Hiển thị kết quả từ 1 đến 4 / 4
  1. #1
    Tham gia
    02-08-2018
    Location
    Hồ Chí Minh
    Bài viết
    52
    Like
    3
    Thanked 12 Times in 9 Posts

    Thông tin Thiết kế website bán hàng cần có những phần gì?

    Thiết kế website bán hàng cần có những phần gì?

    Trang chủ hay trang con của một website đều bao gồm 3 phần chính là header, body và footer. Header và footer là phần cố định sẽ không thay đổi khi khách truy cập trỏ vào các trang con. Vì thế bạn muốn “show” cái gì ra cho khách hàng thì nên đặt nó ở header hoặc footer vì đến trang nào chúng cũng sẽ hiển thị trước mắt khách hàng.
    Sở dĩ đi từ thiết kế trang chủ là vì khi khách truy cập gõ tên website bạn trên trình duyệt trang chủ chính là thứ đập vào mắt họ đầu tiên. Có ví von website như một ngôi nhà, và trang chủ là phòng khách, khách đến chơi nhà đầu tiên nhất là phải mời vào phòng khách ngồi uống nước, nói chuyện chơi. Ngồi một hồi mới dắt ra tham quan vườn, mời ăn cơm, tham quan phòng đọc sách, đi toilet, thân hơn thì vô phòng ngủ ngủ giấc rồi về... Khi khách hàng gõ tên website bạn trên Google hoặc trình duyệt cũng vậy. Họ nhìn thấy trang chủ đầu tiên, lượn vài vòng, trỏ sang trang con, xem sản phẩm nếu thích họ sẽ mua hàng. Nhiệm vụ của website bán hàng không chỉ là giữ chân khách truy cập ở lại lâu hơn mà còn có biến họ thành khách mua hàng thật sự. Còn nếu họ không gõ tên website mà là từ khóa một sản phẩm, bài viết nào đó thì kết quả tìm kiếm có thể sẽ đưa họ về các trang con, lúc này nội dung, hình ảnh là yếu tố quyết định thứ hạng tìm kiếm và độ tin cậy của khách hàng.
    Bắt đầu từ trang chủ bạn sẽ có được phác thảo tổng thể cho template website, sau đó sẽ lần lượt là các trang trong.
    Đầu tiên là header
    Header là phần trên cùng của một website. Tất cả những phần được bỏ vào header sẽ luôn được nhìn thấy trên cùng. Header thường bao gồm các yếu tố nhận dạng thương hiệu như :
    - Logo
    - Tên website
    - Tên công ty
    - Thông tin liên hệ số điện thoại, email;
    - Giỏ hàng
    - Trường tìm kiếm
    - Liên kết mạng xã hội v.v…
    Nhiều mục được đặt ngang thành hàng trên cùng header được gọi là top header
    Đối vừa website bán hàng thì giỏ hàng là yếu tố không thể thiếu trên header.
    Tiếp đó là thanh menu hay còn gọi là thanh điều hướng, đây là nơi chứa các mục trỏ về trang con. Thanh menu thường bao gồm danh mục sản phẩm chính, khuyến mãi, tin tức, tuyển dụng... Menu có thể có nhiều dạng như menu chính, menu danh mục, menu footer… Trong 1 menu có thể có chứa menu con, một website có thể có 1, 2 hoặc 3 thanh menu và có thể xuất hiện cùng lúc ở header, body và footer là tùy vào phân bố của chủ web. Lời khuyên là bạn không nên để menu hiển thị quá dài, thay vào đó hãy gom tất cả những thứ giống nhau vào cùng một mục.
    Banner là thành phần đặc biệt trong một web bán hàng. Giống như khi đặt một tấm bảng “hàng mới về” hay “sale off 50%”, banner là khu vực tập trung ánh nhìn của khách tham quan dưới dạng hình ảnh, video hay dạng slide (nhiều ảnh được chạy luân phiên). Nếu bạn từng bán hàng trên Facebook có thể hình dung banner tương tự như cover vậy. Nó có thể được treo cố định mang tính chất như ảnh đại diện cho website hoặc được thay đổi theo chương trình khuyến mãi, sự kiện sắp diễn ra hay sản phẩm sắp ra mắt. Một banner bắt mắt sống động là một trong những yếu tố lưu lại dấu ấn cho khách hàng.
    Body
    Nếu header là mặt tiền của cửa hàng thì body là phần phía trong cửa hàng được nhìn qua lớp kính mỏng. Bạn có bao giờ phải vào một shop quần áo để thử cho bằng được đồ manơcanh đang mặc chưa, đó cũng chính là nhiệm vụ của body. Trên body có thể xuất hiện bảng giá dịch vụ, tính năng sản phẩm, các sản phẩm nổi bật, đối tác, thương hiệu, đánh giá của khách hàng hoặc nếu website có nhiều sản phẩm thì body có thể là nơi treo hình ảnh sản phẩm đang sale kèm giá và mô tả ngắn. Body cũng có thể được chia thành 2 cột. Body trên trang con thường có màu trắng hoặc cùng tông màu với body trang chủ. Màu sắc và cỡ chữ cần được cân đối sao cho hài hòa, tránh nhồi nhét gây rối mắt hoặc bị loãng thông tin.
    Và cuối cùng là Footer hay còn gọi là chân trang cũng là phần được giữ nguyên ở tất cả các trang. Footer thường là phần thông tin của website, tên shop/công ty, lịch làm việc, địa chỉ, mã số thuế … Trên footer có thể chứa thanh menu.
    Footer là điểm cuối khách truy cập nhìn thấy khi kéo từ trên xuống dưới website, tuy nhiên khách hàng ngày nay đã có thói quen kiểm tra, đánh giá độ tin cậy của sản phẩm, thương hiệu bằng cách kéo xuống footer. Vì thế footer ngày nay cũng có thể được xem là khu vực trưng bày bằng khen, giải thưởng hoặc chí ít là một mô tả ngắn khẳng định thương hiệu, chất lượng sản phẩm của bạn.
    Quote Quote

  2. Thành viên Like bài viết này:


  3. #2
    Tham gia
    02-08-2018
    Bài viết
    4
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    ko biết là website cần nhiều vậy luôn. hố hố

    - - - Updated - - -

    ko biết là website cần nhiều vậy luôn. hố hố

  4. #3
    Tham gia
    06-11-2019
    Bài viết
    20
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Thường web có phần header, body và footer
    Header mặc định gồm logo menu & login
    Còn body hay thể hiện sản phẩm cần bán
    Footer thông tin liên hệ

  5. #4
    Tham gia
    06-11-2019
    Bài viết
    20
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Thường web có phần header, body và footer
    Header mặc định gồm logo menu & login
    Còn body hay thể hiện sản phẩm cần bán
    Footer thông tin liên hệ

Tags for this Thread

Bookmarks

Quy định

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời bài viết
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •