Trang 1 / 7 12346 ... LastLast
Hiển thị kết quả từ 1 đến 10 / 68
  1. #1
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,146
    Like
    612
    Thanked 2,879 Times in 1,409 Posts

    Thông tin Quyền Làm Con Người và cơ hội cho Liên Minh Việt-Mỹ

    Việt Nam cần tiến bộ nhân quyền để có vũ khí của Mỹ
    20.01.2012


    Các thượng nghị sĩ Mỹ vừa đến Việt Nam, trong đó có ông John McCain, nói Hoa Kỳ sẽ không bán vũ khí cho Việt Nam cho tới khi nào Việt Nam đảo ngược "thái độ tụt hậu" về nhân quyền.

    Hôm thứ Bảy, tại Bangkok, Thượng nghị sĩ McCain nói với các nhà báo sau khi rời Việt Nam rằng Hà Nội có “một danh sách dài” về vũ khí muốn mua.

    Nhưng phái đoàn nghị sĩ đã “đặc biệt nhấn mạnh với phía người Việt là quan hệ an ninh Mỹ-Việt gặp tác động trực tiếp của các vấn đề nhân quyền.”

    Ông McCain nói tiếp: “Không có tiến bộ trong vấn đề nhân quyền, thậm chí còn có thái độ tụt hậu trong vấn đề này.”

    Dịp này, Thượng nghị sĩ Joe Lieberman nói cần phải có phê chuẩn của Quốc hội Mỹ thì Việt Nam mới có được vũ khí “chết người.”

    Ông Lieberman nói: “Có một số loại vũ khí mà Việt Nam muốn mua của chúng tôi hoặc nhận từ chúng tôi; chúng tôi cũng mong có thể giao các thứ ấy, nhưng chuyện đó sẽ không xảy ra cho tới khi nào Việt Nam cải thiện thành tích nhân quyền.”

    Mỹ có chính sách cấm vận vũ khí với Việt Nam từ năm 1984.

    Các nhóm bênh vực nhân quyền cho biết có hàng chục nhà hoạt động xã hội ôn hòa đã bị kêu án tù dài ngày kể từ khi Việt Nam tung chiến dịch đàn áp vào cuối năm 2009, mặc dù Hà Nội vẫn tuyên bố thành tích nhân quyền của họ đã cải thiện.

    Theo Human Rights Watch, năm ngoái Việt Nam kết tội 33 người gồm blogger và các nhà hoạt động xã hội vì đã bày tỏ ý kiến chính trị và tôn giáo. Nhà chức trách bắt ít nhất 27 người khác và giam 2 người trong hơn 1 năm mà không xét xử.

    Việt Nam muốn có những cuộc trao đổi mở rộng hơn với Hoa Kỳ trong lúc có căng thẳng với Trung Quốc, đặc biệt là tranh chấp Biển Đông.

    Phát biểu của các nghị sĩ Mỹ được đưa ra trước khi họ đến Miến Điện, nơi mà theo trông đợi họ sẽ quan sát các cải cách quan trọng mà chính phủ tại đây đã thực hiện trong những tháng vừa qua.


    http://www.voatiengviet.com/content/...93/914341.html
    Được sửa bởi Arkain lúc 14:12 ngày 15-07-2014
    Quote Quote

  2. #2
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,146
    Like
    612
    Thanked 2,879 Times in 1,409 Posts
    Nhân Quyền và Cấm Vận Vũ Khí
    05-06-2012


    Ngày 4/6, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon Edward Panetta đã có cuộc gặp với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong chuyến thăm Việt Nam sau khi ghé thăm Cam Ranh đầy ấn tượng.

    Trong cuộc tiếp kiến này Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ngỏ ý yêu cầu Hoa kỳ sớm dở bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam.

    Cam kết đầy hứng khởi

    Đối thoại Shangri-La, An ninh châu Á tổ chức tại Singapore từ ngày 1 đến 4 tháng 6 chấm dứt với dư âm bầu không khí hào hứng cho các nước Đông Nam Á sau phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta.

    Bộ trưởng Panetta tuyên bố Mỹ sẽ tăng cường quan hệ đối tác với Việt Nam, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, và New Zealand. Tuy nhiên điều mà ông gây ấn tượng nhất là cam kết rằng Mỹ sẽ triển khai 60% lực lượng hải quân và không quân ở Thái Bình Dương cũng như tăng số lượng các cuộc tập trận tại đây. Có nghĩa là sáu trên tổng số 11 hàng không mẫu hạm của Mỹ sẽ được triển khai tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

    Những cam kết này mở ra rất nhiều điều cho các nước trong khu vực. Tuy nhiên Mỹ không làm hết mọi nhiệm vụ bao biện nhưng cần sự hợp tác của các nước nhằm giữ gìn hòa bình và sự ổn định trong khu vực.

    Thách thức về trang bị

    Thách thức của từng nước có khác nhau từ sự lệ thuộc kinh tế với Trung Quốc cho đến ràng buộc đồng minh với Hoa Kỳ. Việt Nam là nước lệ thuộc lớn nhất vào kinh tế đối với Trung Quốc. Mặc dù theo báo cáo mới nhất của Wold Bank cho thấy thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam vẫn là Hoa Kỳ, Trung Quốc chỉ đứng thứ năm trong bảng xếp hạng nhưng lại là nước có ảnh hưởng lớn nhất về kinh tế. Việt Nam nhập một số lượng nguyên liệu thô khổng lồ từ Trung Quốc để gia công xuất khẩu.

    Bên cạnh đó những dự án lớn đa số được Trung Quốc cấp vốn với lãi suất ưu đãi để cho Trung Quốc trúng các gói thầu.

    Trong khi đó Philippines được sự quan tâm trực tiếp và có trách nhiệm của Hoa Kỳ qua hiệp ước phòng thủ chung Mỹ Phi năm 1951. Manila tuy yếu nhất vùng về khả năng quốc phòng nhưng lại mạnh nhất về vai trò đồng minh của Mỹ.

    Liên minh này cho phép các nước như Úc, Hàn Quốc, Nhật Bản có thế tiếp tay với Philippines trong nhiều lĩnh vực trong đó quan trọng nhất là quân sự khi có chiến tranh xảy ra.

    Việt Nam không có vai trò liên minh có thể là một thiệt thòi tuy nhiên thiệt thòi ấy có thể bù lại bằng cách mua vũ khí của Hoa Kỳ bên cạnh sự cung cấp của Nga hay Ấn Độ.

    Sau chuyến viếng thăm cảng Cam Ranh đầy ấn tượng của Bộ Trưởng Quốc phòng Panetta, ông đã có cuộc gặp gỡ với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào ngày 4 tháng 6 và trong cuộc gặp này Thủ tướng Dũng đã đưa ra hai yêu cầu: Thứ nhất Hoa Kỳ cần đóng góp tích cực hơn nữa trong việc giải quyết hậu quả chiến tranh và thứ hai Hoa Kỳ cần dở bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam.

    Lệnh cấm vận vũ khí vẫn hiệu lực

    Yêu cầu thứ nhất xem ra không phải là việc khó khăn với Mỹ. Hàng chục năm qua chương trình chống mìn bẫy tại Việt Nam đã được Hoa kỳ viện trợ. Chương trình chất độc da cam tuy không được Quốc hội Mỹ chính thức thừa nhận nhưng một số lớn tiền viện trợ nhân đạo cũng được thông qua.

    Những số tiền viện trợ nhân đạo khác vẫn đang tiếp tục đổ vào Việt Nam và nhất là trong tình hình quan hệ giữa hai nước được cải thiện thì sẽ không có gì thay đổi trước yêu cầu này.

    Tuy nhiên yêu cầu thứ hai của Thủ tướng Dũng khó khả thi vì việc cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam vẫn còn hiệu lực và khó cho bất cứ một chính khách nào của Mỹ thuyết phục được Quốc hội Hoa Kỳ ngoại trừ Việt Nam.

    Quốc hội Hoa kỳ sẽ được thuyết phục khi nào Việt Nam tuân thủ đầy đủ những cam kết về nhân quyền đối với công ước về nhân quyền liên Hiệp Quốc mà Hà Nội đã ký kết.

    Tình trạng nhân quyền tồi tệ hiện nay giống như một bức tranh xấu xí treo trước ngôi nhà đang cố gắng mời khách ghé thăm.

    Khi được hỏi liệu tình trạng nhân quyền có phải là nhân tố quan trọng nhất để lệnh cấm vận vũ khí được dở bỏ hay không, Giáo sư Carlyle Thayer chuyên gia về Biển đông và Việt Nam thuộc ĐH New South Wales và Học viện Quốc phòng Australia cho biết:

    "Dứt khoát là có. Trong một cuộc phỏng vần hết sức lý thú trên kênh truyền hình của Việt Nam, khi người phỏng vấn hỏi Đại sứ Mỹ tại Việt Nam rằng Hoa kỳ có thể nghĩ đến việc bán vũ khí cho Việt Nam hay không thì ông đại sứ trả lời rằng “không! Cho tới khi nào vấn đề nhân quyền được cải thiện!”

    Và rồi trong chuyến công du của Ngoại trưởng Clinton tới Việt Nam bà cho biết là rất muốn sự quan hệ của hai nước nâng lên một mức cao hơn nữa, nhưng vấn đề nhân quyền là một cản trở. Tới phiên thượng nghị sĩ John McCain và Joe Leiberman trong chuyến đi Việt Nam đã đưa ra một danh sách dài về vấn đề cải thiện nhân quyền bị xâm phạm tại Việt Nam.

    Do đó tôi tin rằng Quốc hội Hoa kỳ không thể nào dở bỏ lệnh cấm vận vũ khí giết người đối với Hà Nội và vì vậy đê nghị mua vũ khí của Hà Nội khó thành hiện thực bất kể tình hình Hoa kỳ muốn trở lại vùng Châu Á Thái Bình dương như thế nào."


    Ông Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Leon Panetta tới thăm Cam Ranh là một dấu hiệu quyết tâm mạnh mẽ của Hoa kỳ đối với việc rời bỏ các điểm sôi động khác của thế giới để tới Châu Á Thái Bình Dương. Tuy nhiên, quyền bỏ phiếu chấp thuận bán vũ khí do Quốc hội quyết định chứ không do chính phủ nào dù Dân Chủ hay Cộng Hòa. Vì vậy tôi nghĩ nhân quyền là rào cản lớn nhất hiện nay cho cả hai nước.

    Áp lực từ dư luận

    Nhân quyền và tự do tôn giáo có lẽ là hai đề tài mà Hà Nội khó trả lời nhất trước công luận quốc tế trong những năm gần đây. Bên cạnh đó Hà Nội không thể coi thường sự vận động của một tập thể người Việt đang sống tại Hoa kỳ mà vụ thu thập hơn 150 ngàn chữ ký mới đây là một ví dụ.

    TS Nguyễn Đình Thắng, một trong những người vận động phong trào này khi được hỏi sau vụ tiếp xúc phái đoàn tại Nhà trắng, thái độ của chính phủ Mỹ có thay đổi hay không TS Thắng cho biết:

    "Chắc chắn rằng nó tạo sự chú ý nhiều hơn trước đây rất nhiều. Thứ nhất chính tổng thống Obama đã nhắc đến trường hợp của Điếu Cày mà trước đây Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ không hề quan tâm đến tình trạng các blogger tại Việt Nam. Thứ hai nữa là ông Michael Posner là một người thực sự quan tâm đến vần đề nhân quyền nhưng ông ta khá yếu thế trong Bộ Ngoại giao.

    Qua Thình nguyện thư thì ông ta có thế mạnh hơn bởi ông ta có thế nương theo sự quan tâm của tập thể người Việt liên lạc trực tiếp với tòa Bạch ốc cho thấy rằng Bộ Ngoại giao phải thay đổi một số chính sách về vấn đề nhân quyền.

    Ngay trong câu trả lời của ông Posner ông ta nói con số thỉnh nguyện thư nó tạo sự chú ý cho hành pháp Hoa Kỳ và ông ta khuyến khích cộng đồng người Việt tiếp tục lên tiếng với chính phủ Hoa Kỳ và đặc biệt là trực tiếp lên tiếng với chính quyền Việt Nam.

    Điều đó nó sẽ tạo thuận lợi cho chính Bộ Ngoại giao Hoa kỳ trong việc đòi hỏi Việt Nam phải tôn trọng nhân quyền.

    Trong Quốc hội Hoa kỳ rất nhiều các vị dân biểu, thượng nghị sĩ Hoa kỳ bây giờ biết rất rõ là Việt Nam đang vi phạm nhân quyền một cách trầm trọng. Việt Nam bây giờ thay thế Miến Điện để trở thành quốc gia vi phạm nhân quyền và thiếu dân chủ nhất trong toàn vùng Đông Nam Á."


    Không mua được vũ khí của Hoa Kỳ rõ ràng là điều thiệt thòi cho Việt Nam. Do chủ trương không bị lệ thuộc qua liên minh quân sự, Việt Nam cần tự trang bị cho mình một sức mạnh vũ khí chiến lược đủ khả năng phòng thủ trước thế lực ngày càng nguy hiểm của Trung Quốc.

    Sức mạnh ấy khó thành hình từ các loại vũ khí của Nga hay Ấn Độ vì cho tới nay ai cũng thấy rằng chúng có thể rẻ nhưng không đủ uy lực so với vũ khí của Trung Quốc.

    Vũ khí tối tân của Hoa Kỳ có thể cân bằng với đối phương trên nhiều mặt. Từ tầm xa tới tính chính xác và nhất là khả năng sát thương của chúng đã được chứng minh qua nhiều cuộc chiến tranh hồi gần đây.

    Vi phạm nhân quyền không còn là chuyện nội bộ của Việt Nam khi hình ảnh của người bị đánh, bị sách nhiễu xuất hiện ngày một nhiều trên mạng. Đàn áp nhân quyền và mua vũ khí là hai chủ đề không thể tách rời.

    Rào cản nhân quyền

    Nói với báo chí trên tàu USNS Richard E. Byrd Bộ trưởng Quốc phòng Hoa kỳ Leon Panetta cho biết Hoa kỳ và Việt Nam đã đi một chặng đường dài, cụ thể trong quan hệ quốc phòng, Hoa kỳ và Việt Nam đã có một mối quan hệ rất phức tạp, nhưng hai nước sẽ không bị ràng buộc bởi quá khứ.

    Câu nói đầy ý nghĩa này vẫn còn một gợi ý: Nên chăng hai nước đừng nên bị ràng buộc bởi vấn đề nhân quyền, vấn đề của hiện tại?


    http://www.rfa.org/vietnamese/in_dep...012055324.html

  3. #3
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,146
    Like
    612
    Thanked 2,879 Times in 1,409 Posts
    Mẹ blogger Tạ Phong Tần đã qua đời sau khi tự thiêu
    30.07.2012



    Thân nhân của bà Ðặng Thị Kim Liêng, mẹ của blogger bất đồng chính kiến Tạ Phong Tần, cho biết bà đã qua đời sau khi tự thiêu sau khu hành chính thành phố Bạc Liêu.

    Trước đó, theo một số blogger Việt Nam, bà Đặng Thị Kim Liêng “đã dùng xăng tự thiêu ngay trước UBND tỉnh Bạc Liêu, số 4 đường Phan Đình Phùng thị xã Bạc Liêu. An ninh và công an đã nhanh chóng phong tỏa hiện trường và đưa nạn nhân đi cấp cứu”.

    Bản tin của Truyền Thông Chúa Cứu Thế cho hay sáng hôm thứ Hai, 30/7, công an xã đến báo cho các con của bà Đặng Thị Kim Liêng biết là bà đang được cấp cứu tại bệnh viện tỉnh Bạc Liêu.

    Cũng theo bản tin này, đến buổi trưa, bà Liêng đã được đưa ra khỏi bệnh viện tỉnh Bạc Liêu đi về hướng TP. Hồ Chí Minh.

    Người thân của bà cho biết bà đã qua đời trên xe từ Bạc Liêu về TP. Hồ Chí Minh.

    Vụ tự thiêu xảy ra trong lúc blogger Tạ Phong Tần sắp bị đưa ra tòa xử về tội "tuyên truyền chống phá nhà nước" cùng với blogger Ðiếu Cày và Phan Văn Hải.

    Luật sư của bà Tần, ông Nguyễn Quốc Ðạt, cho hãng tin AFP biết rằng ông chưa nói chuyện được với người thân trong gia đình bà, nhưng nhiều nguồn tin cho biết là mẹ bà Tần đã tự thiêu.

    Khi được hỏi về vụ tự thiêu này, ông Phil Robertson, giám đốc bộ phận Á châu của tổ chức Human Rights Watch nói rằng đây là một bi kịch nhưng vấn đề lớn hơn nữa là nguyên do dẫn tới việc này. Ông cho rằng chính quyền Việt Nam đang đưa dân chúng vào tình trạng tuyệt vọng qua việc gia tăng đàn áp nhân quyền. Ông nói thêm rằng đây không phải là một bi kịch cho một gia đình mà là bi kịch của cả một nước.

    Blogger Tạ Phong Tần là một trong 17 nhân vật bất đồng chính kiến đang bị giam cầm được nêu tên trong một thỉnh nguyện thư mới đây của Giám Đốc Chương trình Luật Quốc Tế và Đối Chiếu của Đại Học Stanford, được đệ lên Ủy Ban Liên Hiệp Quốc Điều Tra về Bắt Giữ Tùy Tiện (UNWGAD).

    Trong thỉnh nguyện thư ngày 25/7, Giáo sư Allen Weiner đã yêu cầu Ủy Ban UNWGAD thúc giục Hà Nội phóng thích ngay lập tức tất cả những người bị giam giữ để khắc phục những vi phạm nhân quyền liên quan tới việc bắt giữ và giam cầm tùy tiện.

    Thỉnh nguyện thư gửi cơ quan Liên Hiệp Quốc chuyên điều tra về tình trạng bắt giam tùy tiện nói rằng 17 nhà hoạt động này bị vi phạm quyền được có quy trình tố tụng thích hợp và quyền được xét xử công bằng mà thế giới đã đảm bảo trong Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị và trong các văn bản luật pháp quốc tế khác.

    Theo Giáo sư Weiner, 17 nhà hoạt động bị bắt giữ chỉ vì họ tham gia các hoạt động kêu gọi nhà nước Việt Nam phải cải thiện nhân quyền và công bằng xã hội, trong đó có những bức xúc về môi sinh, y tế, luật pháp, chính trị, đất đai, và tham nhũng.


    http://www.voatiengviet.com/content/...u/1448911.html

  4. #4
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,146
    Like
    612
    Thanked 2,879 Times in 1,409 Posts
    Quốc hội Mỹ thông qua Dự luật nhân quyền Việt Nam 2012
    12.09.2012


    Dân biểu Chris Smith cho biết dự luật này đề ra những biện pháp hữu hiệu giúp cải thiện nhân quyền ở Việt Nam


    Hạ viện Quốc hội Hoa Kỳ chiều ngày 11/9 đã thông qua Dự luật Nhân quyền Việt Nam năm 2012 số hiệu là H.R.1410, theo thông cáo báo chí đăng trên website của dân biểu liên bang Chris Smith.

    Tác giả Dự luật Nhân quyền Việt Nam 2012, Dân biểu Chris Smith nói chính phủ Hoa Kỳ cần phải gửi một thông điệp rõ ràng với chính phủ Việt Nam rằng Hà Nội phải chấm dứt các hành vi vi phạm nhân quyền đối với công dân.

    Dân biểu Smith, thành viên cao cấp trong Ủy ban Đối ngoại Hạ Viện Hoa Kỳ, cho biết dự luật này đề ra những biện pháp hữu hiệu giúp cải thiện nhân quyền ở Việt Nam, ngăn cấm tăng viện trợ không có mục đích nhân đạo cho chính phủ Việt Nam hơn mức của năm tài khóa 2011 trừ phi Hà Nội có tiến bộ đáng kể trong việc xây dựng dân chủ và phát huy nhân quyền.

    Theo dự luật này, Hoa Kỳ không được viện trợ không có mục đích nhân đạo cho Việt Nam nếu Tổng thống Mỹ không xác nhận được với Quốc hội Hoa Kỳ rằng Việt Nam đã cải thiện đáng kể trong lĩnh vực nhân quyền, đặc biệt là phóng thích tất cả tù nhân chính trị và tôn giáo, bảo vệ quyền tự do hội họp, tự do lập hội, và tự do tôn giáo của người dân.

    Phát biểu tại Hạ Viện hôm 11/9, dân biểu Smith nói dự luật được sự ủng hộ mạnh mẽ của các thành viên trong Hạ Viện thuộc cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa, và ông hy vọng Thượng Viện Hoa Kỳ sẽ đồng ý cho dự luật này chính thức trở thành luật để Hoa Kỳ có thể hậu thuẫn mong mỏi lâu nay của người dân Việt Nam về một nền dân chủ và các quyền tự do căn bản của con người được tôn trọng tại Việt Nam.


    http://www.voatiengviet.com/content/...2/1506397.html

  5. #5
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,146
    Like
    612
    Thanked 2,879 Times in 1,409 Posts
    Quốc hội Mỹ thông qua Nghị quyết về Nhân quyền Việt Nam
    13.09.2012


    Dân biểu Loretta Sanchez

    Cùng với Dự luật Nhân quyền Việt Nam 2012 do dân biểu Chris Smith đề xướng, Nghị quyết 484 về Nhân quyền Việt Nam do dân biểu Loretta Sanchez bảo trợ cũng vừa được Hạ Viện Hoa Kỳ thông qua chiều ngày 11/9, nêu bật sự quan tâm về tình hình nhân quyền Việt Nam tại cơ quan lập pháp của Mỹ.

    Nghị quyết 484 được các dân biểu liên bang thuộc lưỡng đảng Hoa Kỳ ủng hộ yêu cầu chính phủ Hà Nội phải chấm dứt lạm dụng các điều luật mơ hồ về an ninh quốc gia như điều 79 và 88 trong Bộ Luật hình sự để giam cầm những tiếng nói bất đồng.

    Nghị quyết cũng kêu gọi Việt Nam phóng thích tất cả các tù nhân lương tâm bị bỏ tù về tội ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’ và ‘tuyên truyền chống phá nhà nước’ vì đã đấu tranh ôn hòa đòi quyền tự do tôn giáo và quyền tự do chính trị cho người dân.

    Bên cạnh đó, Nghị quyết 484 còn thúc giục Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ theo dõi các diễn tiến về pháp trị tại Việt Nam để cổ xúy Hà Nội tuân thủ các cam kết về nhân quyền đã đưa ra với quốc tế.

    Dân biểu Loretta Sanchez, người đệ nạp Nghị quyết 484 lên Quốc hội Hoa Kỳ, nhấn mạnh cộng đồng yêu chuộng công lý không thể chấp nhận chính sách đàn áp và sách nhiễu của nhà cầm quyền Việt Nam đối với các nhà hoạt động xã hội và những người bất đồng chính kiến.

    Vẫn theo bà Sanchez, những điều luật như 79 hay 88 trong Bộ Luật Hình sự Việt Nam hầu trấn áp giới yêu chuộng dân chủ và những người muốn thể hiện quan điểm không thể áp dụng được với xã hội hiện đại và chính phủ Việt Nam không thể được cộng đồng quốc tế tôn trọng khi không biết tôn trọng quyền căn bản của người dân.

    Dân biểu Sanchez nói việc Hạ Viện Hoa Kỳ ngày 11/9 cùng lúc thông qua Dự luật Nhân quyền Việt Nam 2012 và Nghị quyết 484 về Nhân quyền Việt Nam là một thắng lợi lớn cho giới yêu chuộng dân chủ và bảo vệ nhân quyền và khẳng định sẽ tiếp tục tranh đấu để hai dự luật quan trọng này sớm được thông qua tại Thượng Viện Mỹ.

    http://www.voatiengviet.com/content/...m/1507104.html

  6. #6
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,146
    Like
    612
    Thanked 2,879 Times in 1,409 Posts
    Việt-Mỹ và Dự luật về Nhân quyền Việt Nam
    14.09.2012


    Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ, Dân biểu Ileana Ros-Lehtinen, nói Dự luật Nhân quyền Việt Nam 2012 sẽ giúp Hoa Kỳ tiếp tục giữ vững cam kết của mình là đứng về phía những người bị áp bức, chứ không phải với những kẻ áp bức


    Chính phủ Việt Nam vừa lên tiếng bác bỏ việc Hạ viện Mỹ thông qua Dự luật Nhân quyền Việt Nam 2012 và Nghị quyết 484 kêu gọi Việt Nam tôn trọng nhân quyền. Đáp lại tố cáo của các nhà lập pháp trong Hạ viện Mỹ rằng Việt Nam vẫn tiếp tục vi phạm các nhân quyền căn bản của công dân bao gồm tự do ngôn luận và tự do tôn giáo, Hà Nội khẳng định đã đạt nhiều thành tựu trong lĩnh vực bảo vệ nhân quyền được cộng đồng quốc tế ghi nhận.

    Việt Nam ngày 13/9 tuyên bố việc Hạ viện Hoa Kỳ thông qua Dự luật Nhân quyền Việt Nam 2012 và Nghị quyết 484 kêu gọi Việt Nam tôn trọng nhân quyền là hành động ‘sai trái, không phù hợp với xu hướng phát triển của mối quan hệ Việt-Mỹ’.

    Trang web của Bộ Ngoại giao Việt Nam trích đăng phát biểu của người phát ngôn Lương Thanh Nghị nói rằng Dự luật HR1410 và Nghị quyết 484 ‘dựa trên thông tin sai lệch, thiếu khách quan về tình hình thực thi quyền con người tại Việt Nam.’

    Phản ứng này được đưa ra hai ngày sau khi Hạ viện Hoa Kỳ hôm 11/9 cùng lúc thông qua Dự luật HR1410 và Nghị quyết 484 lên án thành tích nhân quyền xuống dốc của chính phủ Hà Nội và kêu gọi chính phủ Mỹ thúc đẩy Việt Nam phải cải thiện nếu muốn được Mỹ tăng viện trợ và giao thương.

    Dự luật Nhân quyền Việt Nam 2012 ngăn cấm Mỹ tăng viện trợ không có mục đích nhân đạo cho chính phủ Hà Nội trừ phi nhà cầm quyền Việt Nam có tiến bộ đáng kể trong việc xây dựng dân chủ và phát huy nhân quyền, đặc biệt là phải phóng thích tất cả tù nhân lương tâm và phải bảo vệ quyền tự do hội họp, tự do lập hội, và tự do tôn giáo của người dân.

    Nghị quyết 484 yêu cầu chính phủ Hà Nội phải chấm dứt lạm dụng các điều luật mơ hồ về an ninh quốc gia như điều 79 hay 88 trong Bộ Luật hình sự để giam cầm những người bất đồng chính kiến và phải thả tất cả các nhà đấu tranh ôn hòa đòi quyền tự do tôn giáo và quyền tự do chính trị bị bỏ tù về tội ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’ ‘tuyên truyền chống phá nhà nước’.

    Nghị quyết 484 cũng kêu gọi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ theo dõi các diễn tiến về pháp trị tại Việt Nam để thúc đẩy Hà Nội tuân thủ các cam kết với quốc tế về tôn trọng nhân quyền.

    Dân biểu liên bang Hoa Kỳ, Loretta Sanchez, nói Nghị quyết 484 do bà đệ nạp lên Quốc hội Mỹ có hai thông điệp chính:

    “Thông điệp trước tiên gửi tới nhà cầm quyền Việt Nam rằng chúng tôi sẽ tiếp tục các nỗ lực để thúc đẩy cải thiện nhân quyền cho người dân tại Việt Nam. Nhưng quan trọng hơn cả, thông điệp lớn nhất của Nghị quyết này là gửi tới tất cả những người đã và đang bị tù đày vì các điều luật mơ hồ của nhà nước như 79 hay 88, tới những nhà hoạt động trẻ, các blogger, những người đang gióng lên tiếng nói khát khao cho những sự thay đổi tại Việt Nam, rằng chúng tôi đang theo sát họ, bên cạnh họ, và ủng hộ tinh thần cho họ. Vì, như lời của Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ nói với tôi trước đây, rằng những tiếng nói bên ngoài rất quan trọng đối với các nhà hoạt động trong nước, mang đến cho họ hy vọng và sức mạnh để họ tiếp tục công việc mà họ cần phải làm cho nhân dân Việt Nam.”

    Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ, dân biểu Ileana Ros-Lehtinen, nói Dự luật Nhân quyền Việt Nam 2012 vừa được Hạ viện thông qua sẽ giúp Hoa Kỳ tiếp tục giữ vững cam kết của mình là đứng về phía những người bị áp bức, chứ không phải với những kẻ áp bức.

    Phát biểu trong ngày thông qua Dự luật hôm 11/9, bà Ros-Lehtinen nói:

    “Người dân Việt Nam tiếp tục bị áp bức bởi những cai tù cộng sản, không thể thay đổi chính phủ hay được hưởng pháp quyền. Các cuộc bầu cử gần đây nhất hồi tháng 5 năm nay không tự do, không công bằng. Cũng như những người sống dưới chế độ Castro tàn nhẫn ở đất nước Cuba quê hương tôi, người dân Việt Nam là mục tiêu bị công an cư xử tàn bạo, chịu những điều kiện tù đày vô nhân đạo, và không được xét xử tự do, công bằng.”

    Ngược lại, người phát ngôn Lương Thanh Nghị của Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định tôn trọng, bảo vệ, và thúc đẩy nhân quyền là chính sách nhất quán của nhà nước Việt Nam.

    Ông Nghị nói các thành tựu về nhân quyền trong tất cả các lĩnh vực dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội mà Việt Nam đạt được trong những năm qua đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận. Vẫn theo lời ông, nhân quyền tại Việt Nam được phát huy và góp phần quan trọng cho thành công của công cuộc đổi mới tại Việt Nam.

    Các nhà lập pháp trong Hạ viện Hoa Kỳ yêu cầu Washington không nên mở rộng hợp tác giao thương với Việt Nam, không nên tưởng thưởng cho chế độ độc tài khi mà chính quyền Hà Nội vẫn tiếp tục chà đạp nhân quyền của người dân.

    Đáp lại, Bộ Ngoại giao Việt Nam nói quan hệ Việt-Mỹ đã có những tiến triển tích cực và thường xuyên trao đổi về các vấn đề cùng quan tâm, bao gồm nhân quyền. Việt Nam cho rằng những sự trao đổi đó giúp tăng hiểu biết lẫn nhau và thu hẹp cách biệt để hai nước tiếp tục phát triển quan hệ.

    Sau khi thông qua Dự luật Nhân quyền Việt Nam HR1410, các nhà lập pháp ở Hạ viện Mỹ tiếp tục thúc đẩy Thượng viện chấp thuận để Dự luật này chính thức trở thành luật.

    Dân biểu Loretta Sanchez cho biết:

    “Các nỗ lực đã được khởi sự, chúng tôi đã nói chuyện với các Thượng nghị sĩ để tìm cách đưa Dự luật Nhân quyền Việt Nam HR1410 do dân biểu Chris Smith đề xuất ra Thượng viện trước cuối năm nay. Còn Nghị quyết 484 do tôi bảo trợ thì coi như đã hoàn tất và đang phát huy nhiệm vụ của nó. Chúng tôi đang cố gắng nói chuyện với Bộ Ngoại giao Mỹ một lần nữa về việc đưa Việt Nam trở lại danh sách các nước cần đặc biệt quan tâm về tự do tôn giáo CPC và tiếp tục thúc đẩy các vấn đề này.”

    Hà Nội lâu nay vẫn khẳng định rằng tại Việt Nam không có tù nhân lương tâm. Những người được giới bảo vệ nhân quyền quốc tế gọi là các nhà hoạt động, những người bất đồng chính kiến, hay các nhà đấu tranh dân chủ ôn hòa bị giam cầm tại Việt Nam trước nay vẫn bị chính quyền Hà Nội coi là các phạm nhân phạm pháp.


    http://www.voatiengviet.com/content/...m/1507899.html

  7. #7
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,146
    Like
    612
    Thanked 2,879 Times in 1,409 Posts
    CHXHCN VN xử nặng Điếu Cày và Tạ Phong Tần


    Tòa án Việt Nam đã tuyên bản án cho các blogger bị kết tội "Tuyên truyền chống Nhà nước" tại phiên tòa sáng nay tại thành phố Hồ Chí Minh.

    Hãng tin Pháp AFP đưa tin từ phiên tòa cho biết ông Nguyễn Văn Hải, tức Điếu Cày, lãnh án nặng nhất là 12 năm tù.

    Bà Tạ Phong Tần, vốn từng là sĩ quan công an và sau đó lập blog Công lý và Sự thật, bị kết án 10 năm tù.

    Còn Phan Thanh Hải, chủ blog Anhbasaigon, nhận mức án nhẹ nhất là 4 năm tù giam.

    Báo chí Việt Nam trong các bài trước phiên xử cho hay ông Phan Thanh Hải 'nhận tội và xin khoan hồng' còn ông Nguyễn Văn Hải và bà Tạ Phong Tần đều 'ngoan cố' không nhận tội.

    Các bản tin quốc tế cũng nhắc tên ông Điếu Cày từng được Tổng thống Hoa Kỳ, Barack Obama nhắc đến như một nhà hoạt động vì tự do báo chí ở Việt Nam.

    Ông Nguyễn Văn Hải cũng đã 'chấp hành bản án 2 năm sáu tháng tù' cho tội mà nhà chức trách đưa ra là 'trốn thuế'.

    Hãng tin AFP, cơ quan truyền thông nước ngoài duy nhất được cho vào chứng kiến phiên xử đã ghi được lời ông Điếu Cày trước khi đường truyền bị cắt như sau:

    "Tôi thật thất vọng vì sự thiếu vắng công lý, nạn tham nhũng và chế độ độc tài không đại diện cho Nhà nước mà chỉ cho một số cá nhân."

    Còn quan điểm của phía công tố được truyền thông chính thống ở Việt Nam đưa tin như sau:

    "Theo Hội đồng xét xử, hành vi phạm tội của các bị cáo là đặc biệt nghiêm trọng, có tính liên tục, kéo dài, bộc lộ rõ ràng và đã tác động xấu đến an ninh quốc gia cũng như hình ảnh của nước Việt Nam trong cộng đồng quốc tế. Trong đó, Nguyễn Văn Hải giữ vai trò cầm đầu; Tạ Phong Tần và Phan Thanh Hải là đồng phạm tích cực."

    Với bản án 12 năm hôm nay, tổng cộng thời gian tù đày của ông Hải trở nên cao chưa từng có từ nhiều năm qua trong các bản án bộ máy chính quyền ở Việt Nam dành cho giới vận động dân chủ.

    Bản án được đưa ra hết sức chóng vánh sau phiên tòa diễn ra chỉ có vài giờ trong buổi sáng thứ Hai ngày 24/9.

    Sau khi mãn hạn tù, cả ba blogger này sẽ tiếp tục bị quản chế với thời hạn là 5 năm cho ông Nguyễn Văn Hải và ba năm cùng cho bà Tạ Phong Tần và ông Phan Thanh Hải.

    'Bản án phi lý'

    Phiên tòa đã diễn ra trước sự canh gác dày đặc của hàng trăm công an.

    Hiện có tin nhiều nhà vận động dân chủ và nhiều blogger độc lập tìm cách đến tỏ để bày tỏ sự ủng hộ cho các blogger đang bị xét xử đã bị công an theo dõi và truy bắt.

    Bà Dương Thị Tân, vợ cũ của ông Nguyễn Văn Hải, nói bà và con trai đã bị công an tạm giữ trong vài tiếng.

    Phản ứng trước các bản án, bà Tân nói: "Chúng tôi luôn luôn nghĩ rằng là dưới sức ép từ rất nhiều phía lên nhà cầm quyền này, họ phải có cách đối xử khác với ông Nguyễn Văn Hải vì họ không đưa ra bất cứ bằng chứng quy kết nào cho ông Hải gọi là có tội cả.

    "Như ngày hôm nay, theo như luật sư của tôi vừa mới gặp tôi, ông ấy nói rằng họ không đưa ra được chứng cứ nào và họ cũng không cho luật sư tranh luận với Viện kiểm sát, cũng như không cho ông Nguyễn Văn Hải chất vấn những người làm chứng.

    "...Nói chung một phiên tòa mà chỉ có đọc cáo trạng, luật sư đọc lời bào chữa chung chung và đọc luận tội của tòa xong thì cũng đã hết thời gian rồi. Chỉ có mấy tiếng đồng hồ thôi mà.

    "Cho ba người với quy kết tội danh đặc biệt nghiêm trọng mà họ chỉ có mấy tiếng đồng hồ để xử lý thôi thì tất cả mọi người cũng hiểu rõ đây là một cái bản án phi lý nhất từ trước tới nay mà nhà cầm quyền này có thể áp dụng lên những người tù chính trị.


    Bà Tân cũng nói Trung tá Vũ Văn Hiển, phó công an phường 6 quận 3 dọa "bẻ cổ cho tôi [Dương Thị Tân] chết" và văng tục "tự do cái con c**" khi thấy bà và con trai mặc áo có chữ "tự do cho những người yêu nước" trên ngực.

    Bà Tân nói công an đã lột áo của con trai bà và Trung tá Trần Song Nam, trưởng công an phường cũng ra lệnh cho cấp dưới lột áo của bà nhưng họ 'né' không làm.

    Trong ngày thứ Hai, ngay sau khi có tin về vụ xử kết thúc, Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội đã ra thông cáo báo chí yêu cầu "Chính phủ Việt Nam cần phải trả tự do cho Điếu Cày và các blogger Phan Thanh Hải và Tạ Phong Tần".

    Phía Mỹ cũng nói: "Cách chính phủ xử lý Điếu Cày dường như không nhất quán với các nghĩa vụ của Việt Nam theo Công ước Quốc tế về Các Quyền Dân sự và Chính trị, cũng như các điều khoản của Tuyên ngôn Nhân quyền Toàn cầu liên quan đến tự do ngôn luận và xét xử theo đúng trình tự pháp lý."

    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/viet..._verdict.shtml

  8. #8
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,146
    Like
    612
    Thanked 2,879 Times in 1,409 Posts
    Free speech in Vietnam
    Bloggers flogged


    VIETNAMESE justice can be swift as well as ferocious, as three bloggers discovered almost as soon as they came before the People’s Court of Ho Chi Minh City, charged with having made propaganda against the state. Their case has upset Western governments and infuriated human-rights groups.

    Panh Than Hai, who used to blog under the alias of Anh Ba Saigon, is to be jailed for four years after pleading guilty and promising to end all contact with “anti-state people”, whoever those may be. Ta Phong Tan, whose mother died after setting herself on fire in protest against her daughter’s detention, was sentenced to ten years. Nguyen Van Hai, a 60-year-old whose case was cited in a complaint by Barack Obama, was handed a 12-year sentence.

    Their hearing, which lasted less than a day, looked very much like an old-fashioned Soviet-style show trial. Vietnam is still a one-party Communist state, whose government happens to be struggling: with an economy on the ropes, a series of banking scandals and allegations of corruption at the highest levels of office.

    The three convicted bloggers had established a club for freelance journalists and wrote about all of these sensitive issues. Members of the club also covered bauxite mining, maritime disputes in the South China Sea, land-grabs and other abuses of state power. They managed to pick up a prestigious citation from Human Rights Watch while being harassed by the authorities along the way.

    Their prosecutors said the trio had produced 421 stories over a three-year period which, taken together, “distorted the truth about State and Party, created anxiety among citizens and supported schemes to overthrow the government.” The court concurred and then put a cherry on top, judging that the bloggers were “seriously affecting national security and the image of the country in the global arena.”

    Each has been sentenced to additional years of house arrest, to be served after their release from imprisonment. A fourth blogger, Le Xuan Lap, 54, who helped the other three by compiling their stories, was placed under close supervision.

    America led a chorus of international outcry, demanding an immediate release for the accused. It argued that the conviction of Nguyen Van Hai, for the peaceable expression of his political views, was inconsistent with Vietnam’s obligations under the International Covenant on Civil and Political Rights as well as provisions of the Universal Declaration of Human Rights.

    Mr Hai had used the blogging handle of Dieu Cay, or “the Peasant’s Pipe”, and became perhaps the most prominent member of Vietnam’s online community, which has thrived in recent years as an alternative to the heavily censored (and badly written) state press. In 2008 Mr Hai urged Vietnam to boycott the Olympic torch relay in the lead-up to the Beijing Olympics, and was jailed for it. That arrest had been part of an earlier mass crackdown on citizen journalism.

    The European Union, the Committee to Protect Journalists, Amnesty International, Human Rights Watch and groups formed by Vietnamese living abroad have all joined America in their calls for concern about the perilous condition of free speech in Vietnam. On the Press Freedom Index, Vietnam has slipped seven places from a year ago and is now ranked in 172nd spot, just behind Yemen and Sudan and only six places ahead of North Korea.

    Vietnam’s government has been unmoved by the international protests. A spokesman for the foreign ministry, Luong Thanh Nghi, said the bloggers had been punished within the framework of Vietnamese law, consistent with the international covenants.

    Most of the custodians of those international covenants would beg to differ. But Vietnam’s position is not without some measure of foreign support. No sooner had Mr Hai and his colleagues been jailed than Vietnam’s partners in the Association of South East Asian Nations (ASEAN) met at the UN in New York and threw their collective support behind Vietnam’s candidacy for a seat on the UN Human Rights Council.

    And if not outright support, then at least indifference. Though the guilty verdicts made headlines around the world, in Vietnam’s official press they received only the barest coverage. The Vietnam News, for example, offered double the space on the same page for new health regulations to do with food storage. For those living abroad who may have missed it: foodstuffs are henceforth to be stored within 20cm of the floor, 30cm from the wall and 50cm from the ceiling.

    http://www.economist.com/blogs/banya...speech-vietnam
    Được sửa bởi Arkain lúc 17:34 ngày 16-07-2014

  9. #9
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,146
    Like
    612
    Thanked 2,879 Times in 1,409 Posts
    Phản ứng trước bản án 26 năm tù của các blogger
    Điếu Cày, Tạ Phong Tần, AnhbaSG

    24.09.2012



    Ba blogger được nhiều người biết đến tại Việt Nam bị tuyên án tổng cộng 26 năm tù về tội ‘tuyên truyền chống nhà nước’. Ba thành viên chủ chốt trong Câu lạc bộ Nhà báo Tự do này bị bắt sau khi đăng tải các bài viết phê phán nhà nước bao gồm chính sách bảo vệ chủ quyền biển đảo của chính phủ Hà Nội trước sự xâm lấn ngang ngược của Trung Quốc ở Biển Đông.

    Sau phiên tòa chớp nhoáng sáng ngày 24/9, blogger Điếu Cày bị tuyên án 12 năm tù, 5 năm quản chế. Blogger Tạ Phong Tần bị 10 năm tù, 5 năm quản chế. Blogger AnhbaSG bị kêu án 4 năm tù, 3 năm quản chế.

    Dù nhà nước tuyên bố đây là phiên xét xử công khai, nhưng chính gia đình của các bị can cũng không được phép tham dự. Thân nhân bị can và những người ủng hộ tìm cách dự phiên tòa hôm nay đã bị lực lượng công quyền dùng võ lực ngăn cản và đã xảy ra các vụ bắt bớ.

    Blogger Bùi Minh Hằng, một trong số những người tìm cách đến cổng tòa sáng 24/9 để theo dõi phiên xử, cho VOA Việt ngữ biết:

    “Ngay từ đêm hôm qua, lực lượng an ninh của nhà cầm quyền đã có sự bố ráp rất kinh khủng đối với gia đình của những blogger và những người bạn có khả năng tham dự phiên tòa. Sáng sớm 24/9 khu vực Dòng Chúa Cứu thế ở 38 Kỳ Đồng bị lực lượng an ninh dày đặc bao quanh. Khi Hằng cùng mọi người bước ra, không thể tưởng tượng được, công an chìm nổi và lực lượng bảo vệ đứng dọc hai bên đường kéo dài từ Dòng Chúa Cứu Thế cho tới tòa án, trên đoạn đường khoảng 2-3 cây số. Tới cách cổng tòa chừng 2,3 trăm mét, họ chặn lại ngay khách sạn Victory. Họ dàn quân ra. Họ ra lệnh bắt tất cả ngay ngã tư đó. Cho tới giờ này, hai cô em gái của Tạ Phong Tần và theo như gia đình thông báo, cả cậu em trai của cô Tần nữa hiện vẫn bị bắt giữ, không biết ở đâu.”

    Vụ án của blogger Điếu Cày, Tạ Phong Tần, và AnhbaSG đã khiến giới bảo vệ nhân quyền quốc tế một lần nữa mạnh mẽ chỉ trích thành tích nhân quyền xuống dốc của Việt Nam. Chính blogger Điếu Cày đã từng được Tổng thống Mỹ Barack Obama nhắc tới nhân ngày Tự do Báo chí Thế giới năm nay như một trong những ngòi bút bênh vực dân chủ-nhân quyền bị đàn áp trên thế giới.

    Ngay trong ngày diễn ra phiên xử ba blogger Điếu Cày, Tạ Phong Tần, và AnhbaSG, tòa đại sứ Mỹ tại Việt Nam đã ra tuyên bố kêu gọi Việt Nam phóng thích ba ngòi bút tự do này.

    Thông cáo của đại sứ quán nhấn mạnh: “Chúng tôi quan ngại sâu sắc về tin Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã kết tội và kết án blogger Điếu Cày 12 năm tù giam cho việc ông bày tỏ quan điểm chính trị của mình một cách ôn hòa.

    Cách chính phủ xử lý Điếu Cày dường như không nhất quán với các nghĩa vụ của Việt Nam theo Công ước Quốc tế về Các Quyền Dân sự và Chính trị, cũng như các điều khoản của Tuyên ngôn Nhân quyền Toàn cầu liên quan đến tự do ngôn luận và xét xử theo đúng trình tự pháp lý.”


    Tòa đại sứ Mỹ tại Việt Nam dẫn lời của Tổng thống Obama nói về Ngày Tự do Báo chí Thế giới, kêu gọi chính phủ Việt Nam thực hiện các bước cần thiết để tạo ra xã hội mà ở đó các nhà báo độc lập có thể hoạt động tự do, không sợ hãi.

    Phản ứng mạnh mẽ trước bản án nặng nề dành cho ba thành viên trong Câu lạc Bộ Nhà báo Tự do ở Việt Nam hôm nay, Phó giám đốc của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch phụ trách khu vực Châu Á, ông Phil Robertson, khẳng định:

    “Các bản án nặng nề dành cho những blogger này hết sức vô nhân đạo, cho thấy chính phủ Hà Nội không dung chấp các quan điểm đối lập và sự đàn áp của họ đối với các quyền căn bản của con người tới mức nào. Bằng hành động hôm nay, nhà nước Việt Nam đang chứng tỏ cho thế giới thấy họ coi thường các nhân quyền được quốc tế công nhận và thách thức cộng đồng thế giới. Cộng đồng quốc tế nên cho Hà Nội biết rằng các hành động kiểu này cũng đồng nghĩa là Việt Nam ít có cơ may có được chiếc ghế mà họ đang nhắm tới tại Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc vào năm 2014.”

    Tổ chức bảo vệ ký giả quốc tế Phóng viên Không biên giới RSF ngay trong ngày 24/9 cũng ra thông cáo lên án chính phủ Việt Nam vi phạm nhân quyền trầm trọng khi tuyên án 3 ngòi bút đấu tranh cho tự do-dân chủ tại Việt Nam này.

    Bà Lucie Morillon, trưởng bộ phận truyền thông mới thuộc RSF, nhấn mạnh:

    “Tổ chức Phóng viên Không biên giới hết sức phẫn nộ trước bản án quá nặng và phi lý dành cho 3 blogger tại Việt Nam hôm nay. Lâu nay chúng ta ít thấy các bản án trên 10 năm dành cho các blogger và thật vô nhân đạo khi bỏ tù ba người này vì họ chẳng làm gì sai trái. Họ chỉ bày tỏ quan điểm, thực thi quyền tự do ngôn luận của công dân khi chỉ trích những sai trái, bất công, và thực trạng thiếu nhân quyền trong xã hội Việt Nam. Qua việc lên án bản án dành cho 3 blogger này, chúng tôi nỗ lực đánh động sự quan tâm của cộng đồng quốc tế. Thế giới yêu chuộng dân chủ cần cho Việt Nam thấy rằng họ không thể bỏ tù những người bất đồng chính kiến trong nước mà không bị thế giới phản ứng, họ không thể tíêp tục cách hành xử như vậy. Thân mẫu blogger Tần đã phải tự thiêu vì tuyệt vọng trước những bất công tại Việt Nam. Chúng ta không những cần huy động sự quan tâm để bảo vệ cho ba blogger bị tuyên án hôm nay mà cần phải bảo vệ cho người thân của họ nữa, vì gia đình các blogger này hiện đang bị chính quyền nhắm mục tiêu tấn công, sách nhiễu, và đối xử tàn bạo.”

    Cùng ngày, tổ chức tranh đấu nhân quyền cho người dân Việt Nam có trụ sở tại Pháp mang tên Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam ra thông cáo nói rằng bản án của 3 blogger Điếu Cày, Tạ Phong Tần, và AnhbaSG là bằng chứng cho thấy Hà Nội không từ một thủ đoạn nào để bóp nghẹt các tiếng nói cổ xúy cho tự do-dân chủ trong nước.

    Chủ tịch Ủy ban, ông Võ Văn Ái, phát biểu với VOA Việt ngữ:

    “Sự kiện 3 blogger đấu tranh cho dân quyền, dân chủ bị kết án một cách quá nặng nề như vậy cho thấy đây là một phiên tòa hết sức dã trá, là một thách thức rất lớn đối với các nước văn minh. Bởi vì tới nay các nứơc trên thế giới đã ủng hộ giúp đỡ cho Việt Nam rất nhiều trên phương diện kinh tế, văn hóa, xã hội…Trước những yêu sách của thế giới đã lên tiếng đòi trả tự do cho 3 blogger, nhưng Việt Nam đã quay lưng. Sự thật, 3 blogger này chỉ nói lên quan điểm của họ về nhân quyền và kêu gọi cải cách dân chủ. Chúng tôi sẽ tiếp tục lên tiếng tại Liên hiệp quốc. Chúng tôi hoạt động chung với hai tổ chức quốc tế gồm Đài Quan sát những người đấu tranh bảo vệ nhân quyền và Liên đòan Quốc tế Nhân quyền. Chúng tôi sẽ đưa vụ này ra Liên hiệp quốc trong những ngày tới và chắc chắn chúng tôi sẽ mở rộng việc kêu gọi trả tự do cho 3 blogger này tới các chính quyền Âu, Mỹ.”

    Ba bản án nặng tay hôm nay không chỉ nhắm vào 3 thành viên của Câu lạc bộ Nhà báo tự do mà còn là một lời răn đe nghiêm khắc đối với giới blogger đang vận dụng internet để thu thập thông tin và đòi hỏi cải thiện dân quyền, nhân quyền trong nước. Tuy nhiên, tác dụng đó khó được như chính quyền mong muốn trong thời đại thông tin mở ngày nay.

    Blogger Bùi Minh Hằng nói:

    “Điều luật 88 hay 79 hay bất cứ điều luật gì ở Việt Nam đều không có giá trị vì họ có làm đúng pháp luật đâu ạ? Không làm đúng pháp luật thì lấy gì để những bản án đó được người dân có thể tâm phục, khẩu phục. Những con người yêu nước, những blogger này hoàn tòan không có hành vi gì để mà căn cứ vào những điều luật đó cả. Chúng tôi bây giờ thật sự là lúc nào cũng sẵn sàng bị nhà nước trả thù. Bởi vì một nhà nước khi dùng tất cả những thủ đoạn dã man, man rợ nhất để trả thù con dân của mình thì cái nhà nước đó đã đến lúc là cáo chung cho họ rồi.”

    Điếu Cày, một cựu chiến binh từng được tổ chức Human Rights Watch trao giải thưởng uy tín Hellman/Hammett năm 2009 dành cho những ngòi bút bị đàn áp. Ông bị bắt từ tháng tư năm 2008 và bị tuyên án 2 năm rưỡi tù giam về tội ‘trốn thuế’ sau khi đăng tải các bài viết và tham gia các hoạt động chống Trung Quốc xâm lấn Trường Sa-Hoàng Sa của Việt Nam. Từ ngày mãn án vào tháng 10 năm 2010 tới nay ông tiếp tục bị chính quyền giam cầm với cáo buộc mới về tội ‘tuyên truyền chống nhà nước’.

    Tạ Phong Tần bị bắt ngày 5/9 năm ngoái, nguyên là một sĩ quan công an và từng là đảng viên đảng cộng sản. Trang blog Công lý & Sự thật của bà ra đời từ cuối năm 2006, với hàng trăm bài viết về bất công xã hội, tham nhũng, và tình trạng lạm dụng quyền lực của bộ máy công quyền. Bà Tần được trao giải thưởng uy tín Hellman Hammett năm 2011.

    Blogger AnhbaSG tức Phan Thanh Hải, bị bắt từ tháng 10 năm 2010 với cáo buộc đăng tải thông tin sai sự thật trên trang blog cá nhân với các bài viết về tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam với Trung Quốc, về dự án bauxite Tây Nguyên gây tranh cãi, và về các nhà bất đồng chính kiến tại Việt Nam. Ông nhận giải Hellman/Hammett vào hồi năm ngoái.

    Phiên xử của ba blogger này đã bị đình hoãn 3 lần, lần mới nhất là sau vụ tự thiêu của mẹ blogger Tạ Phong Tần hồi cuối tháng 7 năm nay.

    Tổ chức Phóng viên Không biên giới liệt kê Việt Nam vào danh sách các nước ‘Kẻ thù của Internet’ trên thế giới. Sau Trung Quốc và Iran, Việt Nam là nước bỏ tù blogger và các ngòi bút bất đồng chính kiến trên mạng nhiều nhất trên thế giới.

    http://www.voatiengviet.com/content/...u/1513851.html

  10. #10
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,146
    Like
    612
    Thanked 2,879 Times in 1,409 Posts

    Thông tin Quyền Làm Con Người và cơ hội cho Liên Minh Việt-Mỹ

    Thượng Nghị Sĩ John McCain kêu gọi Việt Nam cải thiện nhân quyền
    15.03.2013


    Thượng nghị sĩ John McCain.

    Các giá trị mà người Mỹ hết sức trân trọng như tự do, nhân quyền, và cai trị theo luật pháp, những hy vọng cao nhất của Hoa Kỳ đối với Việt Nam vẫn chỉ là hy vọng.

    Đó là nhận xét của Thượng nghị sĩ John McCain, cựu ứng cử viên Tổng thống Hoa Kỳ và là một trong số các tù binh Mỹ trong chiến tranh Việt Nam được quân đội Bắc Việt trả tự do vào ngày 14 tháng 3 năm 1973 tại Hà Nội.

    Trong bài bình luận đăng trên tờ Wall Street Journal, ông McCain tán dương mối quan hệ Việt-Mỹ ngày càng được cải thiện, nhưng đồng thời cũng thúc giục nước cựu thù của Hoa Kỳ phải cải cách dân chủ.

    Ông McCain nói chính phủ Hà Nội vẫn giam cầm và ngược đãi các nhà bất đồng chính kiến ôn hòa, những ký giả, blogger, những nhóm thiểu số về sắc tộc hay tôn giáo vì lý do chính trị cũng như tiếp tục duy trì các điều luật như điều 88 Bộ Luật Hình Sự về tội “tuyên truyền chống phá nhà nước”, cho phép chính phủ quyền lực gần như vô hạn đối với công dân.

    Thượng nghị sĩ McCain hoan nghênh cuộc thảo luận gần đây giữa Việt Nam với tổ chức Ân xá Quốc tế và các hứa hẹn có thể sửa đổi hiến pháp để bảo vệ tốt hơn các quyền chính trị và dân sự của người dân Việt Nam.

    Ông McCain cho rằng nền tảng của mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước không những căn cứ trên những quyền lợi chung mà còn trong việc chia sẻ những giá trị chung.

    Ông McCain đã nhiều lần đến thăm Việt Nam và có nhiều nỗ lực để Hoa Kỳ có một mối quan hệ tốt đẹp với Việt Nam. Ông đã cố gắng giúp bình thường hóa mối quan hệ hai nước, tìm kiếm binh sĩ Mỹ mất tích trong chiến tranh Việt Nam, và mong muốn quan hệ trong tương lai chặt chẽ hơn để mang lại lợi ích cho cả đôi bên Việt-Mỹ.

    Thượng nghị sĩ McCain thuộc Ủy ban Quân vụ và Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ là một tiếng nói hàng đầu trong đảng Công hòa về chính sách đối ngoại của Mỹ.

    Kể từ năm 1994 khi Hoa Kỳ gỡ bỏ cấm vận đối với Việt Nam, mậu dịch song phương đã tăng hơn 80%.

    Về mặt quân sự, mối quan hệ giữa quân đội hai nước ngày càng phát triển. Việt Nam đã cho phép các chiến hạm của Hải quân Hoa Kỳ ghé cảng Cam Ranh để sửa chữa hoặc thăm viếng các cảng quan trọng. Quân đội hai nước đã tổ chức những cuộc tập trận chung, đặc biệt trong lãnh vực cứu nạn trên biển.

    Số người Mỹ đến thăm Việt Nam mỗi năm ngày càng tăng, trong đó có 3 vị Tổng thống tại chức.

    Tuy nhiên, vấn đề nhân quyền Việt Nam vẫn là một trở ngại lớn trong mối quan hệ Việt-Mỹ.


    http://www.voatiengviet.com/content/...n/1622181.html
    Được sửa bởi Arkain lúc 06:53 ngày 11-07-2014

  11. Thành viên Like bài viết này:

    dly

Trang 1 / 7 12346 ... LastLast

Bookmarks

Quy định

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời bài viết
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •