Hướng dẫn xây dựng KPI cho bộ phận tuyển dụng nhân sự
Nhân lực là yếu tố hàng đầu cho sự thành công của mọi doanh nghiệp, bộ phận tuyển dụng lại là nơi trực tiếp chịu trách nhiệm công tác tìm kiếm, sàng lọc, tuyển dụng nhân lực cho mọi phòng ban. Do vậy, để phát triển công tác tuyển dụng nhân sự, việc đánh giá KPI cho bộ phận tuyển dụng để hướng đến một chiến lược phát triển toàn diện là vô cùng quan trọng. Hôm nay, TalentBold sẽ chia sẻ hướng dẫn xây dựng KPI cho bộ phận tuyển dụng nhân sự được đánh giá hiệu quả nhất hiện nay.

I. Đặc trưng KPI cho bộ phận tuyển dụng nhân sự
KPI là một chỉ số mang tính chiến lược, bởi lẽ thông qua những kết quả đánh giá, doanh nghiệp sẽ có hướng điều chỉnh để kết quả làm việc của mỗi cá nhân, mỗi phòng ban sẽ đáp ứng tốt nhất kỳ vọng chiến lược phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.

Với bộ phận tuyển dụng, nơi đây có thể gọi là “đầu tàu” cung cấp nguồn nhân lực cho toàn bộ doanh nghiệp, việc đánh giá KPI càng phải chú trọng chất lượng, sát thực tế để đảm bảo tốc độ tiến lên mạnh mẽ cho cả một đoàn tàu phía sau.

II. Những chỉ số KPI đánh giá bộ phận tuyển dụng nhân sự
Chiến lược phát triển của mỗi doanh nghiệp là khác nhau, vì vậy, chỉ số KPI cho bộ phận tuyển dụng nhân sự cũng sẽ có sự khác biệt nhất định. Tuy nhiên, có những chỉ số KPI chắc chắn không thể thiểu nếu bạn muốn có một kết quả đánh giá hiệu quả nhất. Cụ thể gồm:

1. Chỉ số tỷ lệ hồ sơ ứng viên mỗi đợt tuyển dụng
Việc tìm nguồn ứng viên hiệu quả để đăng tin tuyển dụng là công việc đầu tiên mà bộ phận tuyển dụng phải chú trọng. Nguồn ứng viên có thể từ kênh tuyển dụng riêng của doanh nghiệp hoặc các trang tuyển dụng trực tuyến bên ngoài.

Số lượng hồ sơ mà bộ phận tuyển dụng thu hút được trong mỗi kỳ tuyển dụng sẽ cho thấy tính hiệu quả của:

Khả năng lựa chọn nguồn ứng viên

Kỹ năng soạn thảo thông tin đăng tuyển.

Công thức = Tổng số hồ sơ CV nhận được / tổng số đợt tuyển dụng trong kỳ đánh giá


2. Chỉ số tỷ lệ ứng viên đạt yêu cầu
Ứng viên đạt yêu cầu trong tiêu chí này chỉ xét trên những yêu cầu cơ bản, chưa cần đi chuyên sâu về mức độ phù hợp vị trí làm việc.

Tỷ lệ ứng viên đạt yêu cầu càng cao, càng cho thấy:

Sự truyền đạt thông tin đến ứng viên hiệu quả

Thời gian làm việc trong một quy trình tuyển dụng được rút ngắn

Công thức = Số lượng ứng viên đạt yêu cầu / tổng số ứng viên nộp hồ sơ trong kỳ

3. Chỉ số chi phí ngân sách tuyển dụng
Đa phần sẽ là ngân sách chi ra cho các trang đăng tin quảng cáo tuyển dụng, ngoài ra, có thể là chi phí thuê phòng phỏng vấn ứng viên, chi phí đi lại phỏng vấn ứng viên…

Mức chi phí này càng thấp càng tốt, tuy nhiên, khi đánh giá tổng hợp, chỉ số này sẽ kết hợp với những chỉ số liên quan đến hiệu quả tuyển dụng để đánh giá tổng thể.

Công thức = Tổng chi phí tuyển dụng/ tổng số người trúng tuyển

4. Chỉ số thời gian quy trình tuyển dụng
Một quy trình tuyển dụng dài sẽ hao tốn nhiều tài nguyên của doanh nghiệp, nên việc đẩy nhanh tiến độ tuyển dụng mà vẫn đảm bảo kết quả như kỳ vọng chính là điều doanh nghiệp mong muốn.

Công thức = Tổng thời gian các kỳ tuyển dụng / tổng số kỳ tuyển dụng

5. Chỉ số chi phí trung bình cho mỗi hồ sơ ứng tuyển
Đây là một trong những chỉ số nhằm đánh giá hiệu quả kênh tuyển dụng mang lại cho doanh nghiệp. Mỗi đợt tuyển dụng, bộ phận tuyển dụng nhân sự sẽ lựa chọn nhiều kênh để đăng tin, do vậy, việc xác định hiệu quả mỗi kênh mang lại có tác động lớn đến ngân sách tuyển dụng sau này.

Công thức = Tổng chi phí cho mỗi kênh tuyển dụng / tổng số hồ sơ nhận được


III. Xu hướng xây dựng KPI cho bộ phận tuyển dụng nhân sự
Thời đại kỹ thuật số đã mang đến diện mạo mới cho xu hướng xây dựng KPI toàn cầu. Thay vì thực hiện những công việc một cách thủ công, việc trang bị phần mềm tuyển dụng chuyên nghiệp hiện đại chính là xu hướng mà các doanh nghiệp, cũng như các công ty chuyên cung cấp dịch vụ tuyển dụng đang áp dụng. Có thể lấy ví dụ điển hình từ phần mềm tuyển dụng TalentBold – niềm tự hào của nhà lập trình Việt – để minh chứng cho hiệu quả xây dựng KPI cho bộ phận tuyển dụng nhân sự.

1. Cơ sở dữ liệu hỗ trợ đánh giá KPI cho bộ phận tuyển dụng hiệu quả
Hệ thống phần mềm tuyển dụng TalentBold cho phép ghi nhận mọi dữ liệu lịch sử liên quan đến kỳ tuyển dụng, bao gồm:

Quản lý danh sách, chi phí các kênh tuyển dụng mà bộ phận tuyển dụng nhân sự đã lựa chọn

Tổng hợp chuẩn xác số lượng cũng như chi tiết hồ sơ ứng viên nhận được từ mỗi kênh tuyển dụng

Ghi nhận đầy đủ lịch sử quy trình tuyển dụng được tiến hành theo từng bước chi tiết.

Kết quả sàng lọc ứng viên phù hợp nhanh, chuẩn, hiệu quả cao.

Kết quả tuyển dụng, đánh giá và thông báo trúng tuyển đến từng ứng viên được lưu trữ đầy đủ.

2. Phân tích số liệu thành những chỉ tiêu KPI cụ thể
Thông qua phần mềm TalentBold, những chỉ số KPI đánh giá bộ phận tuyển dụng trên đây nhanh chóng được hiển thị thông qua các công cụ phân tích chuyên sâu được các nhà lập trình tích hợp sẵn.

Nhờ việc lưu trữ thông tin khoa học theo công nghệ đám mây hiện đại, chỉ với vài thao tác trích lọc và lựa chọn công cụ phân tích là ngay lập tức có ngay kết quả KPI cho bộ phận tuyển dụng

Đảm bảo dữ liệu chuẩn xác, đầy đủ theo từng chỉ số đánh giá

Đảm bảo tính công bằng, minh bạch, công tâm
Đảm bảo kết quả mang lại hiệu quả cao nhất cho việc xúc tiến chiến lược phát triển công tác tuyển dụng của doanh nghiệp.

Phần mềm tuyển dụng TalentBold chỉ sau thời gian ngắn tiếp cận doanh nghiệp đã nhận được những phản hồi tích cực. Chỉ với một phần mềm nhỏ gọn, doanh nghiệp không chỉ tìm thấy một trợ thủ đắc lực cho toàn bộ các khâu trong quy trình tuyển dụng, mà còn mang đến hiệu quả cao trong công tác xây dựng KPI cho bộ phận tuyển dụng nhân sự. Số liệu KPI chuẩn xác chính là bước khởi đầu thành công cho định hướng chiến lược phát triển toàn doanh nghiệp.

---
Nguồn: TalentBold