Cách giao tiếp tốt với đồng nghiệp
Người gắn kết với chúng ta nhiều nhất trong công việc chính là những đồng nghiệp. Một nhiệm vụ muốn đạt hiệu quả cao không thể chỉ mình bạn gánh vác, chính vì vậy, học cách giao tiếp tốt với đồng nghiệp vừa tạo môi trường làm việc thoải mái, vừa nâng cao hiệu suất làm việc. Vậy những cách giao tiếp đồng nghiệp hiệu quả nhất là như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết chia sẻ của TalentBold ngay sau đây.

I. Tầm quan trọng của đồng nghiệp trong công việc
“Một con én không làm nên mùa xuân”, một mình bạn không thể đảm nhận mọi nhiệm vụ trong cùng một dự án. Do vậy, tầm quan trọng của làm việc nhóm luôn được đề cao.

Xây dựng mối quan hệ tốt với đồng nghiệp giúp bạn thuận lợi hơn trong quá trình trao đổi công việc, không chỉ học hỏi thêm nhiều kiến thức mới mẻ mà ngay cả khi bạn cần giúp đỡ, đồng nghiệp cũng sẵn sàng hỗ trợ bạn.

Hiệu quả công việc của toàn phòng ban được nâng cao, thành tích và sự đóng góp của bạn cũng được ghi nhận.

cach-giao-tiep-tot-voi-dong-nghiep-2
>>> Đọc thêm: Khái niệm kỹ năng giao tiếp và tầm quan trọng trong công việc

II. Cách giao tiếp tốt với đồng nghiệp
Kỹ năng giao tiếp là một kỹ năng mềm, một số người có thiên bẩm giao tiếp tốt nhưng đa phần vẫn là do rèn luyện thường xuyên mà có được. Dưới đây là những cách giao tiếp với đồng nghiệp hiệu quả nhất, bất cứ ai cũng mong muốn phát triển, nâng tầm những kỹ năng này thành tố chất cho riêng mình.

1. Tôn trọng đồng nghiệp qua cách lắng nghe
Trước khi thấu hiểu người khác, bạn cần học cách lắng nghe những tâm tư của họ. Với đồng nghiệp cũng vậy, con người ai cũng sở hữu yêu cầu được tôn trọng, vì vậy, việc lắng nghe ý kiến đồng nghiệp một cách trân trọng, nhìn thẳng vào họ, chú tâm đến nội dung câu chuyện và đừng ngắt lời khi họ chưa nói xong chính là điều cốt lõi trong cách lắng nghe.

Đó có thể là những chia sẻ về nhận định của họ về công việc, hoặc những chia sẻ cuộc sống hằng ngày bên lề công việc, dù là chủ đề gì, hãy chú tâm lắng nghe đồng nghiệp của bạn. Đôi khi chúng ta nói ra với ai đó không phải mong đợi được trợ giúp điều gì, đơn giản họ chỉ cần một người họ có thể tin tưởng hoàn toàn để chia sẻ và trò chuyện.

2. Trực tiếp đàm thoại để giải tỏa mọi hiểu lầm
Cùng làm trong một công ty, ít nhiều sẽ có những chuyện ganh đua hay những tin đồn sai sự thật ảnh hưởng đến mối quan hệ của bạn và người đồng nghiệp nào đó.

Tùy vào tính chất vấn đề, bạn có thể chọn cách im lặng để thời gian trả lời, tuy nhiên, một khi sự việc đã đi quá xa, ảnh hưởng đến công việc, tâm trạng và danh dự của bạn thì việc gặp trực tiếp đồng nghiệp hoặc đối thoại 3 bên cùng người lan truyền tin đồn là điều cực kỳ cần thiết.

cach-giao-tiep-tot-voi-dong-nghiep-3

3. Phản biện theo hướng xây dựng tích cực
Cùng một mục đích nhưng cách nói, thái độ nói có thể đưa nội dung đi theo hai hướng khác nhau. Để hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ, những đóng góp ý kiến, thậm chí phản bác ý kiến của người khác là điều khó tránh.

Vấn đề là chúng ta cần hiểu rằng,mọi phản biện của mình đều nhằm mục đích làm cho mọi thứ tốt hơn chứ không phải vì muốn “dìm hàng” ai đó. Với suy nghĩ này, mỗi lời nói phản biện của chúng ta sẽ có sự điều tiết cảm xúc cá nhân, đảm bảo mọi người hiểu được ý bạn trình bày theo hướng góp ý tích cực cho toàn phòng ban.

4. Tạo dựng lòng tin nơi đồng nghiệp
Có lòng tin ở nhau, tập thể mới thật sự đoàn kết, hết mình vì mục tiêu chung. Xây dựng lòng tin nơi đồng nghiệp không chỉ thông qua thành tích làm việc, mà còn ở thái độ sống, đạo đức của mỗi người.

Vì vậy, việc giao tiếp rõ ràng, trung thực, súc tích và minh bạch sẽ giúp bạn xây dựng thành công lòng tin nơi đồng nghiệp. Và một khi đã có được lòng tin từ tập thể, những xung đột hiểu lầm sẽ không còn hiện hữu, quá trình hợp tác làm việc diễn ra suôn sẻ.

Bên cạnh đó, những gì được người khác chia sẻ riêng, bạn hãy xem đó là bí mật của chính mình. Tuyệt đối không tiết lộ cho người thứ ba cho dù các bạn có thân thiết thế nào.

cach-giao-tiep-tot-voi-dong-nghiep-4
>>> Có thể bạn quan tâm: Mẹo rèn luyện kỹ năng giao tiếp

5. Quan tâm sở thích của đồng nghiệp
Sở thích không hẳn là vấn đề thời trang, âm nhạc hay thức uống, đó còn là những thói quen sinh hoạt thường ngày, ví dụ:

Nhiều đồng nghiệp không thích nói chuyện cá nhân trong giờ làm việc, nên những chuyện như gia đình, con cái hay hàng xóm… bạn nên tâm sự trong giờ nghỉ giải lao hoặc sau giờ làm việc với những đồng nghiệp đồng cảm về chủ đề này.

Thói quen giao tiếp của mỗi người cũng khác, người thích nhắn tin,người thích gọi điện, người lại thích gặp café nói chuyện…

Chú ý một chút bạn sẽ nhanh chóng biết nhiều điều thú vị ở mỗi đồng nghiệp.

6. Nhạy bén để không làm phiền đồng nghiệp
Một cuộc trò chuyện hay những buổi trao đổi ý kiến quá dài đôi khi sẽ khiến đồng nghiệp của bạn cảm thấy mất thời gian nhưng vì phép lịch sự họ sẽ không nói ra, nhưng về sau họ sẽ hạn chế tiếp xúc hoặc trao đổi công việc riêng với bạn.

Chúng ta biết mọi người có quỹ thời gian như nhau nhưng khối lượng công việc lại khác nhau, do vậy, hãy súc tích, ngắn gọn, đi vào trọng tâm mọi vấn đề giao tiếp với đồng nghiệp, cho dù là công việc hay tâm sự cá nhân.

cach-giao-tiep-tot-voi-dong-nghiep-5

Nói tóm lại, cách giao tiếp tốt với đồng nghiệp là “hãy đối xử với người khác theo cách bạn mong muốn được đối xử”. Dù rằng mỗi người mỗi tính, không thể làm hài lòng tất cả mọi người nhưng với phương châm giao tiếp mà TalentBold chia sẻ, chắc chắn bạn sẽ tạo dựng mối quan hệ công việc tốt với mọi đồng nghiệp trong công ty.


Chi tiết liên hệ:

Talentbold - We bold your talents

Hotline: 077 259 1080

Add: Tầng 10, CIT Building, Ngõ 15 Duy Tân - Cầu Giấy - Hà Nội