Những công việc mà một người lập trình hoàn toàn có thể làm sau khi ra trường. Bạn học lập trình không có nghĩa là sau này sẽ phải cắm đầu vào máy tính, code những dòng dài lê thê hay làm những công việc bạn không yêu thích. Hãy chuẩn bị cho mình một chút tư duy kinh tế, một cái nhìn bao quát nhất về xã hội, tôi tin bạn sẽ tìm ra hướng đi cho mình.

Trên thực tế, có những người thực sự đam mê với nghề lập trình. Họ rất thông minh, có tư duy tốt và một nhãn quan khủng khiếp. Đó dường như là tài năng thiên bẩm mà họ có được. Tuy nhiên, chúng ta lại khác: học hành chểnh mảng, không được định hướng, làm bài và thi cử một cách đối phó. Có những sinh viên chưa qua nổi năm nhất đã chán ngấy việc học đại học. Vậy đâu là giải pháp?
Một là bạn bỏ học, theo đuổi thứ mà bạn thực sự yêu thích

Hai là bạn sẽ tiếp tục theo đuổi và nỗ lực hết mình để gắn bó với nghề lập trình. Nếu quyết định như thế, bạn cần:
Chăm chỉ: Bạn sẽ không thể trở thành người này người nọ nếu bạn không chăm chỉ. Bạn cần biết học chuyên sâu một ngôn ngữ; bạn cần biết thêm một vài ngôn ngữ khác, bạn cần rèn luyện những kỹ năng cơ bản nhất khi lập trình.

Kinh nghiệm: Đây là thứ rất quan trọng khi bắt đầu đi làm. Sẽ có rất nhiều khó khăn bởi công việc thực tế chẳng giống như những gì đã được học nhưng nếu bạn đủ thông minh, bạn sẽ lĩnh hội được rất nhiều. Hãy tạo ra giá trị mà chỉ mình bạn có chẳng hạn bạn code rất nhanh mà không dính nhiều lỗi; bạn giỏi trong việc tìm ra và xử lý bug; bạn có thể làm việc với người nước ngoài;… Đó là những lý do các doanh nghiệp muốn giữ bạn lại, muốn tăng lương cho bạn.

Trở thành lập trình viên – Developer
Trở thành một Tester
Thiết kế web, thiết kế đồ họa
Chuyên viên phân tích dữ liệu

Làm việc cho các công ty phần mềm, công ty tư vấn hay công ty ứng dụng công nghệ. Việc của bạn là thu thập, xử lý và tổng hợp dữ liệu sau đó sử dụng chúng để chuẩn bị cho các chương trình nghiên cứu, marketing hay các chương trình giới thiệu sản phẩm. Muốn làm được việc này, bạn không cần phải code giỏi mà nên tìm hiểu càng nhiều phần mềm càng tốt. Bên cạnh đó, tư duy là thứ rất quan trọng và bạn nên tìm hiểu kỹ trước khi phỏng vấn vào vị trí này. Cần có cái nhìn bao quát toàn bộ dự án chứ không chỉ có mớ code trong đầu.

Nhân viên kinh doanh
SEOer

Ngoài ra còn rất nhiều ngành nghề mới nếu bạn muốn làm việc tại các công ty liên doanh, các tập đoàn nước ngoài:
Kỹ sư phần mềm
Kỹ sư phần cứng
Kỹ sư blogchain
Kỹ sư thực tế ảo
Kiến trúc sư IoT
Kỹ sư cụm GPU
Chuyên gia an ninh mạng
…..
Cuối cùng, một lời khuyên là hãy học tốt một trong ba thứ tiếng Anh, Nhật, Hàn bởi chúng có thể mở ra những cơ hội mới mà chúng ta chẳng thể tưởng tượng nổi.