Tìm kiếm một công việc không phải là điều dễ dàng, nhưng việc có được các công cụ phù hợp có thể làm cho mọi thứ đơn giản hơn rất nhiều. CV - công cụ tiếp thị tốt nhất, có thể giúp bạn tạo ấn tượng tốt đầu tiên với nhà tuyển dụng.
Tuy nhiên, để thực sự đạt được hiệu quả cao, bạn cần đảm bảo CV có cấu trúc tốt, nội dung cũng là điều quan trọng không kém.

1. CV xin việc gồm những gì?
Không có một yêu cầu bắt buộc nào về CV xin việc gồm những gì, song bạn cần lưu ý những phần không thể thiếu trong một CV. Bao gồm:

Thông tin cá nhân của bạn: Tên tuổi, phương thức liên hệ ( địa chỉ email, số điện thoại liên lạc, …)
Mục tiêu nghề nghiệp: Trong mẫu CV xin việc của bạn, hãy thể hiện rõ mục tiêu nghề nghiệp. Bạn nên chỉ rõ những dự định, thành tựu mà bạn muốn đạt được trong tương lai hoặc kế hoạch ngắn gọn mà bạn muốn làm để đạt được mục tiêu đó. Trong CV của bạn có nói về mục tiêu ngắn hạn và dài hạn mà bạn mong muốn trong công việc giúp bạn thể hiện bạn là người có chí tiến thủ và biết lập kế hoạch rõ ràng. Điều này thể hiện thái độ làm việc cầu tiến, có mục tiêu rõ ràng trong công việc giúp bạn nổi bật hơn trong mắt nhà tuyển dụng.

Trình độ học vấn: Nên liệt kê cấp học từ cao đẳng/ đại học trở lên. Ví dụ: Đại học Bách khoa, chuyên ngành Tự động hóa, đạt GPA 7.5

Kinh nghiệm làm việc: Chỉ nên viết vào CV những công việc trong cùng ngành nghề, hoặc có liên quan đến vị trí mà bạn ứng tuyển. Đừng chỉ đưa ra những công việc trước đây của bạn mà còn nói về điều mà bạn đạt được khi làm công việc đó nữa. Còn nếu bạn đang là sinh viên hoặc quá ít kinh nghiệm, có thể thay thế bằng các hoạt động xã hội, câu lạc bộ mà bạn thấy rằng bạn đã học được những kỹ năng cần thiết cho công việc.

Kỹ năng: Các kỹ năng nên đưa vào CV: tin học văn phòng, kỹ năng mềm: giao tiếp, thuyết trình, kỹ năng cứng: trình độ chuyên môn, các kỹ năng đặc thù của công việc mà bạn được đào tạo.

Về phần này, bạn có thể tham khảo thêm những chia sẻ từ chuyên gia CV xin việc 365:
"Tiếp đến, bạn có biết cách thể hiện kỹ năng trong mẫu CV cho người chưa có kinh nghiệm hay chưa? Không biết ngành nghề bạn cần xin việc là gì, nhưng trước hết hãy đảm bảo bạn thể hiện được những kỹ năng cần thiết nhất mà tất cả ngành nghề từ nghề phổ thông cho đến các ngành báo chí, bảo hiểm, hành chính, kiểm toán, giáo dục đào tạo… đều đòi hỏi như thành thạo trình độ tiếng Anh, có khả năng giao tiếp tốt, khả năng nói trước đám đông, thuần thục những chương trình ứng dụng văn phòng như word – excel. Ngay trong cách làm CV trên word hay cách viết CV trên excel chỉn chu, ấn tượng cũng đã có thể thay lời bạn chứng minh cho khả năng tin học văn phòng của bạn khá tốt. "
Chứng chỉ, giải thưởng: Ngoài ra bạn có thể thêm các chứng chỉ và giải thưởng (nếu có). Ví dụ: chứng chỉ ngoại ngữ (IELTS, TOEIC), tin học (MOS, IC3), giải thưởng của các cuộc thi chuyên môn.


Mục nào quan trọng nhất trong CV xin việc?
Tất cả các mục trong CV xin việc đều có giá trị riêng mang đến thông tin hữu ích cho nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, ở Việt Nam, các mục như kinh nghiệm làm việc và kỹ năng thường được nhà tuyển dụng quan tâm hơn cả. Khảo sát cho thấy mức độ quan trọng của các mục trong CV như sau:

Kinh nghiệm làm việc: 50%
Kỹ năng: 30%
Trình độ học vấn: 5%
Chứng chỉ, giải thưởng: 5%
Mục tiêu nghề nghiệp: 5%
Thông tin cá nhân (Tên, tuổi, địa chỉ, ảnh…): 5%