Trang 1 / 2 12 LastLast
Hiển thị kết quả từ 1 đến 10 / 16
  1. #1
    Tham gia
    15-03-2010
    Bài viết
    1,562
    Like
    84
    Thanked 1,571 Times in 860 Posts

    Có nên đi du học? Nói trắng ra, có nên đi học hay không?

    Bên thớt kia có người hỏi có nên đầu tư đi du học. Người bàn nên, kẻ bàn không.
    Bây giờ tôi bàn trắng luôn: bàn chuyện du học chi cho xa, mình bàn trước là có nên đi học không đã!

    Một buổi chiều, ở một quán ba vùng quê, có một anh chàng lang thang xách bị (1) mệt mỏi bước vào gạ chuyện với chủ quán (2):

    - Năm nay sì quác men (3) đói quá bác ạ. Em bửa cho Bác đống củi trước quán rồi Bác cho em cho xin ly bia và một đĩa ăn tối đỡ lòng nhé.

    Hai bên thỏa thuận, anh chàng bửa củi xong ngồi ăn hết đĩa cơm tối. Lúc anh ta đang nhâm nhi cối bia thì chủ quán hỏi:

    - Chú em có thấy cai anh đứng tuổi ngối bàn trong góc kia không? Anh ta là thư ký ủy ban quận lỵ, nếu chú em không kén chọn công việc lao động bẩn thỉu thì thử hỏi anh ta xem.

    Anh chàng mừng rỡ:

    - Đói như em thì có việc gì mà chê nữa Bác. Em sẽ hỏi ngay.

    Anh ta cám ơn rồi đến nói chuyện với ông Ký. Ông này cho biết hiện tại quận đang cần một chân dọn vệ sinh các nhà trong phố (4). Anh chàng không câu nệ gì cả, nhận ngay. Và ông ký hẹn sang hôm sau lên phòng hành chánh nhận việc.

    Sáng hôm sau, ông Ký diễn tả công việc xong rồi mới đưa xấp giấy tờ quy trình lao động ra cho anh chàng đọc và ký tên vào hợp đồng. Bấy giờ anh ta mới gãi đầu khó khăn:

    - Chết em rồi Bác Ký ơi. Bác đọc giùm em đi. Em không biết chữ.

    Ông ký lắc đầu:

    - Rất tiếc chú ạ. Thành phố có luật là công nhân viên phải tối thiểu biết đọc biết viết. Bất cứ công việc gì thì tôi cũng không thể uyển chuyển luật.

    Năm nỉ mãi không được, anh chàng đành chịu thua, nhảy ‘quá giang’ một chuyến xe lửa về tuốt luốt miền xa xăm (5). Tại đây, sau một thời gian đói rách nữa, anh ta cuối cùng cũng xin được phụ việc cho một tay thợ đóng hàng rào.

    Năm ấy gặp mùa dịch thỏ (6), nghề dựng hàng rào có quá nhiều công việc. Ông thợ chính nhậu quá lại bị đứng tim đi đong. Ông này không có con cháu, thế là anh chàng thừa hưởng cái sản nghiệp đống đồ nghề và mớ hợp đồng.

    Đến khi có chiến dịch hàng rào thỏ (7) thì anh ta phất lên như diều gặp gió. Chẳng mấy chốc mà có vốn lập công ty, mướn thợ phụ, càng lúc càng bành trướng. Rồi lại có vốn đầu tư mớ quặng săt quặng than. Từ cương vị đại gia bước qua đại tư bản.

    Phú quý sinh lễ nghĩa. Anh chàng lại đem tiền cúng kiến các hội hè các bang phái chính chị chính em. Thế là danh nổi như cồn, được báo chí phong tặng danh hiệu “Nhận Vật Trong Năm” (Person of The Year). Lần ấy lên báo chí phỏng vấn, có người hỏi: “xin ông cho vài lời tiết lộ bí quyết thành công và nhắn nhủ lớp trẻ”. Anh ta mạnh dạn tuyên bố:

    - Lời tôi khuyên các bạn trẻ là: muốn thành công thì đừng thèm cắp sách đến trường. Hãy xem chính bản thân tôi, nếu ngày xưa tôi biết đọc biết viết thì giờ này có lẽ tôi vẫn còn đang hốt phân ở quận X…


    Chú thích: chuyện xảy ra trong bối cảnh xứ Căng ga ru khoảng cuối thế kỷ 19, đầu 20. Cho nên có những thứ nên hiểu theo bối cảnh xã hội vào thời điểm này

    (1) Thời ấy, có những anh chàng thợ chuyên nghiệp lang thang từ trại này sang trại khác làm nghề xén lông cừu (tra cứu Joe Wlson – Henry Lawson) hay đến mùa đi làm nghề gặt hái (tra cứu Summer ò The Seventeenth Doll – Ray Lawler)

    (2) Mỗi quận lỵ, huyện lỵ nhỏ bé cùng quê đều có ít nhất một quán bia, cũng là nhà trọ cho khách giang hồ.

    (3) Swagman – cái bị của các anh chàng ba lô thời xưa nó chưa tân tiến như backpack bây giờ. Nó có thể coi như đúng với nghĩa khăn gói và được gọi là cái swag. (tra cứu Waltzing Matilda, bản quốc ca không chính thức của Úc)

    (4) Ngày xưa, các phỗ nhỏ chưa có hệ thống cầu. Người ta cất cái toa lét bên ngoài, hoặc quay ra phía sau nhà. Trong toa lét có cái thùng chứa phân. Người dọn vệ sinh cứ mõi tuần vài lần đánh xe ngựa đi vòng sau các nhà và đổ thùng phân tải về hố phân thành phố.

    (5) Các chuyến xe lử chở nông phẩm các vùng sa mạc bên trong giữa nước Úc.

    (6) Rabbit plague – thỏ sanh sản nhiều quá, ăn hết cỏ của cừu bò cho nên đối với các trang trại là một thảm họa.

    (7) Rabbit Proof Fence – hàng rào ngăn thỏ xâm nhập nông trại. Đây là một công trình vỹ đại củ Úc đầu thế kỷ 20 (tra Gú gô cẩn thận coi chừng nhâm với tên phim)


    (*) Câu chuện này cũng chả có gì hay lạ. Nhưng đúng theo tinh thần kể chuyện thời sự của mình, tôi chỉ mượn chuyện để trình bày những cái “chú thích”
    Quote Quote

  2. 5 thành viên Like bài viết này:


  3. #2
    Tham gia
    13-09-2008
    Bài viết
    8,797
    Like
    3,392
    Thanked 1,692 Times in 891 Posts
    Nhân vật trong chuyện và sự việc có tính cá biệt,hi hửu.Vậy thì nên bàn thế nào khi chưa phải là chuyện phổ biến hả bác Mèo?
    So lại ,ở Việt Nam cũng có lắm chuyện không phải học hành đến nơi đến chốn ,nhưng gặp thời cơ cũng phất lên như diều gặp gió.Có nên bàn chăng ?
    Khó quá, không thèm ký

  4. #3
    Tham gia
    08-04-2011
    Bài viết
    115
    Like
    55
    Thanked 73 Times in 39 Posts
    Chả hiểu bác Mèo " đánh tráo" khái niệm học để làm việc và học làm người chi zậy ta?

    Theo thiển ý của em thì bọn tư sản nó tự nghĩ ra cái hệ thống mà ở đó mỗi con người là 1 chi tiết trong bộ máy, đôi khi chả cần học nhiều , vì dụ chế chiếc máy bay mà công việc của anh thợ chỉ việc xiết 8 con ốc , có khi từ lúc vào làm đến lúc rì-tai him cũng chỉ biết có 8 con ốc này thôi.

    Còn ở VN nó hơi khác , anh muốn làm cha người ta thì anh phải đóng đủ các vai .

    Không rành về lịch sử Úc nhưng bên Úc bọn điền chủ nó giàu ác bá luôn ( nghĩ mà tội cho Nông Dân Việt)

    Giờ quay lại chuyện đi học !

    Đời có câu : bác học thì hay hói đầu, hói đầu chưa chắc là bác học .Ý lão Mèo đang " phân loại" hói hay không hói đúng không ?.Chắc lão ở sydney biết cái hãng kêu bằng Baedai ( 1 cái hãng có rất đông du học sinh của Việt Nam làm kiếm thêm trong đó ) hoặc các cửa hiệu làm bánh mỳ ..đó là 2 loại công việc kiếm được nhiều tiền nhất nếu đi làm công bên Úc ( theo cảm nhận của em thôi ) họ toàn là dân có chữ trong đầu cả .Vậy bao nhiêu người trong đó sẽ thành ông này bà nọ ? bao nhiêu người ở lại được Úc ????trừ mấy tay thật sự là học hơn người thì đám còn lại ai sẽ chứa tụi nó trong 2 năm ????

    Tại vì cái bọn như thằng thớt kia nó hỏi vu vơ và vớ vẫn, chứ nó biết tiền sinh hoạt thật sự bên Úc ( Mỹ cũng vậy thôi) nó không xanh cái mặt lại thì cứ treo đầu em lên .

    Còn đi sang xứ người , các công việc dễ kiếm tiền nhất chính là những việc như hốt phân đấy lão Mèo, xứ người ta mình chịu làm những việc người ta không thèm làm thì tiền nhiều , vậy thôi .

    Học để làm việc, chứ học để..có cái bằng, cần éo gì phải sang đến Tây

  5. Thành viên Like bài viết này:


  6. #4
    Tham gia
    15-03-2010
    Bài viết
    1,562
    Like
    84
    Thanked 1,571 Times in 860 Posts
    Quote Được gửi bởi moneyline View Post
    Chả hiểu bác Mèo " đánh tráo" khái niệm học để làm việc và học làm người chi zậy ta?
    ...
    Đã nói ở phần chú thích, tính tôi thích mượn dịp để kể cho bà con chút ít chuyện xứ người. Câu chuyện không quan trọng. Chủ yếu là cái chú thích: quan trọng ở mấy cái ý nghĩa dính liền với lịch sử Úc, của nghề xén lông cừu và swagman (tiếng này là dĩ vãng, không ai biết nữa), Henry Lawson (ở Sydney có ai chưa lái xe qua con đường này? thế có biết nhận vật này là ai chăng?), nghề chặt mía ở Qld (Summer of ...), lịch sử của những con đường hẻm nhỏ sau nhà mấy khu phố xưa (nghề đổ bô), thỏ và nông dân (phải ở gần vùng sa mạc mới biết)

    Quote Được gửi bởi moneyline View Post
    ...
    Học để làm việc, chứ học để..có cái bằng, cần éo gì phải sang đến Tây
    Tùy theo ta muốn học cái gì. Ở Mỹ, nếu bạn học trường cùng tiểu bang thì gần như miễn phí. nhưng nếu học trường khác tiểu bang thì thường phải đóng phí. Thế nhưng người ta vẫn đi tiểu bang khác học là bình thường.

    @Bác Cả: nói chuyện thành công thì ai cũng có thể dễ dàng đưa ra Bill Gates, Steve Jobs... Nhưng bậc làm cha mẹ, ta có thể dựa trên cái xác suất như vậy chăng? Tôi đang tìm một bài cụ thể có con số đo so sánh thành công giữa đi học và không đi học. Bài thì có nhưng bài nào cũng có biểu đồ. Tôi ngại không upload hình cho nên có lẽ cuối cùng chỉ có thể tóm lược sơ thôi.

  7. Thành viên Like bài viết này:


  8. #5
    Tham gia
    10-11-2002
    Location
    thấy ở đâu thầy ở đó
    Bài viết
    2,353
    Like
    583
    Thanked 328 Times in 212 Posts
    Quote Được gửi bởi moneyline View Post
    Chả hiểu bác Mèo " đánh tráo" khái niệm học để làm việc và học làm người chi zậy ta?

    Theo thiển ý của em thì bọn tư sản nó tự nghĩ ra cái hệ thống mà ở đó mỗi con người là 1 chi tiết trong bộ máy, đôi khi chả cần học nhiều , vì dụ chế chiếc máy bay mà công việc của anh thợ chỉ việc xiết 8 con ốc , có khi từ lúc vào làm đến lúc rì-tai him cũng chỉ biết có 8 con ốc này thôi.

    ...
    Đây là... "phân phối sức lao động" trong chủ nghĩa xã hội đấy chứ
    ___ W ___

  9. #6
    Tham gia
    21-10-2014
    Location
    hà nội
    Bài viết
    11
    Like
    2
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Vui lắm !

    chẳng nhẽ nó là cái số, có người phấn đấu cả đời chả đc cái ji, có người đi chém gió trà đá cũng thành tỉ phú

  10. #7
    Tham gia
    08-01-2007
    Bài viết
    95
    Like
    11
    Thanked 31 Times in 20 Posts
    Nói chuyện nghiêm túc xài nick nghiêm túc )

    Hôm trước trong cái thớt của ai đó nói về vụ có nên “ vay” để đi học không ? tui đã bàn ra ..đấy là chém Gió cho vui , còn bữa nay viết 1 đoạn nghiêm túc về vấn đề học hành ..dưới mắt 1 con buôn để trả lễ lão Mèo.

    Tui đang làm ăn chung với Nhật , thực long tui không thích bọn Nhật vì cái kiểu nước song không phạm nước giếng của nó ,nhiều khi đi chơi xả stress mà tụi nó cũng phân biệt BOD và “ mucho”- tạm dịch như các manager hay team leader của mình. Đi chơi mà chúng nó muốn nói gì với mình cứ phải sư-ma-zhen ( xin lỗi-tiếng nhật) với mình trong khi cái đám xin lỗi toàn ..trên 50, tụi nó làm mình đoản thọ muốn chết .

    Giờ quay lại chuyện giáo dục- với cái nhìn kiểu con buôn .

    Sau thế chiến thứ 2, Nhật là cái đống hoang tàn , thay vị cũng 1 ,2 là nghiên cứu làm 1 bộ sách giáo khoa thống nhất gì đó, tụi nó đem nguyen 1 bộ sách của bọn “ Tây” ( nghe giang hồ đồn sách mẽo là chính )về để local hóa theo cách của nó chỉ chừa lại 1 vài môn như lịch sử và địa lý là nó biên soạn thôi ….đến thập kỷ 60-70s của thế kỷ trước , đến thằng hàn quốc đem nguyen bộ sách của ..thằng Nhật về làm lại cái việc của thằng Nhật trước kia và đến thập kỷ 80-90s Korea đã là nền kinh tế 24 của thế giới …

    Quay sang 1 thằng asian cho nó gần là thằng Malaysia..cái lão Ph.d lúc đấy chấp chính, chơi nguyen cái tiếng anh (English) vào làm ngôn ngữ hành chánh sau ngôn ngữ bahasa và nó mất chỉ có..14 năm là rồng châu á , rút ngằn 5-6 năm so với 2 tiền bối kia .

    Giờ, Việt Nam cha mẹ các gia đinh sau đổi mới đã bắt đầu có tiền và cũng đọc mớ sách ngoại quốc và nhận thấy có chút gì đó trong việc đi du học , lúc này cái du học nó khác ngày xưa là chỗ học để có khoa có bảng, giờ học vì cái tương lai của lớp kế cận….

    Thôi, bàn giáo dục thế là nhiều rồi , giờ bàn cái việc giáo dục trong cách nhìn của con buôn nhé .

    Đổ đóng gạch..chờ lão Ips

  11. #8
    Tham gia
    15-03-2010
    Bài viết
    1,562
    Like
    84
    Thanked 1,571 Times in 860 Posts
    "giáo dục trong cách nhìn của con buôn"

    Trước khi nói về cách nhìn của con buôn. Có cần khẳng định rằng đối với con buôn, đừng nghe những gì họ nói mà hãy nhìn những gì họ làm?

    Muốn nói chuyện cách nhìn của con buôn thì xin đưa ra thống kê cho biết phần đông "giới con buôn" giáo dục con em của họ như thế nào? Họ chăm lo cho con trẻ như thế nào ở bậc tiểu học, ở bậc trung học họ chọn trường cho con như thế nào? và bậc đại học ra sao?

    Trước mắt thì tôi thấy các trường có máu mặt cũng có rất nhiều con em các doanh nhân có máu mặt. Kết luận tạm thì tôi cho rằng giới "con buôn" có quan tâm đến trường học của con em họ.

    @Ả Nghiện: cái chuyện vặn ốc là mụ tiền trích từ phim Modern Time, đoạn Charlie Chaplin chế diễu "phát minh dây chuyền" của Frederick Taylor.
    Được sửa bởi megaownage lúc 22:40 ngày 26-10-2014

  12. Thành viên Like bài viết này:


  13. #9
    Tham gia
    28-03-2004
    Location
    xã Vĩnh Viễn, huyện Vĩnh Biệt, thành phố Kinh Cùng
    Bài viết
    16,470
    Like
    3,954
    Thanked 1,818 Times in 1,266 Posts

  14. #10
    Tham gia
    15-10-2014
    Bài viết
    38
    Like
    1
    Thanked 3 Times in 3 Posts
    Trên đời này chuyện may mắn không phải lúc nào cũng xẩy ra. May mắn do mình tạo ra thì lun lun ở bên mình, nhưng may mắn do mình vô tình co được thì trước sau gì những cái nó mang tới cũng sẽ mất hết mà thôi. Câu chuyện trên chỉ mang tính chất tham khảo về một cách sống, cách vươn lên, kiếm tiền cho bản thân chứ không mang tính chất cổ súy cho cái suy nghĩ " học làm gì, cứ tà tà đi làm thuê làm mướn rồi sẽ có lúc mình được thừa hưởng một đống gia tài, rồi mình sẽ giàu thôi". Đó chỉ là suy nghĩ của kẻ lười biếng, ko muốn lao động mà thôi. Học ở đây có thể không phải là học chữ, nhưng bắt buộc ai muốn đổi đời, muốn tiến thân, muốn giàu đều phải HỌC, học những cách đem tiền, đem hạnh phục về cho bạn thân. Đó gọi là HỌC, HỌC NỮA, HỌC MÃI.

Trang 1 / 2 12 LastLast

Bookmarks

Quy định

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời bài viết
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •