Marketing của khu vực Đông Nam Á. Sau đó, chị trở thành Giám đốc điều hành của Anphabe – Công ty tiên phong trong khu vực về giải pháp nhà tuyển dụng. Có phải cặp vợ chồng này đã truyền lửa cho nhau trong lĩnh vực Marketing - Quản trị thương hiệu hay không?

Được mệnh danh là người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam với tài sản hiện tại là 9,60 Tỷ VNĐ, ông Phan Minh Tiên đã coi ngành hàng tiêu dùng nhanh FMCG là “nghiệp” của cả đời mình và liên tục cho ra đời các sản phẩm mới của Vinamilk đặc biệt là dòng sữa tươi organic cao cấp theo tiêu chuẩn hữu cơ USDA (United Stated Department of Agriculture – Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ), giàu dinh dưỡng từ thiên nhiên và tốt cho sức khỏe và nâng cao thể trạng của người Việt.

2. Ông Lê Tùng - CMO Công ty CP Tập đoàn Sunhouse
Với khẩu hiệu “Chinh phục người tiêu dùng bằng chất lượng”, Sunhouse là cái tên đã khá quen thuộc trên thị trường thiết bị gia dụng của người Việt.

Để các dự án thắng đậm với lãi suất 100%, ông Lê Tùng chia sẻ về chiến lược Marketing của Sunhouse và bí kíp giữ doanh số ở trạng thái bền vững là “làm thế nào để tương tác trực tiếp với khách hàng, đồng thời tạo ra trải nghiệm tốt nhất và giúp thương hiệu có sự gắn kết với họ”.

Bên cạnh đó, chia sẻ về bí quyết giữ tệp khách hàng, ông Lê Tùng bày tỏ “Khi bán được cho một khách hàng, doanh nghiệp cần biết được khi nào họ sẽ lại cần mình. Khách hàng đó đã mua bao nhiêu lần? Làm thế nào để họ quay trở lại và thời điểm họ quay lại là khi nào?” Câu nói đó của CMO Lê Tùng cho thấy vai trò của việc chăm sóc khách hàng có ảnh hưởng quyết định đến con số tăng trưởng lợi nhuận như thế nào phải không?

Có thể nói, những triết lý giản đơn mà vị CMO dạn dày kinh nghiệm của Sunhouse đều đến từ tâm huyết của một người cả đời tôn sùng “nghiệp” nghiên cứu cách thức làm hài lòng khách hàng trong mối tương quan với việc quản trị thương hiệu và quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp, khiến những người theo nghiệp kinh doanh lấy làm bài học sáng giá.



3. Ông Nguyễn Mạnh Tấn – Giám đốc Marketing Công ty CP Công nghệ Haravan
Ông Nguyễn Mạnh Tấn hiện đang đảm nhiệm chức vụ CMO – Giám đốc Marketing của công ty Cổ phần Công nghệ Haravan, công ty sở hữu nền tảng Chatbot Harafunnel – Công cụ trả lời tự động thông qua ứng dụng nhắn tin OTT như Facebook Messenger và Zalo.

Tính năng ưu việt của chatbot là cho phép doanh nghiệp thực hiện messenger marketing thay vì sử dụng email marketing và SMS marketing truyền thống thông qua data khách hàng có sẵn.

Theo ông Nguyễn Mạnh Tấn, con số 85% tỷ lệ khách hàng tương tác với doanh nghiệp qua chatbox đã chấm dứt hiện tượng email rác. Ông Tấn lý giải chatbot trên Messenger thân thiện với người dùng hơn email và SMS.

Bên cạnh đó, ông Tấn còn tiết lộ hiện nay các chiến dịch Marketing trên nền tảng Online được tiến hành theo 16 cách khác nhau nhằm “níu chân” người tiêu dùng như chatbot, quét mã data (mã QR, Messenger Code), tấn công khách hàng đối tác để cả hai cùng “win – win”,...

Điều đó là minh chứng chatbot đã trở thành một kênh truyền thông hiệu quả mà không tốn kém chi phí của doanh nghiệp. Đồng thời, đó cũng là kênh hỗ trợ bán hàng mang đậm tính thân thiện và tương tác, giúp rút ngắn khoảng cách giữa người bán hàng (nhân viên kinh doanh) và khách hàng.

Tham gia buổi hội thảo khởi nghiệp “Từ ý tưởng đến gọi vốn triệu đô”, ông Tấn chia sẻ “Trước khi tung sản phẩm ra thị trường, đội Marketing của công ty cần vắt óc suy nghĩ làm ra các nội dung “nhá hàng” sản phẩm. Sản phẩm này tuyệt thế nào, nó có thể giải quyết được gì… Để đến lúc công bố, thị trường phải đón nhận mình ngay, qua đó chi phí marketing cũng giảm”.

Được thành lập vào tháng 3/2014, công ty Haravan – “đứa con tinh thần” đầy nội lực của ông Nguyễn Mạnh Tấn đã có hơn 20.000 doanh nghiệp trả phí sử dụng nền tảng thương mại điện tử hàng năm như Vinamilk, Bitis, Thiên Long,...

Có thể nói, nỗ lực của ông Nguyễn Mạnh Tấn - CMO của Công ty CP Công nghệ Haravan trong việc đưa ứng dụng chatbot Harafunnel chiếm “ngôi vương” trong giải pháp tiếp cận khách hàng của doanh nghiệp đã giúp rút ngắn thời gian và chi phí cho chiến dịch truyền thông sản phẩm và quản trị thương hiệu doanh nghiệp thời kỳ công nghệ 4.0.

Trên đây là thông tin hữu ích về CMO là gì và bật mí về mức lương cũng như yêu cầu vị trí CMO – giám đốc Marketing trong doanh nghiệp. Hi vọng bài viết của HRchannels cung cấp cho bạn đọc những chiêm nghiệm sâu sắc khi lắng nghe những bài học quản trị thương hiệu và tiếp thị sản phẩm của các CMO kiệt xuất trong các lĩnh vực FMCG, công nghệ, sản xuất – kinh doanh.

Nếu bạn đọc có bất cứ góp ý hay câu hỏi nào cần HRchannels giải đáp, xin hãy tham gia vào phần bình luận phía dưới bài viết nhé.

Nguồn ảnh: Internet