Hiển thị kết quả từ 1 đến 1 / 1
  1. #1
    Tham gia
    08-06-2020
    Bài viết
    96
    Like
    0
    Thanked 6 Times in 4 Posts

    Làm thế nào để thực thi kế hoạch tuyển dụng

    Lập một kế hoạch tuyển dụng tốt chưa đủ mang lại kết quả tuyển dụng như mong đợi. Muốn thành công, việc thực thi, triển khai kế hoạch tuyển dụng như thế nào chính là yếu tố then chốt. Dưới đây là những lưu ý cần chú trọng trong quá trình triển khai kế hoạch tuyển dụng mà TalentBold đã tổng hợp từ thực tế chia sẻ của rất nhiều doanh nghiệp.

    I. Đơn vị chịu trách nhiệm thực thi, triển khai kế hoạch tuyển dụng
    Chúng ta vẫn quan niệm mọi vấn đề liên quan đến tuyển dụng đều do phòng nhân sự đảm nhiệm. Tuy nhiên, trong kế hoạch tuyển dụng, phòng nhân sự, cụ thể là trưởng phòng nhân sự hoặc trưởng bộ phận tuyển dụng sẽ giữ vai trò điều phối toàn bộ kế hoạch nhưng việc triển khai thực hiện không chỉ có phòng nhân sự mà cần sự phối hợp của

    Ban giám đốc trong việc xét duyệt kế hoạch tuyển dụng

    Giám đốc hoặc trưởng phòng ban cần bổ sung nhân lực trong việc trực tiếp phỏng vấn ứng viên.

    Phòng hành chính trong việc sắp xếp không gian cho vòng phỏng vấn trực tiếp…

    II. Quy trình thực thi, triển khai kế hoạch tuyển dụng
    Trình tự thực hiện có thể theo thứ tự thời gian hoặc đan xen nhau ở các bước tùy theo văn hóa và lịch sắp xếp của các doanh nghiệp. Trong bài viết hôm nay, TalentBold sẽ giới thiệu quy trình thực thi, triển khai theo các bước được áp dụng phổ biến nhất hiện nay.


    >>> Xem thêm: Kế hoạch tuyển dụng là gì? Vai trò của việc lập kế hoạch tuyển dụng

    1. Trình kế hoạch tuyển dụng cho giám đốc nhân sự phê duyệt
    Thông thường chỉ những doanh nghiệp, tập đoàn lớn mới có chức danh giám đốc nhân sự và trưởng bộ phận tuyển dụng sẽ chịu trách nhiệm lập kế hoạch tuyển dụng. Trước khi trình ban lãnh đạo cần có sự phê duyệt từ giám đốc nhân sự.

    Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trưởng phòng nhân sự là quản lý cao nhất của phòng nhân sự nên sẽ không có bước này trong quy trình triển khai kế hoạch.

    2. Trình kế hoạch tuyển dụng cho ban lãnh đạo phê duyệt
    Cần có sự phê duyệt của ban lãnh đạo cao nhất doanh nghiệp vì trong quá trình thực hiện có thể sẽ có những vấn đề phát sinh về thời gian, ngân sách… Khi đó, rất cần sự can thiệp chỉ đạo từ cấp lãnh đạo cao nhất.

    Chính vì vậy, việc phê duyệt này thể hiện sự đồng thuận của cấp trên với kế hoạch tuyển dụng, giảm bớt gánh nặng trách nhiệm cho bộ phận tuyển dụng.

    3. Gửi kế hoạch hoàn chỉnh đến các phòng ban liên quan
    Kế hoạch sau khi được duyệt sẽ được scan và gửi email đến các phòng ban liên quan để mọi người biết được kế hoạch, sắp xếp thời gian thực hiện.

    Mọi góp ý bổ sung đều đã được thu thập ý kiến, điều chỉnh trong quá trình lập kế hoạch trước đó, nên đa phần các phòng ban và nhân sự phối hợp đều ghi nhận và nghiêm túc phối hợp triển khai kế hoạch.

    4. Theo dõi chặt chẽ các bước triển khai
    Người chịu trách nhiệm trực tiếp thực thi, triển khai kế hoạch tuyển dụng phải thường xuyên theo sát kế hoạch đề ra. Chủ động liên hệ, nhắc nhở phòng ban, cá nhân trước mốc thời gian thực hiện nhiệm vụ của họ.

    5. Phát hiện, điều chỉnh kế hoạch kịp thời
    Nhò việc theo sát và nhắc nhở mà những vấn đề phát sinh ngoài kế hoạch sẽ được phát hiện sớm. Người chịu trách nhiệm triển khai đủ thời gian điều chỉnh hoặc xin ý kiến chỉ đạo từ cấp trên, đảm bảo không ảnh hưởng tiến độ và không đi chệch định hướng tuyển dụng.


    >>> Có thể bạn quan tâm: Vai trò của người lên kế hoạch tuyển dụng

    6. Sắp xếp bàn giao công việc nhân sự mới
    Qua các vòng phỏng vấn, danh sách ứng viên trúng tuyển được xác lập. Bộ phận tuyển dụng sẽ liên hệ và thống nhất thời gian nhận việc của ứng viên.

    Đồng thời, việc bố trí nhân sự đào tạo, huấn luyện, bàn giao cũng sẽ được triển khai cùng lúc.

    7. Đánh giá kết quả thử việc
    Sau 02 – 03 tháng thử việc, người chịu trách nhiệm triển khai kế hoạch sẽ tiếp nhận bản đánh giá kết quả thử việc từ người quản lý trực tiếp của các ứng viên trúng tuyển.

    Tùy theo văn hóa làm việc của doanh nghiệp, Việc thông báo kết quả đạt hay không đạt sẽ do phòng nhân sự, trưởng phòng ban nơi ứng viên thử việc hoặc trực tiếp người triển khai kế hoạch tuyển dụng thực hiện.

    8. Tiến hành ký kết hợp đồng lao động chính thức
    Phòng nhân sự tại những doanh nghiệp, tập đoàn lớn sẽ bố trí một phòng ban chuyên trách cho việc ký kết hợp đồng lao động. Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, người triển khai kế hoạch tuyển dụng là người quản lý cao nhất tại phòng nhân sự nên họ sẽ phụ trách luôn nhiệm vụ này.


    9. Báo cáo kết quả lên ban lãnh đạo
    Tùy vào yêu cầu của doanh nghiệp, có thể sau khi hoàn tất bước “sắp xếp bàn giao công việc mới” là kế hoạch tuyển dụng đã hoàn thành, nhưng cũng có thể kéo dài đến khi hoàn tất việc ký kết hợp đồng lao động.

    Sau khi hoàn thành kế hoạch tuyển dụng, một cuộc họp báo cáo kết quả tuyển dụng giữa ban lãnh đạo, phòng nhân sự, phòng ban yêu cầu bổ sung nhân lực, có thể có thêm phòng tài chính, phòng hành chính… sẽ được tiến hành. Trực tiếp người chịu trách nhiệm triển khai kế hoạch sẽ thuyết trình báo cáo về kết quả tuyển dụng, chi phí tuyển dụng, hiệu quả ứng viên mang lại…

    Đây là những bước thực thi, triển khai kế hoạch tuyển dụng chung nhất áp dụng tại các loại hình và quy mô doanh nghiệp hiện nay. Dựa trên những thông tin TalentBold chia sẻ, người đọc có thể điều chỉnh, tăng giảm trình tự theo yêu cầu doanh nghiệp đặt ra để sở hữu cho mình một bản kế hoạch tuyển dụng hoàn hảo và hiệu quả nhất.

    Nguồn ảnh: internet
    Hình ảnh: mang tính chất minh họa
    Quote Quote

  2. Thành viên Like bài viết này:


Tags for this Thread

Bookmarks

Quy định

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời bài viết
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •