Thực phẩm là nguồn cung cấp năng lượng cho con người. là yếu tố cho sự phat triển về thể chất cũng như tinh thần của con người. Với nhu cầu ẩm thực ngày càng đa dạng và phong phú, con người nhận ra rằng việc sáng tạo ra loại thực phẩm mới là điều cần thiết. Tuy nhiên để đảm bảo sức khỏe, thực phẩm mới cần được kiểm chứng, không chỉ trong một quốc gia sở tại mà còn cả quốc gia nơi mà sản phẩm đó muốn chào bán.Công bố thực phẩm chính là 1 khâu quan trọng trước khi đưa sản phẩm ra chào bán trên thị trường đối với những thực phẩm mang thương hiệu nổi tiếng, cũng là 1 bằng chứng đáng tin cậy cho người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm.


1. Quy định pháp lý về công bố thực phẩm :

Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá ngày 21 tháng 11 năm 2007 và Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá là những văn bản chuyên ngành điều chỉnh về các tiêu chuẩn cho chất lượng sản phẩm trước khi đưa ra thị trường. Tuy nhiên đó chỉ là văn bản luật nội dung, cụ thể về thủ tục, quy định về công bố thực phẩm phải kể đến THÔNG TƯ 19/2012/TT-BYT Hướng dẫn việc công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm mới là văn bản pháp luật hình thức.

2. Thực phẩm cần phải công bố :

Công bố thực phẩm là quy định bắt buộc đối với những sản phẩm sau :

Nhóm 1: Thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, thuốc là điếu, nguyên liệu thực phẩm được sản xuất trong nước và nhập khẩu nhằm kinh doanh tại Việt Nam.

Nhóm 2: Sản phẩm liên quan đến an toàn thực phẩm (dụng cụ chứa đựng và bao bì tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm, nguyên liệu chính để sản xuất ra các sản phẩm này)

Sản phẩm sản xuất trong nước, có mục đích xuất khẩu, công bố tiêu chuẩn sản phẩm tại cơ quan nhà nước thẩm quyền theo yêu cầu của nước nhập khẩu .

3. Hồ sơ công bố thực phẩm được lập thành 02 bộ, mỗi bộ gồm:

(i) Bản công bố tiêu chuẩn thực phẩm

(ii) Bản tiêu chuẩn cơ sở do thương nhân ban hành

iii) Giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm

(iv) Nhãn sản phẩm hoặc dự thảo nội dung ghi nhãn sản phẩm phù hợp với pháp luật về nhãn (có đóng dấu của thương nhân hoặc ký tên ghi rõ họ tên nếu thương nhân không có dấu).

(v) Mẫu có gắn nhãn sản phẩm.

(vi) Phiếu kết quả kiểm nghiệm (gồm các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu chỉ điểm chất lượng, chỉ tiêu vệ sinh của thực phẩm công bố)

(vii) Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép thành lập văn phòng đại diện của công ty sản xuất nước ngoài (bản sao công chứng).

(viii) Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh, an toàn thực phẩm

(ix) Bản sao giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá (nếu có).

(x) Đối với thực phẩm chiếu xạ, thực phẩm biến đổi gen, sản phẩm công nghệ mới hoặc trong thành phần có chứa nguyên liệu có nguồn gốc biến đổi gen, chiếu xạ trong hồ sơ công bố phải có bản sao giấy chứng nhận an toàn sinh học, an toàn chiếu xạ và thuyết minh quy trình sản xuất.

Nguồn : vanphongluatvns