Trang 4 / 13 FirstFirst 12345679 ... LastLast
Hiển thị kết quả từ 31 đến 40 / 121
  1. #31
    Tham gia
    02-09-2007
    Bài viết
    1
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    híc, bác này mà làm bộ trưởng GD thì tốt quá, chứ để các cụ làm thì mãi mãi GD VN không ngoi lên được ....

  2. #32
    bảo hà Guest
    Quote Được gửi bởi chipT View Post
    Câu cửa miệng của một giảng viên khi bạn học ở nước ngoài là: "Các bạn đã trả tiền cho việc học của các bạn. Vì vậy hãy tận dụng và khai thác tôi sao cho đáng đồng tiền bạn bỏ ra". Khuyên các bạn có tâm huyết nên ra nước ngoài học để khai thác hết năng lực bản thân. Ở VN chỉ phí tài năng
    Cám ơn bạn nhé, câu này giúp tôi, các bạn nào nhận thức được sẽ nhìn nhận lại mình để có thể tận dụng và khai thác hết đồng tiền mà mình nộp học chưa ? còn nếu không thì đúng là chỉ nộp tiền để nuôi học bạ, và làm hư hỏng giáo viên, phải khai thác và tận dụng giáo viên thì mới thấy mình còn yếu và hổng chỗ nào và bản thân giáo viên cũng thấy trình độ của mình đến đâu.

  3. #33
    Tham gia
    20-06-2007
    Bài viết
    32
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Có nhiều điều để học hỏi. Rất cảm ơn!

  4. #34
    Tham gia
    24-08-2007
    Bài viết
    15
    Like
    0
    Thanked 20 Times in 8 Posts

    Đã Bổ sung cho bài viết này

    Thêm vào mục 21):
    Hơn nữa chính vì GD bao cấp yếu kém, HS không tiếp thu được bài ở trường mới đẻ ra chuyện học thêm - dạy thêm tràn lan, thử tượng tượng mỗi em HS học thêm 3 buổi/tuần, học phí 5000đ/buổi, 1 tháng sẽ mất thêm 60.000đ học phí học thêm, chưa kể còn tiền bút, vở, giấy photo, photocopy, điện thoại, xăng xe,... phục vụ cho học thêm, người thày cũng lại mất thêm rất nhiều tiền phục vụ cho nó, còn chưa kể đến những hệ lụy của dạy thêm - học thêm tràn lan: đua đòi ăn chơi, trốn học, nói dối đi học thêm để đi chơi, lấy tiền học thêm để đi chơi, tai nạn giao thông,.... Nguy hiểm hơn là còn dẫn đến tâm lý "học ở trường là phụ" , "học thêm là học chính" ở HS. Còn người thày thì cũng phát sinh tâm lý ở trường dạy không nhiệt tình, qua loa, quýt luýt, chỉ dạy những kiến thức cơ bản, cứ dạy thế còn HS có hiểu hay không thì không cần biết, rồi để dành những kiến thức nâng cao, kỹ năng, bổ sung vào giờ học thêm (nếu ở trường dạy hết thì HS còn đi học thêm làm gì) >>> Như vậy CL GD sẽ ngày càng đi xuống. Giả sử 1 HS 1 tháng trung bình mất 100.000đ học thêm thì nhân lên với số HS trên cả nước sẽ tốn bao nhiêu? Như vậy khi thị trường hóa GD thì CL GD tăng lên, HS tiếp thu được kiến thức ngay ở trường, không cần phải đi học thêm nữa >>> triệt tiêu được việc dạy thêm - học thêm tràn lan, tiết kiệm vô số tiền của, công sức, thời gian của toàn xã hội.

    Thêm vào mục 23):
    SGK phải là kết tinh trí tuệ của cả quốc gia, cả dân tộc, chứ không phải chỉ là của 1 số cá nhân.

    Thêm vào mục 30):
    Hiện nay thì việc truyền đạt kiến thức gần như chỉ có 1 chiều từ GV đến HS, thày cứ giảng bài thôi, còn HSSV có hiểu hay không thì thày không cần biết, không có sự tương tác qua lại giữa thày và trò, vậy phải có tương tác 2 chiều và đa chiều để biết HSSV có nắm được kiến thức hay không để mà phát triển GD.

    Thêm vào mục 48):
    Thanh thiếu niên rất thích đọc truyện chưởng (tiểu thuyết võ hiệp), vậy tại sao các nhà văn của chúng ta không viết các tiểu thuyết võ hiệp, truyện hư cấu gắn liền với các sự kiện, dòng lịch sử giống như các nhà văn Trung Quốc: Kim Dung, Cổ Long, Ngọa Long Sinh, Ngô Thừa Ân,... với nhiều tác phẩm nổi tiếng như Tiếu Ngạo Giang Hồ, Lộc Đỉnh Ký, Anh Hùng Xạ Điêu, Hắc Nho, Tây Du Ký, Thủy Hử, Tam Quốc Diễn Nghĩa,... để cho TTN VN đọc và học lịch sử qua các bộ truyện đó?

    Thêm mục 54):
    54) Thiếu tính đồng bộ:

    Nên có 1 quy trình đào tạo chuẩn, liên thông từ tiểu học cho đến ĐH, như hiện nay, cứ mỗi khi chuyển cấp HSSV lại phải gò mình theo 1 quy trình, 1 chuẩn mới lạ lẫm, do đó sẽ mất 1 khoảng thời gian để thích nghi với chuẩn, với quy trình mới này, như vậy có phải là đã mất đi 1 lượng thời gian, tiền của, công sức đáng kể của XH hay không?

  5. #35
    Tham gia
    03-08-2006
    Bài viết
    871
    Like
    18
    Thanked 50 Times in 29 Posts
    Hình như bác vẫn chưa nêu một điều đó là học sinh Việt Nam rất không tự giác học, thường chỉ những nơi cắm cây gì xuống đất là chết cây đó như miền Trung thì học sinh mới cố sống cố chết học. Nguyên nhân của tình trạng này thì có nhiều nhưng nguyên nhân quan trọng nhất (theo em) là sự phân hóa giàu nghèo của Việt Nam vẫn chưa sâu sắc lắm, học thì cũng vậy mà không học thì cũng vậy, toàn dân đều nghèo như nhau mà, thế thì cần học để làm gì? Trung Quốc thì hoàn toàn ngược lại, phân chia giai cấp trong xã hội của nó quá sâu sắc nên bọn nó "máu" học kinh khủng. Cách đây mấy năm xem bộ phim "Chuyện thi cử" của nó nói về cuộc đua vào trường điểm cấp 2. Chỉ là thi vào cấp 2 thôi mà đã sôi sùng sục hơn cả thi ĐH ở mình.

  6. #36
    Tham gia
    24-08-2007
    Bài viết
    15
    Like
    0
    Thanked 20 Times in 8 Posts
    Quote Được gửi bởi meoden8x View Post
    Hình như bác vẫn chưa nêu một điều đó là học sinh Việt Nam rất không tự giác học, thường chỉ những nơi cắm cây gì xuống đất là chết cây đó như miền Trung thì học sinh mới cố sống cố chết học. Nguyên nhân của tình trạng này thì có nhiều nhưng nguyên nhân quan trọng nhất (theo em) là sự phân hóa giàu nghèo của Việt Nam vẫn chưa sâu sắc lắm, học thì cũng vậy mà không học thì cũng vậy, toàn dân đều nghèo như nhau mà, thế thì cần học để làm gì? Trung Quốc thì hoàn toàn ngược lại, phân chia giai cấp trong xã hội của nó quá sâu sắc nên bọn nó "máu" học kinh khủng. Cách đây mấy năm xem bộ phim "Chuyện thi cử" của nó nói về cuộc đua vào trường điểm cấp 2. Chỉ là thi vào cấp 2 thôi mà đã sôi sùng sục hơn cả thi ĐH ở mình.
    Bạn nói cũng rất đúng, 1 trong những nguyên nhân là do Tư duy GD của mình chưa đúng đắn, GD chưa mang yếu tố thị trường, hàng hóa, còn mang nhiều yếu tố bao cấp nên HSSV còn chưa "máu", chứ như NN vì mất nhiều tiền nên HSSV họ phải "máu" để cái mà họ mudduowwjc "đáng đồng tiền bát gạo" với những gì mà họ bỏ ra để mua kiến thức.

  7. #37
    bảo hà Guest
    bây giờ phải giáo dục lại cho con trẻ có nhu cầu đòi hỏi về học tập, chứ đững có nhu cầu đòi hỏi được chiều chuộng, và đúng là phải biết khai thác hết khả năng của người thầy vì đẵ đóng tiền còn các ông bà dạy thêm cầm đồng tiền nghĩ gì ?

  8. #38
    Tham gia
    13-10-2002
    Location
    Hanoi
    Bài viết
    27
    Like
    1
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Bài của bác rất dài, nhưng em thấy chủ yếu bác đi nhặt nhạnh của phương Tây rồi gò ép vào hoàn cảnh của Việt Nam. Có những cái bác nói không thực tế chút nào cả, ví dụ như chuyện trường công trường tư, hay chuyện cho trẻ con ngủ một mình từ bé.

    Trường tư ở nước ngoài tốt không có nghĩa là mình cứ mở nhiều trường tư là sẽ tốt. Thực ra trường tư ở Mỹ là tốt thôi (ví dụ như Harvard, Carnegie Mellon, etc..), còn trường tư ở các nước khác như Sing, Mỹ, Pháp thì lại không hay bằng trường công của chính phủ. Cái cần học tập ko phải là công hay tư, mà là cách quản lý giáo dục, cách tuyển chọn sinh viên, v.v...

    Trẻ con ngủ một mình từ bé thì cũng hay đấy, nhưng cùng lúc với việc phát triển khả năng tự lập, bác có sợ nó sẽ thiếu đi sự gần gũi với bố mẹ, người thân không? Rồi lại có chuyện như ở Pháp - mùa hè con cái đi nghỉ hết để bố mẹ ở nhà chết nóng?? Nói chung việc gì cũng có hai mặt, không thể áp đặt tùy tiện được :P

  9. #39
    Tham gia
    07-09-2004
    Bài viết
    46
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Quote Được gửi bởi chipT View Post
    Tôi cứ nghe tân bộ trưởng suốt ngày kêu gọi nói không với "bệnh thành tích" mà nực cười. Nếu thật sự mọi người đều phấn đấu đạt thành tích thì hoan hô quá đi chứ. Chính xác là "thành tích" ở đây là sự "giả dối" trong giáo dục VN. Đáng lẽ người ta phải đấu tranh loại bỏ sự "giả dối" này mới phải. Đấu tranh với bệnh thành tích không khéo lại phủ nhận sự cố gắng của tất cả nỗ lực đáng trân trọng khác. Cuối nhiệm ký sẽ nghe bộ trưởng công bố "thành tích trong việc chống "bệnh thành tích".. . Mà căn nguyên của GDVN đâu phải ở đó mà ở nền tảng và tư duy của những người lãnh đạo. Không chỉ ở GD mà tất cả tất cả những ngành khác cũng vậy. Tâm lý sợ chất vấn, bị phơi bày nhược điểm của mình, sở ảnh hưởng vv...
    Nguyên văn của cái chống này là "chống căn bệnh chạy theo thành tích" nhưng do các báo đài + các lãnh đạo lười nói dài nên dần dần nó cụt ngủn còn lại có bấy nhiêu chữ... còn bảo là đấu tranh loại bỏ sự giả dối nghe nó không sát với thực tế cho lắm, theo ý kiến riêng của tui thì cứ nói phứt là "chống báo cáo láo".

    Đọc qua bài này thấy nhiều cái hay, tuy nhiên "trong tiếng Anh" thì để là "trong tiếng Anh", mặc dù biết tiếng Anh là ngôn ngữ quốc tế nhưng viết cái kiểu chung chung nước ngoài, nước ta thì không hay cho lắm.

  10. #40
    Tham gia
    03-08-2006
    Bài viết
    871
    Like
    18
    Thanked 50 Times in 29 Posts
    Vì sao "cung" không bắt kịp "cầu" trong đào tạo?

    Hiện ở một số ngành học, số lượng thí sinh nộp hồ sơ thi vào không đủ chỉ tiêu, lực lượng sinh viên (SV) tốt nghiệp không đáp ứng được nhu cầu nhân lực cho các doanh nghiệp (DN). Để không bị động tiếp nhận những lao động trái ngành, các DN có xu hướng trực tiếp về trường để tuyển SV, thậm chí "đặt hàng" trước để nhà trường đào tạo theo địa chỉ.

    Theo số liệu điều tra của Bộ Y tế năm 2005, tổng số bác sĩ trên toàn quốc gần 39 nghìn người, tổng số điều dưỡng viên và hộ sinh là 61 nghìn người. Như vậy, tỷ lệ điều dưỡng viên/bác sĩ là 1,57/1. Trong khi theo Kế hoạch hành động quốc gia về tăng cường công tác điều dưỡng - hộ sinh giai đoạn 2002 - 2010, đến năm 2010 với dự kiến dân số là 89 triệu người, nước ta cần tới 187 nghìn điều dưỡng viên. Có nghĩa, từ nay tới năm 2010 phải đào tạo được thêm 126 nghìn điều dưỡng viên, con số này nhiều hơn 2 lần so với số lượng điều dưỡng viên và hộ sinh hiện có. Riêng TP.HCM tới năm 2015 dự kiến hơn 12 triệu dân, đòi hỏi phải có 36 nghìn điều dưỡng viên (theo tiêu chí 3 điều dưỡng viên/1 bác sĩ và 7 bác sĩ/10 nghìn dân). Với hơn 60 cơ sở đào tạo điều dưỡng trung học, CĐ và ĐH như hiện nay thì mỗi cơ sở phải đào tạo bình quân trên 2 nghìn điều dưỡng viên trong 5 năm, tức đảm bảo chỉ tiêu 400 học sinh/năm mỗi cơ sở. Thực tế phần lớn các trường đang thực hiện chỉ tiêu tuyển sinh từ 100 đến 200. Riêng tại TP.HCM mới có 4 nguồn đào tạo nhân lực điều dưỡng: ĐH Y Dược TP.HCM, Trung tâm Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ y tế TP.HCM, trường Trung cấp tư thục kinh tế - kỹ thuật Phương Nam và khoa Điều dưỡng đa khoa mới thành lập tại trường CĐ Nguyễn Tất Thành. Rõ ràng, nhu cầu về nguồn nhân lực điều dưỡng tại Việt Nam còn rất thiếu trong thời gian tới đây.

    Trong khi đó, sự thiếu hụt lực lượng cử nhân Quản trị bệnh viện là do ngành này hiện chỉ được đào tạo duy nhất tại trường ĐHDL Hùng Vương (TP.HCM). Tính đến thời điểm hiện tại, toàn khoa đã có trên 500 SV tốt nghiệp và tỷ lệ có việc làm ngay sau khi ra trường là 100% tại các bệnh viện, cơ sở y tế công lập và ngoài công lập. Bác sĩ - thạc sĩ Nguyễn Văn Út, Trưởng khoa cho biết: "Trung bình mỗi năm khoa cho đào tạo khoảng 100 cử nhân cả hệ chính quy dài hạn và hệ văn bằng 2, nhưng chỉ đáp ứng được gần 50% nhu cầu thực tế của các bệnh viện. Năm nào cũng vậy, ngay khi SV vừa nhập trường thì đã có đơn đặt hàng từ các bệnh viện gửi đến. Hiện nay, khoa đang lưu giữ hồ sơ rao tuyển của nhiều bệnh viện như: Bệnh viện ĐH Y Dược, Bệnh viện Bình Dân, Trung tâm Hòa Hảo, Bệnh viện Long An, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Bệnh viện Nguyễn Trãi, Bệnh viện Sóc Trăng, Bệnh viện Việt Pháp...".

    Có những ngành học, "cung" không đáp ứng nổi "cầu" do tâm lý... ngại lên rừng, không thích xuống biển theo suy nghĩ của bản thân học sinh. Hiện tượng này xảy ra tại một số ngành như Chế biến lâm sản, Nuôi trồng thủy sản... của trường ĐH Nông Lâm TP.HCM. Theo số liệu thống kê từ Trung tâm Hỗ trợ SV và quan hệ doanh nghiệp của trường thì ở các ngành này mỗi năm nhu cầu của DN đều rất lớn, thể hiện qua số lượng hồ sơ rao tuyển xếp thành chồng tại trường. Nhiều đơn vị chế biến gỗ xuất khẩu, lâm sản xuất khẩu đã trực tiếp về trường tổ chức Ngày hội thông tin và tuyển dụng như Tập đoàn kỹ nghệ gỗ Trường Thành, Công ty nông dược Điện Bàn TP.HCM, Công ty Interwood Việt Nam, Công ty TNHH Nông Việt Đức... Thậm chí, họ phải đặt hàng nhà trường đào tạo theo địa chỉ và sẵn sàng trả phí cao hơn. Trong khi đó, trong nhiều năm liền hệ số chọi của những ngành này bao giờ cũng thấp, chỉ tiêu nguyện vọng 1 chỉ đạt khoảng 50% - 70% và liên tục phải xét tuyển nguyện vọng 2, 3.

    Nếu so sánh với hiện tượng SV ra trường thất nghiệp hàng loạt thì hẳn đây là một nghịch lý trong đào tạo hiện nay. Điều này cũng cho thấy nhiều phụ huynh, học sinh chưa có cái nhìn tổng thể, khách quan trong lựa chọn ngành nghề, trường học. Ngành giáo dục và phía DN cần phải tích cực bắt tay hơn nữa, bản thân người học cũng cần sáng suốt hơn nữa trong việc chọn lựa sự phù hợp chứ không nên chỉ chạy theo xu hướng số đông.
    Theo 24H.COM.VN /Thanhniên.

Trang 4 / 13 FirstFirst 12345679 ... LastLast

Bookmarks

Quy định

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời bài viết
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •