Đây vẫn luôn là câu hỏi của rất nhiều game thủ đam mê game nhưng chưa có cho mình một nguồn tài chính ổn định.

Để có thể nâng cấp chiếc PC của bạn một cách hiệu quả nhất, thì cần phải xác định lý do nó bị chậm, và nhu cầu sử dụng của bạn. Với mỗi nhu cầu khác nhau, hiện tượng “nghẽn cổ chai” sẽ khác nhau, và chi phí để xử lý vấn đề đó cũng khác nhau. Và với những người dùng có túi tiền giới hạn, lựa chọn để nâng cấp cũng sẽ rất ít. Tệ hơn nữa, khi bạn có ít kiến thức về PC của chính mình, bạn sẽ bị điều khiển bởi các nhân viên bán hàng, khiến bạn bỏ tiền mua các linh kiện không cần thiết, kết quả là thiếu kinh phí cho những sản phẩm thật sự cần thiết. Hiệu quả cho việc nâng cấp các linh kiện sẽ được phân tích ở bên dưới dựa trên xu hướng hiện tại và mục đích sử dụng (đồ họa, xử liệu dữ liệu hay giải trí) trong những năm gần đây, để giúp bạn có những kiến thức cơ bản nhất cho việc nâng cấp PC theo nhu cầu của bạn.

CPU (vi xử lý)

Trong những năm gần đây, 4 nhân, 4 luồng, và cao hơn nữa đang là xu hướng của nâng cấp vi xử lý (CPU). Đáp ứng nhu cầu hiện tại, các CPU thưởng được sử dụng để làm nhiều hoạt động cùng một lúc, chính vì vậy vấn đề quá tải CPU thường hiếm khi xảy ra, các nâng cấp thường không cho thấy quá nhiều khác biệt. Thêm vào đó, nâng cấp CPU sẽ còn tùy thuộc là dòng mạch chủ (motherboard/main) có hỗ trợ hay không. Nên việc nâng cấp CPU sẽ có thể bao gồm cả chi phí cho main.

Card đồ họa

Về đồ họa, đây cũng là một vấn đề khá nan giải, vì nó sẽ phụ thuộc khá nhiều vào loại sản phẩm bạn đang sử dụng và nhu cầu của bạn. Giả sử bạn đang sử dụng một card đồ họa tích hợp (onboard) hoặc dòng cũ thì phải mất khoảng 170 đô (khoảng 4 triệu đồng) để có thể thấy được sự khác biệt trong hiệu suất. Còn nếu bạn đang sử dụng dòng trung, hoặc cũng dòng cao cấp nhưng đã sử dụng lâu năm, qua thời thì việc đáp ứng các tựa game mới với cài đặt từ trung bình đến cao thi việc nâng cấp có thể ngốn 250 đô la (khoảng 5,8 triệu) – cho dòng sản phẩm tương đối như GTX 1060 hoặc RX 570. Chưa kể tới việc đào bitcoin đang trở nên thịnh hành, các dòng sản phẩm GTX – 1*** hoặc cao hơn đều đã bị mua hết trên thị trường khiến việc nâng cấp card đồ họa trở nên đắt đỏ và khó khăn hơn rất nhiều. Mua lại hàng cũ – không đảm bảo chất lượng và giá lại càng ngày trở nên càng cao.

Với một túi tiền có hạn, thì bạn chỉ có thế sở hữu cho mình một chiếc card kha khá, chấp nhận các cài đặt thấp hoặc trung bình là cao nhất. Nếu nhu cầu chỉ là với game online (như LOL, AVA) thì các dòng card này cũng không quá khác biệt với card tích hợp, chỉ tăng một ít FPS, chất lượng hình ảnh và độ ổn định.
Thêm vào đó, hãy nhớ là khi nâng cấp card đồ họa, có thể sẽ phải nâng cấp nguồn để đáp ứng điện năng – và chi phí này giao động từ 65 đến 100 đô la (khoảng từ 1,5 triệu đến hơn 2 triệu)

DRAM

Thật sự thì trừ khi bạn gặp vấn đề như, PC lúc nào cũng trong tình trạng quá tải (90-100%), hoặc hư hỏng Ram, thì việc nâng cấp Ram không thật sự ảnh hưởng quá nhiều đến hiệu suất của PC đối với các tựa game và ứng dụng. Hiện nay, thì khoảng 8GB đến 16GB là đủ đáp ứng các nhu cầu cao khi sử dụng máy tính. Việc nâng cấp Ram lên cao hơn nữa thì chủ yếu là với người có nhu cầu về chỉnh sửa hình ảnh, video, các hiệu ứng đồ họa, nén các dữ liệu khủng, cần sự hỗ trợ của Ram lớn giúp tránh việc treo máy cũng như hỗ trợ công việc của họ tốt hơn

So sánh với các linh kiện khác, Ram có giá thành ổn hơn rất nhiều khi nâng cấp, thì việc nâng cấp Ram là không quá cần thiệt, vì theo lý thuyết tăng Ram không tăng khả năng làm việc của PC nói chung với một người dùng bình thường. Hiện tại, thị trường Ram cũng đang tăng đột biết về giá, nên đây không phải thời điểm để nâng cấp Ram

Motherboard (Bo mạch chủ)

Là thành phần giúp cho các linh kiện khác hoạt động nên bo mạch chủ đóng vai trò rất quan trọng trong chiếc máy của bạn. Nhưng việc nâng cấp nó cũng không liên quan mấy đến hiệu năng của PC, thường bo mạch chủ được nâng cấp khi
1. Nó không còn hoạt động
2. Không hỗ trợ các dòng CPU mới
3. Người dùng có nhu cầu overclock nên cần Bo mạch chủ hỗ trợ các linh kiện cũng như nguồn điện cao hơn
4. Bo mạch chủ thiếu các cổng kết nối cần thiết (PCI-E, USB 3.0, SATA III…)

Ổ cứng

Ổ cứng thường được chia ra làm 2 loại: HDD và SSD. Người tiền nhiệm HDD sẽ lưu trữ và xử lý dữ liệu trên chiếc đĩa từ với tốc độ cao, trong khi SSD sẽ xử lý với công nghệ bộ nhớ NAND – không sử dụng bất cứ thành phần hỗ trợ đọc dữ liệu như HDD.

Trong quá khứ, khi HDD là lựa chọn duy nhất thì việc nâng cấp ổ cứng sẽ theo 3 tiêu chí: dung lượng, tốc độ đọc/ghi dữ liệu, và độ bền. Nếu bạn có như cầu cần dung lượng cao hơn, mua thêm một HDD. Muốn đảm bảo ổn định, bền bỉ, mua các loại HDD cao cấp hơn.

Tốc độ của ổ cứng sẽ phụ thuộc số vòng quay của ổ, kích thước bộ nhớ cache lớn hơn trong ổ cứng, hoặc mảng đĩa. Tốn thêm một nửa giá trị của HDD mà lại chỉ có thể giúp bạn tăng hiệu năng của nó lên rất ít. Thay thế mảng đĩa cũng có thể là một lựa chọn tuy nhiên chỉ có tác dụng khi đọc/ghi dữ liệu lớn. Hệ thống của bạn sẽ bị chậm đi khá nhiều nếu đọc dữ liệu nhỏ hoặc đã phân mảnh mà thường được sử dụng. Trong thập kỉ qua, thì tiến bộ duy nhất của HDD chính là sự nâng cấp trong dung lượng, về chất lượng và tốc độ đọc/ghi dữ liệu thì không có nhiều cải tiến nào đáng kể.

SSD thì có tốc độ đọc/ghi tốt hơn rất nhiều so với HDD, có thể lên tới 10 lần nhanh hơn với dữ liệu đã được phân mảnh. Kích cỡ bộ nhớ cache của SSD thường vào khoảng 128MB đến 768MB (trong khi HDD chỉ 8MB đến 64MB). Với SSD, khởi động PC chỉ còn tính bằng giây, các ứng dụng cũng như game sẽ được mở lên với tốc độ rất nhanh giảm thiểu độ lag khi khởi động. Chỉ với một SSD 128GB (giá 40 đô ~ 1 triệu đồng) thì bạn đã có thể giúp cho chiếc máy của bạn hoạt động cực kì mượt mà – việc mà một chiếc CPU xịn chưa chắc giúp bạn được. Nếu có nhu cầu cao hơn, như chạy phần mềm đồ họa, tinh chỉnh hình ảnh – video hay game nặng thì ổ 256 GB và 512 GB là cần thiết. Với những dữ liệu không quan trọng hay có dung lượng lớn nhưng ít sử dụng tới bạn có thể lưu ở HDD.

Tăng trải nghiệm khi chơi game và làm việc sau khi nâng cấp SSD

Công việc:

- Mở các tệp Microsoft Office giờ chỉ mất vài giây
- Các ứng dụng mất thời gian để chạy như AI, Photoshop sẽ khởi động nhanh hơn đáng kể
- Thời gian sao chép dữ liệu sẽ được giảm thiểu tối đa

Game:

Liệu SSD có thật sự giúp tăng hiệu năng khi chơi game (FPS)? Trong nhiều trường hợp, thì SSD không hỗ trợ quá nhiều cho việc tăng khung hình trên giây (FPS) cho các tựa game. Tuy nhiên, giúp cho các game thủ có trải nghiệm tốt hơn thì có. Bởi vì loại ổ cứng này sẽ giúp tăng tốc độ khởi động cũng như chạy game, hay trong quá trỉnh đổi bản đồ và cắt cảnh, những hoạt động đó sẽ dựa vào ổ cứng khá nhiều. Ví dụ về LOL và Battlefield ở dưới sẽ giải thích vấn đề này.

Hãy cùng xem mối quan hệ giữa CPU, GPU và ổ cứng trong hiệu năng của game. Đầu tiên, khi game khởi động, PC của bạn sẽ tìm các dữ liệu trong ổ cứng. Sau đó sẽ chạy các dữ liệu đó vào bộ nhớ và CPU để khởi động game. Sau khi vào các bản đồ, PC sẽ đọc các thông tin bản đồ trên ổ cứng vào bộ nhớ, chuyển qua CPU rồi sau đó GPU sẽ hoạt động để giúp cho các hình ảnh đồ họa hiện lên. Trong giai đoạn chơi, thì GPU và CPU sẽ đóng vai trò lớn vào hiệu năng của tựa game. Cả 2 linh kiện này cần phải có chất lượng nhất định để xử lý đồ họa. Trong trường hợp bộ nhớ đã đủ, các ổ cứng sẽ sử dụng bộ nhớ ảo để chạy game, và hiệu năng của ổ cứng sẽ có ảnh hưởng ít nhiều đến hiệu năng của game.

Vậy tại sao, trong nhiều trường hợp chúng ta lại cho rằng SSD không trực tiếp ảnh hưởng đến game. Tất cả các tựa game khi tải bản đồ nó sẽ cần bộ nhớ để vào được game, nghĩa là sau đó ổ cứng đã làm hết nghĩa vụ của mình. Nhưng nếu với một tựa game, mà có nhiều phân cảnh, cũng như chuyển đổi bản đồ, SSD có thể tiết kiệm rất nhiều thời gian cho game thủ. Với những tựa game có các vật thể lớn thì các vật thể gần sẽ được tải trước rồi tải dần khi bạn di chuyển trong bản đồ. Sẽ xảy ra hiện tượng trắng hình, và bạn phải chờ đến khi vật thể đó được tải xong để xuất hiện. Và vấn đề này có thể gây nên hiện tượng sụt khung hình.

Một số ví dụ cho việc tải dữ liệu sử dụng SSD và HDD

Khi LOL tải vào trận đấu, HDD mất khoảng 1 phút để vào bản đồ, trong khi đó SSD mất chỉ 23 giây chỉ bằng 1/3 so với người tiền nhiệm.

Còn với Battlefield 1:

Khởi động game HDD – 40s và SSD – 25s, nhanh hơn 37.5%
Tải bản đồ: HDD - 90s và SSD – 30s, nhanh hơn 66.6%

Liệu SSD có phải là lựa chọn tối ưu khi nâng cấp không ?

Khi nào SSD không phải lựa chọn cho bạn:
- Bạn không quá quan tâm đến thời gian khởi động game, window và tải game
- Nghẽn cổ chai ở phần khác
+ Ram/Bộ nhớ yếu khiến PC bạn quá tải
+ CPU đời cũ, 1 hoặc 2 nhân khiến hay bị quá tải và gây lag

Khi nào SSD là lựa chọn của bạn:
- Bạn muốn tăng tốc độ khởi động, tải game cũng như các ứng dụng
- Mọi thứ quá chậm chạp khi được cài đặt cho HDD thì SSD là lựa chọn cần thiết
- Bạn không có quá nhiều kinh phí cho việc nâng cấp nhưng lại muốn thấy một sự khác biệt lớn.
- Bạn cần nơi lưu trữ các tựa game và ứng dụng nặng
- Bạn mong PC của bạn hoạt động hiệu quả hơn và tránh các vấn đề hỏng dữ liệu

Để kết lại, thì nếu bạn chỉ sử dụng PC với mục đích lướt web, chạy các thư mục, chơi các game nhẹ như DOTA 2 hay LOL hay các game không quá đòi hỏi đồ họa, cũng như không muốn bỏ ra quá nhiều tiền thì SSD chính là lựa chọn cho bạn để nâng cấp đầu tiên. Nâng cấp SSD cũng là một giải pháp lâu dài.

Loại SSD tốt với kinh phí thấp

Rất nhiều bài kiểm tra đã được sử dụng với SSD Plextor M8V 256GB – sản phẩm vừa được giới thiệu với công nghệ bộ nhớ NAND 64 BiCS3 3D đến từ Toshiba.

Nhiều người dùng lo lắng về độ bền của công nghệ TLC trên SSD, nhưng thật sự họ đã nghĩ sai, đúng về lý thuyết là bộ nhớ TLC NAND sẽ không bền bằng bộ nhớ MLC. Tuy nhiên trong điều kiện sử dụng bình thường (ghi/đọc khoảng 40GB 1 ngày), thì không khó để SSD “sống lâu” ngang bằng HDD, có thể lên tới 3 đến 5 năm.

Hiện tại thì SSD đang được sản xuất với xu hướng là tăng dung lượng và giảm giá thành. Từ công nghệ SLC qua MLC, sau đó là TLC và giờ là QLC (dù độ bền ít hơn). SSD sau này sẽ có thể được cung cấp với với dung lượng cao hơn và giá thành hợp lý hơn. Nên công nghệ bộ nhớ TLC hiện nay đang thường được sử dụng nhất để sản xuất SSD.

Bộ nhớ TLC của Plextor M8V được tạo nên từ công nghệ 3D giúp độ bền được tăng cao cũng như độ ổn định. Với công nghệ 64 lớp BiCS3, thì việc tăng dung lượng kèm với dòng đời lâu hơn cho SSD sẽ không còn quá xa. Với Plextor M8V, vòng xoay có thể lên tới con số 2000 P/E (trong khi các sản phẩm SSD TLC khác chỉ khoảng 500-1000 vòng P/E)

Hiện tại, vì lợi nhuận của các dòng SSD rẻ và trung bình khá thấp nên rất nhiều hãng quyết định chỉ sản xuất số lượng chứ không hỗ trợ công nghệ mới cho chúng. Nhưng Plextor thì khác, không những giữ nguyên chất lượng, chúng tôi còn hỗ trợ các công nghệ mới nhất áp dụng vào các sản phầm với giá khá mềm và chất lượng không thua gì sản phẩm cao cấp. Các chế độ hỗ trợ như PlexTurbo, PlexCompressor, PlexVault, PlexNitro… sử dụng DRAM để tăng tốc độ và tăng độ bền của sản phẩm, các dữ liệu sẽ được nén tự động, tinh chỉnh riêng tư để bảo vệ dữ liệu của bạn và công nghệ SLC để tối ưu hóa hiệu năng khi có chỗ trống nhiều trong ổ cứng. M8V sẽ đi kèm với 3 năm bảo hành.

Giá và hiệu năng là quan trọng, nhưng chế độ bảo hành luôn là điều nhiều người dùng để ý tới. Và Plextor với chính sách nghiêm ngặt để giảm thiểu việc khách hàng mua phải sản phẩm kém chất lượng. Plextor M8V sẽ là lựa chọn tuyệt vời nhất cho bạn khi nâng cấp PC với túi tiền eo hẹp – giá phải chăng, nhưng chất lượng như sản phẩm cao cấp.