Đối nhân xử thế là gì? Cách đối nhân xử thế trong công việc


Một người có tố chất giao tiếp tốt chưa chắc sẽ thành công, nhưng những người thành công chắc chắn luôn sở hữu kỹ năng giao tiếp giỏi. Và một trong những yếu tố tạo thành kỹ năng giao tiếp hoàn hảo chính là cách đối nhân xử thế trong công việc. TalentBold đưa ra sự phân tích bắc cầu trong bài viết này nhằm xác định tầm quan trọng của việc nắm rõ đối nhân xử thế là gì, và những lợi ích có được tự việc rèn luyện và vận dụng cách đối nhân xử thế hiệu quả.

I. Khái niệm đối nhân xử thế là gì ?
Đối nhân xử thế là cách mỗi người đối xử với những người xung quanh mình sao cho chuẩn mực, văn minh, lịch sự, hợp tình, hợp lý. Nghe có vẻ đơn giản và như một việc bình thường vì mỗi ngày chúng ta đều thực hiện, nhưng khi xem xét lại chúng ta mới thấy đó không phải là việc dễ dàng.

Những người giỏi đối nhân xử thế luôn được mọi người xung quanh quý mến và tôn trọng. Đặc biệt trong công việc, họ đều là những người có mối quan hệ công sở tốt đẹp. Nhờ vậy, họ tập trung chuyên môn và nhận được nhiều hỗ trợ từ đồng nghiệp nên rất thuận lợi tiến đến thành công.

doi-nhan-xu-the-trong-cong-viec-3
►► Đọc thêm: Những nguyên tắc trong việc đối nhân xử thế

II. Cách đối nhân xử thế trong công việc
Mỗi người ta gặp và tiếp xúc có những tính cách và quan niệm sống khác nhau, vì vậy, việc đối nhân xử thế sao cho phù hợp mọi người là cả một nghệ thuật sống mà mỗi người phải rèn luyện mỗi ngày.

Dưới đây là những cách đối nhân xử thế trong công việc mà TalentBold đã sàng lọc và nhận thấy khả năng áp dụng hiệu quả cho hầu hết tất cả các vị trí, các ngành nghề khác nhau:

1. Tôn trọng mọi người xung quanh
Trong tháp nhu cầu 5 tầng của Maslow, nhu cầu được tôn trọng nằm ở vị trí tầng thứ 4, đây là một trong những nhu cầu quan trọng của con người trong cuộc sống.

Đối với môi trường làm việc, nhất là khi làm việc nhóm, mỗi người luôn mong muốn tiếng nói của mình được lắng nghe, được ghi nhận, do vậy, khi bạn thể hiện sự tôn trọng các thành viên trong nhóm và nhận được sự tôn trọng từ họ, đội nhóm của bạn sẽ làm việc rất hiệu quả vì mọi người tự tin, thoải mái nêu lên ý kiến, đóng góp cải thiện hoạt động theo hướng tích cực.

doi-nhan-xu-the-trong-cong-viec-4

2. Tin tưởng lẫn nhau
“Đã dùng thì phải tin, không tin thì không dùng”, đó là nguyên tắc cộng tác trong công việc, nhất là khi bạn ở cương vị người quản lý. Một đội nhóm có sự nghi ngờ, lo ngại sẽ khiến không khí làm việc e dè,thiếu tập trung và giảm hiệu suất.

Vì vậy, khi đã kết hợp cùng nhau vì mục tiêu chung, tất cả phải dành cho nhau sự tin tưởng. Những vấn đề nghi ngờ thiếu căn cứ chính là nguyên nhân gây ra những tổn thương về lòng tin nơi người khác, sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa bạn và người bị tổn thương.

3. Tạo cảm giác thoải mái khi giao tiếp
Ánh mắt và nụ cười chính là cách giao tiếp không lời nhưng lại có sự tác động rất lớn đến tâm lý của người đối diện.

Đừng tiếc một nụ cười, một ánh mắt chào thân thiện dành cho đồng nghiệp dù là họ ở phòng ban khác và bạn không tiếp xúc thường xuyên. Sự thân thiện, cởi mở giúp bạn xây dựng mối quan hệ tốt với toàn tập thể, hôm nay chưa cần nhưng biết đâu ngày mai người đó sẽ là cộng sự hỗ trợ bạn trong công việc.

doi-nhan-xu-the-trong-cong-viec-5
►► Có thể bạn quan tâm: Cách giao tiếp trong môi trường công sở

4. Khen trước đám đông, chê riêng cá nhân
Một lời khen ngợi công tâm không chỉ nâng cao sĩ khí làm việc cho người nhận lời khen, mà còn khích lệ những cá nhân khác học tập, phấn đấu theo. Do vậy, khi khen ngợi thành tích của một ai đó, bạn nên thể hiện trước đội nhóm làm việc.

Ngược lại, trong vị thế người quản lý, nếu bạn chê trách người khác thì nên hẹn gặp riêng họ trong phòng làm việc của bạn. Mỗi sự cố đều có nguyên nhân, có thể chủ quan hoặc khách quan, nếu bạn chê trách trước đám đông, sau này dù có cảm thấy tiếc nuối vì sự vội vã của mình thì cũng chẳng thể bù đắp lại sự tự tôn của người đó.

5. Thể hiện lòng biết ơn
Dù mỗi người trong bộ phận đảm nhận một công việc khác nhau nhưng tất cả đều có mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau. Khi nhận được sự hỗ trợ đặc biệt từ một ai đó, bạn nên gửi lời cảm ơn đến với họ.

Có thể người giúp không đòi hỏi hoặc chú ý điều này, nhưng khi nhận được sự trân trọng công sức đóng góp của họ từ bạn, hình ảnh và tính cách tốt đẹp của bạn sẽ ghi dấu trong lòng họ.

doi-nhan-xu-the-trong-cong-viec-6

6. Sắp xếp thời gian giao lưu cùng đồng nghiệp
Tại nơi công sở không chỉ có công việc và công việc mà còn những câu chuyện bên lề, những buổi hẹn cafe tán gẫu hay tham gia sinh nhật của một đồng nghiệp, tất cả đều là dịp giúp bạn hiểu rõ hơn về tính cách của mỗi người, từ đó biết cách ứng xử phù hợp nhất cho từng đối tượng.

Bởi lẽ như bạn thấy, cùng là việc mời ai đó uống nước, nhưng có người thích trà sữa, có người thích cafe, có người lại là nước ép. Nếu hiểu được phần nào sở thích của mỗi người, việc xây dựng mối quan hệ thân thiết sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

7. Duy trì lập trường và chính kiến của riêng mình
Đối nhân xử thế giỏi giúp bạn chiếm được lòng tin và sự quan tâm từ người khác nhưng không có nghĩa bạn phải thay đổi theo họ, chiều theo ý họ mà đánh mất đi cái tôi của mình.

Để nhận được sự tôn trọng từ người khác, trước tiên bạn phải có sự tự tôn và chính kiến của riêng mình, không để bị lung lay theo quan niệm của người khác mà cần cho người khác thấy ý kiến của bạn mang đến sự tích cực, và vai trò không thể thiếu của bạn trong tập thể. Như vậy họ cũng sẽ nể phục và chủ động gắn kết mối quan hệ tốt với bạn.

doi-nhan-xu-the-trong-cong-viec-7
►► Bạn xem thêm: Học cách đối nhân xử thế từ những người thành công

Cách đối nhân xử thế trong công việc có sự lồng ghép giữa cách ứng xử mỗi ngày kết hợp chú trọng nâng cao hiệu quả công việc của bản thân và tập thể. Vì vậy, những cách đối nhân xử thế trong công việc mà TalentBold chia sẻ mang tính trọng điểm, phù hợp áp dụng cho tất cả bạn đọc. Chúc các bạn luôn sở hữu cách ứng xử đắc nhân tâm như mong muốn !


Chi tiết liên hệ:

Talentbold - We bold your talents

Hotline: 077 259 1080

Mail: sales@talentbold.com

Add: Tầng 10, CIT Building, Ngõ 15 Duy Tân - Cầu Giấy - Hà Nội


Nguồn ảnh: internet

Hình ảnh: mang tính chất minh họa