Trong quay phim sản phẩm hoặc chụp ảnh quảng cáo sản phẩm người ta thường hay nhắc tới khâu hậu kỳ, vậy khâu hậu kỳ có thực sự quan trọng? những công việc phải làm trong khâu hậu kỳ là gì? hãy cùng akymedia đi tìm hiểu về vấn đề này nhé.

1. Sự quan trọng của khâu hậu kỳ
Trong nghệ thuật nhiếp ảnh, thao tác của nhiếp ảnh gia đương nhiên rất quan trọng, vì đây là khâu quyết định độ sắc nét, bố cục và ánh sáng cơ bản của một tấm ảnh nói riêng, cũng như tinh thần của cả bộ ảnh nói chung.

Tuy nhiên các bạn đều biết rằng các cô gái cần trang điểm để trông xinh đẹp hơn, một ngôi nhà phải nhờ những màu sơn để trở nên lộng lẫy. Và những bức hình cũng không ngoại lệ, chúng cần được chỉnh sửa để trở nên lộng lẫy và thu hút sự chú ý của người xem và đạt được mục tiêu cuối cùng mà các nhiếp ảnh gia hướng tới.

Chính vì vậy chỉnh sửa hình ảnh luôn là khâu không thể bỏ qua để có những bức ảnh ấn tượng.

Và một studio chuyên nghiệp, phải đảm bảo cả tính chuyên nghiệp, sự sáng tạo và độ đẹp mắt trong khâu hậu kỳ này.

Trong nhiều năm kinh nghiệm tôi thấy rằng một người chụp ảnh nhiều kinh nghiệm thì khâu hậu kỳ của họ đỡ vất vả và ngược lại người ít kinh nghiệm để được một tấm ảnh đẹp thì khâu hậu kỳ của họ vất vả hơn, nên mọi người phải hiểu rằng khâu hậu kỳ là khâu rất quan quyết định đến chất lượng ảnh cuối cùng của một sản phẩm.

2. Những công việc trong khâu hậu kỳ
a. Lựa chọn, cắt ảnh, chỉnh sửa kích thước và dạng file ảnh phù hợp
Những thao tác tưởng chừng như vụn vặt này đều đóng vai trò quan trọng để tạo ra một bức hình hoàn hảo, thu hút được sự chú ý của người xem.

Thông thường, các nhiếp ảnh gia khi chụp hình sẽ tiến hành trên nhiều góc chụp trước khi chọn được góc nhìn ưng ý nhất. Những bức hình này sẽ được sàng lọc và lựa chọn cẩn thận ở khâu hậu kỳ hình ảnh.

Đôi khi, việc cắt ảnh cũng hỗ trợ để chúng ta có được bức hình cận cảnh và chính xác nhất về sản phẩm.

Phần lớn các hình ảnh thu được từ hiện trường chụp hình đều sẽ để ở dạng file raw với kích cỡ khá lớn, bởi đây là dạng file dễ dàng cho việc chỉnh sửa hình ảnh sau này.

Tuy nhiên, chúng lại cần tới những phần mềm chuyên dụng để mở xem. Chính vì vậy, chỉnh sửa hình ảnh bao gồm cả thao tác lưu loại file ảnh và kích cỡ phù hợp trước khi bạn muốn đăng lên website hoặc chuyển cho khách hàng.

Dù sao, bạn cũng cần chắc chắn rằng hình ảnh sẽ đáp ứng đúng yêu cầu về dạng file và kích cỡ của website đăng tải hoặc mục đích sử dụng của khách hàng.

b. Chỉnh sửa chi tiết trên bề mặt sản phẩm và phông nền
Phần mềm photoshop tỏ ra khá hiệu quả khi đảm nhận nhiệm vụ này trong quá trình xử lý hình ảnh. Thông thường, bề mặt sản phẩm sẽ xuất hiện những điểm nhỏ không như mong đợi cần được xóa bỏ trong bức hình chúng ta thường gọi là sạn hoặc mụn.

Ví dụ như khi chụp một viên gạch bông gió người ta phải dùng tới công cụ như clone stamp, Patch trong photoshop để điều chỉnh. Tương tự như vậy với những hạt bụi trên ảnh decor… sẽ dễ dàng được xóa bỏ ở công đoạn này.

Việc sử dụng layer hay các công cụ brush, path cũng hỗ trợ đắc lực để tách phông trên bức hình. Bởi trong quá trình thực hiện, yếu tố ánh sáng và sự sắp đặt trong studio có thể ảnh hưởng tới phông nền.

Người chỉnh sửa sẽ lựa chọn việc xóa bỏ những chi tiết không ưng ý để đồng nhất phông nền hoặc thay thế bằng một phông nền hoàn toàn mới nhờ phần mềm photoshop.

c. Chỉnh màu để về với màu sắc thật của ảnh
Khác với chỉnh sửa ảnh nghệ thuật, hình ảnh sản phẩm tôn trọng yếu tố chân thực của sản phẩm. Chính bởi vậy, bạn ít có cơ hội được sáng tạo nhiều trong quá trình blend màu cho ảnh sản phẩm.

Như nhiều bạn đã biết trong quá trình thực hiện chụp hình các photographer chỉ cố gắng để đạt được tỉ lệ tương đương với màu thật của sản phẩm từ 90 – 95%. Còn lại, khâu xử lý hình ảnh sau khi chụp hình sẽ là bước cuối cùng để khôi phục lại phần nào màu sắc của sản phẩm trong thực tế.

Đôi khi có nhiều khách hàng nhìn quen màu sắc của sản phẩm đã bị ám nhiều màu trong showroom khi bạn lấy được gần màu thật của sản phẩm chưa chắc họ đã thích, các bạn cần cân nhắc kỹ khi chỉnh màu, theo kinh nghiệm của mình thì nên làm theo khách hàng như vậy có sai xót gì khách hàng tự chịu.

Hay có những trường hợp lệch màu không quá nhiều nhưng khách hàng rất thích màu lệch này, mình khuyên các bạn trước khi chụp nên chụp vài mẫu hỏi ý kiến khách hàng để họ chọn màu ưng ý, sau đó về hậu kỳ cứ theo màu họ thích mà chỉnh, như vậy công việc nhanh và suôn sẻ.

Tóm lại, chỉnh sửa hậu kỳ hình ảnh là khâu quan trọng cuối cùng để xóa bỏ các nhược điểm còn xót lại trên bức hình mà khi chụp hình trực tiếp nhiếp ảnh gia chưa làm được.

Không những vậy, đây cũng là bước để điều chỉnh ánh sáng và màu sắc của hình ảnh sản phẩm, làm cho chúng trở nên hấp dẫn và bắt mắt hơn.

Khách hàng của bạn sẽ nhìn vào hình ảnh trước khi họ dành thời gian để đọc các thông tin về sản phẩm, bởi vậy hãy chắc chắn rằng hình ảnh sản phẩm của bạn phải thực sự hấp dẫn.

Hy vọng với những kiến thức mà akymedia chia sẻ trên đây sẽ giúp các bạn thấm thía câu: “Không có người chụp ảnh xấu mà chỉ có người chỉnh sửa tồi” rồi chứ.