Hiển thị kết quả từ 1 đến 8 / 8

Chủ đề: Văn hóa Việt

  1. #1
    Tham gia
    11-01-2015
    Location
    www.tanggiap.vn
    Bài viết
    0
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Văn hóa Việt

    Văn hóa ĐÉO
    Lang thang các trang web thấy một câu chuyện của tác giả Hà Lệ Nhân khá là hay:
    Lần đầu tiên, mới tới Hà Nội, tôi không khỏi bỡ ngỡ, khi tìm nhà của một người quen làm trưởng một khu phố văn hóa. Vào một con hẻm, tôi gặp một ông cụ đi ngược chiều, tôi lễ phép hỏi thăm nhà bạn tôi, ông cụ nghễnh ngãng nghe tôi nhắc lại câu hỏi hai ba lần, ông lấy tay nghiêng một bên tai và lắc đầu trả lời: “Tôi…đéo hiểu ông nói gì cả! ” Tôi không buồn, đi tiếp. Thấy có mấy đứa trẻ con đang nô đùa ngoài ngõ, tôi hỏi: Này các cháu có biết nhà ông trưởng khu phố văn hóa ở đâu không?

    Một đứa bé trai, trạc trên dưới 10 tuổi, ngước nhìn tôi bằng ánh mắt xấc láo, ranh mãnh, đáp gọn lỏn: “Biết, nhưng đéo chỉ!”

    Tôi lắc đầu đi sâu vào ngõ văn hóa, gặp một thanh niên hỏi: “Anh ơi, anh có biết nhà ông trưởng khu phố văn hóa này ở chỗ nào không anh?.

    Gã trẻ tuổi này chẳng thèm dòm ngó gì đến tôi, trả lời cộc lốc: “ Đéo biết!”

    Khi gặp ông trưởng khu phố văn hóa, tôi đem chuyện này kể cho ông ta nghe với lời than thở: Anh ạ, các bậc phụ huynh ở đây đã không dạy dỗ con em hay sao mà để chúng nó ăn nói với người khách lạ, thô bỉ đến thế hả anh?!

    Chẳng cần suy nghĩ gì, ông trưởng khu phố văn hóa đã thuận miệng trả lời tôi ngay: “Có dạy đấy chứ, nhưng chúng nó đéo nghe!”

    Lúc ấy cô con gái của ông bạn tôi là cô giáo, dạy môn văn, vừa đi dạy về và tôi đem chuyện ấy ra kể lại. Thay vì trả lời trực tiếp cho tôi, cô giáo xin phép thuật lại một chuyện như sau:

    - Hôm ấy cháu giảng bài văn, có đoạn kể thành tích anh hùng và dũng cảm của nhân dân ta đã đánh gục Tây, đánh nhào Mỹ v.v… Cuối cùng, cháu kêu một em học trò trai lớn nhất lớp, bảo nó cắt nghĩa hai chữ: dũng cảm là gì? Nó đứng lên suy nghĩ một lúc rồi đáp gọn lỏn:“Nghĩa là… là…đéo sợ!”

    Sau đó cháu lại có cuộc tiếp xúc với ông thứ trưởng về định hướng giáo dục XHCN, liền đem chuyện thằng bé học trò đã cắt nghĩa 2 chữ Dũng cảm là: đéo sợ, cho ông nghe. Nghe xong, ông thứ trưởng tỏ vẻ đăm chiêu, ra điều suy nghĩ lung lắm. Cuối cùng, ông nghiêm nghị nhìn cháu, rồi gật gù như một triết gia uyên bác vừa khám phá ra một chân lý, chậm rãi đáp:
    - Ừ, mà nó cắt nghĩa như thế cũng đéo sai!
    - !!!
    Văn hóa CHỬI THỀ
    Tác giả Đỗ Bảo Châu
    Tôi chỉ xin kể chuyện ở những quán cóc ngày nay. Đa số (nếu không muốn nói hầu hết) khách là thanh niên. Trong số thanh niên, thì đa số là mới lớn, thậm chí ở tuổi vị thành niên. Họ ăn mặc rất diện, luôn đúng ‘mốt’. Đầu tóc thật… phong phú. Thôi thì nhuộm đủ màu nâu, vàng, đỏ. Thậm chí có cậu thanh niên mà tóc trắng phớ như ông già. Họ vào hàng, gọi nước trà, nước ngọt, hút thuốc phì phèo. Và, đặc biệt nhất là nói cười như pháo nổ.

    - Này! Đ.. mẹ, thằng Cường bọt vừa sắm con ‘ét hát’, mày biết chưa?

    Quả thật tôi thấy rùng mình vì câu chuyện của mấy cậu, mấy cô choai choai này. Xin phép độc giả, tôi không dám ghi tiếp lời thoại của họ. Nói một câu độ mươi cụm từ, thì họ đệm tới vài chục câu chửi thề. Nghĩa là ‘chất độn’ nhiều hơn ‘nguyên chất’. Một điều hết sức ngạc nhiên, là kể cả những cô gái choai, quần áo rất mốt, cũng đệm nhiều cụm từ chửi thề, thường thì chỉ có nam giới dùng. Họ đều ở tuổi 8x, 9x. Cũng có nghĩa họ sinh ra và lớn lên ở một môi trường mới, đời sống nâng cao, văn hoá cũng nâng cao. Gia đình họ – có thể nói – hầu hết khá giả. Đặc biệt, họ đều là người Hà Nội. Thậm chí gia đình đã sống lâu đời ở Hà Nội.

    Chúng tôi thường nói một cách hài hước và cay đắng rằng, cái lớp thanh niên với ‘Nền văn hoá không rõ nguồn’ này, không thấy xấu hổ đã đành, lại còn phô diễn cái văn hoá rất …thiếu văn hoá ấy, ở chỗ đông người, nơi có cả các bậc cha chú của mình. Và, xin hãy coi chừng, nếu bạn có một câu góp ý, dù chỉ nhẹ nhàng từ tốn, không những không nhận được sự tiếp thu, mà còn bị gây sự lại, thậm chí chuốc hoạ vào thân. Nhẹ, ‘được’ ném vào mặt vài câu chửi thề. Nặng, thì dùng đao búa…

    Hình như ở nước ta, chưa có luật nào xử phạt những người văng tục, chửi thề ở nơi công cộng. Chẳng lẽ đó không phải làm ô nhiễm đó sao?

    Đọc xong hai bài của hai tác giả trên, mình thấy có rất nhiều ý kiến khác nhau của bạn đọc. Có người đồng tình nhưng cũng có người phản bác lại:"Bao lâu nay chúng ta được chỉ dẫn Sống Phi văn hóa ,tất cả đều phơi bày như con nhộng …Mấy Anh mới đi công tác trên Sao hỏa về giật mình . Hay tại vì Tết cổ truyền nói truyện Văn Hóa cho nó sang trọng ." Có người còn phổ thành thơ:

    Tôi đi công tác xa,
    Về qua một thôn nọ,
    Gặp cậu bé đang chơi,
    Hỏi: Ông chủ tịch nhà đâu?
    Cậu nhìn tôi lắc đầu,
    Rồi đáp tôi: “Đéo biết”!
    Tôi lại lần đi tiếp,
    Gặp một bà đang quét,
    Bà cũng đáp nhanh nhanh,
    “Đéo ai biết nhà đấy”
    Tôi vào sâu tìm mãi,
    Cuối cùng cũng lần ra,
    Ông chủ tịch có nhà,
    Tiếp đón tôi niềm nở,
    Nhân đây tôi cũng kể,
    Chuyện nói tục vừa qua
    Ông chủ tịch cười khà,
    Đây chúng tôi rất bực,
    Đã dầy công giáo dục,
    Mà họ vẫn đéo nghe!!

    Có một thời , khi trò chuyện mà dạ thưa lễ phép, nói năng nhẹ nhàng thì các ông cho rằng là tiểu tư sản, mọi người theo thói quen từ những người quan trọng , nói năng phải chửi tục ăn bậy thì mới là giai cấp công nhân , dần dà đã trở thành thói quen. Ăn bậy nói bạ, giấm dúi lấy của công làm của riêng, mua bán phải có hoa hồng chiết khấu là những thói quen được dung dưỡng ngó lơ từ hơn ba mươi năm qua (vì lương không đủ sống). Chính sách thay đổi liên tục vì không hiểu biết thực tế. Bắt chước lẫn nhau vì thói quen nhân điển hình , học tập kiểu mẫu. Rất nhiều định hướng sai lầm, đến mức độ hôm trước có một ông quan to phát biểu một câu thì hôm sau khắp cả nước bắt chước in khẩu hiệu băng rôn theo câu nói đó. Nói khác đi thì xem như phạm húy , làm sao có thể sáng tạo tiến bộ khi cứ rập khuôn theo lề phải. Nói cũng không ngoa đâu chỉ riêng Thủ Đô, đâu chỉ riêng Hà Nội. Còn nhớ hồi mới ra trường còn làm quảng cáo cùng một ông bạn, cứ lâu lâu nó lại ngước mặt lên trời chửi:" Địt mẹ đời!" Mà câu chửi của nó đéo thấy gì là bậy cả mà chỉ thương cho một thằng ngoại tỉnh như mình đồng cảnh lên HN làm, đéo biết bức xúc gì? Thế, tôi mới gọi lại hỏi nó rằng bức xúc cái đéo gì mà chửi, nó lại bảo: Anh cứ mặc mẹ em với đời! Giờ thì tôi về quê làm rồi nhưng vẫn bâng khuâng một điều: đéo biết ông bạn dại giờ này còn lâu lâu phải đi chửi: Địt mẹ đời không nữa!
    Vậy đấy, với mình thì văn hóa hiện nay đéo có cái vấn đề gì cả :"<~ còn bạn thì sao??????

    Ma Bư Béo
    Quote Quote

  2. #2
    Tham gia
    09-08-2009
    Bài viết
    84
    Like
    1
    Thanked 48 Times in 32 Posts
    Éo phải chuyện cười!

  3. #3
    Tham gia
    10-03-2007
    Location
    Nơi vạn vật bắt đầu
    Bài viết
    540
    Like
    73
    Thanked 54 Times in 38 Posts
    Quote Được gửi bởi chipmoonzz View Post
    còn bạn thì sao??????
    Lũ người đó mình đéo quan tâm.

  4. #4
    Tham gia
    15-03-2010
    Bài viết
    1,562
    Like
    84
    Thanked 1,571 Times in 860 Posts
    Quote Được gửi bởi chipmoonzz View Post
    Văn hóa ĐÉO
    Lang thang các trang web thấy một câu chuyện của tác giả Hà Lệ Nhân khá là hay:
    ...
    Vậy đấy, với mình thì văn hóa hiện nay đéo có cái vấn đề gì cả :"<~ còn bạn thì sao??????

    Ma Bư Béo
    Bạn nói chuyện văn hóa mà bài viết của bạn có 3 vấn đề trầm trọng:

    1. Bạn gởi bài vào góc chuyện cười (?) Theo ý của bạn thì bài tiểu luận của chính tác giả chỉ xứng đáng coi như chuyện cười?

    2. Bài viết ấy người ta viết khi nào, và ở đâu, khi trích dẫn lại bạn không nói rõ, dễ gây hiểu lầm.

    3. Bài không phải của bạn. Đáng lẽ bạn phải cho biết bài chính của tác giả kết thúc chỗ nào, và chỗ nào là lời riêng cá nhân bạn?

    Văn hóa éo iếc gì chưa biết chứ điều lịch sự trong việc trích dẫn lời nói người khác thì ở đây thấy rõ.

  5. #5
    Tham gia
    10-11-2002
    Location
    thấy ở đâu thầy ở đó
    Bài viết
    2,353
    Like
    583
    Thanked 328 Times in 212 Posts
    Có 2 kẻ già đã biết sợ "éo" nguyên văn
    ___ W ___

  6. #6
    Tham gia
    20-09-2006
    Bài viết
    883
    Like
    84
    Thanked 71 Times in 37 Posts
    Déll ảnh hưởng cái wằn wè gì tới 3 bữa ăn nên kệ mạir nó, déll wan tâm

  7. #7
    Tham gia
    16-05-2011
    Bài viết
    12
    Like
    0
    Thanked 7 Times in 1 Post
    Truyện này là chuyện cần phải suy nghĩ lại chứ không cười được. nhưng đây là một vấn đề lớn trong xã hội hiện nay mà
    Khách sạn tại đà lạt

  8. #8
    Tham gia
    29-01-2015
    Bài viết
    48
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    đéo nhịn được cười ha ha ha

Bookmarks

Quy định

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời bài viết
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •