Trang 5 / 13 FirstFirst ... 234567810 ... LastLast
Hiển thị kết quả từ 41 đến 50 / 121
  1. #41
    Tham gia
    24-08-2007
    Bài viết
    15
    Like
    0
    Thanked 20 Times in 8 Posts
    6/9/2007:
    Sửa 10 Ý Tưởng Giáo Dục thành 11 Ý Tưởng Giáo Dục

    6) Đưa bản đồ số, bản đồ điện tử (công nghệ GIS đa chiều) lên mạng để các thí sinh khi đi thi ĐH có thể dễ dàng tìm đường, có thể cho phép Thí sinh download bản đồ điện tử (file ảnh) xuống và tự in ra. Thí sinh cũng có thể download phần mềm bản đồ đó xuống vào PC, Laptop, Handheld, Pocket PC để dùng ngay (nếu thí sinh có điều kiện). Như vậy sẽ hạn chế được ách tắc/tai nạn giao thông, hạn chế việc phải bỏ thi do tắc đường.
    Thêm vào mục 21:
    khi chuyển từ bóng đá bao cấp lên bóng đá chuyên nghiệp (thị trường) chất lượng đã tăng lên rõ rệt hay sao?
    HS có hỏi thì thày cũng trả lời qua quýt cho xong chuyện
    Nên làm cho HSSV hiểu được họ đang học cho chính bản thân mình, cho tương lai của mình, tương lai của đất nước chứ không phải học cho ai khác, và họ phải học thật lực để "đáng đồng tiền bát gạo", xứng đáng với số tiền mà PH bỏ ra để "mua" kiến thức cho họ, muốn như vậy phải coi GD là 1 loại hàng hóa. Chứ như hiện nay vì GD bao cấp nên HSSV họ cứ có cảm giác như họ đang học cho ai đó chứ không phải đang học cho họ thì làm sao mà GD đi lên ? Hơn nữa vì GD yếu kém nên sẽ có rất nhiều HSSV đi du học, như vậy có phải là lãng phí rất nhiều tiền của hay không ? Trong khi nếu GD trong nước tốt sẽ có ít người đi du học hơn, như vậy cũng là tiết kiệm rất nhiều cho XH hay sao? Hơn nữa nếu HSSV đi du học dễ dẫn đến chảy máu chất xám, nếu GD trong nước tốt, có phải là sẽ tận dụng được lượng chất xám rất lớn này hay không? Việc tăng học phí để thị trường hóa GD là cần thiết, nhưng nên làm từ từ, dần dần từng bước chứ không phải làm ồ ạt, có thể tăng học phí từ từ: đầu tiên là gấp 1,5 lần, sau đó là gấp 2,... Và làm từ những TP lớn trước rồi mới đến các TP nhỏ,...Mỗi việc làm đều có 2 mặt lợi và hại, nhưng nếu thấy cái lợi nhiều hơn thì nên làm, chứ đừng chỉ thấy 1 chút hại là đã không làm, để mất cái lợi lớn.
    Thêm mục :
    55) Xóa bỏ tâm lý sợ sai:
    Khi 1 HSSV nói sai, hoặc hỏi 1 câu hơi ngớ ngẩn thì cả thày và trò đều cười ồ lên, cả trăm con mắt hướng về phía HSSV ấy, lại còn cười nhạo, chế giễu dài dài, như vậy thì làm sao HSSV ấy dám hỏi tiếp, từ đó sẽ trở nên nhút nhát, rụt rè và không dám hỏi nhiều nữa >> Mà càng ít hỏi thì sẽ càng dốt. Có lẽ ngành GD của ta phải cơ chế, chính sách, biện pháp khắc phục tâm lý sợ sai này chăng ?

    Thêm vào mục 32):
    Để đi đến 1 cái đích người ta có thể đi bằng nhiều loại đường khác nhau (bộ, sắt, thủy, không), nhiều con đường khác nhau, nhiều phương tiện khác nhau, và cách đi của mỗi người mỗi khác, tại sao chúng ta lại cứ bắt tất tần tật phải giống nhau ?
    Nói khác, nghĩ khác, làm khác không có nghĩa là mạnh ai nấy làm, nháo nhào, vô trật tự, vô tổ chức, nó chỉ có nghĩa là TD ĐL và ST.
    Thêm vào mục 23):
    Cứ như hiện nay mỗi khi SGK mới ra đời là mắc phải vô số lỗi, cả về nội dung, hình ảnh, lẫn trình bày,... như thế có phải là gây hại rất lớn cho ngành GD hay không?
    Thêm vào phần Một số giải pháp, mục 8)
    Nên tăng cường các môn học tự chọn, giảm dần các môn học bắt buộc.
    Thêm vào mục 22):
    Chương trình của chúng ta nên chăng đi thẳng ngay vào các kỹ năng thực hành, mà có thể ứng dụng được ngay trong thực tiễn, rèn luyện kỹ năng thực hành tốt cho HSSV , rồi từ đó mới bắt đầu nói đến lý thuyết từ những kỹ năng ấy, tránh sa lầy vào lý thuyết sáo rỗng ? Nếu dạy Pascal thì HS chỉ nắm được lý thuyết là chính, còn khi làm ra sản phẩm bằng Pascal thì chắc không ai dùng, nên chăng ta dạy ngay ngôn ngữ C# chẳng hạn, vì khi học HS có thể áp dụng làm phần mềm phục vụ đời sống ngay lập tức.

    Thêm mục:
    56)Xóa bỏ tâm lý chuộng bằng cấp:
    Chính vì các Cty của ta cứ chuộng bằng cấp quá, tuyển người cứ dựa vào bằng cấp, chứ ít dựa vào khả năng thực tế, TD ĐL và khả năng ST của ứng viên, thế cho nên cũng là 1 cái làm cho HSSV học 1 cách đối phó, tâm lý học để lấy bằng giỏi, bằng khá, chứ không phải học để làm việc tốt hơn, và còn phát sinh ra hiện tượng làm bằng giả, mua bán bằng, tiêu cực trong GD. Đó cũng là 1 điều kìm hãm GD phát triển.

  2. #42
    Tham gia
    21-05-2007
    Bài viết
    22
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Rất hay, mình sẽ in ra cho nhiều người đọc.

  3. #43
    Tham gia
    05-09-2007
    Bài viết
    34
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Trong diễn đàn này có rất nhiều người tâm huyết với giáo dục. Đáng mừng!

  4. #44
    bảo hà Guest
    Xem từng mục trong Thay đổi.....thì thấy giáo dục VN phải có cuộc đại cách mạng giáo dục.
    chỉ có 2 trường tiểu học ( Nguyễn Bỉnh Khiên TP HCM và Tiểu học Cát Linh) trong toàn quốc có trang web riêng còn THCS chưa thấy có trường nào hay sao ? vậy thì làm sao mà có nhiều trang web để học sinh 3 cấp học vào để học tập, ôn luyện một cách chủ động được, nên cứ bị động phải đi học thêm

  5. #45
    Tham gia
    18-03-2006
    Bài viết
    1,295
    Like
    0
    Thanked 25 Times in 15 Posts
    Quote Được gửi bởi bảo hà View Post
    Xem từng mục trong Thay đổi.....thì thấy giáo dục VN phải có cuộc đại cách mạng giáo dục.
    chỉ có 2 trường tiểu học ( Nguyễn Bỉnh Khiên TP HCM và Tiểu học Cát Linh) trong toàn quốc có trang web riêng còn THCS chưa thấy có trường nào hay sao ? vậy thì làm sao mà có nhiều trang web để học sinh 3 cấp học vào để học tập, ôn luyện một cách chủ động được, nên cứ bị động phải đi học thêm
    Thế thì các thầy sống bằng gì????

  6. #46
    Tham gia
    03-08-2006
    Bài viết
    871
    Like
    18
    Thanked 50 Times in 29 Posts
    Quote Được gửi bởi thiduong View Post

    Trẻ con ngủ một mình từ bé thì cũng hay đấy, nhưng cùng lúc với việc phát triển khả năng tự lập, bác có sợ nó sẽ thiếu đi sự gần gũi với bố mẹ, người thân không? Rồi lại có chuyện như ở Pháp - mùa hè con cái đi nghỉ hết để bố mẹ ở nhà chết nóng?? Nói chung việc gì cũng có hai mặt, không thể áp đặt tùy tiện được :P
    Thế em hỏi bác, sẽ thế nào nếu đứa trẻ nhìn thấy bố mẹ nó làm "chuyện ấy", không phải em nói bậy bạ đâu mà sự thực đã xảy ra nhiều vụ như thế rồi đấy.

  7. #47
    Tham gia
    03-08-2006
    Bài viết
    871
    Like
    18
    Thanked 50 Times in 29 Posts
    Theo em thì trước mắt có mấy việc cần làm ngay là công nhận bằng của Aptech có giá trị ngang với bằng cao đẳng của Việt Nam. Thứ hai là phải có thống kê về tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm, tỷ lệ làm đúng nghề, làm trái nghề. Thứ ba hàng năm phải xếp hạng các trường đại học cao đẳng, thậm chí xếp hạng sao các trường đại học. Và phải ghi rõ những thông tin này trong cuốn "Những điều cần biết về tuyển sinh đại học và cao đẳng" phát hành hàng năm. Thứ tư trong cuốn cẩm nang trên cần phải cung cấp cho học sinh cấp 3 thông tin chi tiết về các chương trình đào tạo có tính nước ngoài tại Việt Nam như RMIT, La Trobe...

  8. #48
    Tham gia
    24-08-2007
    Bài viết
    15
    Like
    0
    Thanked 20 Times in 8 Posts
    Quote Được gửi bởi meoden8x View Post
    Theo em thì trước mắt có mấy việc cần làm ngay là công nhận bằng của Aptech có giá trị ngang với bằng cao đẳng của Việt Nam. Thứ hai là phải có thống kê về tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm, tỷ lệ làm đúng nghề, làm trái nghề. Thứ ba hàng năm phải xếp hạng các trường đại học cao đẳng, thậm chí xếp hạng sao các trường đại học. Và phải ghi rõ những thông tin này trong cuốn "Những điều cần biết về tuyển sinh đại học và cao đẳng" phát hành hàng năm. Thứ tư trong cuốn cẩm nang trên cần phải cung cấp cho học sinh cấp 3 thông tin chi tiết về các chương trình đào tạo có tính nước ngoài tại Việt Nam như RMIT, La Trobe...
    hoàn toàn đồng ý với ý kiến của bạn, bạn nói rất đúng ý của mình

  9. #49
    Tham gia
    21-07-2006
    Bài viết
    67
    Like
    0
    Thanked 303 Times in 21 Posts
    bài viết hay quá, giá mà làm được tất cả 100 sáng kiến này thì tốt quá, nhưng để làm được 1 sáng kiến cũng phải tốn rất nhiều kinh phí và cần có sự phối hợp của nhiều cơ quan, toàn XH, sao tác giả không gửi cho bộ GD ĐT ?

  10. #50
    Tham gia
    07-06-2007
    Bài viết
    75
    Like
    0
    Thanked 1 Time in 1 Post
    Nhìn chung tư duy về giáo dục hiện nay cũng có chiều tiến bộ lên nhưng bộ GD-ĐT thì chẳng thấy thay đổi gì cả.
    Nhìn cảnh con em chúng ta đang đi trên con đường mà so với trước đây chẳng khác là mấy thì thấy buồn và đau lòng quá, nghĩ lại cảnh học đọc chép mà vẫn còn khiếp vãi, chắc trong diễn đàn nhiều người cũng từng "hưởng" một nền GD như thế.

Trang 5 / 13 FirstFirst ... 234567810 ... LastLast

Bookmarks

Quy định

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời bài viết
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •