Trang 1 / 13 12346 ... LastLast
Hiển thị kết quả từ 1 đến 10 / 121
  1. #1
    Tham gia
    24-08-2007
    Bài viết
    15
    Like
    0
    Thanked 20 Times in 8 Posts

    Thay đổi tư duy Giáo Dục Việt Nam + 100 Sáng Kiến GD !!!

    (Bạn hãy giúp Người Yêu Nước gửi bài viết này cho càng nhiều người càng tốt)
    Có thể xem và download bài viết tại đây:
    http://nguoiyeunuoc2008.googlepages....enGiaoDuc.html
    Gửi bài viết này (đã có mã BBCode) lên diễn đàn dạng VBB/IPB, download file này: http://nguoiyeunuoc2008.googlepages....uc_VBB_IPB.rtf
    Gửi bài viết này lên diễn đàn dạng PHPBB, download file này: http://nguoiyeunuoc2008.googlepages....Duc_PHPBBB.rtf
    Mã HTML để gửi bài viết này lên các Website/Blog (sau khi mở cửa sổ soạn thảo của Blog bạn hãy tìm và click vào nút View HTML Source hoặc code rồi copy - paste vào, Blog Yahoo chỉ cho tối đa 65536 ký tự/ bài nên hãy gửi thành nhiều bài): http://nguoiyeunuoc2008.googlepages....bsite_blog.rtf

    Thay đổi tư duy giáo dục Việt Nam + 100 Sáng Kiến GD

    Viết tắt: TD = Tư duy(thinking) , TD ĐL = tư duy độc lập (Independent Thinking), GD = Giáo dục, VN = Việt Nam, HS = học sinh, SV = sinh viên, GTĐ = Gốc tọa độ, ST = sáng tạo (creation), HV= học viên, QT = quốc tế, TG = thế giới, HTĐ = hệ tọa độ, CT = chủ thể, KT = khách thể , CL = công lập , NCL = ngoài công lập, XH = xã hội, XHH = xã hội hóa, HQC = hệ quy chiếu, GV = giáo viên, ĐH= đại học, THPT = trung học phổ thông, THCS = trung học cơ sở , PHHS = Phụ huynh học sinh , TTN = thanh thiếu niên, PH = Phụ huynh, TL = tài liệu, TrQ = Trung Quốc, DN = Doanh nghiệp, SP = sản phẩm, NT = Nhà trường, ĐT = đào tạo, CNTT&TT = công nghệ thông tin & truyền thông, PNTE = phụ nữ, trẻ em

    1)So sánh tư duy giáo dục Việt Nam và của nước ngoài:

    Việt Nam(VN): Coi người thày, SGK là trọng tâm, là chủ yếu, là chủ thể của việc học, quá đề cao vai trò của thày và SGK, xem nhẹ vai trò của người học, coi người học là khách thể.
    Nước Ngoài (NN): Lấy người học làm trọng tâm, là chủ yếu, là chủ thể của việc học, đề cao người học hơn là người thày và SGK, thày và SGK sẽ là khách thể.
    VN: đầu vào trường ĐH rất khó, ra trường rất dễ(đã vào là hầu hết sẽ ra trường, gần như không có tính đào thải).
    NN: đầu vào trường ĐH rất dễ, nhưng để ra trường thì rất khó(tính đào thải rất cao).
    VN: HS giỏi vào trường công lập(CL), HS yếu vào trường ngoài công lập (NCL).
    NN: HS giỏi vào trường NCL, HS yếu vào trường CL.
    VN: Mục lục để cuối sách.
    NN: Mục lục để đầu sách.

    Một trong những nguyên nhân của tư duy này xuất phát từ lịch sử và văn hóa, cũng như ngôn ngữ.

    Ngôn ngữ:
    Người Việt nói: Đàn chim bay trên bầu trời. (Lấy mình làm chủ thể, làm gốc tọa độ để nói về đối tượng khác, đàn chim là khách thể)
    Nước ngoài: The birds are flying in the sky. (đàn chim bay trong bầu trời, Lấy đàn chim là trọng tâm, là chủ thể,là gốc tọa độ, đặt mình vào vị trí khách thể,người quan sát đối tượng)
    VD tương tự:
    VN: Lũ trẻ chơi ngoài vườn.
    NN: The children are playing in the garden. (Lũ trẻ chơi trong vườn)

    Người Việt luôn thể hiện ý kiến chủ quan về đối tượng, luôn lấy mình là gốc tọa độ, là chủ thể , còn đối tượng đc nói đến lại là khách thể >>> Ý kiến đưa ra thường mang yếu tố chủ quan, phiến diện. Trong khi đó người NN coi mình là khách thể, đóng vai trò quan sát khi nói về đối tượng, lấy đối tượng được nói đến làm trọng tâm, làm chủ thể, làm gốc tọa độ >> Ý kiến đưa ra thường khách quan và chính xác hơn.


    Văn hóa:
    Trong ca dao tục ngữ VN có những câu: Không thày đố mày làm nên, Muốn con hay chữ thì yêu lấy thày,… (Luôn thể hiện tính thụ động, phụ thuộc, dựa dẫm, ỷ lại)

    "có mới nới cũ" << Ý của câu này là phê phán, chê bai những con người gặp những điều mới mẻ mà xa rời những cái đã quen thuộc với mình, tức là những cái cũ, kể cả những hủ tục lạc hậu luôn được khuyến khích duy trì. Trong thời đại hội nhập chúng ta không nên sử dụng câu này nữa, vì như thế là bảo thủ, hẹp hòi. Chúng ta phải luôn luôn vận động, luôn luôn thay đổi, luôn luôn chấp nhận những cái mới, cho dù nó phủ định cái cũ, nhưng nó là cái tiến bộ hơn cái cũ, chúng ta phải luôn luôn xóa bỏ những tư duy cũ kỹ, những lối mòn trong ngành GD.

    "Đất có lề, quê có thói" , nhưng bước ra sân chơi quốc tế mà ta cứ dùng cái lề, thói ấy thì thua là cái chắc.

    Thành ngữ NN: No pain, No Gain ( Nếu không chịu đau thì sẽ không đạt được điều gì).
    You Will Win If You Want (Bạn sẽ thắng nếu bạn muốn). >>> Đề cao tính độc lập, chủ động, sự cố gắng của bản thân, không ỷ lại dựa dẫm).
    Những câu ca dao tục ngữ trong thời đại này có lẽ đã lỗi thời và lạc hậu khi áp dụng, và chỉ nên sử dụng với ý nghĩa lịch sử, văn hóa chứ không nên áp dụng vào thực tiễn.

    Di sản của văn hóa phong kiến vẫn còn di căn đến ngày nay, văn hóa này cũng đề cao vai trò của tập thể, xem nhẹ vai trò của cá nhân, xem nhẹ những người trẻ tuổi. Nếu có thành công là thành công của tập thể (khi đó thì ai cũng có công), thất bại là thật bại của tập thể (khi đó thì chẳng ai có lỗi cả, vì là lỗi của tập thể mà), vai trò của cá nhân bị lu mờ. Khi có lỗi thì người nọ đổ lỗi, đẩy trách nhiệm cho người kia, chẳng ai nhận lỗi, khi có công thì ai cũng nhận về phía mình. Còn nước ngoài thì sao, mỗi một tấm bê tông khi đổ người công nhân phải đóng dấu tên mình vào đó, khi công trình bị nứt hỏng, cứ lật bê tông lên, thấy tên ai thì xử người đó > vai trò, trách nhiệm của cá nhân rất rõ ràng và luôn được đề cao. Trong thời đại này chúng ta nên phát triển văn hóa theo hướng bỏ đi những yếu tố lỗi thời, lạc hậu, tiếp cận với những văn minh hiện đại của quốc tế.

    Văn hóa tiểu nông,ăn xổi ở thì, làm ăn chộp giật, chỉ nhìn thấy cái lợi trước mắt, không nghĩ đến lâu dài.Tiểu nông khi sống bừa bãi, vô trật tự, vô tổ chức. Điển hình như khi mua tem vé tháng xe bus, lên xe, ăn uống , vào sân vận động không bao giờ người VN có khái niệm xếp hàng, tất cả đều nháo nhào, chen lấn, xô đẩy, kéo áo nhau > 1 VD về văn hóa tiểu nông, như vậy thì sẽ nhanh cho 1 số người, nhưng sẽ chậm hơn cho tất cả( VD có 100 người mua tem vé tháng xe bus, nếu xếp hàng lần lượt từng người 1 thì chỉ mất 100 phút là ai cũng mua được, nhưng nếu nháo nhào,chen lấn,xô đẩy sẽ mất 200 phút để ai cũng mua được, như vậy vì không xếp hàng trung bình mỗi người đã mất đi 1 phút vô ích, giả sử trung bình 1 ngày mỗi người VN có 1 lần không xếp hàng thì trong 1 ngày 83 triệu người sẽ mất 83 triệu phút vô ích ( ~ 158 năm),và 1 năm sẽ mất ~57.639 năm vô ích!!!). Người VN còn có thói quen "giờ cao su", tác phong làm việc chưa tốt, đi làm thì muộn 5 > 15 phút, lúc nghĩ làm thì lại sớm hơn 5 > 15 phút, trong giờ làm thì có khi còn lơ là, làm việc khác, còn người nước ngoài thì đi làm không muộn 1 giây (có máy chấm công, nếu muộn 1 giây cũng coi như đi muộn), tác phong làm việc công nghiệp, tập trung tối đa vào công việc, còn 1 phút nữa là hết giờ họ vẫn làm cho hết phút cuối ấy. Có 1 câu chuyện ngụ ngôn khá hay thế này: Năm ấy hạn hạn mất mùa, dân chúng đói khát bèn bắc thang lên trời xin ăn (lúc đó chỉ có người Nga, người Trung Quốc và người VN). Người Nga và người Trung Quốc đến trước gõ cổng trời nhưng Ngọc Hoàng đều bảo Thiên Lôi không được mở cửa. Nhưng khi người VN đến gõ cổng thì Ngọc Hoàng lại sai Thiên Lôi mở cổng ra, Thiên Lôi ngạc nhiên hỏi: "Dạ bẩm Ngọc Hoàng, tại sao lại mở cổng cho người VN ?", Ngọc Hoàng nói: "Có mở ra thì chúng nó cũng không vào được...", Thiên Lôi kinh hãi: "Dạ bẩm Ngọc Hoàng, tại sao lại như thế ạ?", Ngọc Hoàng cười nói: " Vì chúng nó kéo áo nhau!!!"

    Tâm lý trò phải thua thày, trẻ phải thua già coi thường người trẻ còn phổ biến trong xã hội (rất là hãm tài). Cái tâm lý đó cũng là 1 điều cản trở TD ĐL và ST của những người trẻ, làm họ thiếu tự tin khi thuyết trình trước những "cây đa, cây đề". Cứ bảo làm sao mà thanh thiếu niên (TTN) VN lại nhút nhát, rụt rè, thụ động hơn TTN các nước khác, tại sao XH, rồi ngành GD cứ chê bai điều đó khi mà chính TD GD chưa đúng đắn, và cả tư duy của XH còn bảo thủ, cũ kỹ gây ra ? Không chỉ trong học tập, mà trong rất nhiều hoạt động khác TTN luôn bị coi là khách thể, là nhân vật phụ, là đối tượng để cho người lớn phục vụ, tại sao không để TTN là chủ thể, là nhân vật chính ? Mọi người lớn đều đã từng là TTN vậy cũng phải hiểu được 1 chút gì đó tâm lý, mong muốn của TTN chứ?
    Khi TTN làm sai, hoặc sa ngã , người lớn luôn luôn trách móc, phê phán, kết tội TTN, vậy xin hỏi trách nhiệm của người lớn ở đâu khi không tạo ra những sân chơi lành mạnh cho TTN (cả thực lẫn ảo), khi không GD TTN đến nơi đến chốn, đúng cách, đúng mực, khi coi thường TTN, và khi chính người lớn cũng sai trái (tham nhũng, tiêu cực, tội ác, luật bất thành văn,...) ? Một con dao có 2 lưỡi, 1 vấn đề có 2 mặt, có nói đi thì cũng phải nói lại , sao người lớn chỉ nhìn thấy 1 lưỡi của con dao, chỉ nhìn thấy 1 mặt của vấn đề, chỉ có nói chiều đi ?

    Truyền thống tôn sư trọng đạo, kính trên nhường dưới có lẽ cũng nên được thay đổi, nên được hiện đại hóa cho phù hợp thời đại . Bởi vì khái niệm thày và trò có thể hiểu rộng ra là khái niệm người cho kiến thức (Knowledge Provider - KP) và người nhận kiến thức (Knowledge Receiver - KR), như vậy đôi khi trò là KP, thày là KR, và quan hệ cho kiến thức - nhận kiến thức (KP to KR) sẽ vô cùng đa dạng, bởi vì có thể nhận kiến thức từ vô số nguồn từ thực tiễn, sách báo, truyền hình, Internet,...Còn khái niệm kính trên nhường dưới cũng trở thành 1 khái niệm tương đối, chứ không còn đồng nghĩa với ít tuổi - nhiều tuổi như xưa : VD như 1 người mới chỉ ngoài 20 đã bắt đầu chơi chứng khoán, còn người khác ngoài 50 mới bắt đầu chơi, và cái người ngoài 20 tuổi ấy lại là người chơi lâu năm hơn, nhiều kinh nghiệm hơn cái người ngoài 50, như vậy khái niệm trên và dưới nên được hiểu rộng ra là những người đi trước, có nhiều kinh nghiệm hơn trong 1 lĩnh vực nào đó là người trên, người đi sau, ít kinh nghiệm là người dưới.

    Lịch sử:
    Nền văn minh lúa nước, tính cộng đồng rất cao, đề cao vai trò của tập thể (bộ tộc, làng xóm, họ mạc, gia phong,...), vai trò của cá nhân bị lu mờ. Tính cộng đồng là yếu tố mang tính chất ỷ lại, dựa dẫm đã ăn sâu vào tiềm thức qua nhiều thế hệ >> không có chỗ cho TD ĐL và ST > không còn phù hợp trong thời đai ngày nay.

    2)Thay đổi cách hiểu về cặp khái niệm Thày - Trò
    Tại sao chúng ta cứ quan niệm máy móc rằng, người đứng trên bục giảng, đeo thẻ GV thì là thày, còn HSSV ngồi dưới là trò?

    Quan niệm đó rất đúng ở thời xa xưa khi mà trình độ phát triển của XH rất thấp, nhưng hiện nay thì quan niệm đó là chưa đầy đủ, chưa toàn diện. Khi ta đọc cuốn sách của người khác thì ta thu nhận được kiến thức của người ấy, người ấy là thày của ta, mặc dù người ấy không đứng trên bục giảng, không đeo thẻ GV, không làm trong ngành GD. Hoặc khi ta đọc, nghe, xem trên báo, đài, truyền hình, internet nói về 1 người nào đó, rồi từ đó ta học theo cách nghĩ, cách nói, cách làm của người ấy thì người ấy cũng là thày của ta. Còn nếu những GV đứng trên bục giảng nói những toàn điều mà ta đã học rồi, biết rồi, chưa có gì mới, ta không tiếp thu kiến thức nào của GV ấy thì GV ấy không phải là thày của ta. Còn người GV cũng nên thay đổi cách nghĩ: không phải những em HSSV ngồi ở dưới mới/ phải là trò của mình, chỉ cần thấy có người tiếp thu kiến thức của mình, nói và làm như mình thì đó là trò của mình rồi. Còn những em HSSV ngồi ở dưới nghe mình nói mà không tiếp thu kiến thức của mình (có thể em HSSV ấy đã học rồi, biết rồi) thì em đó chưa phải là trò của mình. Và kể cả những người bạn quanh ta, rồi những người mà ta tiếp xúc họ cũng sẽ là thày của ta, nếu họ dạy ta 1 kiến thức nào đó, hoặc dạy ta 1 nghị lực, 1 cách sống, cách nói, cách nghĩ, cách làm hay. Như vậy khi có quá trình cho - nhận kiến thức thì có quan hệ thày trò, ở thời xưa thì quá trình cho - nhận kiến thức là 1 quá trình lâu dài, nhưng trong thời đại hiện nay, quá trình đó có thể diễn ra 1 cách rất nhanh, thậm chí là tức thời [Khi ta tìm kiếm 1 thông tin trên Internet, chỉ cần vài giây ta đã có thể nhận được kiến thức]. Và vì thế việc hoán đổi vị trị thày - trò cũng sẽ diễn ra nhanh chóng, tức thời: phút trước ta là thày(trò), nhưng phút sau ta đã là trò(thày). Như vậy kể cả sách báo, đài, truyền hình, internet cũng có thể là thày của ta. Khái niệm thày - trò cần được mở rộng ra là: Người/vật/sự kiện/hiện tượng cho kiến thức sẽ là thày, còn người/vật/sự kiện/hiện tượng tiếp thu kiến thức sẽ là trò. Một người vừa có thể trong lĩnh vực này là thày, nhưng lĩnh vực khác lại là trò, lúc này là thày, lúc khác là trò, và người trò cũng có lúc, có lĩnh vực là thày. Hơn nữa với hình thức đào tạo trực tuyến E- Learning, lớp học đã trở lên vô hình. không còn phải là 4 bức tường, không cần phải có bàn ghế, phấn , bảng ? Thày và trò không còn phải trực tiếp đứng cạnh nhau(nhưng vẫn có thể nhìn thấy nhau, nghe nhau nói).

    Khái niệm "gõ đầu trẻ" để chỉ việc dạy học là rất đúng ở thời xưa, vì khi đó thày bao giờ cũng già hơn trò. Còn bây giờ có cả khái niệm "gõ đầu già" khi những người cao tuổi được những người trẻ dạy vi tính/ photoshop/ chứng khoán/tiếng Anh,...

    Còn 1 điều quan trọng nữa: người thày lớn nhất chính là thực tiễn cuộc sống, thực tiễn sẽ dạy con người những điều không có trong sách vở, những điều chưa ai làm, chưa ai nói đến,và chưa ai nghĩ đến. Học hỏi từ thực tiễn hơn là học hỏi bất cứ người thày nào(lịch sử và triết học đều thừa nhận. Nhờ thực tiễn mà con người tìm ra lửa, biết nấu chín thức ăn, biết chế tác công cụ lao động, máy móc,...
    Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 là người thày của các nhà kinh tế học.

    Vụ khủng bố 11/9/2001 tại Mỹ là người thày của cơ quan an ninh, chống khủng bố các nước.
    Vụ sóng thần tại Thái Lan năm 2004là người thày của các trung tâm cảnh báo bão trên thế giới.
    Con người đã chế tạo những robot lau cửa kính mô phỏng chuyển động của con nhện, chế tạo máy bay mô phỏng hình thái động lực học của con chim, chế tạo tàu thủy/tàu ngầm mô phỏng hình thái động lực học của con cá, chế tạo robot mô phỏng chuyển động con giun (khoan thăm dò dầu khí, địa chất), chế tạo robot mô phỏng chuyển động con ốc sên. Khi đó con nhện, con cá, con chim, con giun, con ốc sên là thày của con người.

    Nhờ có quả táo rơi vào đầu mà Isaac Newton phát minh ra định luật vạn vật hấp dẫn, Alessandro Volta đã phát minh ra pin do khi ông chạm tay vào 1 xâu gồm các đồng tiền bằng bạc và kẽm ông thấy có dòng điện phát ra. Đó là rất rất nhiều những VD nói về việc con người đã học hỏi từ thực tiễn cuộc sống như thế nào.

    Như vậy nếu như những người đứng trên bục giảng không gắn mình với thực tiễn, mà chỉ có những lý thuyết cũ kỹ, sáo rỗng thì sẽ không thể làm người học hứng thú với việc học. Thậm chí người thày có thể bị lạc hậu hơn người học nữa. Nhiều nhà khoa học, nhà phát minh lớn nhờ học hỏi từ thực tiễn mà có rất nhiều phát minh, phát kiến vĩ đại như Thomas Edison - người Mỹ học chưa xong lớp 4 nhưng đã có hơn 2000 bằng phát minh, tác giả của câu nói nổi tiếng "thiên tài chỉ có 1% là trí thông minh, còn 99% là nỗ lực của bản thân".

    Không nên tư duy rằng việc cho - nhận kiến thức chỉ có 1 chiều từ GV đến HSSV (Teacher to Student), mà GV lại được những người thày ở trên truyền đạt lại kiến thức (Professor to Teacher), tức là chỉ có 1 chiều từ trên xuống dưới. Nếu việc cho - nhận kiến thức chỉ có 1 chiều như thế thì không thể gọi là xã hội học tập, trong một xã hội học tập việc cho - nhận kiến thức phải diễn ra theo nhiều chiều , không chỉ GV đến HS mà còn có chiều từ HS đến GV (student to teacher), GV đến GV (Teacher to teacher), HS đến HS (Student to Student). Và quan hệ đó còn phải là quan hệ qua lại giữa HS/GV với các sự vật/hiện tượng/con người bên ngoài xã hội, ngoài ngành GD, như thế mới gọi là 1 XH học tập, nói như V.I.Lenin " Học trong sách vở, học lẫn nhau và học nhân dân", đừng nên quan niệm phải đến trường đến lớp, phải có thày, phải có sách thì mới là học, đó là 1 quan niệm nửa vời.

    3)Tỷ lệ thực hành/Lý thuyết còn quá thấp.Cần phải tăng tỷ lệ này lên để nâng cao chất lượng GD. Nên chăng XD thật nhiều phần mềm thực hành, thí nghiệm, thực nghiệm ảo, thăm quan ảo 3D trong nhiều lĩnh vực để HSSV có thể dễ dàng ứng dụng, nghiên cứu, và còn tiết kiệm được nhiều hơn là phải tiến hành thí nghiệm thật, thăm quan thật. VD như thay vì đưa HSSV đi thăm quan nhà máy, cao ốc, có thể làm 1 hệ thống thực tại ảo 3D, để có thể ngồi 1 chỗ mà có thể du lịch, tự do khám phá cái nhà máy, cao ốc đó,...Lịch sử và triết học đều thừa nhận : "nhờ lao động mà con người tiến hóa, nhờ lao động mà con người phát triền trí não, phát huy sáng tạo", tức là thừa nhận vai trò của thực tiễn cuộc sống đối với việc phát triển tư duy, sáng tạo. Ấy vậy mà GD VN vẫn còn xem nhẹ thực tiễn, thực hành (có lẽ do cả nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan?).

    4)Thiếu tính định hướng:
    Khi người học hỏi “ Học cái này để làm gì thưa thày” thì một số thày ấp úng, như vậy là thiếu sự định hướng, người thày phải biết học kiến thức đó để làm gì ?

    Việc hướng nghiệp cho người học còn quá hạn chế, như vậy sẽ bỏ xót rất nhiều tài năng lớn (khi người học không được đi theo hướng phù hợp với mình sẽ dẫn đến lãng phí nguồn lực, lãng phí tài năng). VD như: 1 em có năng khiếu thiên bẩm về tin học, nhưng vì việc hướng nghiệp không tốt nên không phát hiện được tài năng của em ấy, em ấy lại đi theo con đường làm nhà báo, như thế thì cái tài năng của em ấy đã bị lãng phí!!

    Không chỉ trong GD mà trong nhiều lĩnh vực khác của sản xuất, khoa học kỹ, thuật , kinh tế, chúng ta rất thiếu tính định hướng (không xác định được sản xuất cho ai, sản xuất ra cái gì, mục đích của sản xuất,...). Câu nói của bác với các nhà báo “Kinh nghiệm của tôi là thế này : mỗi khi viết một bài báo, thì tự đặt câu hỏi : Viết cho ai xem ? Viết để làm gì? Viết như thế nào cho phổ thông, dễ hiểu, ngắn gọn, dễ đọc?” xem ra vẫn đúng cả đối với GD và nhiều lĩnh vực khác, mỗi khi làm gì, đều phải có định hướng.

    Các trường cần gắn chặt công tác đào tạo với nhu cầu thực tế của XH, của các Doanh Nghiệp (DN), của đất nước. Cần phải cung cấp những sản phẩm (SP) mà DN cần chứ không phải cung cấp những SP mà trường có. Hiện nay mối liên kết giữa nhà trường (NT) với DN còn rất rời rạc, yếu ớt, chưa được quan tâm đúng mức. Sinh viên được đào tạo thiếu định hướng, học nhiều lý thuyết chung chung, ít thực hành, thực tế, không chuyên sâu vào 1 hướng nào cả, cho nên khi mới ra trường đại đa số chưa thể làm việc được ngay. Nhiều DN phải đào tạo (ĐT) lại tốn rất nhiều thời gian, côn sức, tiền của, gây lãng phí lớn.

    Bộ nên có quy định chặt chẽ (có thể cưỡng chế) yêu cầu các trường ĐT phải gắn chặt với thực tế của XH, nếu cứ ĐT ra mà không cần biết cái SP ấy khi ra lò có dùng được hay không thì sẽ gây lãng phí lớn cho đất nước.

    NT và DN cần thường xuyên tiếp xúc, gặp gỡ, trao đổi để nêu những khó khăn vướng mắc và cùng nhau tháo gỡ. Các DN nêu rõ yêu cầu của mình về nhân lực (có những phẩm chất gì, chuyên sâu vào hướng nào, số lượng). VD: DN cần 200 lập trình viên Java, 300 lập trình viên C#/C/C+/C++ , cần 150 Designer, cần 50 nhân viên bảo mật (security), có trình độ tiếng Anh C, khả năng tự học, làm việc cường độ cao,...Khi nắm được nhu cầu của DN , nhà trường sẽ có thể phân luồng SV vào các lớp với số lượng như các DN "đặt hàng": 200 SV vào lớp chuyên Java, 300 SV vào lớp chuyên C#/C/C+/C++,... chứ không phải SV nào cũng học tất cả, nhưng cái nào cũng sơ sơ 1 tý, như thế khi ra trường SV sẽ dễ dàng thích ứng với công việc ngay lập tức. Không nên nghĩ khi SV ra trường là NT hết trách nhiệm, cần thường xuyên thống kê xem tỷ lệ SV làm đúng với chuyên ngành ĐT là bao nhiêu % ? , bao nhiêu % làm trái ngành, trái nghề ? Để từ đó có những điều chỉnh thích hợp. Doanh nghiệp có thể hỗ trợ NT kinh phí mua các thiết bị GD, trang bị phòng máy, cấp học bổng cho SV để có thể có chất lượng như mong muốn.

    5)Nên chăng thay đổi tâm lý đề cao trường công hơn trường tư, không phân biệt đối xử giữa trường CL và trường NCL? Chúng ta đã từng kinh hoàng khi có hàng ngàn bài báo nói về những yếu kém, sự thua đau, thất bại thảm hại của hàng loạt các công ty nhà nước trước các công ty tư nhân, các công ty liên doanh, 100% vốn nước ngoài do không chịu thay đổi cách nghĩ, cách làm.
    Được sửa bởi NguoiYeuNuoc.VN lúc 14:23 ngày 06-09-2007 Reason: bổ sung
    Quote Quote

  2. 2 thành viên Like bài viết này:


  3. #2
    Tham gia
    24-08-2007
    Bài viết
    15
    Like
    0
    Thanked 20 Times in 8 Posts
    Nếu không chịu thay đổi TD GD thì rồi đây chúng ta sẽ lại phải đọc hàng ngàn bài báo nói về sự yếu kém, thua đau, thất bại thảm hại của GD CL trước hệ thống GD NCL (trường tư, trường DL, trường liên doanh, trường 100% vốn nước ngoài) khi chúng ta không chịu thay đổi cách nghĩ, cách làm mà cứ ì ra (sức ì, quán tính quá lớn). Và ngày đó chắc cũng không xa đâu, vì tại các TP lớn như Hà Nội, TP.HCM hàng loạt các trường NCL đã mọc lên như nấm sau mưa (trường THPT Việt Úc, trường quốc tế VIP, quốc tế Pháp, RMIT, ĐH quốc tế, Genetic BK, các trung tâm Anh ngữ London, Apollo, Language Link, British Council, American Council,...) và rất thu hút HSSV. Sẽ thế nào nếu như tương lai HSSV sẽ học hết trường NCL , và nhiều trường CL không tuyển đủ chỉ tiêu (số em đăng ký vào ít hơn chỉ tiêu), và đó cũng là những em "vớt vát", không vào được trường tư nên mới "phải" vào trường công. Phải chăng đến lúc mất hết HSSV các thày mới trưng khẩu hiệu " Đã thay đổi Tư Duy" ("Thingking Changed") để kêu gọi các em HSSV quay lại với mình (mất bò mới lo làm chuồng), lại giống như khẩu hiệu " Ở đây bán phở không có Phooc Môn", " Ở đây bán nước tương không có 3MCPD" ?

    6)Tại sao Học Sinh Sinh Viên (HSSV) Việt Nam lại quá nhút nhát ?

    Bởi vì HSSV VN luôn bị tư duy GDVN xem nhẹ, coi là thứ yếu, là khách thể của việc học, trong khi đáng ra phải được coi là chủ thể, là chủ yếu, là trọng tâm, được đề cao hơn người thày, SGK. Chính vì bị coi là khách thể cho nên HSSV mới nhút nhát, thụ động, sợ GV (Bởi vì GV luôn được quá đề cao, coi là trọng tâm, là chủ thể, là gốc tọa độ) ,ngại phát biểu, ngại phản biện, trao đổi với GV và các bạn khác. Còn khi thấy những bạn chịu khó phát biểu, hỏi han thì nhiều bạn khác lại thấy khó chịu, cười nhạo, và cản trở. Còn một số GV thì ngại trả lời, ngại trao đổi với HSSV. Hơn nữa vì luôn được coi là "thấp bé" nhất cho nên HSSV luôn không được cung cấp thông tin, tại sao không minh bạch hóa, công khai hóa mọi thông tin / hoạt động của nhà trường để HSSV nắm bắt, thậm chí là giám sát để tránh tham nhũng, tiêu cực trong trường ? Nếu như HSSV thấy được quyền làm chủ của mình sẽ tự tin, mạnh dạn và từ đó có ý thức học tốt hơn. Trong cuộc gặp giữa công đoàn VN và công đoàn Singapore cuối năm 2006, chúng ta đã bị choáng, bị sốc khi họ đã cho những HS cấp 3, thậm chí là cấp 2 tiếp xúc, tìm hiểu thông tin về công đoàn, còn ở ta thì bao giờ đi làm người lao động mới tiếp xúc với công đoàn, ngơ ngơ ngác ngác như gà mắc tóc >> Cứ bảo làm sao mà thanh thiếu niên (TTN) của ta nhút nhát, rụt rè, bị động hơn TTN nước ngoài >> Có 1 phần lỗi của người lớn khi không cung cấp đầy đủ thông tin cho TTN, thế mà người lớn cứ phê phán, trách móc TTN là sao? Đừng nên chỉ nghĩ HS là HS, là những con gà, là vật thí nghiệm, là những thực thể thấp kém (xin lỗi) hãy quan niệm HS là con người, là những công dân trẻ tuổi, những "người lớn ít tuổi", và hãy tôn trọng HSSV, vì có thể đến 1 lúc HSSV sẽ giỏi hơn thày, và có thể dạy lại cho thày, như vậy sẽ tốt hơn? Người xưa có câu "anh hùng xuất thiếu niên", "hậu sinh khả úy", "tuổi trẻ tài cao",... cũng là sự tôn trọng những người trẻ có tài. Nhà trường có thể được ví như "một nhà nước thu nhỏ", vậy thì hãy phát huy quyền làm chủ của những "công dân thu nhỏ" (HSSV) để phát triển GD đi lên. Một GV ĐH mà Người Yêu Nước biết đã nói " thực ra phần lớn kiến thức mà tôi có được là từ SV", như vậy có nghĩa là SV không phải là thấp kém, là dốt như TD GD của ta còn quy định 1 cách vô hình.

    7)Hiện tượng dấu dốt rất phổ biến trong giới HSSV (không biết nhưng không chịu hỏi thày, bạn), nhưng còn 1 hiện tượng còn nguy hiểm hơn nhiều đó là hiện tượng dấu giỏi cũng phổ biến không kém. Nghe đến đây có thể sẽ có nhiều người phì cười, nhưng đó lại là 1 thực tế không vui chút nào. Khi học cùng với những HSSV dốt, mà đột nhiên lại khoe cái sự giỏi, khoe cái tài của mình ra, sẽ có thể bị những HSSV còn lại coi là chơi trội, bị bắt nạt, bị cô lập, ghen ghét, đố kỵ,... thế cho nên có không ít HSSV phải dấu giỏi. Cũng có rất nhiều thày phải dấu giỏi vì sợ bì trù dập, bị cô lập. Rồi trong rất nhiều lĩnh vực khác nhiều khi người ta cũng phải dấu giỏi vì sợ ý tưởng của mình bị ăn cắp, bị trù dập,... Tuy nhiên nếu cứ dấu giỏi mãi thì dần dần cái sự giỏi ấy nó cũng mai một đi dần, và đến 1 lúc nào đó sẽ mất hẳn, và lại trở thành người dốt. Phải có cơ chế/chính sách/ biện pháp như thế nào để không có những HS phải dấu dốt, và quan trọng hơn không còn những HSSV, thày phải dấu giỏi ???

    8)Chính vì tư duy GD VN như thế đã bóp chết tư duy, bóp chết sáng tạo của người học và thậm chí cả người dạy nữa(khi không có HSSV nào tư duy, sáng tạo, hỏi han, phát biểu, phản biện thì người GV sẽ không động não, họ bị ì , thậm chí là “sợ” bị hỏi, sợ mất mặt, tâm lý “thua” của GV sẽ nặng nề khi tư duy GD đặt họ ở “tít trên cao”, còn HSSV thì ở “tít dưới đáy”, “tít trên cao” mà lại “thua” tận dưới đáy thì ê mặt quá). Nếu GD chỉ đào tạo ra những con người kém thày thì làm sao mà phát triển đất nước đi lên, phải làm sao để có rất rất nhiều người vượt thày , trở thành thày của thày cũ thì mới phát triển đi lên được chứ. Vì TD như thế cho nên HS không có ý chí vượt thày (vì "thày đã thiêng liêng như thế thì làm sao mà mình vượt lên được"). Nên chăng có khẩu hiệu nào đó nói về việc HSSV phải vượt thày VD như " Trò hơn Thày là yêu nước", " Thế hệ trẻ không kém những bậc đi trước" để dấy lên 1 phong trào trong toàn giới HSSV cố gắng vươn lên trong học tập để vượt qua thày, phản biện, hỏi khó thày >> phát triển GD đi lên.

    9)Tư duy ở đây phải là tư duy độc lập. Cần phân biệt rõ tư duy phụ thuộc (dependent thinking) và tư duy độc lập (independent thinking): TD phụ thuộc là suy nghĩ dựa vào ý kiến/hệ ý thức/thế giới quan của người khác (đứng ở gốc tọa độ của ý kiến/hệ tư duy của 1 người nào đó để mà quan sát đối tượng >> ý kiến đưa ra mang yếu tố chủ quan, luôn dựa vào người khác, đi vào lối mòn, không vượt thoát ra được, không có sáng tạo), TD ĐL nghĩa là suy nghĩ chỉ dựa vào quan điểm/ thế giới quan của mình thôi, chứ không phụ thuộc vào ý kiến/hệ ý thức/ thế giới quan của bất cứ ai khác (đứng ngoài gốc tọa độ của người khác để quan sát đối tượng, như vậy có thể quan sát sự vận động của cả đối tượng và cả hệ tư duy của người khác, có thể đặt đối tượng vào nhiều hệ tọa độ khác nhau để mà quan sát, do đó có thể so sánh, phân tích, phản biện >>> Ý kiến đưa ra sẽ khách quan, sắc sảo, thực tế hơn). Ở VN hiện nay TD của đại đa số HSSV vẫn còn dựa dẫm nhiều vào SGK vào thày (TD phụ thuộc), chứ vẫn chưa có TD ĐL, nếu như đại đa số HSSV đều có TD ĐL thì có phải là sáng tạo sẽ được phát huy vô cùng hay không? Nếu đặt mình vào thế giới quan của người khác để mà TD thì làm sao TD của ta vượt lên trên thế giới quan của người khác để mà sáng tạo được. Sau đây xin được viết tắt tư duy độc lập là tư duy (TD ĐL = TD) cho ngắn gọn.Phải trang bị cho HSSV phương pháp tư duy độc lập !!!

    10)Về ngày nhà giáo:
    Đặt ra ngày nhà giáo VN cũng thể hiện sự quá đề cao GV và xem nhẹ HSSV. Trong ngày này cũng nảy sinh những tiêu cực như các em HS thường xuyên "lễ vật", "sính lễ", “ đi lễ”, "cống lễ" thày thì thày quý, thày ưu tiên, các em nghèo không “đi lễ” được thì bị thày ghét , thờ ơ,…

    Rồi đây việc "đi lễ" và "nhận lễ" (theo hướng tiêu cực) thành thói quen rồi chúng ta sẽ có những công dân giỏi việc đút lót, có những người chuyên nhận hối lộ. Sẽ có người phản bác "đó là truyền thống, là văn hóa ngàn đời nay, không thể thay đổi được", nhưng nếu cái truyền thống, cái văn hóa đó là hủ tục, lạc hậu, cản trở sự phát triển của đất nước thì cũng nên thay đổi lắm chứ. Truyền thống đốt pháo, truyền thống họp chợ bất cứ đâu, truyền thống tảo hôn (cũng rất cao quý, thiêng liêng),... có thể thay đổi thì tại sao TD GD không thể thay đổi ?

    Nên chăng ta thay từ "lễ" bằng từ "kính", vì từ "lễ" có hàm ý đặt người trò ở phía dưới, còn từ "kính"(kính trọng, tôn kính) thì nâng cao vai trò của người trò với người thày lên 1 chút hay chăng? Trong ngày này cũng tốn kém rất nhiều của cải của toàn xã hội (XH), tiền hoa, quà biếu, xăng xe, gây ùn tắc, tai nạn giao thông, vừa mất người lại vừa mất của. Nên chăng ta để số tiền đó để tăng lương cho GV, hoặc cải tiến ngày này theo phương châm đơn giản, hiệu quả, tránh tiêu cực, tránh quà biếu có giá trị,...

    Quan hệ thày - trò nhiều khi hoán đổi cho nhau, khi người trò cung cấp kiến thức mới cho thày thì khi đó quan hệ này đã được hoán đổi, sẽ đến 1 lúc mà 2 vai trò này bị xóa nhòa. Như vậy có nên quá đề cao người thày hay không? Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin và internet, người học có thể khai thác được rất nhiều thông tin mà người thày cũng chưa kịp cập nhật.
    Đề cao người thày hơn trò là điều tối kỵ của bất kỳ 1 nền GD tiên tiến nào, ấy vậy mà chúng ta lại phạm vào điều cấm kỵ ấy.

    11)Hiện tượng "đọc - chép” vẫn còn khá phổ biếntừ tiểu học cho đến trung học, vậy nên có thể sẽ phát sinh ra khẩu hiệu nữa là “đọc tốt – chép tốt” để cạnh tranh với “dạy tốt – học tốt “ chăng ? HSSV như những robot được sản xuất hàng loạt với bộ não đã đc các thày lập trình sẵn, tất thảy đều nói giống nhau, nghĩ giống nhau, làm giống nhau theo những gì đã được lập trình. Làm sao phát huy tư duy, sáng tạo của HSSV khi GD như thế. Nhiều khi được thày giao làm gì đó các em HSSV chỉ mong làm cho thật nhanh, hoàn thành “trách nhiệm, nghĩa vụ được giao”, để rồi sau đó nghỉ ngơi, xả láng (vì tư duy GDVN coi họ là khách thể, là thứ yếu, chứ họ đâu có phải là chủ thể đâu mà cố gắng).

    12)Như vậy cần phải thay đổi tư duy GD, coi người học là trung tâm, trọng tâm, là chủ yếu, là gốc tọa độ, là chủ thể của việc học. Như vậy HSSV sẽ chủ động, tự tin, năng nổ, tư duy, sáng tạo, chủ động hơn trong việc học. Còn hãy để người thầy đóng vai trò hướng dẫn, kiến thiết đường cho HSSV tự đi theo những cách khác nhau, bằng những con đường khác nhau, bằng những phương tiện khác nhau, để cho trăm hoa đua nở, GD đi lên.

    Hội nhập quốc tế mà ta lại không chịu TD ở tầm quốc tế, không chịu làm theo đẳng cấp quốc tế, cứ "ta về ta tắm ao ta" thì liệu có sánh vai được với các cường quốc năm châu như lời Bác dặn hay không? Ta cứ TD ở tầm VN mà lại cứ muốn có chất lượng GD quốc tế, như vậy có phải là tự đặt mình vào thế bế tắc hay không? Liệu chúng ta có hòa mình được vào bể lớn hay không hay mãi mãi chỉ là cái ao tù ? Vài trò của thày được đề cao hơn trò chỉ đúng ở thời xa xưa, còn trong kỷ nguyên bùng nổ CNTT và Internet nó không còn phù hợp nữa. Cần phải theo chuẩn GD quốc tế, đề cao trò hơn thày, lấy người học làm gốc tọa độ, làm trọng tâm, làm chủ thể của việc học. Nếu chúng ta cứ mãi bảo thủ, cứ mãi nói "quốc tế là quốc tế, VN là VN, không thể thay đổi được", sợ đánh mất bản sắc dân tộc, vân vân và vân vân thì làm sao có chất lượng quốc tế? Cái mới , cái tiến bộ bao giờ cũng rất khó được chấp nhận (triết học và lịch sử đều thừa nhận), với xã hội á đông thì lại càng khó hơn, với xã hội VN lại càng khó gấp bội, nhưng nếu không thay đổi thì đừng mơ đến chất lượng quốc tế, thậm chí chất lượng đông nam á cũng đừng mơ nốt, hãy cứ bằng lòng, viên mãn với chất lượng VN, chất lượng đông dương thôi. Chúng ta không nên dùng TD VN khi bước vào sân chơi quốc tế, như vậy sẽ thất bại thảm hại, thay vào đó chúng ta hãy vận dụng linh hoạt và sáng tạo TD quốc tế vào tình hình VN (giống như Bác đã vận dụng chủ nghĩa Mác Lê vào VN) , làm như vậy chất lượng GD sẽ tăng lên dần dần, rồi sẽ đến tầm ASEAN, đến tầm châu á, và quốc tế. Bước ra sân chơi quốc tế mà ta cứ áp dụng "đất có lề, quê có thói" thì thua là cái chắc.

    13)Giáo dục đại học:
    Vừa qua trên thời sự có đưa tin về việc cục khảo thí chất lượng GD Hoa Kỳ nhận xét rằng: GD Đại Học (ĐH) VN còn có nhiều hạn chế, SV phải học quá nhiều môn, chương trình quá gò bó, cứng nhắc, gượng ép. Thiết nghĩ chương trình ĐH nên co giãn, uyển chuyển hơn, hướng người học làm trọng tâm, tạo thế chủ động cho SV, nên chăng chỉ học kiến thức cơ bản trong 1 năm đầu thôi, từ năm thứ 2 sẽ bắt đầu học chuyên môn, như vậy SV có nhiều thời gian hơn để gắn kiến thức với thực tiễn, sẵn sàng bước vào làm việc hơn khi ra trường, chứ như hiện nay SV ra trường vẫn chưa thể sắn tay áo vào công việc ngay được, mà lại phải đào tạo lại,... Trên báo Lao Động GS. Nguyễn Văn Đạo(ĐHQG HN) (
    http://www.laodong.com.vn/Home/xahoi.../13076.laodong
    http://www.laodong.com.vn/Home/xahoi.../13298.laodong
    http://www.laodong.com.vn/Home/xahoi.../13493.laodong
    http://www.laodong.com.vn/Home/xahoi.../13686.laodong )
    có nói rằng bộ GD ĐT tự biến mình thành BGH của các trường ĐH, nhận xét này cũng k0 có gì là quá lời khi bộ can thiệp quá sâu vào chương trình, vào chuyên môn của các trường, không để các trường ĐH có sự chủ động trong khi mỗi trường ĐH có những đặc thù rất riêng, không thể để tất cả các trường đều phải nằm trong “cái khung” của bộ GD & ĐT.

    14)Ngành GD kêu gọi XHH GD nhưng lại chỉ quan tâm đến ý kiến của những người có học hàm, học vị cao, mà những người này lại là những người trong ngành GD >>> cái vòng luẩn quẩn, kêu gọi nửa vời. Đã gọi là XHH thì phải là toàn dân, ai có ý tưởng, sáng kiến hay thì dùng, không quan trọng người đó như thế nào.

    15)Thẳng thắn nhìn nhận:
    Nếu lấy hệ quy chiếu(HQC), gốc tọa độ(GTĐ) ở VN thì GDVN lúc nào cũng được coi là "phát triển rực rỡ" và "đạt nhiều thành tựu vượt bậc", "đóng góp vô cùng to lớn", "vượt chỉ tiêu",... nhưng nếu đặt GDVN vào 1 HQC khác, 1 GTĐ khác, trong HQC, hệ tọa độ (HTĐ) ấy có cả những nền GD khác thì GDVN tiến rất chậm. Trong khi các nền GD khác tiến nhanh vù vù thì VN cứ bò như ốc sên. Theo định nghĩa về vận tốc tương đối thì GDVN đang đi lùi so với các nền GD khác ( 1 vật có tốc độ rất chậm đc coi là đi lùi so với 1 vật có tốc độ rất nhanh). Cũng theo định nghĩa về vận tốc tương đối: những nền GD tiên tiến có vận tốc lớn và gia tốc cũng rất lớn (liên tục thay đổi cách nghĩ, cách làm), còn GDVN có gia tốc quá nhỏ (sức ì , quán tính quá lớn, lề thói cũ không chịu thay đổi) cho nên tốc độ đi lùi của VN ngày càng lớn. Tại sao GD Pháp họ dám thừa nhận mình yếu kém (vừa rồi trên VTV1 có nói), mà ta thua họ đến 100 năm (vẫn theo VTV1 nói) vẫn không dám thẳng thắn thừa nhận mình yếu kém (dùng từ yếu kém là còn lạc quan, vì ta thua cái yếu kém của họ(Pháp) đến 100 năm thì phải dùng từ nào đó thấp hơn yếu kém chứ, như tồi tệ chẳng hạn<xin lỗi>)? Bác Hồ đã dạy rằng cần phải nghiêm chỉnh phê và tự phê, và người xưa có câu "đánh kẻ chạy đi không ai đánh kẻ chạy lại", nếu biết nhận mình yếu kém, tồi tệ (xin lỗi), cũng đồng nghĩa sẽ biết cách vượt lên để không tồi tệ (xin lỗi), không yếu kém nữa, nhân dân sẽ luôn dang rộng vòng tay tha thứ. Nếu không nhận mình tồi tệ(xin lỗi), yếu kém sẽ chẳng bao giờ khá lên được!!!

    16)Các hiện tượng tham nhũng, tiêu cực trong nhà trường, rong XH xảy ra công khai, trắng trợn ngay trước mặt HSSV như 1 lẽ tất yếu của cuộc sống >>> sẽ có tác động rất xấu đến HSSV: hoặc là HSSV sẽ noi gương cái xấu, adua, làm theo cái xấu, hoặc là HSSV sẽ có tâm lý hoang mang sợ sệt, đã nhát lại càng nhát hơn, và có thể dẫn đến tâm lý cười nhạo, chế giễu các thày, chế giễu ngành GD. Đó cũng là 1 nguyên nhân làm hạn chế TD ĐL, ST của thày và trò, và còn làm suy đồi đạo đức của XH, thoái hóa giống nòi. Có công bằng hay không khi các em HSSV đi học muộn, không làm bài,... thì bị phạt, bị kỷ luật còn các thày đi dạy muộn, chưa chuẩn bị giáo án thì không bị phạt?
    Liệu rằng các em HSSV có tâm phục, khẩu phục hay không? Rồi thì người tài giỏi đến mấy, học nước trong, nước ngoài, bằng Th.S, TS ở nước ngoài vẫn không được trọng dụng như "con ông, cháu cha" chỉ học trung cấp, cao đẳng hay tại chức. Việc tuyển dụng nhân sự thiếu công khai, minh bạch đã dẫn đến những con người kém đức, kém tài được tuyển dụng vào những vị trí tốt, cứ bảo làm sao mà không chảy máu chất xám ? Hơn nữa như thế thì HSSV sẽ mất động lực phấn đấu, vì có cố gắng đến mấy vẫn thua "con ông, cháu cha", liệu rằng những người tài giỏi được đào tạo ở nước ngoài nhưng không có quan hệ rộng, không có ô dù có được trọng dụng hay không? Rồi những thanh thiếu niên có cha mẹ làm to, ỷ lại, dựa dẫm, không có ý chí tu dưỡng phấn đấu, vì đã được đảm bảo những công việc, vị trí mà nhiều người mơ ước, có trở thành những công dân tồi hay không? VD như Mai Thanh Hải, con thứ trưởng bộ thương mại Mai Văn Dâu, học tại chức ĐH Thương Mại, nghiện ma túy nặng, nhưng vẫn được làm chuyên viên vụ XNK - bộ thương mại, có nhiều thanh niên như vậy thì có phải là HSSV sẽ mất ý chí phấn đấu hay không? Việc thi tuyển cán bộ, công chức nên chăng ta cũng làm quyết liệt như đối với thi tốt nghiệp và thi ĐH: cũng đánh số báo danh, dọc phách, xáo trộn tên, vị trí khả nghi, lắp camera,... Phải chăng cái căn bệnh quan liêu, căn bệnh hành dân, căn bệnh trù dập người khác, tham nhũng, tiêu cực,... được học từ chính nhà trường, từ chính các thày cô ???
    17) Khôi phục chủ nghĩa dân tộc:
    Bao trùm lên xã hội ta là tâm lý "sợ Tây", "thua Tây", sính ngoại, khinh nội , "hàng nội thua hàng ngoại, người ta thua người Tây". Những nhãn hiệu thời trang như DKNY, Gucci, Versace, La Coste luôn được coi là sành điệu, cao cấp, thời thượng vì "đẳng cấp quốc tế", "thương hiệu quốc tế" của nó, nhưng thực ra thì chất liệu, chất lượng sản phẩm cũng không hơn hàng VinaText, Thăng Long, Việt Tiến, Nhà Bè, chỉ có điều VN ta chưa hình thành khái niệm về phát triển, quảng bá thương hiệu thời trang cho lắm, mà mới chỉ đơn giản là thương hiệu quần áo, còn họ đã có thương hiệu nổi tiếng TG. Rồi thì KFC, BBQ Chicken, Vịt quay Quảng Đông, chè Thái Lan, Ếch Xinh (cháo ếch Singapore) cũng áp đảo hàng nội khi vừa xuất hiện, hàng hóa của VN mà người VN thì thờ ơ, cả trong lĩnh vực nông nghiệp vốn là thế mạnh của VN nhưng khi các Cty thức ăn chăn nuôi TomBoy, công ty bảo hiểm nông nghiệp nước ngoài nhảy vào đã chiếm lĩnh thị trường. Thời đại hội nhập nhưng chúng ta chủ yếu là thụ động chờ nước ngoài đến hội nhập chứ còn ít chủ động đi ra bể lớn để hội nhập với TG. Cả khi chơi chứng khoán ta thấy Tây làm gì cũng bắt chước làm theo. Khi các công ty, ngân hàng, tập đoàn bán lẻ nước ngoài đến VN luôn được người VN chào đón rất nhiệt tình hơn các Cty trong nước, mà họ đến đâu thì các Cty của ta co vào đến đấy, họ thì chiếm lĩnh đến đấy. Người xưa có câu "biết người biết ta trăm trận trăm thắng", nếu ta hiểu rõ người nước ngoài, ta cũng thông minh, khôn ngoan như người nước ngoài, ta cũng có cách nói, cách nghĩ, cách làm giống họ thì lo gì ta không thắng họ trong mọi lĩnh vực? Người Nhật có chiến lược đưa món Suishi của họ đi khắp thế giới, nếu VN cũng có thể đưa bún, phở, giò chả, nem chua,... đi khắp nơi trên TG thì ta cũng không thua kém gì họ. Đưa sản phẩm của ta ra nước ngoài cũng có nghĩa là đưa cái văn hóa, bản sắc dân tộc, lịch sử của ta cho bạn bè QT biết tới. Nếu chúng ta không thể loại bỏ tâm lý "sính ngoại, khinh nội" đang phổ biến thì cái hồn thiêng đất nước, chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa yêu nước đang dần dần phai nhạt trong tâm trí của mỗi người VN 1 cách âm thầm, lặng lẽ. Đâu rồiHào Khí Đông A, đâu rồi tinh thần Đông Kinh Nghĩa Thục, đâu rồi khí thế sục sôi những năm kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, lẽ nào tất cả chỉ còn là lịch sử, chỉ còn là dĩ vãng. Tại sao chúng ta không thể phát huy những truyền thống đó để mà có khí thế hừng hực chấn hưng đất nước, khí thế chủ động tiến công hội nhập, tiến công vào khoa học kỹ thuật,...Đó chẳng phải là cách dạy và học lịch sử tốt nhất hay sao?
    18)Chất lượng Giáo Dục:
    Hàng năm ngành GD đều công bố thành tích về số cử nhân, kỹ sư, GS, TS, ThS đào tạo được, nhưng không công bố về chất lượng của những người được đào tạo đó ra sao ?
    Được sửa bởi NguoiYeuNuoc.VN lúc 15:41 ngày 06-09-2007

  4. 3 thành viên Like bài viết này:


  5. #3
    Tham gia
    24-08-2007
    Bài viết
    15
    Like
    0
    Thanked 20 Times in 8 Posts
    Nhiều doanh nghiệp chỉ tuyển được 1 lượng rất nhỏ những người được đào tạo ra, còn đa số là không dùng được, họ lại phải lăn lộn làm nhiều việc trái nghề để mưu sinh( nhiều người sau khi học ĐH phải lao động chân tay), như vậy con số thành tích đó có phải là con số kém giá trị thực tế hay không, và bao nhiêu tiền của đổ xuống sông, xuống biển hay không?
    Nếu chúng ta chỉ đào tạo ra những con người chỉ biết làm việc 1 cách dập khuôn, máy móc, theo sách vở, và tất cả ai cũng như ai: nói giống nhau, nghĩ giống nhau, làm giống nhau thì đất nước sẽ ngày càng đi thụt lùi, ngành GD cần phải đào tạo ra những con người biết tư duy độc lập và sáng tạo không giới hạn, chỉ có như thế đất nước chúng ta mới hóa rồng được. Nếu như 83 triệu người Việt Nam đều nói khác, nghĩ khác, làm khác nhau (TD ĐL và ST), như thế có phải vô số ý tưởng mới sẽ ra đời, đưa đất nước chúng ta đi lên hay không? Chúng ta phải đào tạo ra những con người biết TD ĐL , biết ST, biết nói khác, nghĩ khác, làm khác nhau thì mới phát triển nhanh được.

    Đặt chỉ tiêu đào tạo 1 cách chủ quan, duy ý chí. Ngành GD đặt ra các chỉ tiêu: đào tạo 20.000 tiến sĩ đến năm 2020 (VD thế), bao nhiêu cử nhân, bao nhiêu kỹ sư,... có tính đến các yếu tố khách quan hay không? Việc đào tạo 1 cách ồ ạt như thế có lặp lại bài học cải cách ruộng đất, bài học đại công trường ở Hà Giang hay không? Đào tạo ra 100 kỹ sư rồi chỉ có 10 kỹ sư dùng được thì đào tạo nhiều để làm gì? Sao không đào tạo 50 người để rồi cả 50 đều dùng được?

    Chúng ta còn mang nặng tính hình thức hơn là thực chất: tổ chức 1 cuộc thi kiến thức ngoại khóa mà "bắt" các trường phải tham gia 100% >> Nhiều nơi nhà trường làm 1 bài thi mẫu, sau đó Photocopy ra nhiều bản để các em HS thi nhau chép nguyên văn >> Chỉ có tính hình thức, đối phó, chống chế.

    19)Các thày cô có nên đặt nặng tâm lý "thắng - thua" lên HS khi mà ngành GD muốn phân luồng HS? Liệu những lời nói mang nặng tâm lý thắng thua, mang ý dọa dẫm(xin lỗi) (các thày cô khi muốn HS học tốt lại nói rất to, vẻ mặt nghiêm trọng, căng thẳng,...) của các thày có giúp HS học tốt hơn, chăm chỉ hơn, hay lại càng gây áp lực tâm lý nặng nề, sức ép lên các em HS, gây tác dụng ngược lại là làm giảm kết quả học tập, các em HS sinh ra chán nản, buông xuôi. Khi mà không đạt kết quả như mong muốn dễ gây tâm lý thua, có thể dẫn đến chơi bời, đua đòi, thậm chí là tự tử. Trong 1 bộ phim Trung Quốc, để khuyến khích các SV của mình cố gắng học tập vươn lên và mơ ước, khi ngồi tâm sự với các SV, 1 vị Giáo Sư đã ôn tồn nói về những trải nghiệm của đời mình, những ước mơ, hoài bão của tuổi trẻ, khi nghe xong tất thảy SV đều thấy vui vẻ, phấn khởi, tinh thần thoải mái và có ý chí quyết tâm hơn, nếu như những người thày của ta cũng được nhưng vị GS nọ thì thật là tuyệt vời.

    20)Nên Đặt ra các quy chuẩn trong GD:

    Nên chăng quy định rõ các tiêu chuẩn như: số GV/ sinh viên, Số TS/sinh viên, quy định sĩ số của 1 lớp trong từng bậc học, từng địa phương ra sao, phòng học của HSSV phải thế nào ( chiều cao của trần nhà, chiều rộng, dài), quy định rõ diện tích/ thể tích tối thiểu trên 1 đầu học HS, VD 2m2/hS, 2m3/HS , 1 lớp học có tối đa 40 HS, độ sáng của phòng học bao nhiêu cadimi/m2 như vậy sẽ tránh được HSSV bị cận thị, bị lác?

    Nên chăng thiết kế các loại bàn ghế có khả năng điều chỉnh độ cao, độ nghiêng cho phù hợp vóc dáng của từng em HS, qua đó có thể tránh được hiện tượng vẹo cột sống do bàn ghế quá cao hoặc quá thấp.

    Số đèn/quạt trên 1 diện tích phòng học ? Số cửa sổ ? Độ cao của bàn ghế và các yếu tố khác của bàn ghế phải ra sao đối với từng lớp học, từng cấp học (tiểu học ra sao, THCS ra sao, THPT ra sao?), Bảng học phải như thế nào,không lóa, phấn viết ?, Yếu tố âm thanh phải trải đều khắp phòng khi thày nói (tường phải nhẵn để truyền âm thanh tốt, hoặc có Micro,loa) . Nếu như lớp học quá đông thì sẽ có 1 số lượng không nhỏ các em HS không thể tiếp thu được bài >> Học kém > tiêu cực > trở thành 1 công dân không tốt. Như vậy tình trạng thanh thiếu niên hư hỏng cũng có 1 phần trách nhiệm của ngành GD?

    21)Chúng ta đã thấy khi chuyển từ kinh tế bao cấp lên kinh tế thị trường đã có những thay đổi rất đáng kể, vậy khi Chuyển từ GD bao cấp lên GD thị trường chắc sẽ có những thay đổi mang tính căn bản? Thị trường hóa GD không có nghĩa là số người được đi học sẽ ít đi, hãy xem khi chuyển từ nền kinh tế bao cấp lên kinh tế thị trường người dân không những không bị thiếu thốn đi mà còn sung túc, đủ đầy hơn, khi chuyển từ bóng đá bao cấp lên bóng đá chuyên nghiệp (thị trường) chất lượng đã tăng lên rõ rệt hay sao? vậy khi chuyển từ GD bao cấp lên GD thị trường chắc sẽ có những chuyển biến tích cực. Chúng ta không cần phải làm ồ ạt , mà có thể làm dần dần từ các TP lớn như TP.HCM >> Hà Nội >> Hải Phòng >> Đà Nẵng >> Cần Thơ , rồi kinh phí thu được, ta cân đối với GD bao cấp ở các vùng còn nghèo hơn, cứ làm dần dần để nâng cao dần dân trí ở các vùng này, khi dân trí lên thì kinh tế phát triển lên, các vùng ấy sẽ giàu lên, lúc đó tại lại tiếp tục giảm bao cấp, tăng dần tính thị trường, rồi dần dần sẽ mất hẳn tính bao cấp, và chúng ta sẽ có 1 nền GD thị trường đầy đủ giống như 1 nền kinh tế thị trường đầy đủ. Những vùng nào không thị trường hóa được thì không cần thiết phải làm vậy. Hơn nữa chính vì GD bao cấp yếu kém, HS không tiếp thu được bài ở trường mới đẻ ra chuyện học thêm - dạy thêm tràn lan, thử tượng tượng mỗi em HS học thêm 3 buổi/tuần, học phí 5000đ/buổi, 1 tháng sẽ mất thêm 60.000đ học phí học thêm, chưa kể còn tiền bút, vở, giấy photo, photocopy, điện thoại, xăng xe,... phục vụ cho học thêm, người thày cũng lại mất thêm rất nhiều tiền phục vụ cho nó, còn chưa kể đến những hệ lụy của dạy thêm - học thêm tràn lan: đua đòi ăn chơi, trốn học, nói dối đi học thêm để đi chơi, lấy tiền học thêm để đi chơi, tai nạn giao thông,.... Nguy hiểm hơn là còn dẫn đến tâm lý "học ở trường là phụ" , "học thêm là học chính" ở HS. Còn người thày thì cũng phát sinh tâm lý ở trường dạy không nhiệt tình, qua loa, quýt luýt, chỉ dạy những kiến thức cơ bản, cứ dạy thế còn HS có hiểu hay không thì không cần biết, HS có hỏi thì thày cũng trả lời qua quýt cho xong chuyện, rồi để dành những kiến thức nâng cao, kỹ năng, bổ sung vào giờ học thêm (nếu ở trường dạy hết thì HS còn đi học thêm làm gì) >>> Như vậy CL GD sẽ ngày càng đi xuống. Giả sử 1 HS 1 tháng trung bình mất 100.000đ học thêm thì nhân lên với số HS trên cả nước sẽ tốn bao nhiêu? Như vậy khi thị trường hóa GD thì CL GD tăng lên, HS tiếp thu được kiến thức ngay ở trường, không cần phải đi học thêm nữa >>> triệt tiêu được việc dạy thêm - học thêm tràn lan, tiết kiệm vô số tiền của, công sức, thời gian của toàn xã hội. Nên làm cho HSSV hiểu được họ đang học cho chính bản thân mình, cho tương lai của mình, tương lai của đất nước chứ không phải học cho ai khác, và họ phải học thật lực để "đáng đồng tiền bát gạo", xứng đáng với số tiền mà PH bỏ ra để "mua" kiến thức cho họ, muốn như vậy phải coi GD là 1 loại hàng hóa. Chứ như hiện nay vì GD bao cấp nên HSSV họ cứ có cảm giác như họ đang học cho ai đó chứ không phải đang học cho họ thì làm sao mà GD đi lên ? Hơn nữa vì GD yếu kém nên sẽ có rất nhiều HSSV đi du học, như vậy có phải là lãng phí rất nhiều tiền của hay không ? Trong khi nếu GD trong nước tốt sẽ có ít người đi du học hơn, như vậy cũng là tiết kiệm rất nhiều cho XH hay sao? Hơn nữa nếu HSSV đi du học dễ dẫn đến chảy máu chất xám, nếu GD trong nước tốt, có phải là sẽ tận dụng được lượng chất xám rất lớn này hay không? Việc tăng học phí để thị trường hóa GD là cần thiết, nhưng nên làm từ từ, dần dần từng bước chứ không phải làm ồ ạt, có thể tăng học phí từ từ: đầu tiên là gấp 1,5 lần, sau đó là gấp 2,... Và làm từ những TP lớn trước rồi mới đến các TP nhỏ,...Mỗi việc làm đều có 2 mặt lợi và hại, nhưng nếu thấy cái lợi nhiều hơn thì nên làm, chứ đừng chỉ thấy 1 chút hại là đã không làm, để mất cái lợi lớn.

    22)Chương trình học của ta còn quá nặng nề về lý thuyết, còn mang tính chất lý lẽ, giáo điều, sáo rỗng (xin lỗi) ,,sách dành cho HSSV VN mà toàn lấy VD ở xa tít, đâu đâu trên TG (giáo điều<xin lỗi>), nên chăng ta cứ lấy VD ở VN sẽ thực tế, bớt giáo điều hơn (xin lỗi) ,yếu tố thực hành rất hạn chế, hoặc chỉ mang tính hình thức(Nếu HS không làm được, thày cô sẽ làm hộ học sinh <"cho nhanh" vì thời gian thực hành có hạn>, vậy là làm hại HS), thậm chí học chay, dạy chay( trong khi các nền GD khác tỷ lệ thực hành/ lý thuyết rất cao, thậm chí thực hành nhiều hơn lý thuyết). HS VN chỉ đơn thuần học kiến thức tự nhiên, còn những kiến thức khác như: thể chất, giới tính,kỹ năng đọc sách, kỹ năng tự học, tự nghiên cứu, kỹ năng trình bày/thuyết trình , kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng nói trước đám đông,... thì chưa được dạy hoặc còn rất hạn chế. Như vậy HS VN thường phát triển không đều.

    Nếu như đào tạo lệch thì có thể sẽ cho ra những "bác học ngốc ngếch", tức là trong lĩnh vực chuyên sâu của mình thì cực kỳ sáng suốt, nhưng lại rất ngô nghê trong các lĩnh vực khác, chẳng hạn nếu 1 nhà bác học cứ phát minh ra liên tục, nhưng lại không đăng ký bản quyền, không biết cách quảng bá, thương mại hóa sản phẩm của mình, không biết cách trình bày về phát minh, sản phẩm của mình, không biết trình bày 1 báo cáo/ 1 công trình khoa học, như vậy những phát minh của ông ta cứ nằm trong phòng thí nghiệm, trên giấy không đưa được vào cuộc sống để phát triển đất nước, như vậy có phải là làm chậm tiến trình phát triển của đất nước hay không?

    Chúng ta chỉ thi ĐH có 3 môn , trong khi ở Trung Quốc họ thi 6 môn, phải chăng yếu tố đó cũng làm cho HS VN học lệch, gây ra tâm lý môn chính(môn thi) - môn phụ (môn không thi). Tức là với môn chính sẽ học quyết liệt, tận tâm, còn môn phụ thì học đối phó, chống chế.

    Còn các nền GD tiên tiến họ dạy rất đồng đều, cả những kiến thức tự nhiên lẫn những kiến thức ngoại khóa, những kiến thức đó cũng quan trọng không kém kiến thức tự nhiên. Cứ bảo làm sao mà HSSV VN nhút nhát, rụt rè, thụ động hơn HSSV nước ngoài. Họ đến VN mà lại như là chủ, còn ta là chủ nhà mà cứ như khách. Một nhà khoa học không biết trình bày những nghiên cứu của mình, ngượng nghịu, ấp úng, bối rối khi nói trước đám đông ở nước ngoài thì thật buồn cười, nhưng ở ta thì đó lại là chuyện rất bình thường. Không ít giáo trình ĐH của ta được dịch từ sách của Liên Xô cũ từ những năm 60, như vậy khi HS những cuốn sách này SV của chúng ta đã bị lạc hậu đi tới 40 -> 50 năm, như thế thì làm sao nâng cao chất lượng GD?
    Chương trình của chúng ta nên chăng đi thẳng ngay vào các kỹ năng thực hành, mà có thể ứng dụng được ngay trong thực tiễn, rèn luyện kỹ năng thực hành tốt cho HSSV , rồi từ đó mới bắt đầu nói đến lý thuyết từ những kỹ năng ấy, tránh sa lầy vào lý thuyết sáo rỗng ? Nếu dạy Pascal thì HS chỉ nắm được lý thuyết là chính, còn khi làm ra sản phẩm bằng Pascal thì chắc không ai dùng, nên chăng ta dạy ngay ngôn ngữ C# chẳng hạn, vì khi học HS có thể áp dụng làm phần mềm phục vụ đời sống ngay lập tức.

    23) Sách Giáo Khoa:

    Một điều tuy nhỏ mà không nhỏ là trong khi SGK của những nước có nền GD tiên tiến (Anh,Pháp,Mỹ,...) luôn luôn để mục lục ở đầu sách thì ta lại để mục lục ở cuối sách. Rõ ràng để mục lục ở đầu sách rất thuận tiện cho việc tra cứu, làm cho người đọc thấy rất thích thú, đó là 1 cách làm rất khôn ngoan. Để mục lục ở cuối sách rất bất tiện cho việc tra cứu do phải lật đi, lật lại cuốn sách nhiều lần , gây tâm lý ức chế, k0 thoải mái. Các hình vẽ trong SGK của ta trông rất sơ sài ,k0 có màu, thể hiện sự thiếu tôn trọng người học(dù đó là HS cấp 1 hay cấp 2 đi nữa). Trong khi sách của nước ngoài có màu, hình vẽ rất chi tiết, in trên giấy đẹp. Nhìn vào SGK của 1 nước có thể thấy được cái tầm vóc, tầm nhìn, trình độ phát triển của nước đó, cứ thử xem SGK của các nước tiên tiến chắc sẽ thấy họ hơn ta nhiều. Phần các tác giả nên ghi chi tiết ở đầu sách. Cứ mỗi 10 năm nên viết lại SGK một lần. Nên cho phép có nhiều học giả trong và ngoài nước cùng tham gia viết SGK(phá độc quyền). SGK phải là kết tinh trí tuệ của cả quốc gia, cả dân tộc, chứ không phải chỉ là của 1 số cá nhân. Nên chuyên nghiệp hóa các quy trình viết SGK giống như làm 1 phần mềm : có hội đồng biên soạn, sau khi biên soạn có hội đồng thẩm định, đính chính, sửa lỗi (gồm những người khác nhau), sau khi xong nên đưa bản thảo (dạng DOC/PDF) lên mạng để cho toàn dân cùng tham gia sửa lỗi tiếp trong 3 tháng chẳng hạn( giống như bản Open Beta của các phần mềm/game), mỗi lỗi được phát hiện nên chăng trả tiền 1 triệu/ 1 lỗi, như vậy toàn dân sẽ tích cực tham gia đóng góp, sẽ không thể có 1 sai sót nào, cho dù là nhỏ nhất, 1 lỗi chính tả, 1 hình ảnh sai cả định tính lẫn định lượng. Thuê cả các họa sĩ chuyên nghiệp. Nên chăng làm cả phiên bản SGK dạng điện tử như PDF, DOC, CHM để cho HSSV dễ dàng học hơn khi có thể để sách trong computer và tra cứu dễ dàng hơn. Nên cho phép nhiều Cty cùng tham gia in ấn/ phát hành SGK (có thể đấu thầu 1 cách dân chủ, công khai, minh bạch không phân biệt Cty nhà nước hay tư nhân), như thế thì giá thành SGK sẽ rẻ hơn. Cứ như hiện nay mỗi khi SGK mới ra đời là mắc phải vô số lỗi, cả về nội dung, hình ảnh, lẫn trình bày,... như thế có phải là gây hại rất lớn cho ngành GD hay không?

    24)Mà khái niệm SV có nội hàm là những người biết tự đọc sách, tự học, tự nghiên cứu mới đúng với khái niệm sinh viên, ta thì chưa hề coi trọng những tính chất đó. Các hoạt động, các cuộc thi ngoại khóa nên tổ chức sao cho phù hợp với đặc thù của từng vùng, miền địa phương chứ không nên làm ồ ạt, tất tần tật như nhau (chủ quan, duy ý chí), VD: HS vùng rừng núi nên có những hoạt động, cuộc thi về bảo vệ rừng, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, động vật rừng, HS vùng biển học về bảo vệ môi trường/ sinh vật biển, HS vùng có nhiều di sản văn hóa, di tích thì học cách bảo tồn nhưng di sản, di tích đó, HS Hà Nội thì tìm hiểu 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, HS TP.HCM lại cần có những bài học về hội nhập quốc tế, duy trì văn hóa truyền thống,... đại loại là như thế. Chứ không nên tổ chức 1 cuộc thi mà tất cả các vùng miền đều phải tham gia ồ ạt ( tất nhiên là rất cần để ở đâu cũng phải có kiến thức ấy, nhưng điều cần bàn là cái nào quan trọng hơn, cấp thiết hơn, cái nào thiết thực, gần gũi hơn).

    25)Hiện tượng quay cóp bài còn rất phổ biến, theo 1 điều tra có đến89% sinh viên đã từng quay cóp, dùng tài liệu, hơn nữa khi làm đồ án tốt nghiệp các sinh viên cũng lại sao chép, cóp nhặt đồ án của các cựu sinh viên. Còn các đồ án của cựu sinh viên được chia sẻ 1 cách tràn lan, vô tội vạ, bằng mọi hình thức (photocopy, chia sẻ trên Internet, chép ra CD bán), làm như vậy thì tư duy và sáng tạo sẽ bị bóp chết, SV lười tư duy, chỉ cóp nhặt của người khác thì rồi khi thành cử nhân, kỹ sư sẽ lại ăn cắp công trình, ăn cắp tác phẩm của người khác, như thế thì làm sao mà GD đi lên, trong thư viện của 1 số trường vẫn công khai có các đồ án tốt nghiệp của cựu sinh viên, như vậy là việc sao chép, cóp nhặt vô tội vạ như thế đã được ngành GD thừa nhận và còn khuyến khích? Có không ít người thuê người khác làm luận án mà trở thành Th.S,TS (đã được phản ánh trên báo).Tại sao chúng ta không tôn trọng bản quyền giống như GD Singapore, mỗi câu, mỗi đoạn khi lấy của người khác đều phải ghi rõ lấy từ đâu, lấy của ai, như thế có phải là sẽ phát huy sáng tạo của người học hay không? Còn như chúng ta thấy đấy, vì chúng ta không GD ý thức tôn trọng bản quyền nên thực tế đã có rất rất nhiều những vụ vi phạm bản quyền những năm gần đây: như vụ nhóm iCMS, đến hơn 80% sản phẩm là dùng mã nguồn của tác giả Fraser người Anh, nhưng lại tự nhận mình làm 100% (đã ăn cướp lại còn la làng). Nhóm Trangenix , tác giả Game Thời Loạn(chaos age), cũng dùng mã nguồn của người khác nhưng không ghi rõ nguồn, đã làm dấy lên 1 vụ scandal. SV ĐH Mở HN Nguyễn Trung Kiên ăn cắp tác phẩm "Nụ hôn của gió" của họa sỹ Trần Thế Long rồi đoạt giải nhất trong cuộc thi vẽ tranh cổ động 70 năm thành lập đảng, thậm chí ngay cả các công trình khoa học,các đề tài nghiên cứu cũng bị ăn cắp bởi những vị có học hàm, học vị cao, rồi nhiều thày chỉ dịch tài liệu của nước ngoài ra mà lại nhận mình là tác giả của tài liệu, nếu thày mà đã ăn cắp như thế thì làm sao nói được HSSV, làm sao để HSSV tâm phục khẩu phục? Nền GD của ta chỉ đào tạo ra những con người chuyên đi ăn cắp, ăn trộm như thế thôi sao?


    26) Cần tôn trọng bản quyền để phát triển GD :

    Ngay trong mỗi cuốn SGK, giáo trình ĐH, sách tham khảo (STK), hay bất kỳ 1 cuốn sách nào khác (kể cả sách dành cho tiểu học, THCS,THPT,ĐH,...) khi lấy kiến thức của người khác(dù chỉ là 1 đoạn/ 1 câu/ 1 từ/1 chữ/1 ký tự/ 1 hình ảnh/ 1 ký hiệu), chúng ta nên ghi rõ là lấy từ đâu, của ai, sách nào, trang bao nhiêu, dòng bao nhiêu ngay ở phía dưới đoạn/ câu trích dẫn đó, nên ghi rõ ra là trích dẫn nguyên văn hay có lược bớt, thêm thắt hay chỉ dựa vào ý chính, ghi rõ lấy 1 phần của tài liệu(TL) hay lấy tất cả. Như hiện nay nhiều tác giả lấy kiến thức của người khác, rồi ở cuối sách chỉ ghi mỗi 1 câu gỏn lọn: " trong quá trình biên soạn, nhóm tác giả có sử dụng một số tài liệu của đồng nghiệp trong và ngoài nước", hoặc chỉ liệt kê lấy từ sách nào 1 cách rất sơ sài, chẳng biết lấy kiến thức ở chỗ nào trong cuốn sách ấy. Cần phải rõ ràng, minh bạch hơn như: đồng nghiệp ở đây là ai : tên, tuổi, địa chỉ, công việc, ở công ty nào ? Nước ngoài ở đây là nước nào? Việc sử dụng ở đây là sử dụng như thế nào: biên soạn lấy (tự viết hoàn toàn) hay biên dịch (chỉ dịch 100% từ tài liệu nước ngoài) lấy 1 phần hay lấy tất cả, trích dẫn nguyên văn, hay trích lược, có thêm bớt gì không? Cần ghi rõ lấy ở trang nào, dòng bao nhiêu trong những cuốn sách ấy để khi cần HSSV có thể tra cứu được. Hình ảnh trong sách lấy từ đâu (trang nào trên Internet, từ CD, DVD nào,...)? Ở cuối sách không nên chỉ ghi thông tin 1 cách sơ sài, mà nên ghi thật chi tiết những thông tin như vừa nói,... Dù là dài đến mấy cũng phải ghi hết ra (xem sách của nước ngoài thấy phần Credits <những người thực hiện> của họ rất dài và rất chi tiết). Tôn trọng bản quyền nghĩa là sẽ không bị phụ thuộc tư duy, không đi vào lối mòn, sẽ có TD ĐL, sẽ có sáng tạo.
    Được sửa bởi NguoiYeuNuoc.VN lúc 15:31 ngày 06-09-2007

  6. 2 thành viên Like bài viết này:


  7. #4
    Tham gia
    24-08-2007
    Bài viết
    15
    Like
    0
    Thanked 20 Times in 8 Posts
    Mà tốt nhất phần những người thực hiện(các tác giả) (credits) ta nên để ở đầu sách giống như các nước tiên tiến.
    Tất cả mọi bài thi/ kiểm tra/ đồ án tốt nghiệp/ luận án Th.S, T.S/ Các công trình/báo cáo khoa học, bài tập lớn, bài luận,... cũng cần phải yêu cầu HSSV, nghiên cứu sinh, các nhà khoa học phải tôn trọng bản quyền như vậy.
    Tất cả các bộ phim/ phóng sự/ký sự/ truyền hình của ta hiện nay ở cuối phim cũng chỉ có duy nhất 1 câu gọn lỏn " Phim có sử dụng một số tư liệu của đồng nghiệp trong và ngoài nước". Nhưng chúng ta cần phải nói rõ: đồng nghiệp ở đây là ai: tên, tuổi, địa chỉ, công việc, công ty (hãng phim nào), nước ngoài ở đây là nước nào? Đài truyền hình nào?

    Tư liệu ở đây là tư liệu gì : sách, báo, hình ảnh, Audio, Video, file ? Lấy tư liệu này bằng cách nào : mua bản quyền hay lấy trên mạng? Sử dụng ở đây là sử dụng như thế nào: trích dẫn 1 phần hay lấy toàn bộ? , có thêm bớt gì không ? Lấy nguyên dạng hay có sửa đổi, thêm kỹ xảo, thêm/bớt âm thanh/hình ảnh? Dù có phải dài đến 10 trang màn hình cũng phải liệt kê tất cả ra (xem phim Mỹ thấy đoạn cuối họ liệt kê ra dài đến hàng phút mới hết, các phần credits (những người thực hiện) của các phần mềm, game, sách điện tử của nước phát triển cũng thấy rất rất dài). Tôn trọng bản quyền cũng có nghĩa là sẽ độc lập tư duy, sẽ có sáng tạo.

    27)Chống tiêu cực tối đa, quyết liệt:
    Ngành GD vừa phát động chiến dịch 2 không: không tiêu cực, không thành tích. Hiện nay chúng ta mới chỉ chống tiêu cực trong các kỳ thi lớn ( tốt nghiệp, ĐH), vậy còn các kỳ thi nhỏ: kiểm tra, thi giữa kỳ, thi cuối kỳ thì sao ? Vậy đề nghị ngành GD làm quyết liệt với cả các kỳ thi nhỏ này: đánh số báo danh, dọc phách, xáo trộn HS của các lớp với nhau,xáo trộn vị trí của các HS khả nghi, đặt camera, ra nhiều đề (nếu mỗi HS có 1 đề riêng thì sẽ triệt tiêu việc quay cóp) để tránh mọi hiện tượng quay cóp, dùng tài liệu trong cả các kỳ thi nhỏ. Lắp camera trong phòng học để giám sát việc dạy và học, chống học hộ, thi hộ, điểm danh hộ, bỏ giờ, bỏ tiết, chuyện riêng, làm việc riêng, ngủ gật. Có cơ chế, chính sách, biện pháp chống trù dập HS, chống trù dập GV.

    28)GD của ta còn mang nặng tính chất học đề, giải đề hơn là phát triển tố chất, phát huy tư duy độc lập sáng tạo. Và vì thế quan niệm HS giỏi thường đồng nghĩa với những HS giải đề nhanh, những thợ giải đề (có thể những em này chỉ giải đề 1 cách hết sức máy móc, dập khuôn, theo sách vở chứ không có sáng tạo), và thực tế có nhiều em HS có tố chất thực sự (có TD ĐL, có đầu óc ST) lại không phải là những em HS giải đề nhanh. Thực tế cho thấy nhiều em HS SV giải đề nhanh khi bước vào cuộc sống chưa chắc đã thành công hơn những em HSSV giải đề chậm (vì phải TD ĐL , phải ST để tìm những cách giải mới, tìm những con đường mới nên giải đề chậm). Nên chăng ngành GD chúng ta thay đổi tư duy về HS SV giỏi, không nên cứ những ai giải đề nhanh, thợ giải đề thì coi là HS giỏi, mà nên quan tâm hơn đến những HS SV tìm ra những cách giải mới, những con đường mới, những phương pháp mới, những em đó quan trọng hơn nhiều những em giải đề nhanh !

    29)Hình thức thi cử/ kiểm tra của ta còn lạc hậu so với thế giớithi cử và kiểm tra vẫn chí chú trọng vào học thuộc lòng, một cách máy móc đến từng câu, từng từ, từng chữ, rất nhàm chán như thế bảo làm sao HSSV không chán. Như thế thì TD và ST của người học sẽ không có đất dụng võ !
    Những nền GD tiên tiến họ có những hình thức kiểm tra rất mở như viết bài luận (Essay Writing), hội thảo (seminar),với hình thức viết bài luận người học sẽ có quyền tự do TD ĐL và ST, phát huy hết những gì mình có, tức là GD của họ bằng mọi cách có thể để kích thích TD ĐL, kích thích ST, khuyến khích bộ não của HS SV vận động liên tục, liên tục, còn ta thì chưa làm được như thế. Họ có hình thức ra đề, làm bài, chấm bài trên máy vi tính nối mạng, đó cũng là 1 hình thức hay, chúng ta có thể từ từ áp dụng được chăng?

    30)Các thày nên bớt dùng câu khẳng định đi , và cần tăng cường dùng càng nhiều câu hỏi càng tốt, hiện nay các thày dùng quá ít câu hỏi. Hỏi là 1 biện pháp rời trọng tâm từ người thày sang người trò (đặt trọng tâm vào người học). Các thày hãy hỏi thật nhiều để bộ não của HSSV liên tục vận động, liên tục TD ST, phát huy tối đa những tố chất của HSSV. Hơn nữa còn cần tạo điều kiện để HSSV hỏi nhiều, thật nhiều ( Nhà toán học Pi-ta-go đã nói "Hỏi 1 câu chỉ dốt chốc lát, nếu không hỏi sẽ dốt cả đời"), như vậy HSSV VN hỏi rất ít, như vậy có phải là sẽ dốt cả đời hay không thưa ngài Pi-ta-go? HS cần được huấn luyện kỹ năng đặt câu hỏi sao cho rõ ràng, mạch lạc, đi trúng vào vấn đề cần quan tâm, như hiện nay rất rất nhiều HSSV không biết cách đặt câu hỏi, không biết cách nêu và trình bày vấn đề (các thày đừng trách HSSV khi mà các thày chưa huấn luyện). Nên đưa vào quy chế GD như khi HS đặt câu hỏi nhiều sẽ được đánh giá cao, hoặc quy định mỗi em HSSV trong 1 tháng/ 1 học kỳ có quyền và nghĩa vụ đặt bao nhiêu câu hỏi cho thày? Và người thày cũng cần phải liên tục, liên tục đặt câu hỏi cho HS. Và còn cần khuyến khích, có cơ chế để các em HSSV tự đặt câu hỏi và trả lời với nhau, đó là lý do mà các nền GD tiên tiến đặt ra hình thức hội thảo (seminar) tạo điều kiện để HSSV và GV cùng trao đổi, thảo luận, vấn đáp về vấn đề đang học. Nên chăng chúng ta có thể có những hình thực hội thảo online qua trình nhắn tinYahoo! Messenger giữa GV và HSSV để thảo luận về 1 chủ đề đang nghiên cứu, tiết kiệm hơn so với tổ chức 1 seminar thật. Hiện nay thì việc truyền đạt kiến thức gần như chỉ có 1 chiều từ GV đến HS, thày cứ giảng bài thôi, còn HSSV có hiểu hay không thì thày không cần biết, không có sự tương tác qua lại giữa thày và trò, vậy phải có tương tác 2 chiều và đa chiều để biết HSSV có nắm được kiến thức hay không để mà phát triển GD.

    31)Nếu chỉ quan niệm GD là GD, GD chỉ để phục vụ GD (tách biệt GD ra khỏi môi trường mà nó tồn tại, không hề xem xét đến những yếu tố liên quan đến nó) là 1 quan niệm sai lầm ( giống như truyện thày bói xem voi vậy), cần quan niệm GD là cuộc sống, GD để phát triển cuộc sống và cuộc sống phát triển GD. Như vậy các thày nên hỏi các em HS câu "làm được gì ?" hơn là hỏi câu "học được gì?". Bởi vì làm được gì quan trọng hơn học được gì, học là để phục vụ cho làm, như vậy nếu làm được thì có nghĩa là đã học được (do thày dạy hoặc do tự học).

    32)Trên báo Vietnamnet năm 2006 có đưa tin "GD Singapore phát huy sáng tạo của HS tiểu học", còn ở VN thì sinh viên đại học đa số vẫn chưa có TD ĐL, vẫn không có ST, vẫn đơn giản chỉ là những anh thợ giải đề nhanh, thật đáng buồn!!!
    Đất nước Singapore vô cùng nhỏ bé về diện tích địa lý và dân số tự nhiên mà sao vẫn luôn được coi là to hơn VN nhiều? Bởi vì 4,5 triệu dân của họ, mỗi người có 1 bản sắc riêng, có cách nghĩ , cách nói, cách làm ( TD ĐL & ST) khác nhau. Còn chúng ta tuy có 83 triệu dân, nhưng có quá nhiều người nói, nghĩ và làm giống nhau, nên nếu xếp những người nói, nghĩ, làm giống nhau vào 1 nhóm chúng ta sẽ chỉ có 1 triệu nhóm dân đại diện (cứ giả sử 1 con số như thế), như vậy về dân số ta vẫn nhỏ hơn họ 4 lần !!!
    Thu nhập bình quân của ta so với họ cũng nhỏ hơn rất nhiều ( 650 $ so với 25.000 $ năm 2005), hơn nữa diện tích quốc gia còn được hiểu rộng ra bao gồm cả diện tích thương hiệu, diện tích online, diện tích công nghệ, diện tích trí tuệ,diện tích sắc đẹp, diện tích thể chất,...Nếu xét đến cả những yếu tố đó thì ta lại 1 lần nữa thua họ về diện tích quốc gia!!! Cứ bảo làm sao mà có bài viết Việt Nam cần 197 năm để đuổi kịp Singapore trên báo DanTri.com.vn, nếu chúng ta cứ tiếp tục bảo thủ, không thay đổi rồi sẽ đến 1 ngày chúng ta sẽ phải đọc 1 bài báo kinh hoàng " Việt Nam cần 1970 năm để đuổi kịp Singapore", ai dám chắc sẽ không có 1 bài báo như thế nếu chúng ta cứ tiếp tục ngồi im mà không chịu vận động?
    Để đi đến 1 cái đích người ta có thể đi bằng nhiều loại đường khác nhau (bộ, sắt, thủy, không), nhiều con đường khác nhau, nhiều phương tiện khác nhau, và cách đi của mỗi người mỗi khác, tại sao chúng ta lại cứ bắt tất tần tật phải giống nhau ? Nói khác, nghĩ khác, làm khác không có nghĩa là mạnh ai nấy làm, nháo nhào, vô trật tự, vô tổ chức, nó chỉ có nghĩa là TD ĐL và ST.

    33)Các trường ĐH có lẽ không nên ghi tên trực tiếp khi báo điểm mà có lẽ chỉ nên ghi mã số của SV trên bảng điểm mà thôi (cách làm của các nền GD tiên tiến), Nếu được điểm khá, giỏi thì không sao, nhưng nếu bị điểm kém mà bạn bè đều biết thì có phải SV sẽ bị áp lực tâm lý, bị bạn bè coi thường, xa lánh, thờ ơ, kỳ thị có khi không giúp SV đó cố gắng lên mà còn làm SV bị ngày càng sa sút đi (vì bạn bè thờ ơ, xa lánh sẽ không chơi nữa, như vậy sẽ không có ai giúp đỡ trong việc học tập _ VD như thế). Cách làm chỉ ghi mã số như thế sẽ giúp SV tự biết số điểm của mình để mà tự cố gắng, và nhiều bạn bè cũng không biết SV đó bị điểm kém nên sẽ không thờ ơ, xa lánh, SV đó vẫn có những người bạn giúp đỡ trong việc học >> từng bước vươn lên, mà bị điểm kém quá cũng không dẫn đến nhiều bạn nghĩ đến chuyện tự tử (vì xấu hổ do quá nhiều người biết). VD như SV Nguyễn Văn A , khóa 50, khoa 01, lớp 03, trong lớp xếp đầu tiên 01 , sẽ có mã số SV là 50.01.03.01 , khi công bố điểm có thể không ghi tên Nguyễn Văn A được 1 điểm, mà ghi 50.01.03.01 được 1 điểm, cũng có thể triệu tập SV lên làm việc với BGH bằng mã số đó để tránh SV đó bị kỳ thị, hoặc các thông báo cảnh cáo, đình chỉ thi, thi lại, đuổi học, thực tập lại,... cũng nên dùng mã số đó chứ không nên dùng tên thật, qua đó SV ấy sẽ không bị sốc, bị xáo trộn tâm lý mà dẫn đến những hành động tiêu cực hoặc tự sát, đó là 1 cách làm rất khôn ngoan của các nền GD tiên tiến nhất, chúng ta rất nên học tập.

    34)Nhiều nền GD tiên tiến cho phép đăng ký thi ĐH qua mạng, tại sao chúng ta không làm theo, như vậy có thể tiết kiếm được vô số của cải, thời gian, tiền bạc của toàn xã hội, Giúp HSSV có tâm lý thoải mái hơn, sẵn sàng hơn, qua đó sẽ có kết quả thi tốt hơn. Việc tiếp tục tăng cường các môn thi trắc nhiệm là rất đáng hoan nghênh, có 1 số ý kiến phản đối cho rằng nó có 1 số hạn chế, nhưng việc thi trắc nghiệm sẽ cho cái lợi nhiều hơn là thi tự luận nên rất đáng để thay đổi.

    35)Các nền GD tiên tiến họ đề cao yếu tố tự học (Self Learning), tự đào tạo (self Educating), Tự rèn luyện (self training), tự nghiên cứu (self Studying). Lịch sử và thực tế cho thấy rất nhiều người thành danh và nổi tiếng là do tự học, tự đào tạo mình ( những tấm gương như Thomas Edison, Bill Gates, Isaac Newton). Còn TD GD của ta thì lại coi nhẹ yếu tố này, TD GD của ta luôn luôn hạ thấp người học, luôn luôn quá đề cao người dạy, luôn luôn ngược với TD quốc tế, nếu như chúng ta có những khẩu hiệu giống như những nền GD tiên tiến thì quá tuyệt vời chẳng hạn như "Tự học tốt hơn là học". Tại sao nước ngoài họ có vô vàn những cuốn sách được viết ra dành riêng cho những người tự học, tự đào tạo, còn ở ta thì còn rất hạn chế, đa phần là kiêm nhiệm(dùng cho cả học ở trường và tự học) và vẫn chưa hình thành 1 ý thức hệ về những cuốn sách chỉ dành riêng (Only for Self Learning Purpose). Quan niệm dạy và học là phải đến trường, phải đến lớp là 1 quan niệm chưa đầy đủ, không phù hợp thời đại, ấy vậy mà TD GD VN vẫn chưa thoát ra được khỏi cái mê cung TD cũ kỹ luẩn quẩn ấy ?

    36)Các nền GD tiên tiến họ hết sức chú trọng đến việc dạy HSSV cách tự học, tự đọc sách, tự nghiên cứu, tự tìm kiến thức song song với dạy kiến thức, thậm chí họ coi việc dạy cách tự học, tự đọc, tự nghiên cứu, tự tìm kiến thức còn quan trọng hơn cả dạy kiến thức. Còn VN thì chỉ đơn thuần dạy kiến thức mà không hề đả động đến cái "còn quan trọng hơn cả kiến thức" kia. Tức là GDVN chỉ cho HS con cá, còn GD nước ngoài họ không những cho cá, mà họ cho cả cái cần câu, cho cả cách làm cần câu, cho cả chỗ câu cá, dạy cách câu. Mà họ đâu có nhận mình cao quý, thiêng liêng ? Họ truyền đạt tất cả những gì họ có cho SV, và họ cũng nhận được mức lượng tương xứng với công sức, dạy mà học, học mà dạy, rất chuyên tâm vào công nghiệp, sống và giàu được với nghề, chuyên tâm vào công việc, và họ không phải sống 1 cách gò ép, sao ta không làm giống như họ, ta cứ cao quý, thiêng liêng để rồi chất lượng ngày càng tụt lùi so với TG thì cao quý, thiêng liêng để làm gì?

    37)Kể cả thày và trò,bất cứ ai có TD ĐL và ST (nói khác, nghĩ khác, làm khác những người khác) thì luôn bị bạn bè, đồng nghiệp ghen ghét, đố kỵ, bị cô lập, bị trù dập đến "không ngóc đầu lên được", bị coi là lập dị, gàn dở( thày Đỗ Việt Khoa, thày Lê Đình Hoàng, thày Nguyễn Thượng Long, cô Lê Thị Mai, vân vân và vân vân). Như vậy có phải là bóp chết TD và ST của cả thày và trò hay không, kìm hãm sự phát triển của ngành hay không? Nên chăng chúng ta trưng những khẩu hiệu nào đó kích thích TD ĐL và ST của cả thày và trò như "TD ĐL và ST để hội nhập/phát triển", "Học là để sáng tạo", "TD ĐL và ST là yêu nước" , "HSSV TD và ST để lập nghiệp" có phải hay hơn khẩu hiệu "Tiên học lễ, hậu học văn" mà ở chỗ nào cũng như nhau cả hay không?

    38)Nền GD của chúng ta cần phải xác định là nồi canh hay là nồi sâu (trong cái nồi ấy canh nhiều hơn hay sâu nhiều hơn?). Nếu canh nhiều hơn thì chúng ta có thể áp chế, và lấy đũa gắp từng con sâu ra cho đến hết thì thôi, nhưng nếu sâu nhiều hơn canh thì sao ? , thì là đại họa, vì phần canh còn lại có thể bị "sâu hóa", và chúng ta cứ gắp được con sâu này lại trồi ra con sâu khác, hay chúng ta phải đổ cái nồi ấy vào 1 cái màn lọc để lọc hết sâu ra, rồi đun 1 nồi canh mới ?

    39)Các nền GD tiên tiến họ bằng tất cả những biện pháp có thể để kích thích TD ĐL, kích thích ST của người học, còn chúng ta thì ngược lại, mọi điều chúng ta làm đều bóp chết TD ĐL, bóp chết ST của người học( và cả người dạy), 1 nền GD kỳ lạ ???
    Truyền thống đốt pháo có thể bị hủy bỏ, nhưng liệu những TD GD cũ kỹ có thể bị xóa bỏ và thay bằng những TD mới được hay không, 1 câu hỏi quá khó ?

    40)Cơ chế cào bằng rất phổ biến trong nhiều ngành, trong đó có cả ngành GD cũng góp phần làm thui chột sáng tạo, thui chột tư duy. Một người có rất nhiều ý tưởng ST, có cách nghĩ, cách làm độc đáo mang lại hiệu quả rất cao cũng vẫn được trả lương, vẫn được đãi ngộ như những người chẳng có ý tưởng gì mới, chẳng được khen thưởng, khích lệ động viên gì cả thì họ có còn động lực để mà TD ST hay không? Với lại như đã nói ở trên chẳng có cơ chế nào khuyến khích ST cả, hơn nữa người có nhiều ST còn bị ghen ghét đố kỵ, bị trù dập, bị cô lập >>> lại làm thui chột TD ST. Nên có cơ chế khen thưởng rõ ràng, minh bạch, bất cứ ai có ý tưởng ST mới, đem lại hiệu quả cao phải được thưởng tiền, phải được tặng giấy khen, được nâng lương, được lên chức, nhiều quyền lợi khác, để khuyến khích toàn ngành cùng TD ST, như thế trăm hoa sẽ đua nở, góp phần phát triển GD nước nhà 1 cách nhanh chóng.

    41)Việc xếp lớp khi thi vào THPT, ĐH nên chăng ngoài điểm thi ra xét đến các yếu tố khác như trình độ ngoại ngữ, thể chất, nơi sống để có thể xếp lớp 1 cách khoa học hơn, mà các em HSSV đồng đều hơn, như thế sẽ dễ dàng triển khai các môn học nâng cao hơn. Việc xếp lớp hiện nay vì chỉ căn cứ điểm thi cho nên còn thiếu tính khoa học, có nhiều lớp không đồng đều về trình độ ngoại ngữ nên không thể học chương trình ngoại ngữ nâng cao được mà lại phải học lại từ căn bản >>> rất thiệt cho những em khá ngoại ngữ, khi đã có nhiều kiến thức mà lại phải học lại từ đầu >> gây nhàm chán, mai một dần những cái đã học.

    42)Một vấn đề cũng rất quan trọng đối với HSSV là nơi ăn, chốn ở. Người xưa có câu "có an cư thì mới lạc nghiệp". Ký túc xá của SV hiện nay quá chật chội, ở quá đông người trong 1 phòng, vệ sinh kém, ánh sáng đèn đỏ mờ,... nhiều yếu tố còn rất hạn chế, thiếu thốn. Ở quá đông người sẽ phát sinh nhiều vấn đề phức tạp, và vì là tập thể nên sẽ hạn chế khá nhiều TD ĐL và ST của SV, càng chật chội thì chất lượng sống của SV càng giảm đi >> ảnh hưởng không nhỏ đến việc học hành. Và còn dẫn đến sự kết bè, kết cánh, ỷ lại, dựa dẫm, nhờ vả, sao chép, cóp nhặt của nhau, học hộ, thi hộ, điểm danh hộ,...Lại giống như lối sống dựa vào cộng đồng xa xưa!!! Hơn nữa vì phòng quá chật, quá đông, người đi ra đi vào quá nhiều, tiếng ồn,...không học được nên phải kéo nhau lên thư viện học, còn dẫn đến chuyện dành chỗ, giữ chỗ, dành chỗ hộ bạn bè,...Các nền GD tiên tiến mỗi phòng trong KTX có không quá 4 người, bao giờ thì ta mới làm được như họ?

    43)Phụ huynh và gia đình:
    Hơn nữa trong XH có không ít bậc phụ huynh có suy nghĩ hơi ngược đời, con cái phải có kết quả nào đó thì họ mới đầu tư sách, phương tiện học hành cho con cái, trong khi lẽ ra phải đầu tư sách, thiết bị trước thì con cái mới có kết quả tốt. Hy vọng sau khi đọc bài này những phụ huynh như thế sẽ thay đổi tư duy.
    Nhiều bậc PH ép con em mình học quá nhiều, đặt ra những mục tiêu quá cao, rất dễ dẫn đến phản tác dụng, ban đầu có thể những em HS đó học rất tốt, nhưng vì bị ép học quá nhiều nên sẽ tạo 1 áp lực tâm lý căng thẳng, dễ dẫn đến hiện tượng loạn chữ, tâm thần, trầm cảm, có khi dẫn đến tự tử.
    Như vậy việc thúc ép học nhiều, đặt mục tiêu quá cao không giúp phát triển tài năng, mà trái lại còn làm thui chột tài năng. Vì thế các bậc PH cần quan tâm đúng mức đến việc học tập của con em, đánh giá đúng khả năng, thực lực, tố chất của con em mình, và có những hướng dẫn, có những phương pháp nhẹ nhàng, khoa học để phát triển trí tuệ của con em mình, học mà chơi, chơi mà học, mua sắm các đồ chơi GD, trang thiết bị GD (sách điện tử, máy vi tính,...) để con em phát triển tự do, toàn diện, tránh gây sức ép tâm lý.
    Được sửa bởi NguoiYeuNuoc.VN lúc 15:34 ngày 06-09-2007

  8. 2 thành viên Like bài viết này:


  9. #5
    Tham gia
    24-08-2007
    Bài viết
    15
    Like
    0
    Thanked 20 Times in 8 Posts
    44)Bệnh hàn lâm Nhiều vị có học hàm, học vị cao cố gắng "hàn lâm hóa", "cao siêu hóa" những gì mình nói ra bằng cách dùng những từ ngữ rất chuyên môn, dùng những từ nghữ cao siêu , làm cho người học khó hiểu. Sao không dùng những từ ngữ, những lý giải dễ dàng để cho người học có thể hiểu được, như thế tốt hơn là dùng những từ ngữ quá hàn lâm đó chứ.

    45)Học hỏi nước Ấn Độ:
    Trong 1 chương trình Toàn Cảnh Thế Giới trên VTV1 gần đây với chủ đề "Ấn Độ - cường quốc đang lên, nói về việc nước Ấn Độ có nền GD tiên tiến và có thể giảng dạy trực tiếp bằng tiếng Anh (English), như vậy những kiến thức tiên tiến nhất của thế giới có thể được truyền đạt 1 cách trực tiếp và nhanh chóng đến HSSV mà không phải thông qua quá trình chuyển ngữ. Tại sao chúng ta không làm theo họ, cũng giảng dạy trực tiếp bằng tiếng Anh, vì nếu qua quá trình chuyển ngữ thì những kiến thức, ý nghĩa của tài liệu đã bị mất mát đi không ít (bởi vì nhiều học giả của ta chưa chắc đã hiểu hết những gì có trong sách nước ngoài, và nhiều khái niệm không thể dịch ra tiếng Việt <nếu VN không có những đối tượng mà sách nói đến thì dịch sao đây>). Nhờ phát triển mạnh mẽ CNTT&TT, những người dân nghèo nhất của đất nước này cũng có thể sử dụng điện thoại di động và internet.Thông tin được tiếp cận và chia sẻ nhanh chóng rộng rãi, góp phần công khai hóa, minh bạch hóa, dân chủ hóa XH, nhờ đó mà GD phát triển mạnh mẽ theo. Chúng ta cũng có thể học hỏi được họ ở điểm này chăng, cố gắng hết mức để phát triển CNTT&TT để phát triển GD ?

    Nền kinh tế Ấn Độ phát triển chủ yếu dựa vào yếu tố vận động tự thân: chính phủ chú trọng đến việc đầu tư, phát triển mạnh mẽ các Cty trong nước lên tầm quốc tế (TATA, INFOSYS,...) hơn là thu hút đầu tư nước ngoài. Các Cty tập trung vào mở rộng, phát triển, khai thác triệt để thị trường trong nước trước khi vươn ra nước ngoài. Một điểm này cũng đáng để chúng ta suy nghĩ chăng?

    46) Học hỏi nước Nhật Bản:
    Nền GD của Nhật Bản luôn nói về những khó khăn của nước Nhật như khan hiếm tài nguyên, thiên tai khắc nghiệt,...để khơi dậy lòng yêu nước, khích lệ HS luôn cố gắng học tốt để giúp đất nước giàu mạnh, ngay cả HS tiểu học cũng được các thày chia sẻ nỗi lo của non sông đất nước. Tại sao ta không làm như họ ? Chúng ta lại làm ngược lại, toàn nói những điều thuận lợi: "rừng vàng, biển bạc, đất đai phì nhiêu, tài nguyên phong phú, đa dạng,..." >> như vậy có khi làm HS mất ý chí vươn lên, không có gì thôi thúc sự cố gắng quyết tâm. Tại sao chúng ta không nói về những khó khăn của đất nước như: "tài nguyên đang dần cạn kiệt, đất nước kém phát triển, vị thế/ tiếng nói của ta trên trường quốc tế còn yếu,..." để các em HS chia sẻ nỗi lo đó, thôi thúc ý chí vươn lên, làm cho đất nước giàu mạnh.

    47)Nói về vấn đề giới tính:
    Các thày cô không hề cung cấp kiến thức về giới tính cho các em HS, nhưng đến khi xảy ra sự cố đáng tiếc thì lại phê phán, kết tội, cả báo đài, xã hội cũng lên án hết sức gay gắt: dùng những từ ngữ như "mất dạy", " hư hỏng" . Vậy tại sao không có ai đặt câu hỏi ngược lại: nguyên nhân sâu xa do đâu? tại sao xảy ra sự cố ? Có ai dạy các em kiến thức đó đâu mà bảo các em mất dạy (đã được dạy cái gì đâu mà lại bảo là mất). Một phần trách nhiệm thuộc về ngành GD đó chứ.

    48)Chuyện học lịch sử:
    Cứ bảo các em HS lười học, nhưng với cách học "nhồi nhét" như thế thì bảo làm sao mà nhớ, làm sao mà thuộc được? Cứ bắt HS phải đọc đi đọc lại ra rả như tụng kinh để thuộc lòng, rồi sau khi kiểm tra xong thì lại quên hết, đến khi thi lại đọc ra rả như tụng kinh để thuộc lòng, rồi thi xong lại quên sạch. Mà cứ đọc ra rả như vậy dễ dẫn đến chuyện "râu ông nọ cắm cằm bà kia", tức là ngày giờ xảy ra sự kiện và các sự kiện bị thay đổi lung tung. Việc dạy và học lịch sử gần như đồng nghĩa với "đọc - chép" lịch sử, các thày cứ đọc, mà trò thì cứ chép, như vậy có phải là hình thức hết sức đơn điệu, nhàm chán, giáo điều hay không? Tại sao lại phê phán, trách móc HS, ngày xưa các thày cũng đã từng là HS, vậy xin hỏi lúc đó các thày học lịch sử thế nào, các thày có đọc ra rả như thế hay không, bây giờ nếu có 1 cuộc kiểm tra thì liệu rằng các thày có hơn được các em HS hay không, hay cũng chẳng nhớ được cái gì cả? Ngành GD và cả XH phê phán, trách móc, kết tội HS nhưng HS lại là sản phẩm của ngành GD, sản phẩm của XH, như vậy ngành GD và XH đang phê phán chính bản thân mình phải không?
    Tại sao chúng ta không thay đổi hình thức dạy và học: xây dựng những bộ phim truyện/ phim hoạt hình/ hoạt hình 3D/Phần mềm/Truyện tranh/Game/Game Online về các sự kiện, nhân vật lịch sử 1 cách thật hoành tráng, tăng cường các yếu tố âm thanh, hình ảnh sinh động có phải tốt hơn không? Cụ Nguyễn Trãi viết trong Bình Ngô Đại Cáo: "song hào kiệt đời nào cũng có", Trung Quốc có Khổng Minh, Hoa Đà, Lưu Gù,... thì VN cũng có Trần Hưng Đạo, Lê Hữu Trác, Lương Thế Vinh,... tại sao chúng ta không xây dựng những bộ phim/hoạt hình 3D/ truyện tranh/Game/Game Online về các nhân vật sự kiện như thế 1 cách thật quy mô, hoành tráng, chắc tại chúng ta thiếu kinh phí, thiếu những nhà biên kịch /đạo diễn tài ba như Lý An, Trần Khải Ca hay tại chúng ta thiếu phim trường, thiếu công nghệ, điều quan trọng nhất là ta thiếu ý chí ? Có thể liên doanh với các công ty công nghệ làm phim của nước ngoài thì sao?

    Các nhân vật trong phim Trung Quốc đều được xây dựng 1 cách rất là hoàn thiện, tỏa sáng cả vẻ đẹp, phong thái bên ngoài lẫn vẻ đẹp khẳng khái, ngang tàng bên trong. Tại sao chúng ta không làm được ?
    Những bộ phim hoạt hình / hoạt hình 3D / game / game Online / Truyện tranh về lịch sử, sao ta không làm được ?

    Thanh thiếu niên rất thích đọc truyện chưởng (tiểu thuyết võ hiệp), vậy tại sao các nhà văn của chúng ta không viết các tiểu thuyết võ hiệp, truyện hư cấu gắn liền với các sự kiện, dòng lịch sử giống như các nhà văn Trung Quốc: Kim Dung, Cổ Long, Ngọa Long Sinh, Ngô Thừa Ân,... với nhiều tác phẩm nổi tiếng như Tiếu Ngạo Giang Hồ, Lộc Đỉnh Ký, Anh Hùng Xạ Điêu, Hắc Nho, Tây Du Ký, Thủy Hử, Tam Quốc Diễn Nghĩa,... để cho TTN VN đọc và học lịch sử qua các bộ truyện đó?

    Chúng ta chỉ làm được mỗi việc là phê phán, trách móc, kết tội HS hay thôi sao, sao chúng ta không nhìn lại mình, người xưa có câu "tiên trách kỷ, hậu trách nhân" (trách bản thân mình trước, trách người khác sau), còn chúng ta thì làm ngược lại: trách người khác(HS) trước, trách bản thân mình sau, như vậy có phải tư duy của ta còn chưa thấu đáo, triệt để hay không?
    Tại sao không dẫn các em HS đến những địa danh lịch sử, đến những bảo tàng lịch sử, đến các tượng đài, sao không dùng các phương tiện như Audio, Video, Images để giảng bài, sao cứ phải gò bó, máy móc, chữ nghĩa khô khan?
    Cách tốt nhất để dạy lịch sử là chúng ta khơi dạy truyền thống trong lịch sử vào cuộc sống ngày nay, nêu những VD về việc ứng dụng những truyền thống trong lịch sử để thành công trong cuộc sống: VD 1 doanh nhân đã vận dụng binh pháp của Trần Hưng Đạo để thành công trong cuộc sống như thế nào ? Một người đã vận dụng những bài học lịch sử để vươn lên trong cuộc sống và thành công như thế nào, như vậy có hơn là máy móc, sách vở, lý lẽ sáo rỗng, giáo điều(xin lỗi) hay không ?

    49)Vấn đề đồng phục:
    Trên báo Hoa Học Trò năm 2005 có một bài báo nói về những rắc rối khó nói của các nữ sinh với chiếc áo dài, thiết nghĩ đây cũng là 1 vấn đề đáng bàn, mặc đồng phục sao cho thoải mái, vừa vặn, dễ chịu, tự tin thì mới giúp việc học hành tốt hơn. Nếu để HS thấy gò bó, khó chịu, thiếu tự tin thì có phải là ảnh hưởng xấu đến học tập hay không? Những nữ sinh có vóc dáng chuẩn cân đối mặc áo dài thì rất đẹp, rất tự tin, còn những nữ sinh có vóc dáng không chuẩn (béo quá, gầy quá, chiều cao khiêm tốn) thì mặc áo dài có phải là rất gò bó, khó chịu, trông không đẹp >> rụt rè, mặc cảm, nhút nhát, tự ti, lại còn bị trêu đùa nữa >> ảnh hưởng xấu đến việc học hành và đời sống. Nên chăng bỏ việc mặc áo dài vì những vấn đề như trên, hay bộ mở 1 thăm dò ý kiến trên mạng xem nữ sinh và XH có đồng ý với việc mặc áo dài hay không? Hoặc nên chăng không nên bắt phải dùng áo dài màu trắng ? , hoặc quy định chỉ phải mặc đồng phục áo dài trong một số ngày nào đó trong tuần chứ không phải tất cả các ngày ?

    Có khá nhiều ý kiến của các em HS cho rằng đồng phục còn chưa được đẹp, thiết nghĩ mặc đồng phục là để cho các em HS thấy bình đẳng với bạn bè, nhưng chỉ cần trong phạm vi 1 trường là đủ, và cũng cần tính đến những yếu tố khác như thoải mái, tiện dụng, thời trang, tự tin, hãnh diện khi mặc đồng phục chứ không phải là cảm giác khó chịu, bị gò ép. Vì vậy nên chăng bộ công bố các "tiêu chuẩn khung" của đồng phục, còn để các trường trung học tự thiết kế lấy, như vậy mỗi trường HS sẽ có 1 bộ đồng phục riêng, tùy vào điều kiện của từng trường mà đồng phục khác nhau, tạo cho các em HS thoải mái hơn, tự tin hơn, yêu trường lớp hơn, khi thấy bộ đồng phục mình mặc còn rất thời trang. Tại sao cứ phải quy định mọi trường đều phải giống nhau, trong khi không cần phải như thế.

    50)Dạy và học bằng công nghệ cao:
    Phát triển 1 loại máy vi tính cầm tay (handheld) phục vụ GD, để GV và HSSV có thể không cần mang cặp đầy ắp giáo án, sách in, vở viết nữa, chỉ cần mang mấy ấy đi thôi (VD tên máy là V-Learning). Máy ấy dùng để lưu các cuốn SGK, Giáo trình ĐH bên trong, có màn hình cảm ứng để HSSV chép bài giảng luôn lên màn hình và ghi vào file, có microphone để lưu bài giảng của thày thành file âm thanh về nhà nghe lại, có cả loa (speaker) để HSSV có thể học ngoại ngữ/ vi tính luôn với máy ấy. Có nhiều cổng giao tiếp: blue tooth, WIFI, USB, IEEE1394,RJ 11/45, LPT,COM, LAN, Wireless LAN,PCI,PCI Express,IRDA mini, có Video Out, Audio Out, có đầu đọc các loại thẻ nhớ SD, CF, Memory Stick Pro/Duo, MMC, RS - MMC, XD picture,Mobile...Toàn bộ hệ điều hành, phần mềm, các nút bấm đều hoàn toàn bằng tiếng Việt để thuận lợi tối đa cho HSSV, và cả thày giáo. Người thày cũng có thể soạn luôn giáo án vào trong máy này, ghi nhớ, nhắc việc cho HSSV bằng máy này. Giống như loại máy mà Hàn Quốc, Trung Quốc đã phát triển. Có chiếc máy này có thể phát huy U-Learning (học mọi lúc, mọi nơi, mọi chỗ), không cần giảng đường, lớp học, không cần thày cũng có thể học được. Máy này có cả các tính năng giải trí (ảnh/nhạc/phim/game), có nhiều mức cấu hình và giá cả để phù hợp nhiều đối tượng. Các thiết bị trong máy có thể được tháo lắp và thay thế dễ dàng.


    Nên chăng mở những lớp điểm sử dụng học và dạy hoàn toàn bằng công nghệ cao , bằng máy V- Learning như thế, GV giảng bài bằng bút điện tử qua màn hình cảm biến của máy V-Learning rồi qua máy chiếu chiếu lên bảng, lớp học không dùng sách, bút, vở,phấn, bảng, hoàn toàn dùng công nghệ cao. Thậm chí các máy V- Learning của thày và trò trong lớp có thể nối mạng Wireless LAN với nhau để khi GV nói vào máy của mình thì các máy khác đều phát ra bài giảng, và SV có thể ghi âm luôn bài giảng. Rồi với màn hình cảm ứng SV có thể chép bài trực tiếp vào máy V-Learning để lưu vào file. VD như thí điểm 1 lớp SV CNTT ĐHBK HN học hoàn toàn bằng công nghệ cao như thế.


    51)Xây dựng 1 nền học của Việt Nam:
    Một tờ báo của ta đã khen Trung Quốc (TrQ) có 1 nền học Trung Quốc, tại sao chúng ta không thể XD 1 nền học của VN ?

    Phải chăng là ta ít người tài hơn TrQ ? Hoặc ta nghèo hơn họ ? Hoặc là ta thiếu ý chí hơn họ ?

    Tại sao không nối mạng những trung tâm GD và nghiên cứu lớn của VN như mạng CERNET của TrQ (China Education & Research Network) , tại sao chúng ta không tôn trọng bản quyền trong GD để XD 1 nền học của người VN, để XD 1 XH học tập ?

    Có lẽ chúng ta nên mời các GS, T.S, Th.S được đào tạo ở các nước phát triển (Mỹ, Nhật, Pháp,...) đi đầu trong việc XD 1 nền học của VN, rồi các thày, các HSSV trong nước theo sau ?


    52)Mạng nghiên cứu và Giáo Dục Việt Nam:
    Trung Quốc(TrQ) đã xây dựng mạng nghiên cứu và GD TrQ (CERNET: China Education & Research Network). Tại sao chúng ta không xây dựng mạng nghiên cứu và GD VN : VERNET = Vietnam Education & Research Network , kết nối các trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học lớn trên toàn quốc để cùng nhau nghiên cứu, chia sẻ kinh nghiệm, chia sẻ tài nguyên, phối hợp hành động 1 cách nhịp nhàng ?

    Trung Quốc:
    Cũng như Nhật Bản, Trung Quốc là quốc gia ứng dụng rất mạnh địa chỉ IPv6. Việc nghiên cứu triển khai IPv6 được thực hiện từ 1998 với các mốc thời gian như sau:

    - Năm 1998, Mạng nghiên cứu và giáo dục Trung Quốc (China Education and Research network-CERNET) thực hiện một dự án kết nối thử nghiệm IPv6 vào mạng 6Bone và trở thành một node của mạng 6Bone (sử dụng tunnel).

    - Cuối năm 2000, theo một dự án của Bộ Khoa học Công nghệ Trung Quốc, dựa trên mạng thử nghiệm này, Trung Quốc cung cấp các ứng dụng Internet thông thường: Root DNS, FTP, WWW, Email. Thực hiện các nghiên cứu chuyển đổi IPv4 thành IPv6, quản lý mạng, bảo mật, QoS trên môi trường IPv6

    - Đồng thời CERNET kết hợp với Nokia, sử dụng thiết bị mạng hỗ trợ IPv6 của Nokia thiết lập một mạng MAN giữa 3 trường đại học (kết nối thuần IPv6 bằng cáp quang). Phát triển các công cụ tìm kiếm (Search) hỗ trợ cả IPv4 và IPv6.

    - Năm 2002, chính phủ Nhật Bản và Trung Quốc tài trợ một dự án kéo dài 3 năm thiết lập mạng IPv6 kết nối Nhật Bản, Trung Quốc đồng thời nghiên cứu nhiều lĩnh vực:

    Xây dựng mạng IPv6

    Phát triển các thiết bị mạng chủ chốt: router, server, terminal

    Các ứng dụng IPv6


    Hệ thống mạng CERNET kết nối các trung tâm nghiên cứu và GD lớn tại Bắc Kinh, Thượng Hải và Quảng Đông.

    Sự phát triển IPv6 tại Trung Quốc tuân thủ chặt chẽ theo định hướng của chính phủ, nhằm tạo một động lực mới cho Trung Quốc trong phát triển công nghệ thông tin. Năm 2003, Trung Quốc đã thông qua triển khai dự án CNGI (China Next generation Internet). Dự án được sự chỉ đạo bởi Hội đồng quốc gia Trung Quốc (China’s state Council), tham gia có Bộ Công nghiệp Thông tin (Ministry of Information Industry), Bộ Khoa học Công nghệ (Ministry of Science and Technology), Học viện Khoa học Trung Quốc (Chinese Academy of Engineering), Uỷ ban phát triển dự án quốc gia (State Development Planning Commission), là một sự thừa nhận chính thức đối với IPv6.

    Dưới sự chỉ đạo của Chính phủ Trung Quốc, năm nhà cung cấp dịch vụ viễn thông hàng đầu Trung Quốc là China Telecom, China Unicom, China Netcom/CSTNET, China mobile, China Railcom và CERNET (china education and Research Network) sẽ tham gia dự án và xây dựng mạng kết nối IPv6 nội địa độc lập, tốc độ cao, kết nối tới ít nhất hai điểm trung chuyển IPv6 của Trung Quốc (IPv6 IX). Tới 2005, dự án CNGI sẽ phải có một phạm vi gồm 39 Giga POP và hơn 300 mạng khách hàng và thực sự bao phủ toàn bộ quốc gia. Dựa trên mạng cơ sở hạ tầng này, các học viện, các hãng sẽ phát triển các công nghệ và ứng dụng then chốt của IPv6 và thử nghiệm thương mại. Dự án CNGI là động lực mới của Trung Quốc trong nền công nghiệp thông tin, là cơ hội để Trung Quốc bắt kịp sự phát triển của phương Tây trong lĩnh vực Internet. Tới 2005, tổng lượng kinh phí của chính phủ đầu tư vào dự án này sẽ là 1,4 tỉ RMB và đặt mục tiêu đưa Trung Quốc trở thành quốc gia đi đầu trên thế giới trong triển khai IPv6 và có mạng IPv6 lớn nhất trên thế giới tới 2005, hoàn thiện mạng lưới vào 2010.

    Trung Quốc rất coi trọng việc hợp tác quốc tế, rất tích cực tham gia các diễn đàn công nghệ quốc tế. Hội nghị toàn cầu về IPv6 (Global IPv6 Summit) được tổ chức đều đặn tại Trung Quốc


    53)Để chống nạn buôn bán phụ nữ, trẻ em(PNTE), chống việc lấy chồng ngoại không hôn nhân, thiếu thông tin, thậm chí là chui lủi, bất hợp pháptại sao chúng ta không GD các em(nhất là các em gái) ngay trong nhà trường, từ cấp 3, cấp 2, thậm chí là cả cấp 1 ở những vùng có nguy cơ. Tại sao khi "sự đã rồi" chúng ta mới lên tiếng (mất bò mới lo làm chuồng, nước đến chân mới nhảy). Hay chúng ta ngượng khi nói đến những vấn đề "tế nhị", "á đông" như thế? Thế rồi khi những cô gái lấy chồng ngoại gặp bất hạnh thì chúng ta có ngượng không, có đau đớn, xót xa không? Chắc chúng ta sẽ ngượng gấp vô vàn lần, vì nếu chúng ta có GD, có tuyên truyền, có tư vấn, có cung cấp thông tin thì cũng chỉ có vài vạn người ngượng, còn khi xảy ra sự cố thì cả dân tộc chúng ta đều ngượng, đều đau đớn, xót xa, hình ảnh đất nước chúng ta trong mắt bạn bè quốc tế sẽ như thế nào?. Hãy thử tưởng tưởng ra cảnh những "tòa thiên nhiên" được bày la liệt như bầy quần áo second hand, để cho những người đàn ông xa lạ tha hồ sờ, nắn, ngửi,... như chọn mua, nếm thử 1 mớ rau, con cá, quả cam, còn nỗi đau nào hơn? Tại sao không có những Video Clip tuyên truyền chống buôn bán phụ nữ, trẻ em, chống hôn nhân không tình yêu với người nước ngoài? Tôi đã xem trên kênh truyền hình âm nhạc MTV có phát đi nhiều lần 1 đoạn Video Clip nói về việc chống buôn bán phụ nữ bằng tiếng Nga, tại sao chúng ta không thể làm được như họ? Tại sao không làm những Video Clip như thế phát đi phát lại liên tục trên VTV ? Tại sao không xây dựng những trang Web như www.chongbuonbanphunutreem.vn, www.chonghonnhankhongtinhyeu.vn, sao không có những hòm thư/ hòm thư điện tử như chongbuonbanphunutreem@gmail.com , chonghonnhankhongtinhyeu@gmail.com, tại sao không có những đường dây ĐT nóng chống nạn buôn bán phụ nữ trẻ em, những đường dây nóng chống việc lấy chồng ngoại không tình yêu, tại sao không có những văn phòng thông tin, tư vấn để chống buôn bán PNTE, chống lấy chống ngoại không tình yêu tại các địa phương có nguy cơ cao ? Tại sao chúng ta không đặt ra những quy định về việc hôn nhân nước ngoài ( quy định người chồng nước ngoài phải có tuổi tác chênh lệch ra sao với PNVN, phải có sức khỏe thế nào, trình độ thế nào, thu nhập thế nào, gia đình thế nào, làm thủ tục phải như thế nào...?). Cứ để họ tự nhiên đến rồi mang người đi tự nhiên vậy sao? Đáng lẽ ra chúng ta phải là những người chủ động chứ, tại sao lại là những người bị động. Trong khi Hàn Quốc, Đài Loan họ là những kẻ cần PNVN thì họ đặt ra những quy định với PNVN, quy định với đàn ông của họ như thế nào mới được lấy vợ VN, còn chúng ta lại ở tư thế bên dưới, trong khi chúng ta có người mà họ cần?
    Khi sang bên đó rồi đâu phải đã làm vợ đàng hoàng, danh chính ngôn thuận, mà còn có khi làm vợ lẽ, làm con sen, con ở, làm vợ 1 lúc nhiều người đàn ông, có khi còn vừa làm vợ, vừa làm mẹ, làm chị, làm em của 1 lúc 5 - 6 người đàn ông. Lại còn lấy phải hầu hết là những dạng cặn bã của xã hội Hàn, Đài, Trung,... (tâm thần, tàn tật, thu nhập thấp, trình độ thấp, nghèo khổ). Sang đó rồi đổi đời đâu chẳng thấy, toàn thấy nông thôn nghèo nàn, lạc hậu chẳng hơn gì VN, rồi khác biệt ngôn ngữ, văn hóa dễ dẫn đến PN VN bị trầm cảm, chẳng có cơ quan/ tổ chức nào bảo vệ nên có thể bị ngược đãi, thậm chí bị giết bất cứ lúc nào.
    Tại sao chúng ta không lập ra những văn phòng tư vấn hôn nhân với người nước ngoài rồi liên kết với những cơ quan có thẩm quyền ở chính những nước đó (Hàn Quốc, Đài Loan,Trung Quốc...) để cùng nhau phối hợp hành động, tránh lừa đảo,...Tại sao họ lại lập ra những cơ quan về hôn nhân với VN như thế trước chúng ta, rồi họ đặt ra những quy định để chọn lọc phụ nữ VN như thế nào mới được lấy đàn ông của họ, khi mà họ cần chúng ta, còn chúng ta thì đáng ra ở tư thế bên trên thì lại thành ở dưới, lại không có những văn phòng như thế, lại không hề có quy định nào chọn lọc đàn ông của họ?

    Tại sao chúng ta không đến những vùng nông thông của Hàn, Đài, Trung,... rồi quay phim, chụp ảnh, phỏng vấn về sự nghèo khổ của những vùng nông thôn ấy không hơn gì VN rồi làm phóng sự và phát lên báo, đài, VTV liên tục để các nữ thanh niên cảnh giác, không còn ham muốn "đổi đời"? Tại sao chúng ta lại bất lực, khoanh tay ngồi nhìn để công dân của chúng ta phải chịu đau khổ? Tại sao chúng ta không đưa những thông tin tuyên truyền về việc phụ nữ trẻ em bị buôn bán, bị ngược đãi để nữ công dân cảnh giác?

    54) Thiếu tính đồng bộ:

    Nên có 1 quy trình đào tạo chuẩn, liên thông từ tiểu học cho đến ĐH, như hiện nay, cứ mỗi khi chuyển cấp HSSV lại phải gò mình theo 1 quy trình, 1 chuẩn mới lạ lẫm, do đó sẽ mất 1 khoảng thời gian để thích nghi với chuẩn, với quy trình mới này, như vậy có phải là đã mất đi 1 lượng thời gian, tiền của, công sức đáng kể của XH hay không?

    55) Xóa bỏ tâm lý sợ sai:
    Khi 1 HSSV nói sai, hoặc hỏi 1 câu hơi ngớ ngẩn thì cả thày và trò đều cười ồ lên, cả trăm con mắt hướng về phía HSSV ấy, lại còn cười nhạo, chế giễu dài dài, như vậy thì làm sao HSSV ấy dám hỏi tiếp, từ đó sẽ trở nên nhút nhát, rụt rè và không dám hỏi nhiều nữa >> Mà càng ít hỏi thì sẽ càng dốt. Có lẽ ngành GD của ta phải cơ chế, chính sách, biện pháp khắc phục tâm lý sợ sai này chăng ?
    Được sửa bởi NguoiYeuNuoc.VN lúc 15:36 ngày 06-09-2007

  10. 2 thành viên Like bài viết này:


  11. #6
    Tham gia
    24-08-2007
    Bài viết
    15
    Like
    0
    Thanked 20 Times in 8 Posts
    56)Xóa bỏ tâm lý chuộng bằng cấp:
    Chính vì các Cty của ta cứ chuộng bằng cấp quá, tuyển người cứ dựa vào bằng cấp, chứ ít dựa vào khả năng thực tế, TD ĐL và khả năng ST của ứng viên, thế cho nên cũng là 1 cái làm cho HSSV học 1 cách đối phó, tâm lý học để lấy bằng giỏi, bằng khá, chứ không phải học để làm việc tốt hơn, và còn phát sinh ra hiện tượng làm bằng giả, mua bán bằng, tiêu cực trong GD. Đó cũng là 1 điều kìm hãm GD phát triển.


    ************************************************** *********

    Một số giải pháp:

    1) Nên chăng bỏ ngày nhà giáo đi để hạn chế những tiêu cực(cái mất nhiều hơn cái được). Hoặc nên đơn giản hóa, tiết kiệm hóa, tối giản hóa ngày này đi càng nhiều càng tốt để tránh tham nhũng, tiêu cực, VD ngày nhà giáo vẫn phải dạy và học như ngày thường, không phải là quốc lễ (giống như 1 số nước khác đã làm), quy định không được tổ chức xa hoa, tốn kém, rầm rộ. Quy định HS không đến nhà GV trong ngày này vì dễ gây tai nạn giao thông(TNGT), quy định GV không được nhận quà biếu của HSSV, hoặc chỉ được nhận quà có giá trị không quá 20.000 VND để tránh tiêu cực. Nếu không làm được điều này rồi đây chúng ta sẽ tạo ra những con người giỏi đút lót, giỏi đi cửa sau, giỏi chạy, giỏi nhận hối lộ, và môi trường đào tạo không đâu khác lại chính là nhà trường và thày cô (thật đau đớn, xót xa) !!!

    2) Coi GD là 1 loại hàng hóa, không coi GD là 1 nghề cao quý nữa( Đó là tư duy quốc tế ta nên noi theo) để kích thích TD ĐL và ST của người học. Giảm dần yếu tố bao cấp, cao quý, ban ơn tăng dần yếu tố thị trường, bán mua, sòng phẳng. Nếu thay đổi tư duy theo hướng như thế người thày sẽ luôn phải chịu áp lực từ phía HS và luôn luôn phải vận động, thay đổi, tiếp thu, học hỏi, nâng cao những tri thức mới để có thể đưa ra những sản phẩm tốt nhất nếu không sẽ bị đào thải (gián tiếp từ HSSV), còn như hiện nay người dạy không hề, hoặc chịu rất ít áp lực từ phía HSSV(Bởi vì đã cao quý, thiêng liêng, ban ơn thì làm sao HSSV dám gây sức ép)>>> sức ì, quán tính rất lớn, bởi vì không có động cơ để mà vươn lên, tiếp thu cái mới >>> nhanh chóng bị lạc hậu, lỗi thời. Cao quý hay không nên để người học và xã hội ghi nhận không nên trưng khẩu hiệu như thế. Bởi vì đã có vô số những tai tiếng, Scandal trong ngành GD (ngược đãi/trù dập HS, quấy rối tình dục, thày cưỡng hiếp nữ sinh,...) bị báo, đài lên tiếng, có còn nên coi là cao quý, thiêng liêng nữa hay không?. Nếu coi GD cao quý, thiêng liêng thì HSSV rất khó có TD ĐL vì không dám vượt lên trên người cao quý, thiêng liêng, không dám phản biện với người cao quý, thiêng liêng. Và người thày, người cao quý, thiêng liêng thì cũng không thể bị HSSV làm mất đi cái sự thiêng liêng của mình (nếu trò qua mặt thày, phản biện được với thày thì thày mất mặt quá, mất thiêng), cho nên các thày sẽ phải nói lảng đi, né tránh những câu hỏi khó của HSSV, hoặc làm gì đó để HSSV không còn hỏi những câu hóc búa nữa > bóp chết TD ST của người học. Nếu như TD của người học không vượt lên trên được TD của thày, của SGK, không vượt ra khỏi cái hệ tọa độ, cái thế giới quan của thày và SGK thì làm sao có ST?

    Phải trang bị cho HSSV phương pháp TD ĐL (Independent Thinking).
    Chắc sẽ có người nói "HSSV VN làm sao mà thông minh đến thế được, làm sao có thể phản biện, hỏi khó, vượt lên trên thày", xin thưa rằng nếu cứ tiếp tục lối TD và nhận thức, cách làm cũ thì sẽ mãi mãi không có nhiều những HSSV xuất sắc (lại câu hỏi luẩn quẩn "con gà có trước hay quả trứng có trước ?", câu trả lợi cực đơn giản là Con gà có trước - theo thuyết tiến hóa thì bò sát sẽ trở thành gà). Hãy thay đổi cách nghĩ, cách làm, nhất định chúng ta sẽ có rất nhiều những HSSV xuất sắc như thế.

    Người GV "bị" coi là cao quý, thiêng liêng nhiều khi đã không thấy tự tin hơn, mà lại còn chịu 1 áp lực khi mà cứ phải lăn lộn mưu sinh, bao nhiêu lo toan đời thường mà cứ phải gò ép mình để sống 1 cách cao quý, thiêng liêng trong khi có thể họ không muốn thế, họ cũng muốn sống như bao người khác, không phải gò ép, phải sống thanh cao. Và vì được quy định là thiêng liêng cho nên họ cứ muốn trở thành thế giới quan/ ý thức hệ của HSSV, trong khi họ không thể là thế giới quan. Như vậy có phải chúng ta làm khó cho cả GV và HSSV khi TD như thế?

    Và cũng chính vì được coi là cao quý, thiêng liêng cho nên đã có rất rất nhiều những người thày, cô đã lợi dụng cái cao quý, thiêng liêng ấy để mà hành hạ, ngược đãi HS, để mà quấy rối tình dục, cưỡng hiếp nữ sinh, trù dập HS ? Còn HS vì thấp cổ bé họng, lại đang được người cao quý ban ơn nên không dám phản ứng, không dám tố cáo, sợ sệt >>> Lại càng làm cho các thày cô đó tự đắc và tiếp tục dùng cái danh nghĩa cao quý, thiêng liêng đó mà có những hành vi sai trái.

    3) Nâng lương cho giáo viên (GV).

    4) Chú trọng đến chất lượng hơn là số lượng.

    5) Lấy người học (HSSV) làm trọng tâm, là chủ thể.

    6) Dân chủ hóa, minh bạch hóa học đường, bình đẳng hơn giữa thày và trò, giữa HS và nhà trường. HS bị thưởng/phạt phân minh thì thày cô cũng thưởng/phạt phân minh. Các hoạt động của nhà trường(NT) nên công khai hóa, minh bạch hóa để HSSV cùng giám sát, tránh các hiện tượng tham nhũng, tiêu cực trong nhà trường. Hoặc các thày cô có thể dành các quyền lợi, học bổng cho con em của mình trong trường, làm sụt giảm ý chí, lòng tin của HSSV. Nên xóa bỏ tâm lý "học tài thi phận" trong HSSV và trong cả XH. Nên có 1 cơ chế nào đó giám sát không để xảy ra hiện tượng những GV, hoặc cán bộ trong trường có con em học trong trường mà dùng ảnh hưởng của mình để nâng đỡ con em, làm như vậy những thanh thiếu niên đó sẽ ỷ lại vào người nhà, không có ý chí vươn lên trong học tập, đồng thời lại gây tâm lý "học tài thi phận" đối với các HSSV khác.

    7) Tăng cường công tác hướng nghiệp mạnh mẽ cho HS các cấp THPT, THCS để phân luồng các nguồn lực của XH, hiện nay công tác này còn quá yếu, lãng phí tài nguyên chất xám khi không đc phát hiện đúng năng lực.

    8) Mềm hóa, mở hóa, linh hoạt/ uyển chuyển hóa chương trình, tạo sự chủ động, chọn lựa hơn cho người học, giảm nhẹ áp lực. Trong ngành CNTT có 1 khái niệm phần mềm nguồn mở (Open Source Software) , là những phần mềm mà nhiều người dùng cùng tham gia phát triển, cải tiến, sửa lỗi,...Như vậy nếu chương trình của ta là 1 chương trình mở thì rất tuyệt vì nhiều thày , và cả HSSV cũng có thể cùng tham gia đóng góp. Và như vậy mỗi vùng miền/ địa phương có thể dùng 1 chương trình sao cho phù hợp nhất với mình. Nên tăng cường các môn học tự chọn, giảm dần các môn học bắt buộc.

    9) Quy hoạch GD theo hình chóp (càng học lên cao thì càng ít), tăng tính đào thải của GD ĐH.Nên tăng tính đào thải của ngành GD cả đối với HSSV và GV, để làm cho tất tần tật ngành GD đều phải liên tục vận động, liên tục thay đổi cách nghĩ, cách làm, triệt bỏ sức ì (quán tính) quá lớn hiện nay.

    10) Nên chăng dần dần cấm việc học thêm thông thường, quy định chỉ được dạy và học trên Internet, bộ GD ĐT xây dựng 1 cổng học thêm trực tuyến và thày cô muốn dạy sẽ đăng ký ở đó.

    11) Nâng cấp, tăng cường hệ thống mạng của ngành GD cả phần cứng lẫn phần mềm, đồng bộ hóa ở mức cao, dung lượng lớn, tăng cường các hoạt động E learning, trao đổi tài nguyên, kinh nghiệm giữa nhà quản lý với GV, GV với GV, GV với HS và HS với HS. Làm như vậy sẽ giảm được rất nhiều chi phí cho ngành GD. Cũng là 1 biện pháp công khai hóa, minh bạch hóa, giảm phiền hà, nhũng nhiễu, bưng bít thông tin, hạn chế tối đa các hiện tượng tham nhũng, tiêu cực của ngành. Các trường phải có Website riêng, công khai mọi thông tin hoạt động, cập nhật liên tục để cho PHHS, HSSV, và cả người bên ngoài cùng giám sát. Phát triển mạnh những hình thức hội thảo, hội nghị qua mạng (Y!M, Skype, MSN, Forums,...) đa chiều: GV đến GV, GV đến HSSV, các nhà quản lý với nhau, nhà quản lý đến GV/HSSV,...

    12) Nếu không tăng học phí thì sẽ không có tiền mua sắm trang thiết bị, Xây dựng cơ sở vật chất, cải tiến các hình thức giảng dạy, thi cử, thì làm sao nâng cao chất lượng GD ? Và rồi ai ai cũng được học, nhưng chất lượng thì liệu rằng ai ai cũng như nhau? Và mục tiêu phân luồng các nguồn lực XH có được không khi ai cũng có thể vào học trung học, và chả dại gì mà rẽ nhánh đi học nghề? Nói không tăng học phí nhưng các trường lại "phát minh" ra rất nhiều khoản phụ thu khác, mà nhiều khi lý do của những khoản phụ thu này chưa chính đáng, có khi phụ huynh coi là bị "vòi tiền", vậy thì thà rằng cứ tăng học phí mà triệt tiêu hết những khoản phụ thu đó đi?
    Nếu không tăng học phí, thì rồi các trường liên doanh nước ngoài, trường 100% vốn nước ngoài mọc lên, HSSV vào đó học hết thì có phải là chúng ta thua ngay trên sân nhà hay không?
    Các bậc PHHS lo lắng về việc tăng học phí nhưng nếu chất lượng (Clg) GD không đảm bảo, sau khi tốt nghiệp con em các bậc PHHS không xin được việc làm đúng với ngành nghề đã đào tạo, như vậy có phải là mất tiền oan hay không?
    Nếu sự thành đạt của con em là thước đo sự hài lòng của các bậc PH thì đâu phải cứ học lên cao thì mới thành đạt, rất nhiều người không học cao mà vẫn thành đạt hơn những người học cao đó thôi. Và 1 người thợ lành nghề vẫn có thể có thu nhập cao hơn 1 kỹ sư bình thường.

    Tăng học phí không phải là yếu tố quyết định để nâng cao CLg GD , nhưng nó là yếu tố quan trọng. Trong triết học có 1 nguyên lý " sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất", trong đời sống ta có những câu " tiền nào của ấy", "của rẻ là của ôi" , như vậy tiền tăng thì chất lượng ít nhiều cũng sẽ tăng. Nhiều tiền, lương cao, người GV sẽ thoải mái tâm lý, chuyên tâm, miệt mài vào công việc > kích thích người GV TD ĐL và ST > chất lượng GD tăng. Lương thấp không đủ cho sinh hoạt và đời sống > GV phải lăn lộn mưu sinh bằng nghề tay trái, rất nhiều âu lo trong cuộc sống, căng thẳng, mệt mỏi, ức chế tâm lý > không chuyên tâm vào công việc, có những hành vi thái độ không đúng mực với HS > CLg GD sẽ giảm rất thấp. Nhiều người phản đối tăng học phí, nhưng rồi ai cũng học để rồi chỉ có số rất ít sau khi tốt nghiệp là dùng được, còn phần lớn không làm được việc thì giữ vững lề thói cũ để làm gì?
    Thay vào đó nên phát triển các hình thức, cho vay ưu đãi để đi học, tín dụng học đường, bảo hiểm học đường,...để tạo điều kiện cho SV nghèo vẫn học được.

    13) Nên tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý - giao tiếp trong nhà trường: Tại sao không có những diễn đàn online để họp ban giám hiệu Online, họp phụ huynh học sinh(PHHS) Online, sổ liên lạc online gửi qua email cho PHHS, quản lý HS bằng CNTT, Internet.

    14)Nên chăng bộ GD ĐT yêu cầu các trường ĐH, THPT,THCS,TH mở tài khoản ở ngân hàng, sau đó cho phép PHHS, HSSV đóng học phí vào tài khoản này, như thế sẽ tránh được khâu trung gian, bớt đi những người thu ngân, giảm bớt phiền hà cho cả PHHS, HSSV lẫn nhà trường, hơn nữa PHHS có thể đóng học phí, tránh việc HSSV lấy học phí làm việc khác. Các ngân hàng sẽ không thu phí chuyển tiền để đóng học phí (khoản này ngành GD sẽ trả cho ngành ngân hàng).

    15) Các bậc PH nên để cho con cái ngủ riêng, ở riêng từ nhỏ để rèn tính tự lập, phát huy tối đa tư duy độc lập, sáng tạo của trẻ em.

    17) Nên có cơ chế giám sát, tránh hiện tượng GV trù dập HSSV, tránh hiện tượng trù dập GV, cán bộ ngành GD.


    *************************************************

    11 Ý Tưởng Giáo Dục
    1) Nên có 1 trang Web điền thử hồ sơ ĐK thi ĐH trên EduNet, như thế sẽ tránh đc việc điền sai, tiết kiệm đc rất nhiều hồ sơ bị điền sai, nếu điền sai edunet sẽ báo sai chỗ nào, nếu điền đúng thì báo đuún, như thế khi đúng rồi HS sẽ điền vào hồ sơ thật.



    2)Học lịch sử qua những bộ phim hoạt hình 3D hay game ( thậm chí là game online)

    Lý thuyết sẽ khó nhập tâm hơn là hoạt hình 3D hay Game (online). Trung Quốc có những phim hoạt hình về lịch sử và game online tam quốc.


    3)Sau khi có kết quả thi tốt nghiệp mới bắt đầu đăng ký thi ĐH, như thế sẽ có tác dụng: hoàn toàn k0 có thí sinh ảo( năm nay có 370.000 TS k0 thi, mỗi TS cho là tốn 100.000đ thì tổng sẽ mất không 37 tỷ đ), TS biết kết quả tôt nghiệp sẽ biết lượng sức mình, biết đặt minh vào đúng vị trí(Đăng ký đúng trường, đúng ngành), do vậy giảm đc rất nhiều phiền phức. Hơn nữa đăng ký trước khi thi tốt nghiệp sẽ làm HS hoang mang, dao động, ảnh hưởng xấu đến việc ôn tập, có khi KQ tốt nghiệp lại xấu đi, như thế đăng ký thi ĐH sau khi tốt nghiệp rất là hay. Nêu sợ thời gian quá gấp, có thể lùi thi ĐH lại khoảng 15 ngày, đầy thi tốt nghiệp sớm hơn 15 ngày.


    4) Tiến hành xếp hạng các trường THPT trên toàn quốc, như thế các trường sẽ biết vị trí của mình ở đâu để từ đó có biện pháp cải thiện chất lượng GD nhằm cải thiện vị trí xếp hạng, như thế sẽ tạo nên không khí thi đua trên toàn quốc.


    5) Nên tiến tới việc đăng ký thi ĐH qua mạng sẽ tiết kiệm đc vô số tiền của công sức của toàn xã hội.

    6) Đưa bản đồ số, bản đồ điện tử (công nghệ GIS đa chiều) lên mạng để các thí sinh khi đi thi ĐH có thể dễ dàng tìm đường, có thể cho phép Thí sinh download bản đồ điện tử (file ảnh) xuống và tự in ra. Thí sinh cũng có thể download phần mềm bản đồ đó xuống vào PC, Laptop, Handheld, Pocket PC để dùng ngay (nếu thí sinh có điều kiện). Như vậy sẽ hạn chế được ách tắc/tai nạn giao thông, hạn chế việc phải bỏ thi do tắc đường.


    7) nên cấm việc các giáo viên nhận phong bì, quà biếu có giá trị cao của HS/phụ huynh. Ai dám chắc như vậy sẽ k0 sinh ra những kẻ tham nhũng như Bùi Tiến Dũng, Mai Văn Dâu trong tương lai?


    8 )Nên tăng tỷ lệ thực hành/lý thuyết, vì hiện nay tỉ lệ này quá thấp, ở các nền GD phát triển tỉ lệ thực hành/lý thuyết rất cao, có thể đến 50/50 , tại sao ở ta chỉ là 10/90 ?


    9 ) Giảm thời gian học phổ thông xuống còn 11 năm thôi, như vậy có thể tiết kiệm đc thời gian đào tạo, tiết kiệm vô số tiền của. Có thể như thế này: Tiểu học 5 năm, THCS 3 năm, THPT 3 năm, như nhiều nước có nền GD tiên tiến đã làm.

    10 ) Trao đổi với giáo sư Hoàng Xuân Hãn:

    trong chương trình Sự kiện & bình luận trên VTV1 vừa rồi (chuyên đề tăng học phí)
    GS có nói nên duy trì nền GD miễn phí, theo tôi như thế rất là không nên, bởi vì như thế là 1 nền giáo dục bao cấp, như thế nó sẽ lại vận hành giống nền kinh tế bao cấp, và vì vậy cho ra những sản phẩm bao cấp, như vậy là nguy hại cho QG. Theo tôi vẫn nên duy trì việc đóng học phí, như vậy HS và phụ huynh sẽ có cảm giác là mình đang mua 1 sản phẩm, 1 sản phẩm đặc biệt, vì là mua - bán nên sẽ kích thích HS và PHHS học hành tốt hơn và nhắc nhở bảo ban con cái học hành, nếu miễn phí sẽ sinh ra học bao cấp, HS không cố gắng vươn lên. Có thể ở những vùng sâu, vùng xa thì sẽ miễn học phí để nâng cao dân trí dần dần. Mà thực ra miễn phí mà k0 miễn phí, bởi vì nếu miễn phí sẽ là lấy ngân sách nhà nước ra bù vào, mà ngân sách lại do dân đóng góp từ thuế, mà dân ở đây chính PHHS, như vậy là đâu có miễn phí. Nếu miễn phí thì ngành GD sẽ kiệt quệ, tê liệt , làm sao phát triển GD?

    Về việc kinh phí cho GD 4 tỷ USD, 1 tỷ USD nói trả lương cho giáo viên, GS HXH nói 3 tỷ còn lại để đi đâu, tôi nghĩ 3 tỷ đó là dành để mua sắm trang thiết bị giáo dục, xây dựng cơ sở vật chất, mua máy vi tính, nối mạng, Giáo dục ngoại khóa (An toàn giao thông, môi trường, GD giới tính, tuyên truyền chống ma túy, HIV/AIDS,...) ,tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí, sân chơi cho HS/SV( tổ chức các cuộc thi kiến thức, thể thao,..). Nếu để cả 4 tỷ trả lương cho GV vậy chất lượng GD sẽ không thể đi lên được.

    Nếu quay lại GD miễn phí (bao cấp) sẽ lại đặt HS(học sinh), PHHS vào tư thế mang ơn, ngành GD là những người ban ơi, như thế sẽ lại giống như bảo hiểm y tế mà thôi, quan hệ mua bán lại thành quan hệ ban ơn, chịu ơn. Các em HS sẽ vào tư thế bị động, càng nhút nhát hơn, k0 dám phát biểu, k0 dám hỏi, k0 dám phản biện với giáo viên (vì các em đang đc ban ơn , đc bố thí, đâu có lý gì mà đòi hỏi này nọ). Hơn nữa vì là miễn phí nên HS và PHHS sẽ mất động lực để phấn đấu, vươn lên trong học tập, mất động lực để nhắc nhở, bảo ban, kèm cặp con em, và họ sẽ k0 tôn trong kiến thức khi k0 mất tiền để có đc nó. Và HS, PHHS sẽ lại bị phân biệt đối xử như với bảo hiểm y tế. Như vậy ngành GD cũng kiệt quệ vì k0 thể bù đắp chi phí, vậy nên việc đóng học phí là cần thiết. Như vậy nếu các trường THPT liên doanh với nước ngoài mở ra các HS sẽ vào đó học hết. HS ở các nước có nền GD tiên tiến đóng rất nhiều tiền học phí, nên HS rất chủ động, mạnh dạn phát biểu, hỏi han, phản biện, họ có quyền đòi hỏi những gì tốt nhất cho xứng với học phí, và sẽ cố gắng hết mức khi mất tiền để mua kiến thức >>> chất lượng đi lên.

    Kết luận: quay lại GD miễn phí (bao cấp) là phản phát triển, là đi lùi, sẽ bóp chết tư duy, sáng tạo, tự giác học hỏi, nỗ lực của học sinh

    Nên dần coi GD là 1 loại hàng hóa giống các nền GD tiên tiến. Nhìn lại lịch sử cũng thấy GD bao cấp đâu có tạo ra những sản phẩm tốt như mong đợi.


    11) Nhiều người nói rằng không nên tổ chức 1 kỳ thi kép vừa tốt nghiệp vừa đại học, nhưng vấn đề cần quan tâm nhất đâu phải là có thi hay k0 hay có bao nhiêu kỳ thi, mà là chất lượng GD cơ mà. không nên nói ghép 2 làm 1, mà nên nói tổ chức 1 kỳ thi 2 trong 1, 1 kỳ thi cho 2 mục đích (TN và ĐH) , 1 kỳ thi kép, điều này cũng đáng làm lắm chứ,sẽ tiết kiệm vô số của cải cho xã hội, chống đc tiêu cưc, giảm áp lực thi cử, tôi xin đề xuất trong kỳ thi 2 trong 1, đề thi cũng là 2 trong 1(đề thi kép), sẽ có 2 phần : phần tốt nghiệp và phần đại học(có thể là 2 tờ đề, hoặc 2 phần cùng nằm trong 1 tờ đề), thời gian làm bài tốt nghiệp sẽ là 180', những em HS không thi ĐH môn nào sẽ k0 cần làm phần đề thi ĐH của môn đó(VD: 1 em thi khối A,khi tốt nghiệp sẽ k0 cần làm phần thi ĐH của các môn khối B,C,D), và sẽ chấm thành 2 điểm riêng biệt: điểm tốt nghiệp và điểm đại học. Đó là hoàn toàn khả thi.
    Được sửa bởi NguoiYeuNuoc.VN lúc 15:37 ngày 06-09-2007

  12. 2 thành viên Like bài viết này:


  13. #7
    Tham gia
    24-08-2007
    Bài viết
    15
    Like
    0
    Thanked 20 Times in 8 Posts
    Những điểm yếu của giáo dục Việt Nam!!!
    Một người thày của tôi (xin giấu tên) người Hà Tĩnh, học lớp 1 đúp 3 năm do mải chơi, ông đọc 1 cuốn sách về Toán của Pháp, đi thi và đoạt giải nhất tỉnh.
    Sau này ông được nhà nước cho đi Bulgary du học , trở về nước trở thành 1 giảng viên đại học, ông là 1 người có tâm huyết với nghề, với giáo dục nước nhà. Ông đã nói với chúng tôi rằng: "Không ở nơi đâu có kiểu giáo dục nhồi sọ như ở Việt Nam". Đây là 1 câu chuyện có thật 100%. Qua nhận xét của nhiều người khác và qua trải nghiệm của đời mình tôi thấy nhận xét ấy hoàn toàn có cơ sở.

    Bài học đầu tiên của các cô/ cậu bé khi cắp sách đến trường là "rừng vàng,biển bạc, đất đai phì nhiêu, đồng lúa trải dài bất tận,..." (toàn những lời hay ý đẹp). Những bài học này có làm các em yêu đất nước thật nhưng chưa làm cho các em có ý chí phấn đấu. Sao k0 đưa những thực trạng của đất nước như "nông nghiệp lạc hậu ", "kém phát triển", "thu nhập thấp" để các em có ý chí học tập mãnh liệt nhằm xây dựng tổ quốc giàu mạnh.

    Quả thật nền giáo dục của ta vẫn là đọc chép, nhồi sọ. Việc đọc chép phổ biến ở ta từ bậc tiểu học cho đến đại học. Chúng ta chỉ quan tâm tới việc nhồi nhét kiến thức cho thật nhiều. Người dạy thì chỉ chăm chăm vào nội dung SGK , không mở mang ra ngoài cuộc sống, hay tìm 1 cách giải thích dễ hiểu hơn.

    Kiểu giáo dục này hạn chế sự tư duy, óc sáng tạo của người học, và những kiến thức học được không vượt qua được những kiến thức trong SGK. Cũng chính vì bị nhồi nhét cho nên người học cảm thấy như bị tra tấn, mệt mỏi, k0 có hứng thú, hơn nữa còn hiểu bài không sâu, rất nhanh quên và vất vả khi ôn lại bài. Phải chăng đây là nguyên nhân sâu xa của quốc nạn quay cọp
    Khi học sinh đã học hết bài, làm hết bài tập thì phát sinh tâm lý k0 muốn phấn đấu thêm nữa bởi vì người dạy không khuyến khích học sinh tiếp tục tìm hiểu, học hỏi.
    Việc thi cử của ta gây tâm lý nặng nề cho thí sinh...

    Nhìn sang giáo dục ở Singapore, Anh,Mỹ hay Nhật Bản , ngay từ bậc tiểu học họ đã dạy học sinh cách tư duy, cách sáng tạo trong học tập mà phát thèm. Tại những nước này họ xem sự tư duy, sáng tạo là quan trọng nhất, còn ở ta lại bị xem thường. Xem trên ti vi thì thấy ở Nhật có cuộc thi sáng tạo Robot cho học sinh tiểu học , ở ta chỉ SV mới có cuộc thi này. Sao chúng ta không tổ chức những sân chơi thực hành như vậy cho các bậc tiểu học,THCS,THPT, để các em làm quen với thực tế cuộc sống, như vậy sẽ có tác dụng lớn hơn nhiều những cuộc thi lý thuyết, sao lại cứ học chay như vậy (những cuộc thi về lý thuyết thì quá nhiều- mà k0 hiểu quả bằng những sân chơi thực hành). Thomas Edison - nhà phát minh vĩ đại nhất thế giới - 1 người học đến lớp 4 thì bị đuổi học lại có đến hơn 2000 bằng sáng chế , ông đã nói " Nhiệm vụ quan trọng nhất của nền văn minh là dạy cho con người biết tư duy" , hình như ta lại quá xem nhẹ điều này.

    Học sinh VN sang nước ngoài học có nhiều bạn học rất giỏi dẫn đầu nhiều trường ở các nước đó. Điều đó chứng tỏ người VN rất có tố chất và thông minh nếu được giáo dục đúng đắn sẽ phát huy được sự tư duy và sáng tạo. Đó chính là yếu kém của chúng ta khi k0 dạy HS cách tư duy, sáng tạo. Bao giờ GD của ta làm cho HS biết phản biện, đặt câu hỏi sáng tạo, thậm chí chỉ ra cái sai của thầy thì mới thành công, còn nếu lúc nào HS cũng gật gù với GV là còn yếu kém.
    Giáo dục của ta quá nặng về lý thuyết mà thực hành thì quá ít và nhiều khi còn mang tính hình thức, cho có. Do đó nhiều khi lý thuyết nắm rất chắc nhưng k0 ứng dụng được vào thực tế vì những cái học được quá lạc hậu so với công nghệ luôn thay đổi nhanh chóng. Điều này có thể lý do rằng đất nước còn nghèo, k0 có kinh phí. Có 1 cách hay là dùng CNTT để giới thiệu những thành quả khoa học công nghệ, máy móc mới qua những CD ghi hình, viết các phần mềm mô phỏng, giả lập những công nghệ mới, giới thiệu các website có liên quan,...

    Một điểm yếu nữa là khả năng "khó hiểu hóa" của khá nhiều giảng viên(GV) đại học. Khả năng này thường xuất hiện ở những GV có học vị cao. Những điều đơn giản, dễ hiểu lại được các GV này diễn tả 1 cách khó hiểu , dùng những từ ngữ cao siêu làm cho người học khó tiếp thu. Không biết là họ khoe kiến thức hay là chính họ cũng chưa thấu hiểu tường tận những khái niệm ấy.

    Đối với các sinh viên(SV) nếu chỉ đơn thuần dạy những kiến thức trong giáo trình thì chưa đủ. Cần dạy cho SV cách tự học, cách đọc sách, cách nghiên cứu sao cho có hiệu quả nhất.

    Bệnh sợ SV hỏi: có nhiều GV khi nghe SV hỏi những câu sáng tạo thì lại nói những lời chẳng hề liên quan gì đến câu hỏi làm cho SV chán, lần sau chẳng muốn hỏi nữa ==> hạn chế tư duy,sáng tạo. Tại sao các GV k0 nói " để tôi về nhà nghiên cứu rồi sẽ trả lời em sau" rồi sau đó trao đổi tham khảo để tìm ra câu hỏi cho vấn đề. Trong thời đại internet các GV nên cho địa chỉ email để SV hỏi bài dễ dàng.

    Để kiếm chứng những điều nói trong bài viết này bộ giáo dục thử làm các cuộc bầu chọn trực tuyến(1 câu hỏi đưa ra 1 số phương án để người dùng chọn) ngay trên trang chủ của edu net xem sao.

    Mong các nhà giáo dục xem xét để sửa chữa những điểm yếu này, đưa giáo dục nước nhà đi lên...

    ***********************************************

    Cùng bàn cách hạn chế gian lận trong thi cử:

    Để hạn chế gian lận trong thi cử xin đưa ra giải pháp đơn giản sau:

    1)Trước mỗi kỳ thi các giáo viên nhắc nhở các em rằng không được phép gian lận bằng bất kỳ hình thức nào .

    2)Trước cổng trường thi có bảng ghi chữ to " Nghiêm cấm gian lận trong thi cử dưới mọi hình thức" đủ để đập vào mắt tất cả các thí sinh.

    ***********************************************

    Xây dựng các trung tâm luyện thi trực tuyến !!!

    Chính là xây dựng Website : www.luyenthi.com.vn
    Site sẽ phân ra thành từng khối: A,B,C,D,...Trong mỗi khối sẽ là những môn học của khối đó.

    Luyện thi theo phương pháp truyền thống rất tốn kém tiền của , gò bó về thời gian , gây mệt mỏi cho HS và GV.Nhưng nhu cầu luyện thi của học sinh là có thật. Bộ GD ĐT muốn hạn chế tình trạng dạy thêm , học thêm tràn lan thì đây sẽ là 1 biện pháp rất hay và vô cùng cần thiết.

    Các giáo viên sẽ được tuyển chọn từ những trường THPT có chất lượng, sẽ cung cấp các bài giảng , bài tập qua internet , chấm bài qua internet , trả lời thắc mắc của HS qua internet(qua 1 hệ thống diễn đàn chẳng hạn).

    Bộ GD ĐT nên đi đầu trong việc xây dựng những trung tâm như thế. Trung tâm sẽ phát hành 1 loại thẻ cào có nhiều mệnh giá (VD: 20.000d, 50.000d,100.000d) , trên thẻ ghi tên tài khoản , mật khẩu để học sinh truy cập , mỗi lần HS dowwnload bài giảng , bài tập , đặt câu hỏi , thi trực tuyến thì số tiền sẽ bị trừ đi trong thẻ. Hình thức này chắc chắn sẽ thu hút được nhiều HS trên toàn quốc vì những ưu việt của nó. Các cty, cơ quan hay các giáo viên nếu có khả năng cũng nên thực hiện việc này.

    Mong bộ GD - ĐT (hay cơ quan, cty nào đó)
    nhanh chóng xây dựng những trung tâm như vậy.
    Nếu bộ gặp khó khăn có thể hợp tác với các công ty CNTT như FPT chẳng hạn...........

    ***********************************************

    2 phiên bản SGK: 1 bản in thường, 1 bản in đẹp

    Tại sao lại cứ phải có duy nhất 1 phiên bản SGK trong khi nhu cầu, điều kiện kinh tế của mỗi em HS/ mỗi địa phương là khác nhau.

    Theo tôi Bộ GD ÐT nên làm 2 phiên bản SGK: 1 phiên bản in thường dành cho các em HS có nhu cầu bình thường và điều kiện kinh tế có hạn, 1 phiên bản in đẹp (có màu, in trên giấy đẹp,...) dành cho các em HS có nhu cầu cao và có điều kiện kinh tế khá giả, muốn có sách đẹp để học.

    Tất nhiên nội dung của 2 phiên bản là hoàn toàn giống nhau. Và bản in đẹp sẽ có số lượng ít hơn. Sách đẹp sẽ làm các em thích thú hơn và việc học sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều.

    Rất mong bộ GD ÐT làm điều này để phát triển giáo dục.

    Mà nếu làm sách đẹp cho tất cả thì sẽ rất tốn kém cho ngành giáo dục hơn nữa nhiều em HS có điều kiện kinh tế bình thường sẽ gặp khó khãn khi mua sách, vì thế làm 2 phiên bản SGK là 1 giải pháp tốt để phát triển giáo dục.

    Đây là 1 cách làm rất thông minh, sáng tạo, khôn ngoan và đã được rất nhiều nơi thực hiện cả ở VN và trên thế giới.


    ***********************************************

    Chữa bệnh cho đất nước cũng chính là chữa bệnh cho Giáo dục!!!

    Tham nhũng, tiêu cực, bất công quá nhiều, lại còn rất nhiều thói hư, tật xấu trong xã hội. Học sinh(HS) và Giáo Viên (GV) được nghe, thấy, tận mắt chứng kiến những điều đó hoặc trực tiếp bị hại dẫn đến những ảnh hưởng xấu đến việc dạy và học, có nhiều người còn bị "tiêu cực" hóa theo. Chính những điều này làm cho HS và GV trở nên nhút nhát, dè dặt, sợ sệt khi đặt câu hỏi, nêu ý tưởng mới. Ví dụ khi 1 GV trẻ nêu ra 1 sáng kiến đổi mới phương pháp dạy và bị các đồng nghiệp,cấp trên phản đối, coi thường, sáng kiến k0 được thực hiện, vậy là ảnh hưởng đến giáo dục rồi. Và có thể khi 1 HS đặt ra 1 câu hỏi sáng tạo , hay phát biểu nhiều lại bị các bạn khác cạnh khoé, đố kỵ, có khi còn bị cô lập, hoặc là người GV cũng k0 trả lời câu hỏi này. Phải chăng những điều đó là do những tham nhũng, tiêu cực, bất công kia ảnh hưởng. Làm cho nhiều HS, GV không có thái độ ủng hộ đối với những sáng kiến, tư tưởng mới, hay.

    Có lẽ chúng ta cần phải chữa bệnh cho đất nước thì mới chữa bệnh cho giáo dục được. Đó là cần diệt trừ tham nhũng, tiêu cực. Xóa bỏ các thói hư, tật xấu, hủ tục để làm lành mạnh hóa đời sống xã hội. Khuyến khích các ý tưởng sáng tạo để phát huy mọi nguồn lực để phát triển đất nước giàu mạnh, hùng cường.

    Thực tế đã cho thấy những nước có nền hành chính công càng trong sạch , minh bạch thì GD càng phát triển. Điển hình như Singapore, nước có nền hành chính trong sạch nhất châu Á, cũng là 1 trong những nước có nền GD tốt nhất châu Á. Chẳng nói đâu xa , ngay người láng giềng Trung Quốc chống tham nhũng tốt hơn ta, hành chính minh bạch hơn ta nên cũng có nền GD tốt hơn ta đó thôi.

    ***********************************************


    Sao không thành lập đại học khí tượng thuỷ văn tại VN ? (chống thiên tai, bão lụt)

    Ở Nga đã có mấy trường đại học khí tượng thuỷ văn , tại sao ở ta không có. Trong khi ở ta có tới hơn 3000 km bờ biển , rất nhiều khả năng chịu bão lụt , cơn bão số 1 vừa qua đã gây kinh hoàng cho nhân dân miền Trung. Nhất thiết phải thành lập trường đại học khí tượng thuỷ văn riêng biệt để có thể chống thiên tai bão lụt, tốt nhất.

    tham khảo:
    Đại học Khí tượng Thủy văn Ôđetxa (Nga) :
    http://www.bacninh.gov.vn/Story/XaHo...Nuoc/2006/5/34 03.html

    Đại học khí tượng thủy văn Lê nin Grad:
    http://www.hus.edu.vn/HoSoCBCNV/Thon...sp?PersCode=50


    ***********************************************

    Đăng ký thi đại học qua mạng, k0 cần giấy tờ nữa...

    Đề nghị bộ GD ĐT làm cổng www.tuyensinh.edu.vn trong đó có mẫu đăng ký thi đại học cho thí sinh đăng ký qua mạng , thí sinh sẽ bị hạn chế chỉ cho phép đăng ký tối đa 3 trường. Nếu đến lần thứ 4 hệ thống sẽ báo lỗi và k0 cho phép đăng ký nữa.

    Việc đăng ký qua mạng sẽ tiết kiệm được rất nhiều tiền của, công sức của bộ và của thí sinh, làm thí sinh giảm bớt căng thẳng không cần thiết , giảm bớt phiền hà cho thí sinh và người nhà , giúp các em ôn luyện tốt hơn , kết quả thi sẽ tốt hơn........

    Được biết ở các nước phát triển như Mỹ việc này đã thành phổ biến.


    ( by tinman - Việt kiều Mỹ)

    Ý tưởng của Người Yêu Nước chẳng có gì là điên vì nó đã được thực hiện khoảng 7, 8 năm nay rồi. Đa số cái đại học ở Mỹ đều đăng ký nộp đơn học qua mạng. Còn vấn đề nộp hồ sơ học bạ thì họ làm khoa học hơn Vn nhiều, bản sao của hồ sơ học bạ được trường mình học in ra, chứng nhận và gởi thằng qua bưu điện tới trường đăng ký học.... Chỉ cần vài cái click chuột đóng 55 USD là bạn đã ghi danh đại học xong. Sau khi trường coi duyệt hồ sơ và học bạ thì sẻ báo cho bạn biết là họ nhận bạn hay không? Ai muốn thử có thể vào hệ thống đại hoc ở California đăng ký thử:

    http://www.csumentor.edu

    Harvard nhé:

    http://www.admissions.college.harvar...tronic_resourc es/apply_online/index.html

    Ngoài cái chuyện đăng ký vào đại học, thì toàn bộ hồ sơ, giấy tờ, đăng ký lớp học, hủy bỏ lớp học, đóng tiền học phí, trả tiền học phí và các khoảng phụ thu, coi điểm hay kết quả các môn học, kể cả lấy bản sao học bạ... đều thực hiện qua internet cả. Từ ngày tôi đăng ký học cao học tới nay là hơn 1 năm rưởi, chưa đặt chân tới văn phòng của trường lần nào (thật sự tôi cũng chẳng biết nó nằm ở chổ nào nửa). Tất cả đều thực hiện qua internet từ khi chính thính nộp đơn học qua internet tới khi nhận được giấy chấp nhận.


    ( by Vo_danh)
    Hình như bạn

    đã hiểu nhầm rồi. Việc nộp đơn đăng ký vào đại học mà bạn nói ở đây là trường nào trường nấy lo. Còn ý tưởng của bạn này là đăng ký hồ sơ dự thi, rồi sau khi thi xong còn lấy nó làm thông tin xét tuyển về sau, nó có ý nghĩa trên toàn quốc.

    (by tinman)

    Hệ thống CSMentor là hệ thống đăng ký đại học chung cho 22 trường đại học thuộc state of california. Tuy là 22 trường cùng hệ thống nhưng tiêu chuẩn tuyển chọn khác nhau. Nhiều trường khá có điều kiện tuyển rất khó khăn, có nhiều trường thì tuyển rất dể. Khi đăng ký, ứng viên được quyền lựa 4 - 5 trửồng, sau đó các trường này sẻ xem xét hồ sơ của ứng viên rồi họ sẻ coi số điểm, điều kiện học lực.. đưa tới quyết định tuyển dụng. Sau 1 thời gian nhất định, các trường này sẻ gởi thơ báo cho ứng viên là họ có nhận ứng viên này hay không, Ứng viên sẻ lựa trường thích hợp. Nếu tất cả các trường này đều từ chối thì họ lại tiếp tục trở vào website đó gởi lại hồ sơ tới 4 trường khác.... cho tới khi có trường nhận.

    Ở các trường tư thì họ bắt buộc phải nộp hồ sơ riêng khác nhau. Điểm này thì rất khó mà tạo 1 hệ thống để họ dùng chung với nhau.

    Ý kiến này của Người Yêu Nước tuy không phải là ý kiến gì mới mẻ trên thế giới, nhưng ở VN thì là chuyện hoàn toàn mới và có thể thực hiện được. Thậm chí các software khác để quản lý hồ sơ, học bạ, điểm của học sinh trong trường cũng là nên làm để có thế ứng dụng tin học vào môi trường giáo dục ở VN.


    Phần mềm dự thi trí tuệ VN
    Nguồn: http://www.ttvn.com.vn/News/TTVN/TTV...spx?nhomId=431
    Tên sản phẩm

    Phần Mềm Tuyển Sinh Đại Học

    Dạng sản phẩm
    Hoàn chỉnh
    Mô tả sản phẩm
    Ngòai việc quản lý toàn bộ quá trình tuyển sinh đại học, đồng bộ dữ liệu giữa các bộ phận tham gia tuyển sinh ( Các trường đại học, đơn vị đăng ký dự thi, các hội đồng tuyển sinh, các sở, bộ), phần mềm tập trung giải quyết vấn đề đang bế tắc : đó là việc xét tuyển. Nghĩa là phần mềm sẽ tổng hợp phân tích hàng triệu nguyện vọng của gần một triệu lượt thí sinh để tìm ra điểm chuẩn của tất cả các ngành của tất cả các trường nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu riêng của từng trường từng ngành về đề thi, các tính điểm ưu tiên, hệ số, sự chênh lệch giữa các nguyện vọng ... Và tất nhiên kết quả tìm được là chính xác và công bằng nhất có thể. Phần mềm không hạn chế số nguyện vọng của thí sinh, và thí sinh có thể đăng kí nhiều khối thi khác nhau... ( Nghĩa là còn phức tạp hơn tất cả các kỳ thi tuyển sinh vừa qua ). Việc xác định độ tin cậy của việc xét tuyển này là rất quan trong, phần mềm cũng cung cấp một số công cụ kiểm tra dùng trong quá trình thử nghiệm.

    Địa chỉ tải về dùng thử

    Tài liệu dự thi
    Đĩa CD
    Địa chỉ tải tài liệu
    Được sửa bởi NguoiYeuNuoc.VN lúc 15:38 ngày 06-09-2007

  14. 2 thành viên Like bài viết này:


  15. #8
    Tham gia
    24-08-2007
    Bài viết
    15
    Like
    0
    Thanked 20 Times in 8 Posts
    www.tiepsucmuathi.com.vn; www.hoidapmuathi.com.vn; www.tuyensinh2007.com.vn

    Sao chúng ta k0 phát triển những website/ diễn đàn như vậy nhỉ??
    Để thông tin nhanh chóng đầy đủ hơn, và nhận ý kiến phản hồi từ thí sinh nhanh chóng hơn, trả lời nhanh hơn.......

    ***********************************************

    Giải tỏa tâm lý căng thẳng cho thí sinh trước mỗi kỳ thi ??

    Trước mỗi kỳ thi tốt nghiệp, chuyển cấp, và nhất là kỳ thi đại học thí sinh có tâm lý rất căng thẳng,hoang mang, lo lắng, chịu áp lực lớn do thông tin còn khá chậm chạp, đăng ký mất thời gian, phải chờ đợi lâu , nhất là đối với các em ở các vùng quê .

    Làm gì để giải tỏa tâm lý căng thẳng cho các em, làm cho các em yên tâm nhất, tập trung nhất vào việc ôn luyện để đạt kết quả tốt nhất trong các kỳ thi ?

    Đây là biện pháp tôi đưa ra:

    1) Xây dựng các website cung cấp các thông tin nhanh chóng nhất, đầy đủ nhất, chính xác nhất cho các em thí sinh, công bố nội dung ôn luyện, phòng thi, số báo danh,...

    2) Đối với thi đại học nên lập 1 cổng thông tin tuyển sinh riêng biệt www.tuyensinh.edu.vn , cổng thông tin này cho phép đăng ký thi đại học qua mạng, k0 cần giấy tờ phiền hà nữa, ảnh thí sinh cũng được upload lên mạng . Các sở GD ĐT sẽ có 1 cơ sở dữ liệu (CSDL) thông tin của tất cả các em HS, cổng tuyển sinh sẽ kiểm tra CSDL này khi cần, kiểm tra tuổi của thí sinh,CMND...và sẽ chỉ cho phép đăng ký 3 bộ hồ sơ.Cổng cũng thông tin về nội dung ôn luyện, sau khi xử lý dữ liệu sẽ gửi thông báo đến cho thí sinh về số báo danh,phòng thi,địa điểm thi qua email, thí sinh in thông báo này ra và mang đến trường để dự thi.

    Cổng này còn có phần tiếp sức mùa thi, địa điểm các trường, bản đồ trực tuyến các thành phố có các trường thi (Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng,...), danh sách các tuyến xe buýt, thông tin nhà trọ ...

    Cổng này còn có phần hỏi đáp mùa thi để các thí sinh có thể hỏi và nhận được câu trả lời 1 cách nhanh chóng nhất.

    3) Đổi mới nội dung đề thi để k0 gây áp lực nặng nề cho thí sinh, đề thi sẽ k0 quá nặng về kiến thức

    4) Phát triển thêm thật nhiều trường học để tất cả HS đều có cơ hội học tập tốt nhất .


    ***********************************************
    Học thêm trực tuyến cho bậc tiểu học , trung học cơ sở....

    Có thể thấy rằng nhu cầu học thêm , dạy thêm là có thật... Tại sao bộ GD ĐT (hay cơ quan, cty nào đó) không xây dựng 1 trang học thêm trực tuyến cho bậc tiểu học , trung học cơ sở... giống như trang www.hocngoaingu.com.vn , VD www.hocthem.com.vn

    Sẽ có 1 trung tâm phục vụ cho site , trung tâm sẽ phát hành thẻ (có nhiều mệnh giá , VD: 20.000d, 50.000d,100.000d) cung cấp tài khoản , mật khẩu để học sinh truy cập, sẽ tính tiền khi học sinh dowwnload các bài tập,bài giảng, thi trực tuyến, đặt câu hỏi,.... Các GV được tuyển chọn kỹ lưỡng và có chất lượng........ Đầu tiên sẽ làm các môn học quan trọng trước, rồi phát triển dần dân.........

    Nếu bộ gặp khó khăn có thể hợp tác với các công ty CNTT như FPT chẳng hạn...........


    ***********************************************

    www.mangtrunghoc.com.vn !!!


    1 diễn đàn liên kết tất cả học sinh và giáo viên trung học trên toàn quốc để cùng học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm, chia sẻ giáo án, phương pháp dạy và học , chia sẻ kiến thức của các môn học trong trường trung học phổ thông , tôi nghĩ rất nên xây dựng diễn đàn này. Các nhà giáo dục nên xem xét để thực hiện nhanh chong................

    www.mangtrunghoc.com.vn

    ***********************************************
    Làm SGK điện tử dạng.PDF???

    Tại sao chúng ta không làm SGK các bậc tiểu học đến THPT thành dạng file .PDF và đưa lên internet để cho học sinh dowwnload. Như vậy vừa có thể làm sách rất đẹp, có thể tìm kiếm dễ dàng, tạo thuận lợi cho học sinh khi học tập tra cứu. Hơn nữa còn khuyến khích học tập CNTT trên toàn quốc , và còn tiết kiệm được rất nhiều chi phí cho ngành GD ĐT khi học sinh có thể tự in sách đó ra và học. Bộ GD ĐT rất nên làm điều này, cho dù bớt thu nhập từ bán sách nhưng lại có nhiều lợi ích to lớn hơn cho GD ĐT.

    ***********************************************

    Sáng kiến tuyệt diệu cho giáo dục Việt Nam !!!

    Sáng kiến này thực hiện cho các bậc tiểu học (TH), trung học cơ sở(THCS), trung học phổ thông(THPT) . Trong các trường TH,THCS, và THPT các em học sinh nữ sẽ được xếp vào các lớp riêng(toàn nữ) và các em học sinh(HS) nam cũng được xếp vào các lớp toàn nam( nam và nữ vẫn học chung 1 trường chứ k0 phải 1 trường toàn nam hay toàn nữ) . Tại sao phải như vậy ?

    Ở tuổi mới lớn các em hay bị hấp dẫn giới tính ở các bạn khác giới, cho nên xếp lớp như vậy sẽ tránh được tình trạng mất tập trung khi nghe giảng do để ý/nghĩ về bạn khác giới, hạn chế được những tìm cảm khác giới chưa cần thiết ảnh hưởng xấu đến học tập .Hạn chế được việc rủ rê, chơi bời, đàn đúm ảnh hưởng xấu đến học tập (nếu có cả nam lẫn nữ điều này rất dễ xảy ra) . Hơn nữa xếp lớp như vậy sẽ làm cho các em HS nghèo đỡ mặc cảm, tủi thân hơn (nếu có cả nam lẫn nữ sự mặc cảm sẽ lớn hơn nhiều) do đó sẽ học tốt hơn, kéo cả lớp đi lên, các em HS giàu do đó cũng k0 còn kênh kiệu và sẽ học tốt hơn. Và do cùng 1 giới nên các em sẽ tự tin, bạo dạn hơn rất nhiều trong học tập , cũng như trong các hoạt động văn nghệ, ngoại khóa vì không có gì phải ngượng ngùng . Nếu nam và nữ học riêng thì việc giáo dục giới tính trong trường học cũng dễ dàng hơn nhiều do các em k0 ngại ngùng với các bạn khác giới. Cách làm này cũng tránh được sự mất cân bằng giới tính vì giờ ra chơi các em vẫn thấy các bạn khác giới nên sẽ k0 bị lệch lạc hành vi, hay tình cảm . Nếu nam và nữ học chung, các em gái k0 xinh k0 được các bạn nam để ý sẽ dẫn đến tủi thân, mặc cảm so với các em gái khác, như vậy sẽ ảnh hưởng xấu đến học tập , do đó nếu nam nữ học riêng thì các em gái k0 xinh này sẽ tự tin hơn, do đó học tốt hơn, các em gái xinh hơn do đó cũng bớt làm dáng vì thế cũng sẽ học tốt hơn .


    Hơn nữa nếu xếp nam , nữ học riêng như vậy, do bị "đói, thiếu" nhiều năm nên sau này các em sẽ có những tình yêu rất lãng mạn, nồng đượm , đó là cơ sở cho hôn nhân bền vững ==> xã hội bền vững .Bộ GD ĐT nên triển khai sáng kiến này càng sớm càng tốt nếu k0 muốn tụt hậu .Ở các nước có nền GD tiên tiến (Anh,Mỹ,Canada,Úc,Đức) họ đã làm điều này từ lâu. Nếu các bạn còn nghi ngờ sáng kiến này , xin hãy đọc bài viết của t/g Vinh Thu đăng trên báo Tri Thức Trẻ :


    Đề: Trường học theo giới, hiệu quả hơn ?

    Trường công lập tiểu học ở Moten, 1 trong những khu phố nghèo nhất Oasinhton, từng nổi tiếng chất lượng tồi tệ nhất nước Mỹ . Tấn thảm kịch diễn ra đến mùa thu 2001 , trước khi ông George Smither, hiệu trưởng nhà trường quyết định chia học sinh vào các lớp học theo giới tính .

    Ngay sau năm học đầu tiên, "học sinh apacthai" đã bắt đầu giành được kết quả thi kiểm tra không thua kém đồng lứa ở những trường tư thục có chất lượng cao nổi tiếng , tại những khu phố giàu có . Lịch sử sự kỳ diệu giáo dục ở Moten lập tức được đưa lên trang nhất nhật báo " Washington Post" . Hiện nay, tại Mỹ đã có trên 1000 trường tư thục và 47 trường công lập triển khai mô hình lớp con trai - con gái riêng biệt theo Moten . Số lượng các trường học loại này cũng đang có xu hướng gia tăng tại Anh, Canada, Úc và Đức . Giới hâm mộ tách biệt giới tính HS đến tuổi 15 quả quyết rằng, trường học đa giới (k0 phân biệt giới tính, thí dụ như ở nước ta hiện nay) không lâu nữa sẽ bị coi là mô hình ít phổ biến và tiểu tiết thất bại trong lịch sử giáo dục .

    Tại Mỹ, bản thân tổng thống đương nhiệm Bush cùng đa số tuyệt đối nghị sỹ thuộc Đảng Cộng hòa, thượng nghị sỹ đảng dân chủ, cựu đệ nhất phu nhân Hillary Clinton ... cũng ủng hộ mô hình con trai - con gái học riêng .

    Hiệu quả bởi không chung chạ:

    Tại những trường công lập ở Úc đã chia lớp theo giới tính, số HS đạt điểm số cao nhất tăng trung bình mỗi năm 25% . Tại vùng Westfalia , nước Đức việc tách biệt giới tính với các ban toán -lý và hóa - sinh (đối với HS lứa tuổi 12-14 , khi sự cách biệt trong dậy thì lớn nhất giữa HS gái và bạn trai) đã dẫn đến kết quả : Số HS đạt điểm tốt và rất tốt tăng gấp 3 lần . Tại Anh trong bảng xếp hạng 50 trường trung học tốt nhất nước, trường đa giới tốt nhất chỉ xếp ở vị trí 32 .


    Trong những năm 60 và 70 của thế kỷ trước , theo làn sóng giải phóng phụ nữ và trào lưu cánh tả , các nhà tâm lý học phương tây từng đưa ra yêu sách thay đổi vai trò truyền thống : trang bị đồ chơi cho bé gái - thí dụ những chiếc mô hình xe hơi; còn bé trai - búp bê và bằng cách đó giữa 2 giới sẽ có sự hội tụ về mặt tình cảm cũng như trí tuệ . Tiếc rằng thực tế lại chứng tỏ rằng, sự "hội tụ" đó k0 chỉ k0 cần thiết, mà tệ hơn - còn gây hậu quả tiêu cực . Trước hết bởi lẽ , các bé trai và bé gái phát triển với nhịp độ biến đổi, yếu tố tác động tiêu cực đến sự chênh lệch trong học tập . Công trình nghiên cứu của GS. Verne S.Caviness công bố năm 1966 chứng minh rằng, trẻ vị thành niên con trai mãi đến tuổi 17 mới đạt được độ dậy thì, tương đương con gái tuổi 11.


    Cách thức hoạt động của não bộ bị thay đổi ở tuổi trưởng thành làm cho các chàng trai trở nên cụ thể và duy lý hơn , trái lại các thiếu nữ - dễ đồng cảm hơn. Chính vì vậy đến tuổi 15 , HS nam thường giỏi hơn trong các môn học tự nhiên(toán, lý, hóa), còn các HS nữ giỏi hơn trong các môn xã hội . Vì vậy việc chia lớp theo giới tính sẽ giúp chúng học tốt những môn, mà bản thân vẫn kém. Kết quả công trình nghiên cứu được tiến hành năm 2002 ở Đức do nhà xã hội học Jorg Hoffmann chủ trì chứng minh rằng, nữ HS thuộc các lớp học toàn con gái bao giờ cũng xoay sở tốt hơn những bài tập vật lý so với bạn cùng lứa trong những lớp học có lẫn con trai (cụ thể nhận được số điểm khá giỏi 2 lần nhiều hơn). Thời Morley High School ở Leeds - Anh Quốc còn là trường đa giới, tối đa chỉ có 30% số HS nam vượt qua được kỳ thi tiếng Đức và Pháp . Sau khi tách riêng nam - nữ, tỷ lệ thi đỗ đã lên tới 97%!


    Tại các lớp đã được chia theo giới tính, k0 bao giờ có mâu thuẫn phát sinh từ nguyên nhân, HS nữ dậy thì sớm hơn coi bạn trai cùng lứa như "chíp hôi" . Đổi lại, điểm các môn tự nhiên của bạn trai cùng lớp cao hơn khiến cho HS nữ tủi thân vì mặc cảm bản thân "đần độn" . Với HS nam - những gì khiến bạn gái thích thú trong những giờ học văn, lịch sử ... lại làm cho chúng buồn chán. Sự khác biệt hứng thú như thế thường dẫn đến đổ vỡ giờ học - Hiệu trưởng trường trung học công giáo Ba Lan, TS. Jakub Czarkowski khẳng định .


    Tác động của lớp học theo giới với hoạt động ngoại khóa:

    Leonard Sax, sếp hiệp hội tòan quốc Mỹ ủng hộ cơ chế phân lớp theo giới trong giáo dục (NASSPE) khẳng định rằng, trường học đa giới đóng vai trò tiêu cực trong lĩnh vực củng cố những mô tip điển hình về giới . Những số liệu thống kê của Bộ giáo dục Mỹ là chứng cứ đầy tính thuyết phục chứng minh kết luận như thế . Theo tài liệu này, trong các trường tòan HS nam, số lượng HS tham gia các câu lạc bộ vốn là "đặc sản" của con gái như CLB văn học, sân khấu và âm nhạc ... cao gấp vài 3 lần so với trường đa giới - Sự phân chia giới tác động đến sự phát triển của tài năng ca hát trong các chàng trai . Đơn giản, trong môi trường k0 có đối tượng khác giới, HS nam k0 có gì ngượng ngập khi ca hát - GS. Brian Walsh, nhà sư phạm Mỹ từng giảng dạy ở cả trường phân giới và trường đa giới nhận xét. Những quan sát của thầy Walsh được khẳng định bằng số liệu thống kê: Trên toàn nước Mỹ, những trường phân giới có số lượng các đội văn nghệ 3 lần nhiều hơn trường đa giới . Thú vị hơn - kết quả thăm dò do quỹ nghiên cứu giáo dục quốc gia Anh thực hiện cho thấy, tại các trường học toàn con gái, số lượng nữ sinh tham gia các câu lạc bộ khoa học 35% đông hơn bạn cùng giới ở các trường đa giới.

    Trong các lớp học đa giới, các thầy cô chủ nhiệm thường gặp nhiều khó khăn hơn trong khỏan duy trì nề nếp kỷ luật so với lớp học 1 giới . Thông thường, để gây ấn tượng với bạn gái cùng lớp, chàng trai nào đó thực hiện 1 hành vi quậy phá kỳ quặc, hoàn toàn vô tình- việc xấu lập tức lôi kéo những chàng trai khác - thầy Mariusz Malinowski , giáo viên môn triết học từng lên lớp ở trường toàn nam và trường đa giới giải thích.


    Tại Canada , ở các trường đã từ bỏ mô hình lớp học đa giới, tỷ lệ HS vắng mặt trong năm giảm tới 30%. Còn trong trường Moten đã nhắc tới ở đầu bài, số lượng các vụ vi phạm kỷ luật giảm tới 50% .


    Những ngộ nhận giáo dục đa giới:

    Những người mộ đạo nền giáo dục đa giới khẳng định rằng, những kết quả nghiên cứu, mà giới mộ đạo trường phân giới sử dụng là giả tạo, bởi lẽ đa số HS của những trường đó là con em những gia đình giàu có - đối tượng vốn dĩ ở đâu cũng đạt kết quả học tập tốt hơn . Thế nhưng thực tế những số liệu do NASSPE thu thập về những trường công lập ( ở Mỹ, Canada, Anh, Úc) lại bác bỏ kết luận của giới mộ đạo nền giáo dục đa giới - chính con em các gia đình nghèo chiếm đa số tuyệt đối sỹ số HS tại các lớp phân giới và chính chúng đạt kết quả học tập tốt hơn bình thường . Tại trường Moten, HS thuộc diện nghèo nhất, vốn vẫn được hưởng trợ cấp xã hội thậm chí chiếm tới 98%.


    Những người chống đối phân chia giới tính trong trường học khẳng định rằng, HS nam và nữ trong lứa tuổi từ 9 đến 15 theo học ở các lớp biệt lập sau này sẽ khó khăn trong việc thiết lập mối quan hệ với các đối tượng khác giới . Đó là ngộ nhận . Cách đây 2 năm, TS. Katherine Sanders và Neville Bruce, chuyên gia xã hội học Australia đã tiến hành nghiên cứu đối với 300 HS thuộc lứa tuổi 17-19 thuộc các trường toàn con trai, trường toàn con gái và trường đa giới . Kết quả cho thấy, con số các mối tình lãng mạn của HS loại trường đầu tiên k0 hề thua kém trường đa giới. Xa hơn, nghiên cứu của GS. Corneliusz Riordan , nhà xã hội học thuộc Rhode Island's Providence College cho thấy, các cựu HS của trường phân giới cũng k0 hề gặp khó khăn trong việc xây dựng gia đình.

    Những nghiên cứu của TS. Sanders và Bruce cũng chứng minh rằng, tỷ lệ những vụ có thai ngoài ý muốn trong nữ sinh trường đa giới cao gấp 4 lần nữ sinh trường phân giới. Sở dĩ có chuyện đó - theo lý giải của TS. Sanders và Bruce - bởi trong các trường đa giới, nữ sinh bị bạn trai lôi cuốn k0 chỉ vì lý do sinh học thuần túy, mà còn bởi vị trí bạn hữu của đối tác .

    Những kinh nghiệm bổ ích và thú vị, k0 chỉ dành riêng cho các nhà Giáo dục .

    VINH THU (báo Tri Thức Trẻ)

    ***********************************************

    Tư duy giáo dục mới !!!

    Giáo dục qua các trò chơi sáng tạo :

    Tìm cách phát triển tư duy , óc sáng tạo của các em học sinh mẫu giáo, tiểu học thông qua các trò chơi, khéo léo đưa vào các nội dung liên quan đến bài giảng , làm cho các em rất thích thú, tập trung lắng nghe , như vậy có hơn là những bài giảng khô khan không..........

    ***********************************************
    MÔN HỌC CHỐNG THAM NHŨNG

    Gần đây nhiều báo đài đưa tin một số nước trên khắp các châu lục khác nhau, kể cả một số nước gần Việt Nam như Trung Quốc, Brunei, Cam-pu-chia...đã đưa môn học "Chống Tham Nhũng" vào chương trình giáo dục như một môn học bắt buộc ngay từ cấp tiểu học để giáo dục công dân nước mình ngay từ tấm bé về tác hại ghê gớm của tệ nạn tham nhũng cần phải ngăn chận. Còn nước VN, thực tế cho thấy tệ nạn này tại nước ta đã và đang là "Quốc Nạn" mà hầu hết các báo đài trong nước đã tốn không biết bao nhiêu là giấy mực và thời gian để phản ảnh với công luận. Nếu có ai lên mạng, vào trang tìm kiếm thông tin "Google" và tình cờ gõ hai chữ "tham nhũng" thì sẽ có một "RỪNG" thông tin vô cùng khủng khiếp về tham nhũng tại nước ta.

    Thực trạng đau xót này hầu như ai cũng thấy và ai cũng biết. Bao năm qua nhiều lãnh đạo Đảng và chính phủ cũng đã lên tiếng cảnh báo về nguy cơ ảnh hưởng của "Quốc Nạn" này đối với chế độ. Nhưng rồi tình trạng tham nhũng chẳng những không suy giảm mà ngày càng lan toả rộng hơn, mức độ to lớn hơn và ngày càng nhức nhối hơn, tinh vi hơn khiến những ai có tâm huyết về sự nghiệp "Dân giàu - Nước mạnh" xã hội công bằng, dân chủ, văn minh không thể không ray rứt và xót xa, âu lo cho tương lai của đất nước. Thực tế cũng cho thấy không phải người dân nào cũng hiểu chính tham nhũng cũng đã gây phương hại đến lợi ích của từng nhà và từng người chứ không phải chỉ là đục khoét, bòn rút tài sản của nhà nước, của "Chùa" của ai đó không liên quan đến mình! Vì vậy, chỉ số ít ai hiểu và dũng cảm thì mới mạnh dạn vạch trần tham nhũng, còn phần lớn giữ thái độ thờ ơ, bàng quan mặc kệ cho tham nhũng hoành hành. Bọn tham nhũng liệu có dám nghĩ đến tham nhũng và tạo ra tham nhũng nếu đâu đâu cũng có tai mắt của hàng triệu triệu chiến sĩ chống tham nhũng ?!

    Xuất phát từ sự thực đó, việc giáo dục tác hại của tham nhũng và đưa môn học "Chống tham nhũng" vào nhà trường thành là môn học chính thức là điều vô cùng cần thiết tại nước VN. Thiết nghĩ nếu sớm đưa môn học thiết thực này vào trong nhà trường ngay từ cấp tiểu học như các nước đã và đang làm thì chắc chắn người dân nước ta sẽ có hiểu biết rõ hơn về tác hại của tham nhũng và sẽ nhanh chóng góp phần mạnh mẽ lên tiếng hoặc kiên quyết hơn trong việc đấu tranh chống tham nhũng đang diễn ra khắp mọi nơi và mọi lĩnh vực và đang làm nghèo đất nước và làm khổ cho dân lành.

    Ngoài ra, môn học này cũng cần có những bài học hoặc những câu chuyện có thật nhằm giáo dục những đức tính tốt cho học sinh và sẽ là những công dân tốt cho đất nước sau này như lòng yêu nước, tính ngay thẳng, thật thà, dũng cảm, ghét sự xấu xa, gian trá, thủ đoạn; tinh thần làm việc vô vị lợi vân vân... Được như thế, tôi nghĩ hình ảnh đất nước với bạn bè thế giới chắc chắn sẽ được cải thiện và nâng cao vượt bậc... Để làm được điều rất cần này, tôi đề nghị Báo Tuổi Trẻ viết thêm nhiều bài cho bạn đọc hiểu hơn về tác hại của tham nhũng; đồng thời kiến nghị với Bộ Giáo Dục nghiên cứu và nhanh chóng đưa môn học "CHỐNG THAM NHŨNG" vào trong chương trình giảng dạy bắt buộc chính thức.

    Bản thân rất mong môn học "Chống Tham Nhũng" sớm được chính thức đưa vào các cấp học trên khắp đất nước VN yêu dấu của chúng ta để hàng triệu triệu người dù lớn hay bé khi phát hiện hành vi tham nhũng thì sẽ kiên quyết góp phần chống tham nhũng đến cùng và dần dần loại bỏ "Quốc Nạn" này ra khỏi mọi mặt đời sống của xã hội trên đất nước Việt Nam 4.000 năm văn hiến./.

    Kính bút

    Trần Đoàn

    318/53 Phạm Văn hai P. 5 Q. Tân Bình TPHCM

    ====================================
    Tác giả: Người Yêu Nước
    Toàn bộ các ý tưởng trong bài viết này có giá 1.000.000.000 VND (một tỷ đồng Việt Nam)
    Liên hệ mua bản quyền ý tưởng:
    Gửi email đến: nguoiyeunuoc2008@gmail.com , Y!M: nguoiyeunuoc2008 ,
    Blog: http://blog.360.yahoo.com/nguoiyeunuoc2008

    (Với số tiền này người yêu nước có thể tiếp tục đóng góp sức mình vào, làm những việc có ích cho dân cho nước, nâng giá trị của nó lên vô cùng)
    Được sửa bởi NguoiYeuNuoc.VN lúc 15:39 ngày 06-09-2007

  16. 5 thành viên Like bài viết này:


  17. #9
    Tham gia
    24-08-2007
    Bài viết
    15
    Like
    0
    Thanked 20 Times in 8 Posts
    Đã hoàn thành bài viết, mình sẽ bổ sung thêm nội dung nếu thấy cần!!!
    Được sửa bởi NguoiYeuNuoc.VN lúc 15:40 ngày 06-09-2007

  18. #10
    Tham gia
    07-03-2007
    Bài viết
    63
    Like
    0
    Thanked 2 Times in 2 Posts
    Đã cố gắng đọc hết tất cả và suy ngẫm........Càng củng cố quyết tâm đi du học,tiếp cận với những cái nhìn mới hơn,những nền GD tiên tiến hơn.

Trang 1 / 13 12346 ... LastLast

Bookmarks

Quy định

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời bài viết
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •