Hiển thị kết quả từ 1 đến 2 / 2
  1. #1
    Tham gia
    18-10-2018
    Location
    Số 3/259 Phố Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội
    Bài viết
    1
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Quản lý doanh nghiệp thời đại 4.0

    Với thời đại công nghệ thông tin phát triển như vũ bão, thì việc ứng dụng phần mềm vào quản lý doanh nghiệp là điều tất yếu, đó cũng là cách quản lý doanh nghiệp hiệu quả nhất hiện nay. Bài viết dưới đây sẽ mô tả chi tiết hơn về cách quản lý doanh nghiệp hiệu quả này.

    1. Phương pháp quản lý doanh nghiệp hiệu quả
    Để quản lý doanh nghiệp hiệu quả thì người quản trị doanh nghiệp (chủ doanh nghiệp) cần phải nắm vững một số phương pháp như sau:

    Hoạch định chiến lược một cách khoa học, chi tiết

    Đây là công việc đầu tiên và quan trọng đối với bất kỳ một nhà quản trị nào. Hoạch định chiến lược là tiến trình trong đó nhà quản trị xác định, lựa chọn mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp và vạch ra các hành động cần thiết nhằm đạt được mục tiêu chiến lược đó. Nếu nhà quản trị hoạch định chiến lược một cách khoa học, chi tiết như quyết định trước xem phải làm gì, làm như thế nào, khi nào làm… để làm cho các sự việc có thể xảy ra, phải xảy ra hoặc không xảy ra theo hướng có lợi cho doanh nghiệp dựa trên cơ sở mục tiêu chung của tổ chức có tính đến đòi hỏi của các quy luật khách quan chi phối lớn mọi yếu tố, mọi khía cạnh bên trong nội bộ doanh nghiệp cũng như bên ngoài môi trường xã hội, kinh tế thì sẽ giống như có một “kim chỉ nam” thực hiện, như vậy doanh nghiệp sẽ đạt được mục tiêu đề ra.

    Phân chia công việc cho mỗi nhân viên, mỗi bộ phận/ phòng ban hợp lý, hiệu quả
    Kế hoạch, chiến lược của doanh nghiệp sẽ được thực hiện có hiệu quả hơn khi người quản trị biết cách phân công, sắp xếp công việc cho mỗi nhân viên, mỗi bộ phận, mỗi phòng ban một cách hợp lý nhất. Chính vì vậy, người quản trị cần phải nắm được cụ thể thời gian làm việc, năng lực, trình độ của mỗi nhân viên và khối lượng công việc mà họ đang đảm nhiệm. Có thế, quá trình sắp xếp công việc cho mỗi nhân viên mới đạt được hiệu quả.

    Tổ chức, phân tầng hệ thống nhân viên trong doanh nghiệp
    Người quản trị giỏi không phải là người làm hết tất cả mọi việc mà họ phải là người biết phân chia công việc, trao quyền hành cho người khác để điều phối công việc một cách hiệu quả hơn. Chính vì vậy, việc tổ chức, phân tầng hệ thống nhân viên là điều rất cần thiết. Đặc biệt đối với những doanh nghiệp lớn, hoạt động phân tầng này trở thành một yếu tố quan trọng không thể thiếu để có thể thực hiện công tác quản lý khoa học hơn, đơn giản hơn.

    Tuy nhiên, để có thể phân tầng và sắp xếp nhân viên hiệu quả, người quản trị cần phải nhận biết được quá trình, năng lực làm việc, năng lực quản lý của từng nhân viên. Những người được phân quyền rộng hơn sẽ là người có nhiều công việc hơn và chức năng của họ đối với doanh nghiệp cũng lớn hơn. Người quản trị của doanh nghiệp sẽ nhận đánh giá, kết quả làm việc và báo cáo từ những người đứng đầu mỗi bộ phận/ phòng ban để có thể kiểm soát hoạt động công việc một cách toàn diện.

    Kiểm soát được những dữ liệu cơ bản của doanh nghiệp
    Trong hoạt động của doanh nghiệp có nhiều loại dữ liệu, người quản trị cần biết phân chia cụ thể ra từng loại và có cơ chế kiểm soát hợp lý:

    Kiểm soát tốt dòng tiền
    Quản lý dòng tiền là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các nhà quản trị, cụ thể là giám đốc tài chính. Dòng tiền là nguồn sống của mọi doanh nghiệp. Quản lý tốt dòng tiền không chỉ đảm bảo việc kinh doanh được thông suốt và thuận lợi mà đó còn là cơ sở để vượt lên các đối thủ khi thời cơ đến. Một số phương pháp giúp quản lý dòng tiền hiệu quả:

    Lập kế hoạch, giám sát và kiểm soát dòng tiền
    Cải thiện những khoản phải thu
    Quản lý chi tiết những khoản phải chi
    Tối ưu quy trình quản lý hàng hóa thành phẩm và hàng tồn kho để giải phóng dòng tiền
    Chọn đúng khách hàng và đối tác
    Kiểm soát lượng hàng hóa bán ra tăng hay giảm
    Khối lượng hàng hóa tăng hay giảm nhiều khi không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của doanh nghiệp. Hệ thống hàng hóa bán ra nhiều khi phụ thuộc vào cơ chế thị trường, sự đột biến trong nhu cầu khách hàng, giá bán hàng và chất lượng hàng hóa thay đổi.

    Việc kiểm soát lượng hàng hóa bán ra sẽ giúp cho chủ doanh nghiệp có thể phân tích được nguyên nhân tăng giảm, đề ra phương án kịp thời để điều tiết, thúc đẩy quá trình bán hàng nếu xu hướng đó là tăng, và thay đổi phương án, xem xét quá trình bán hàng nếu như xu hướng đó là giảm.

    Theo dõi các khoản nợ phải thu
    Cho dù số dư tiền mặt của doanh nghiệp lớn thì người quản lý cũng nên dành thời gian để kiểm tra các khoản nợ phải thu. Đây có thể là cầu nối giữ các mối quan hệ làm ăn của doanh nghiệp mình với các cơ quan, doanh nghiệp khác. Hoạt động theo dõi các khoản nợ phải thu sẽ giúp cho người quản trị biết được khoản tồn đọng đó đã lâu chưa, số lượng khoản nợ có ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp mình không và đưa ra phương án giải quyết hợp lý. Theo thống kê khoa học, gần 80% doanh nghiệp phá sản do không kiểm soát được các nguồn nợ phải thu.

    Kiểm soát tốt hàng tồn kho

    Lượng hàng tồn kho của doanh nghiệp quyết định sức mạnh của họ đối với các đối thủ cạnh tranh. Nhưng để tối ưu được sức mạnh đó, nhà quản trị phải kiểm soát được toàn bộ hoạt động tại kho cũng như lượng hàng tồn kho thông qua việc giảm chi phí vận hành, chi phí tồn trữ hàng và tối ưu hóa vòng quay hàng tồn kho của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp sản xuất, lượng hàng tồn kho đối với nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm phần lớn chi phí cho thiết bị máy móc, nhân công, các chi phí khấu hao, phân bổ khác khi thiếu hàng để sản xuất.

    Kiểm soát năng suất làm việc của mỗi nhân viên, mỗi bộ phận/ phòng ban
    Để có thể quản lý doanh nghiệp hiệu quả, người quản trị cần phải biết được một cách cụ thể năng suất làm việc cho từng nhân viên, xem xét họ làm việc có hiệu quả không, thái độ làm việc có tốt không, thời gian làm việc có ổn định và đảm bảo không,… Những yếu tố đó sẽ quyết định trực tiếp đến năng suất, hiệu quả làm việc của cả doanh nghiệp.

    Việc kiểm soát năng suất và hiệu quả làm việc giúp nhà quản trị đưa ra các quyết định khen thưởng, kỷ luật hay khuyến khích, phát triển tài năng của người lao động, đồng thời có những điều chỉnh phù hợp giúp tăng hiệu quả kinh doanh của Doanh nghiệp.

    2. Cách quản lý doanh nghiệp hiệu quả bằng việc ứng dụng giải pháp phần mềm quản lý Vtask
    Từ các phương pháp quản lý doanh nghiệp hiệu quả ở trên, và với sự phát triển của công nghệ số thì việc ứng dụng giải pháp phần mềm Vtask vào việc quản lý doanh nghiệp chính là cách quản lý doanh nghiệp hiệu quả nhất. Thật vậy, có nhiều lợi ích đối với doanh nghiệp khi ứng dụng Vtask:

    Năng suất lao động sẽ tăng do các dữ liệu đầu vào chỉ phải nhập một lần cho mọi giao dịch có liên quan, đồng thời các báo cáo được thực hiện với tốc độ nhanh hơn, chính xác hơn.
    Doanh nghiệp có khả năng kiểm soát tốt hơn các hạn mức về tồn kho, công nợ, chi phí, doanh thu, lợi nhuận… đồng thời có khả năng tối ưu hóa các nguồn lực như nguyên vật liệu, nhân công, máy móc thi công… vừa đủ để sản xuất, kinh doanh.
    Các thông tin của Doanh nghiệp được tập trung, đầy đủ, kịp thời và có khả năng chia sẻ cho mọi đối tượng cần sử dụng thông tin như khách hàng, đối tác, cổ đông. Khách hàng sẽ hài lòng hơn do việc giao hàng sẽ được thực hiện chính xác và đúng hạn.

    Ứng dụng Vtask cũng đồng nghĩa với việc tổ chức lại các hoạt động của Doanh nghiệp theo các quy trình chuyên nghiệp, phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế, do đó nó nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận, tăng năng lực cạnh tranh và phát triển thương hiệu của Doanh nghiệp

    Phần mềm quản lý doanh nghiệp Vtask
    Hotline: 0983423562
    Quote Quote

  2. #2
    Tham gia
    25-06-2018
    Bài viết
    72
    Like
    0
    Thanked 6 Times in 6 Posts
    Ứng dụng hữu ích, xin cảm ơn

Tags for this Thread

Bookmarks

Quy định

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời bài viết
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •