Hiển thị kết quả từ 1 đến 2 / 2
  1. #1
    Tham gia
    26-12-2019
    Bài viết
    70
    Like
    15
    Thanked 5 Times in 5 Posts

    7 kiểu công ty KHÔNG bao giờ nên làm việc

    Xem thấy bài này trên Blog của trang web review công ty https://Haymora.com cũng hay nên share cho mọi người cùng đọc

    ----
    Cho dù bạn đang rất tuyệt vọng trong công việc hiện tại. Bạn khó chịu khi mỗi ngày phải “lê” thân đến công ty đến mức chỉ muốn tìm ngay một môi trường làm việc mới. Việc hấp tấp nhận “Offer” từ một công ty nào đó có thể khiến bạn sa lầy vào những “vết xe đổ” của công ty cũ.

    Ngay cả khi mức lương hấp dẫn, vai trò công việc dường như không cưỡng lại được. Và thậm chí bạn bè của bạn cũng cho rằng đó là một công việc xứng đáng. Dành thời gian làm việc tại một tổ chức nhàm chán có thể khiến sự nghiệp của bạn trở lại con số 0. Thậm chí là ảnh hưởng đến những thành công trong tương lai.

    Vậy bạn có biết những kiểu công ty nào người tìm việc nhất định nên tránh xa?

    1. Các doanh nghiệp có sự biến động nhân sự lớn

    Dấu hiệu: Các vị trí công việc chính thường xuyên xuất hiện trên trang tuyển dụng của công ty.

    Nó tệ như thế nào: Một công ty không nên “săn lùng” những vai trò quan trọng như quản lý, giám đốc điều hành đều đặn mỗi 6 tháng. Điều đó có nghĩa là chính họ đang rơi vào vòng xoáy tuyển dụng – sa thải, và nó cũng chỉ ra một vài điều tồi tệ sau:

    Một, lãnh đạo công ty có thể là người hay thay đổi. Không có một phẩm chất cụ thể nào ở ứng viên có thể đáp ứng được những gì họ mong muốn.
    Hai, đây có thể là một công ty có văn hóa nội bộ tệ. Việc duy trì gần như là điều không thể, dù cho nhân sự mới là người tài năng như thế nào đi chăng nữa.
    Ba, những mục tiêu ở cấp cao nhất cũng có thể lướt qua như gió thoảng giống như cách họ “trân trọng” người tài vậy.

    Với những công ty như vậy, lời hứa về chính sách, đãi ngộ con người khó có thể xảy ra đúng như những gì đã hứa hẹn. Người tìm việc sẽ chỉ thêm lãng phí thời gian khi làm việc với họ mà thôi.

    2. Văn hóa công ty gây nhiều mâu thuẫn

    Dấu hiệu: Những đánh giá nhân viên tiêu cực, thiếu tập trung vào trải nghiệm thực sự của nhân viên. Nhà tuyển dụng trốn tránh câu hỏi của ứng viên khi phỏng vấn.

    Nó tệ như thế nào: Văn hóa công ty dù tồi tệ đến đâu, dường như đó đều là quy định không thể phá vỡ, mặc dù sự thật là nó nên như vậy. Thực tế, có khá nhiều doanh nghiệp không xây dựng văn hóa của riêng mình. Hoặc văn hóa công ty nghèo nàn mà không một ai công khai cho chúng ta biết. Và nó thực sự có ảnh hưởng xấu đến sự nghiệp của bạn.

    Những doanh nghiệp có văn hóa tích cực thường sẽ kéo theo sự tăng trưởng về thu nhập của nhân sự. Các nhân viên khi làm việc ở một môi trường tốt sẽ hạnh phúc hơn, hiệu quả làm việc cao hơn. Và những công ty có văn hóa tồi sẽ xảy ra điều ngược lại.

    Bạn sẽ nhận ra những công ty như vậy khi những nhà phỏng vấn cứ người tung kẻ hứng về văn hóa công ty. Nhưng họ lại không cho phép ứng viên trao đổi với những nhân viên đang làm việc tại đó về kinh nghiệm của họ. Là nguời tìm việc thông minh, bạn có thể xem xét kết thúc cuộc nói chuyện với những tổ chức trốn tránh các câu hỏi từ ứng viên về văn hóa. Hoặc nói “KHÔNG” với những nơi mà bạn xác định sẽ phải cật lực làm việc 15 tiếng mỗi ngày mới có thể hoàn thành khối lượng nhiệm vụ, những email xếp hàng dài đằng đẵng vào cuối tuần,…

    3. Tập trung thu hút người tìm việc bằng những thứ hào nhoáng bên ngoài

    Dấu hiệu: Các hình ảnh ban đầu và lý tưởng trong các tài liệu tiếp thị được công khai. Tuy nhiên, hoạt động hằng ngày lại khác xa với sự hấp dẫn đó. Bạn sẽ dễ bắt gặp trường hợp nhân viên bị phân tán, khó khăn trong việc tương tác lẫn nhau. Ánh sáng không thích hợp để làm việc. Và công nghệ thì lạc hậu như thời thập niên 90.

    Nó tệ như thế nào: Giống như việc một ngôi nhà thơ mộng trên bãi cỏ hoang sơ luôn gây sự chú ý với nước sơn tươi mới. Nhưng nội thất bên trong lại không có gì đặc biệt. Chính sự hào nhoáng bên ngoài sẽ dễ làm phân tán sự tập trung của người tìm việc vào chất lượng thực sự bên trong. Điều này thường xảy ra với những công ty nổi bật trên các ấn phẩm về: Có website công ty “chất” nhất, các chiến dịch quảng cáo vượt trội nhất,…Tuy nhiên bên trong có thể là một câu chuyện khác.

    Lời khuyên ở đây là những ai đang tìm việc nên chăm chỉ dành thời gian “khai quật” càng nhiều thông tin về bên trong doanh nghiệp càng tốt. Và sau đó mới quyết định xem đây có phải là nơi bạn muốn trải qua 40 giờ lao động mỗi tuần hay không?

    4. Quá chú trọng vào các vị trí cấp cao

    Dấu hiệu: Doanh nghiệp có quá nhiều cấp quản lý lập kế hoạch và ít nhân lực thực thi nhiệm vụ.

    Nó tệ như thế nào: 3 cấp độ hàng đầu mang lại sự hài lòng cho nhân viên bao gồm: Văn hóa và các giá trị; Cơ hội phát triển nghề nghiệp; Niềm tin vào lãnh đạo cấp cao. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là tất cả nên nhấn mạnh vào việc thu hút nhiều giám đốc điều hành trong một công ty. Sự lãnh đạo tài tình là một điều hết sức quan trọng để đội ngũ phát triển. Nhưng khi bạn đọc các review của một công ty, hãy chắc chắc có bao nhiêu lưu ý nhấn mạnh về thứ hạng và thông tin nhân viên. Mọi thành viên trong nhóm đều nắm giữ vai trò quan trọng như nhau. Và bạn nên thấy được điều đó trong những đánh giá nhân viên của công ty, trong các hoạt động tuyển dụng của họ.

    Để nhận ra những công ty như vậy, người tìm việc nên tìm hiểu qua thông tin nội bộ gồm những ai được thăng chức? Họ là người bên ngoài hay là người quen của các lãnh đạo trong công ty đó? Tại sao chỉ có 100 nhân viên nhưng lại có đến hơn 10 nhân viên quản lý?…

    5. Những doanh nghiệp “họ hứa” nhưng ít làm

    Dấu hiệu: Các kỳ vọng của công ty ít được hoàn thành, nhân viên thiếu sự tin tưởng vào CEO, không có khả năng phát triển theo những lời hứa thương hiệu.

    Nó tệ như thế nào: Trong một thời đại hiện đại và đề cao sự minh bạch. Chắc hẳn các doanh nghiệp đều hiểu muốn thu hút nhân tài, họ phải có đủ lợi thế cả về các gói phúc lợi và sức cạnh tranh trên thị trường. Để làm được điều đó, họ đưa ra những lời hứa hẹn xung quanh công việc, các khoản đãi ngộ, văn hóa và cả thương hiệu của doanh nghiệp. Hơn nữa, với những tổ chức đưa ra hứa hẹn thương hiệu, mà chúng đại diện cho chiến lược kinh doanh cốt lõi của công ty đó, người tìm việc cũng cần phải xem xét thật kỹ. Họ có thể phá vỡ những lời hứa đó, hoặc thay đổi chúng liên tục, hoặc chỉ có hứa và hứa.

    Làm sao để nhận ra những công ty nhà “họ hứa”? Bước đầu tiên trong quá trình tìm việc là hãy bật ngay chế độ “soi” và xem xét những điều gì đó hữu hình mà công ty đã thực hiện được. Chẳng hạn như một chương trình phát triển nghề nghiệp, sếp của bạn tại công ty ABC hứa hẹn sẽ cân nhắc thăng chức cho bạn dựa trên năng làm việc và các giá trị mang lại cho công ty. Bạn bắt đầu thấy hứng thú với vai trò mới, dĩ nhiên kèm theo đó là tiền lương cũng sẽ tăng lên. Tuy nhiên, 1 tháng trôi qua vẫn không có bất kỳ sự đề cập nào đến sự thăng tiến đó. Bạn tiếp tục theo dõi và sếp của bạn lại hướng vấn đề qua nhân sự phụ trách. Tất cả những gì bạn nhận được là sự nhún vai và cái nhìn trống rỗng. Vài tuần sau, bạn lại nhận được một email thông báo chương trình review năng lực của bạn bị hoãn lại. Và hết! Lời hứa vỡ làm đôi.

    Trong trường hợp này, đừng ngần ngại xem xét đến vấn đề nhảy việc. Một công ty tốt là khi họ phát triển như lời hứa thương hiệu và đạt được sự tin tưởng của nhân viên. Nếu thiếu cả 2, nó rõ ràng không đáng để bạn cống hiến thời gian ở đây.

    6. Những công ty trì trệ về định hướng phát triển cho nhân viên

    Dấu hiệu: Thiếu cơ hội học tập và phát triển cho nhân viên. Hoàn toàn không có các chương trình hướng dẫn, cố vấn trong thăng tiến công việc. Các đãi ngộ không xứng đáng với những gì mà vị trí công việc của bạn có thể mang lại.

    Nó tệ như thế nào: Bạn đã nhận được lời mời làm việc từ công ty mà bạn yêu thích. Nó hoàn hảo với bạn về tiền lương, vai trò công việc, những người đồng nghiệp thân thiện, sẵn sàng hợp tác trong công việc và thư giãn cùng những cốc bia sau giờ làm việc. Nhưng, ở môi trường đó, bạn lại không có cơ hội học tập và phát triển. Khi các nhà quản lý tuyển dụng trốn tránh những câu hỏi của ứng viên về mục tiêu trong tương lai. Đó thực sự là một vấn đề lớn, mặc dù đối với nhiều người, nó tạo ra một vỏ bọc về sự ổn định công việc cuộc sống. Tuy nhiên, nhìn nhận lại một chút, rõ ràng dù có làm ở đó 5 năm, 10 năm đi chăng nữa, bản thân người tìm việc cũng sẽ không đạt được mục tiêu nghề nghiệp dài hạn.

    Bắt đầu ở những công ty như vậy đồng nghĩa với việc bạn sẽ lại tiếp tục quay trở lại tìm việc sau 12 – 18 tháng. Đồng thời bạn cũng ngừng phát triển năng lực bản thân và dần giết chết tinh thần nhiệt huyết của mình trong chuỗi công việc buồn tẻ ngày này qua tháng nọ. Thoát ra khỏi “chiếc chăn ấm áp” là điều bạn cần làm lúc này!

    7. Con tàu không xác định được phương hướng

    Dấu hiệu: Không có kế hoạch phát triển rõ ràng trong tương lai, nhân viên không nắm được các mục tiêu dài hạn của công ty, quản lý không trao đổi thông tin đầy đủ với cấp dưới của.

    Nó tệ như thế nào: Hãy cẩn thận với những công ty “Titanic” này. Họ luôn chào mời ứng viên rất hấp dẫn rằng mình có đầy đủ đồ nghề, chuông, còi báo thức nhưng lại thiếu đi một định hướng rõ ràng. Doanh nghiệp nào rồi cũng sẽ phải gặp những “tảng băng trôi” chứa đầy thách thức và khó khăn theo thời gian. Họ có nguy cơ bị nhấn chìm bất cứ lúc nào. Vì vậy, họ cần phải thẳng thắng về năng lực của mình, tài chính và cả vị thế họ đang đứng trên thị trường. Nếu những nhà tuyển dụng không thể thảo luận cởi mở về định hướng họ sẽ đi, điều đó cho thấy họ có thể đang thiếu một kế hoạch phát triển và nền tảng doanh nghiệp sẽ bị lung lay.

    Cho dù đứng trước truyền thông, họ có vẽ lên một hình ảnh tốt đẹp như thế nào, sản phẩm công ty họ tiềm năng tốt ra sao, nhưng không có một đề xuất giá trị hoặc dự báo rõ ràng, đó vẫn là công ty vẫn không có chiến lược đúng đắn.
    Được sửa bởi toan.nguyen2030 lúc 17:25 ngày 13-03-2020
    Quote Quote

  2. #2
    Tham gia
    23-03-2020
    Bài viết
    1
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    ai cũng có cái đúng và cái sai , thật khó để nhận xét nếu ko biết rõ câu chuyện

Bookmarks

Quy định

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời bài viết
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •