1. KHÔNG NHẦM LẪN GIỮ SAO LƯU VÀ ĐỒNG BỘ
Thường khái niệm này hay bị nhầm lẫn. Ở một khái cạnh nào đó, đồng bộ dữ liệu cũng mang ý nghĩa sao lưu. Nhưng ở một ý nghĩa không trọn vẹn. Đối với đồng bộ, khi dữ liệu chính thay đổi thì gần như ngay lập tức sự thay đổi này sẽ được cập nhật sang bản thứ 2.
Trong trường hợp dữ liệu chính bị lỗi, tất nhiên bản đồng bộ thứ 2 cũng bị lỗi. Kết quả doanh nghiệp sẽ có hai bản cùng bị lỗi, khi đó bản dữ liệu đồng bộ sẽ không có giá trị để khôi phục lại dữ liệu.
Khác với đồng bộ dữ liệu, sao lưu dữ liệu sẽ không tự động đồng bộ dữ liệu mà sẽ sao lưu dữ liệu vào một thời điểm nhất định do người dùng đặt lịch và được sao lưu thành nhiều phiên bản khác nhau. Khi gặp sự cố hay lỗi đối với bản dữ liệu chính, doanh nghiệp hoàn toàn có thể khôi phục lại bản dữ liệu không bị lỗi đã được sao lưu trước đó.

2. TUÂN THỦ NGUYÊN TẮC SAO LƯU 3-2-1
Giá trị của việc sao lưu dữ liệu là dự phòng và nhằm mục đích khôi phục lại những bản dữ liệu trước đó để đảm bảo sự toàn vẹn của dữ liệu. Để dữ liệu được an toàn, trong việc sao lưu và khôi phục cần đảm bảo dữ liệu được sao lưu ít nhất thành 03 bản, 02 bản được sao lưu ở hai thiết bị khác nhau và 01 bản sao lưu đặt bên ngoài hoặc khác nơi đặt 02 bản sao lưu. Trong trường hợp gặp sự cố, hư hỏng 01 trong 03 bản dữ liệu này thì doanh nghiệp vẫn còn 02 bản sao lưu để khôi phục dữ liệu.

3. SAO LƯU TỰ ĐỘNG
Việc sao lưu thủ công sẽ mất nhiều thời gian và rủi ro trong quá trình sao lưu sẽ có những sai sót, nhớ nhớ quên quên. Việc sao lưu dữ liệu tự động bằng cách lập lịch sao lưu, mã hóa dữ liệu, quản lý các phiên bản và tuân thủ theo quy tắc sao lưu dữ liệu 3-2-1 một cách tự động sẽ giảm thiểu rủi ro.

4. DỮ LIỆU SAO LƯU CẦN ĐƯỢC MÃ HÓA
Doanh nghiệp nghĩ rằng việc sao lưu dữ liệu là đủ, không cần phải mã hóa dữ liệ. Thực tế doanh nghiệp không thể biết được chuyện gì xảy ra nếu một ngày mang thiết bị đi bảo hành hoặc rò rỉ dữ liệu trong quá trình sao lưu thì mã hóa dữ liệu khi đó thực sự có giá trị.

5. KIỂM TRA VÀ THỰC HIỆN VIỆC PHÔI PHỤC
Mục đích của sao lưu là để có dữ liệu khôi phục khi gặp sự cố. Nhiều trường hợp vẫn thực hiện sao lưu dữ liệu đều đặn nhưng không kiểm tra đến khi cần thì dữ liệu hỏng hoặc không có. Thêm nữa không thực hiện việc khôi phục dữ liệu thường xuyên nên khi sự cố xảy ra sẽ gặp lúng túng do cấp bách hoặc thao tác không thành thạo cũng sẽ dẫn đến việc khôi phục không được nhanh chóng.

Thông tin tham khảo backup chấm exa chấm vn