Trang 7 / 7 FirstFirst ... 24567
Hiển thị kết quả từ 61 đến 68 / 68
  1. #61
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,146
    Like
    612
    Thanked 2,879 Times in 1,409 Posts
    Mỹ-Việt tiến thêm một bước hướng tới quan hệ đối tác quốc phòng


    Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry và Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh, trong cuộc họp báo tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ trong thủ đô Washington, 2/10/14

    Nhiều thập niên sau một cuộc chiến đầy cay đắng, Hoa Kỳ và Việt Nam vừa tiến thêm một bước nữa hướng tới quan hệ đối tác quốc phòng.

    Hầu hết các tờ báo có uy tín ở Hoa Kỳ và nhiều nước khác đều đăng những bài viết về quyết định của Washington nới lỏng lệnh cấm vận vũ khí cho Việt Nam, một ngày sau khi Bộ Ngoại giao Mỹ loan báo quyết định tháo gỡ một phần lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, một động thái được giới truyền thông coi là để giúp Việt Nam tăng cường khả năng tự bảo vệ, chống lại chính sách bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông.

    Tờ The Wall St. Journal cho rằng đây là một dấu hiệu cho thấy hai nước cựu thù đã đào sâu hơn mối quan hệ song phương, trong khi báo Financial Times nói quyết định của Hoa Kỳ là nhằm tăng cường khả năng của hải quân Việt Nam, vốn trong thời gian qua đã đối mặt với các vụ tranh chấp ngày càng căng thẳng hơn với Bắc Kinh ngoài Biển Đông.

    Các giới chức Mỹ nói nới lỏng lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam là để thừa nhận những cải thiện về nhân quyền của nước này, kể cả việc trả tự do cho 11 tù nhân lương tâm trong năm nay, và một số tiến bộ về quyền tự do tôn giáo.

    Trong một cuộc phỏng vấn dành cho Ban Việt ngữ-VOA, Luật sư Patrick Griffith, đại diện của tổ chức phi chính phủ Freedom Now, nói tổ chức của ông lấy làm hài lòng về việc một số tù nhân lương tâm được trả tự do, trong đó có cô Đỗ thị Minh Hạnh, người được Freedom Now đỡ đầu. Tuy nhiên theo ông, thả một vài tù nhân lương tâm là không đủ. Ông giải thích:

    “Phóng thích một vài tù nhân lương tâm để đổi lấy một số vũ khí, đó không phải là một phương pháp có hệ thống để tiến tới phía trước, để sau cùng có thể giải quyết những thách thức về nhân quyền ở Việt Nam. Cần có một sự chuyển đổi cơ bản trong lối tiếp cận của chính quyền Việt Nam trước khi chúng ta có thể nói rằng vấn đề nhân quyền tại nước này đã được xử lý đúng đắn, và như vậy một chính phủ Mỹ có trách nhiệm có thể hướng tới tương lai và hậu thuẫn Việt Nam.”

    Thế điều gì cần phải xảy ra, để Freedom Now dốc lòng hậu thuẫn cho một sự xích lại gần nhau giữa Hà Nội và Washington?

    Luật sư Pat Griffith:

    “Từ quan điểm của chúng tôi, điều quan trọng nhất là Việt Nam phải thả tất cả các tù nhân lương tâm. Không phải chỉ thả11 tù nhân trong năm 2014 là đủ, họ đã trả tự do cho cô Đỗ Thị Minh Hạnh, nhưng người cùng bị bắt với cô, cùng bị kết tội như cô, bị truy tố cùng lúc với cô, hãy còn ở trong tù. Hà Nội cần thả tất cả các tù nhân lương tâm. Họ cần sửa đổi Bộ Luật Hình sự, đặc biệt là các điều khoản đã bị lạm dụng từ nhiều năm qua để bắt bớ những người bất đồng chính kiến, các điều khoản đã bị Hoa Kỳ cũng như cộng đồng quốc tế mạnh mẽ chỉ trích. Việt Nam cần sửa đổi các điều khoản đó để chúng ta không còn phải chứng kiến các vụ bắt bớ giam cầm bất công như thế trong tương lai.”


    Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Jen Psaki

    Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki cho rằng Việt Nam cần làm nhiều hơn nữa để cải thiện tình trạng nhân quyền, và Hoa Kỳ sẽ tiếp tục duyệt lại mối quan hệ an ninh với Hà Nội.

    Tuy vậy, bà Psaki nhấn mạnh quyết định của Washington chủ yếu là vì những quyền lợi an ninh quốc gia của Mỹ.

    Vậy quyền lợi an ninh quốc gia có nên được đặt lên trên vấn đề nhân quyền?

    Luật sư Pat Griffith:

    “Không, tôi không nghĩ là quyền lợi an ninh quốc gia nên được đặt lên trên nhân quyền, đó là những luận điệu mà chúng ta đã được nghe chính quyền nhắc đi nhắc lại nhiều lần, chẳng hạn như ba ưu tiên chính, là nhân quyền, an ninh quốc gia và phát triển. Nhân quyền phải là một phần đáng kể trong các cuộc thảo luận, chứ không phải là một đề tài được nhắc tới lấy lệ, để rồi cuối cùng bị làm ngơ.”

    Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Hoa kỳ khẳng định quyết định của Mỹ không nhắm vào Trung Quốc, nhưng động thái này có phần chắc sẽ gây bực bội cho Bắc Kinh, vốn vẫn coi việc Mỹ tăng cường quan hệ quân sự với các nước Á Châu là một cố gắng để kiềm hãm sự trỗi dậy của Trung Quốc.

    Hãng tin AP trích lời Phó Thủ Tướng và cũng là Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh tại New York, nêu lên nghi vấn về phản ứng của Trung Quốc. Ông Phạm Bình Minh nói: “Nếu Việt Nam không mua vũ khí của Hoa Kỳ, thì cũng sẽ mua vũ khí của các nước khác, vậy thì tại sao Trung Quốc lại quan tâm đến việc đó?”

    Lệnh cấm vũ khí năm 1984 được áp dụng vì những quan ngại về thành tích nhân quyền tệ hại ở Việt Nam. Hoa Kỳ không chuyển giao vũ khí sát thương cho Việt Nam kể từ khi Đảng Cộng sản lên nắm quyền vào lúc kết thúc chiến tranh Việt Nam.

    Hai nước bình thường hóa quan hệ ngoại giao vào năm 1995, 20 năm sau cuộc chiến. Washington chấp thuận việc bán vũ khí không sát thương cho Việt Nam vào năm 2006, và mối quan hệ song phương tiếp tục cải thiện, đặc biệt giữa lúc chính phủ của Tổng Thống Obama đang tìm cách tăng cường sự hiện diện của Mỹ tại Á Châu.

    Nguồn: Wall St. Journal, Financial Times, The Australian, The New York Times, VOA Interview

    http://www.voatiengviet.com/content/...y/2471483.html

  2. 2 thành viên Like bài viết này:


  3. #62
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,146
    Like
    612
    Thanked 2,879 Times in 1,409 Posts
    Hoa Kỳ không muốn ‘quan hệ đổi chác’ với Việt Nam
    05.11.2014


    Ông Malinowski (phải) đảm nhận vị trí Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ hồi tháng Năm năm nay, và trước đó, ông là Giám đốc Văn phòng của Human Rights Watch ở thủ đô Washington.

    Một nhà ngoại giao cấp cao của Mỹ mới tuyên bố như vậy trong khi giới quan sát nhận định rằng Hà Nội dường như đang sử dụng các nhà bất đồng chính kiến trong cuộc mặc cả với Washington.

    Trong cuộc gặp với báo giới, kết thúc chuyến thăm kéo dài nhiều ngày tới Việt Nam tuần trước, Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ về Dân chủ, Nhân quyền và Lao động, ông Tom Malinowski đã đề cập tới nhiều khía cạnh của mối quan hệ Việt – Mỹ.

    Nhà ngoại giao từng là Giám đốc văn phòng của tổ chức thúc đẩy nhân quyền Human Rights Watch ở thủ đô Hoa Kỳ cho biết: “Thông điệp chúng tôi gửi tới những người đã gặp là, hiện có một cơ hội lịch sử để xây dựng một mối quan hệ gần gũi hơn nhiều giữa Hoa Kỳ và Việt Nam nhưng chúng tôi không muốn đó là một mối quan hệ đổi chác, tức là chúng tôi đến với Việt Nam khi chúng tôi cần họ vì một cái gì đó và phía Việt Nam đến với chúng tôi khi họ cần chúng tôi vì một cái gì đó”.

    Ông Malinowski nói thêm rằng phía Mỹ muốn mối bang giao với Hà Nội “sâu sắc và bền vững hơn như các mối quan hệ đối tác của Mỹ với các bạn hữu và các đồng minh thân thiết nhất ở châu Á, châu Âu cũng như những nơi khác”.

    Nhưng để đạt tới điều đó, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ cho rằng mối quan hệ Hà Nội - Washington cần phải “dựa trên những giá trị chung”, và đó là lý do vì sao Hoa Kỳ “nhấn mạnh rất nhiều tới vấn đề nhân quyền”.

    Ông Malinowski có đề cập tới một số tiến bộ của Việt Nam, trong đó có việc thả 12 tù nhân lương tâm, nhưng ông nói phía Mỹ “muốn thấy nhiều hơn thế”.

    Nhà ngoại giao này cũng đề cập cụ thể tới những người bị cầm tù vì bày tỏ quan điểm một cách ôn hòa như luật sư Lê Quốc Quân, blogger Anh Ba Sàm hay blogger Tạ Phong Tần.

    Về các cá nhân mà phương Tây gọi là tù nhân lương tâm như blogger Điếu Cày, trong khi Việt Nam lại chỉ coi là những người vi phạm pháp luật, ông Malinowski nói: "Sự thật là, một người đã vi phạm pháp luật vì pháp luật trong nước không phù hợp với các cam kết về nhân quyền trong hiến pháp của Việt Nam. Pháp luật quả thực ngăn cấm những điều như tuyên truyền chống nhà nước. Vì vậy, ở một mức độ, chính phủ có thể nói không sai rằng một số người mà chúng tôi coi là tù nhân lương tâm đã vi phạm pháp luật".

    Ông nói thêm: "Và đó là lý do vì sao cách thức để giải quyết vấn đề hóc búa này, cho dù có đồng ý về các thuật ngữ hay không, là phải làm công việc khó khăn là cải cách luật pháp. Điều đó sẽ mất thời gian, nhưng lại giúp chúng tôi vượt qua cái mốc hiện thời khi mà chúng tôi tranh cãi về các trường hợp cụ thể, để hướng tới một mối quan hệ ít tính chất đổi chác hơn giữa Mỹ và Việt Nam".

    Ông Malinowski tới Việt Nam hôm thứ Ba tuần trước, cùng ngày chính quyền địa phương thả blogger Điếu Cày và cho ông sang Mỹ.

    Nhà bất đồng chính kiến từng được Tổng thống Obama nêu tên được phóng thích không lâu sau khi Mỹ dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam và hai nước đang gấp rút hoàn tất việc thương thảo về Hiệp định Đối tác Thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP).

    Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ nói rằng một phần quan trọng trong quá trình gia nhập TPP là Việt Nam “cần phải cải cách luật pháp từ đó cho phép công dân Việt Nam quyền được thành lập các tổ chức công đoàn”.

    Ông nói: “Quyền lao động là một phần của các cuộc đàm phán TPP. TPP cũng phải được Quốc hội Hoa Kỳ phê chuẩn và ngoài quyền lao động, Quốc hội Hoa Kỳ rất quan tâm về tình trạng nhân quyền ở Việt Nam. Vì vậy, sự tiến bộ sẽ giúp chúng tôi thuyết phục Quốc hội của chúng tôi dễ dàng hơn nhiều rằng họ nên thông qua TPP với Việt Nam như là một phần của thỏa thuận”.

    Trong cuộc phỏng vấn với đài VOA, blogger Điếu Cày cho biết ông bị buộc phải rời Việt Nam rồi sang Mỹ và Hà Nội không cho ông lựa chọn nào khác.

    Khi được hỏi là điều đó là sự lựa chọn của nhà bất đồng chính kiến này, hay là thỏa thuận giữa Washington và Hà Nội, quan chức ngoại giao phụ trách về vấn đề nhân quyền nói: "Trong một số trường hợp, chính phủ Việt Nam đã khăng khăng đòi tù nhân được thả phải rời khỏi đất nước khi được thả. Trong những trường hợp khác, chính phủ đã cho phép họ ở lại Việt Nam. Trong trường hợp đầu tiên, tức là chính phủ yêu cầu tù nhân phải ra đi, chúng tôi tất nhiên sẽ tiếp nhận nếu đó là mong muốn của các tù nhân. Nhưng điều đó không phải là lý tưởng".

    Ông Malinowski cho biết thêm: "Chúng tôi đã nói rõ ràng với chính phủ Việt Nam rằng những người bị lấy đi quyền tự do của họ, vì bày tỏ chính kiến một cách ôn hòa, cần được thả và được phép tiếp tục cuộc sống của họ ở Việt Nam. Đó mới là sự tiến bộ về nhân quyền thật sự. Nếu họ đến Hoa Kỳ, họ thường sẽ đi với một quy chế đặc biệt theo đó họ có một con đường để nhập quốc tịch sau một vài năm nếu họ chấp nhận con đường đó. Như vậy, đó là sự lựa chọn của họ".

    Trong các cuộc họp với các quan chức Việt Nam, ông Malinowski cho biết cuộc gặp “rất nghiêm túc và thực chất” với một thứ trưởng Bộ Công an kéo dài gần hai tiếng.

    Nhà ngoại giao này cho biết ông nghĩ ông là quan chức cấp cao đầu tiên của Washington tới thăm một nhà tù ở Việt Nam, nhưng cho hay, ông không gặp tù nhân lương tâm nào trong trại giam.


    http://www.voatiengviet.com/content/...m/2509399.html

  4. Thành viên Like bài viết này:


  5. #63
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,146
    Like
    612
    Thanked 2,879 Times in 1,409 Posts
    Tầm nhìn chung Việt - Mỹ?
    09.06.2015


    Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh trong buổi lễ đón tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter tại Hà Nội, ngày 1/6/2015.

    Bản Tuyên bố Tầm nhìn chung về quan hệ quốc phòng được ký kết giữa Hoa Kỳ và Việt Nam hôm 1/6 vừa qua còn nhiều điều phải bàn trong bối cảnh thiếu vắng một tầm nhìn toàn diện

    Sau khi tham dự diễn đàn Đối thoại Shangri-La tại Singapore, với bài phát biểu quan trọng ở đây ngày 30/5, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Ashton Carter đã có mặt tại Hà Nội để ký kết bản Tuyên bố Tầm nhìn chung giữa hai Bộ Quốc phòng Việt Nam - Hoa Kỳ vào ngày 1/6. Chủ đề bao trùm của cả hai sự kiện là cam kết của Hoa Kỳ với khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

    Tại Singapore, cùng với sự tham gia của một phái đoàn Thượng nghị sỹ, Bộ trưởng Quốc phòng Carter tái khẳng định tầm quan trọng của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đối với Hoa Kỳ và cộng đồng quốc tế nói chung. Ông cũng tỏ ra mạnh mẽ khi đề cập đến vấn đề mà chắc chắn là ai nấy đều chờ đợi: hoạt động bồi đắp các đảo đá của Trung Quốc trên Biển Đông.

    Bộ trưởng Carter không ngần ngại nêu đích danh Trung Quốc như một quốc gia hiếu chiến và vi phạm luật pháp quốc tế. Phản bác yêu sách của Trung Quốc rằng các đảo nhân tạo cũng chịu sự điều chỉnh của luật pháp quốc tế như lãnh thổ chủ quyền, ông tái khẳng định Hoa Kỳ sẽ “tiếp tục bảo vệ tự do hàng hải và hàng không”. Nói cách khác, người ta có thể chờ đợi tàu thuyền và máy bay Hoa Kỳ di chuyển gần, xung quanh và qua các đảo mà Trung Quốc đang vi phạm.

    Lập trường cứng rắn này có thể giúp trấn an một số nước láng giềng của Trung Quốc, đồng thời nó cũng buộc Hoa Kỳ phải giữ vững lời hứa mình là đối đầu quân sự với Trung Quốc khi cần thiết. Bất chấp những lời lẽ tử tế về tiến triển trong hợp tác Mỹ - Trung, ít ai nghi ngờ việc Mỹ đã nỗ lực để nhắc nhở các thành viên tham dự diễn đàn đối thoại rằng Trung Quốc là một mối nguy cho an ninh khu vực.

    Hoa Kỳ sẽ tăng cường các mối quan hệ đồng minh và đối tác như một phần trong chiến lược tái cân bằng sang khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

    Ở Việt Nam ngoài Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh, ông Carter còn gặp TBT Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.

    Với việc ký Tuyên bố Tầm nhìn chung Việt-Mỹ về quan hệ quốc phòng, ông Carter và Tướng Thanh đã tái khẳng định công cuộc hợp tác quân sự giữa hai nước, chủ yếu dựa trên Bản Ghi nhớ về Thúc đẩy Hợp tác quốc phòng song phương Việt Nam - Hoa Kỳ năm 2011 và tuyên bố về Quan hệ Đối tác Toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ 2013.

    Cơ hội cho Việt Nam

    Một trong những lý do chủ yếu mà các nhà lãnh đạo bảo thủ ở Việt Nam vẫn vin vào để từ chối đi theo quỹ đạo của Hoa Kỳ là nỗi e sợ rằng nếu điều đó xẩy ra, Bắc Kinh có thể phát động một cuộc tấn công nhằm vào Trường Sa để thôn tính hoàn toàn quần đảo này.

    Tuy nhiên, việc Mỹ cùng phương Tây và các nước trong khu vực lên án hành động của Trung Quốc trên Biển Đông một cách mạnh mẽ, cũng như quyết tâm xoay trục sang khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của chính quyền Obama, đã cho Trung Quốc hiểu rằng không phải họ muốn làm gì thì làm.

    Dù vậy, bất chấp sự lên án gay gắt của cộng đồng quốc tế và những hành động cương quyết của Mỹ gần đây, Trung Quốc vẫn chưa hề tỏ dấu hiệu nào cho thấy là họ sẵn sàng lùi bước, nhượng bộ. Hơn thế, với bản chất cố hữu của người Hán, ngay cả khi Trung Quốc có một động thái xoa dịu dư luận nào đó thì cũng không có nghĩa là họ sẽ chấm dứt hoạt động bồi đắp, tôn tạo các đảo đá ở Trường Sa và biến chúng thành chuỗi căn cứ quân sự liên hoàn hòng khống chế và kiểm soát hoàn toàn Trường Sa trên thực tế.

    Vì thế, những lời nói và hành động gần đây của Mỹ nhằm vào Trung Quốc cũng như chiến lược tái cân bằng sang Châu Á của Washington chính là cơ hội lớn cho Việt Nam, để Việt Nam không chỉ giữ được Trường Sa mà còn đứng trước thời cơ ngàn năm có một: thoát Trung và hoà mình vào dòng chảy tự do - dân chủ của nhân loại tiến bộ.

    Một tầm nhìn phiến diện

    Mặc dù bản tuyên bố mới đây không ràng buộc về mặt pháp lý và được ký kết giữa 2 Bộ Quốc phòng của hai nước, song đây vẫn là một bước tiến nữa trong quan hệ Việt-Mỹ.

    Một văn bản không ràng buộc trước hết phải được hiểu như là một cam kết chính trị của một chính phủ với một chính phủ khác. Đó là một dàn xếp phi nghĩa vụ. Vì thế, Hoa Kỳ không buộc phải hoàn thành bất kỳ điều gì trong bản Tuyên bố Tầm nhìn chung. Nếu, vì bất kỳ lý do gì, Hoa Kỳ không muốn giúp huấn luyện binh sĩ Việt Nam cho các hoạt động gìn giữ hoà bình của Liên Hợp Quốc hay tăng cường khả năng đảm bảo an ninh hàng hải cho Việt Nam, họ có thể đơn giản là phớt lờ.

    Một dàn xếp như thế thoạt tiên có vẻ vô nghĩa nếu xét sự thiếu vắng luật pháp quốc tế và trách nhiệm của mỗi bên. Dù vậy, một văn bản không ràng buộc vẫn là một công cụ ngoại giao giá trị. Đối với người Mỹ, Tuyên bố Tầm nhìn chung là một cơ hội để họ thể hiện bằng giấy trắng mực đen thái độ nghiêm túc trong sự can dự của mình với Việt Nam mà không phải ràng buộc bản thân với những điều kém thú vị hơn của chính phủ Việt Nam.

    Nhân quyền vẫn tiếp tục là một trở ngại giữa hai chính phủ. Không có gì đáng ngạc nhiên khi bản tuyên bố không hề đề cập đến chủ đề nhân quyền. Thay vì thế, bản tuyên bố chủ yếu quan tâm đến những vấn đề dễ tiêu hoá, chẳng hạn như việc Mỹ ủng hộ Việt Nam trong hoạt động hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thiên tai, khắc phục hậu quả chiến tranh, và ngăn ngừa sự phổ biến vũ khí huỷ diệt hàng loạt.

    Tuy nhiên, những gì trên đây chủ yếu là lợi ích chung trong quan hệ quốc phòng giữa hai nước, chứ chưa phải là một tầm nhìn bao quát toàn diện. Một tầm nhìn chung toàn diện phải bao hàm cả những giá trị chung mà mỗi bên hướng tới, điều mà bản Tuyên bố Tầm nhìn chung về quan hệ quốc phòng Việt - Mỹ đã không đạt được.

    Những việc cần làm

    Nếu người Mỹ dự định đóng một vai trò lãnh đạo trong khu vực, họ phải dẫn đầu không chỉ trong màn phô diễn diễn sức mạnh mà cả uy tín. Thái độ quyết đoán của Trung Quốc đã xua đuổi một số quốc gia láng giềng của họ, người Mỹ cần nỗ lực để cho thấy mình là một sự thay thế không chỉ là ít tệ hại hơn.

    Nếu Hoa Kỳ dự định mở rộng mạng lưới đồng minh và đối tác của mình trong khu vực, trước hết họ phải thiết lập nền móng cho sự phát triển của mạng lưới đó. Một nền móng như thế tốt hơn hết là được xây dựng dựa trên những giá trị chung như tự do, dân chủ và nhân quyền - những giá trị hiện vẫn vắng bóng ở Việt Nam.

    Có thể thái độ hung hăng của Trung Quốc đem lại cho Hoa Kỳ một cơ hội để khai thác sự lạnh nhạt tương đối giữa Hà Nội và Bắc Kinh, nhưng nếu thái độ lạnh nhạt đó lại được sử dụng như một món tín chấp khác ở Đông Nam Á thì người Mỹ có thể nhanh chóng nhận ra quan hệ đối tác của họ với Việt Nam bị chết yểu. Điều gì sẽ xẩy ra khi Hà Nội không còn hục hặc với Bắc Kinh nữa? Lúc đó, sự ủng hộ mà Hoa Kỳ dành cho Việt Nam sẽ dẫn đến điều gì?

    Hoa Kỳ đã bắt đầu dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam. 90% vũ khí Việt Nam mua của nước ngoài đến từ Nga. Hoa Kỳ chắc chắn là muốn giảm dần tỷ lệ đó, dù chỉ là để giảm một nguồn thu nhập của Moscow.

    Tuy nhiên, nếu Hoa Kỳ thay thế Nga như là nhà cung cấp vũ khí hàng đầu cho Việt Nam, liệu những thứ vũ khí này có được lực lượng an ninh sử dụng nhằm vào dân chúng Việt Nam hay không? Liệu chúng có tìm đường đến tay các kỹ sư của Trung Quốc hay không? Hành động của Trung Quốc có thể khơi mào cho một cuộc chạy đua vũ trang với các quốc gia láng giềng, song người Mỹ, khi đáp ứng nhu cầu, cũng không nên và không thể bỏ qua khả năng người mua lạm dụng chúng.

    Đây chính là quan ngại mà Uỷ ban Quân vụ Thượng viện phải giải quyết. Uỷ ban này sẽ trình đạo luật cần thiết để nới lỏng lệnh cấm vận trong tuần này. Trên thực tế, Hoa Kỳ đã cung cấp vũ khí cho những nước như Saudi Arabia -- một quốc gia thậm chí còn vi phạm nhân quyền tệ hơn Việt Nam, hay Iraq -- nơi các thiết bị do Hoa Kỳ sản xuất đã rơi vào tay ISIS.

    Bản Tuyên bố Tầm nhìn chung nhằm mục đích tái khẳng định cam kết giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, song người ta có thể làm được nhiều hơn thế và cần làm nhiều hơn thế. Nếu người Mỹ mong muốn một mối quan hệ bền vững với Việt Nam, họ đòi hỏi một đối tác mà họ có thể tin tưởng. Nếu Hà Nội và Washington không tin tưởng lẫn nhau thì bản tuyên bố chung này, thẳng thắn mà nói, chỉ tổ phí giấy mực.

    Việt Nam và Hoa Kỳ đã đi bước đầu tiên thông qua bản Tuyên bố Tầm nhìn chung về hợp tác quốc phòng mà hai bên vừa ký kết. Bước tiếp theo mà Hà Nội và Washington cần thực hiện là thông đạt một tầm nhìn toàn diện cho cả hai quốc gia.

    Tầm nhìn chung đó chứa đựng không chỉ lợi ích chung của hai nước, mà cả những giá trị vốn là cội nguồn của sức mạnh Mỹ từ hàng trăm năm qua và là khát vọng cháy bỏng của 90 triệu dân Việt Nam hiện nay – đó chính là Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền.

    http://www.voatiengviet.com/content/...y/2812265.html

  6. #64
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,146
    Like
    612
    Thanked 2,879 Times in 1,409 Posts
    Nhân Quyền và Vũ Khí


    Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter tại Hà Nội vào ngày 01/6/2015.

    Sáng ngày 1/6/2015 tại Hà Nội, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh và người đồng nhiệm Hoa Kỳ Ashton Carter ký một Tuyên bố về tầm nhìn chung về Quốc phòng giữa hai quốc gia. Sau đó trong một cuộc họp báo, Đại tướng Phùng Quang Thanh được báo VietNamnet trích lời như sau: "Mong muốn của VN là Mỹ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm này. VN và Mỹ giờ đã là bạn bè, đối tác toàn diện, có làm như vậy mới thể hiện sự tôn trọng và tin cậy lẫn nhau, phù hợp với lợi ích của cả hai nước". Bộ trưởng đồng thời cho rằng không nên gắn việc này với vấn đề nhân quyền mà ông khẳng định VN đang đảm bảo rất tốt.

    Luật sư Nguyễn Văn Đài từ Hà Nội không đồng ý với ông Phùng Quang Thanh rằng Việt Nam đang đảm bảo rất tốt vấn đề nhân quyền.

    “Tôi đánh giá rằng tình trạng nhân quyền trong những năm vừa qua không có được cải thiện một cách đáng kể, ngoài việc chính quyền có giảm việc bắt giữ những người đấu tranh dân chủ và hoạt động nhân quyền trong nước. Nhưng thay vào đó họ tiến hành những chiến dịch bạo lực tấn công vào những người hoạt động nhân quyền.”

    Nhà báo Võ Văn Tạo tại Nha Trang cũng đồng tình với ý kiến này và đưa ra ví dụ về chính bản thân ông, sau khi đi dự một hội thảo về truyền thông tại Singapore, một việc mà ông cho là rất bình thường, ông đã liên tục bị cơ quan công an thẩm vấn.

    Nhân quyền đổi vũ khí?

    Từ Canada, Luật sư Vũ Đức Khanh, người thường xuyên theo dõi tình hình Việt Nam cũng như quan hệ quốc tế của Việt Nam, hoan nghênh Tuyên bố tầm nhìn chung mà hai vị Bộ trưởng vừa ký ở Hà Nội. Tuy nhiên ông có nhắc tới sự hiện diện của ông cựu Đại sứ Mỹ David Sheer hiện là trợ lý Bộ quốc phòng về các vấn đề Châu Á Thái Bình dương. Luật sư Khanh nhắc lại lời ông cựu đại sứ đã tuyên bố rằng nhân quyền là điều kiện quan trọng trong vấn đề buôn bán vũ khí với Việt Nam. Luật sư Khanh tiếp lời:

    “Cho tới giờ phút này chúng ta vẫn phải chờ đợi trong những ngày sắp tới Hoa Kỳ sẽ cung cấp cho Việt Nam loại vũ khí nào. Tôi nghĩ rằng điều kiện nhân quyền vẫn là điều kiện tiên quyết để Hoa Kỳ đi xa hơn nữa với Việt Nam trong vấn đề vũ khí.”

    Nhà báo Võ Văn Tạo cho rằng việc gắn vấn đề vũ khí với thực trạng nhân quyền là hợp lý vì không thể để những loại vũ khí mua được đó được đem ra đàn áp người dân.

    Một nhà hoạt động dân sự khác từ Hà nội là Tiến sĩ Nguyễn Quang A phân tích vấn đề các loại vũ khí có thể sẽ được Hoa Kỳ bán cho Việt Nam:

    “Tôi nghĩ là phía Hoa Kỳ nói rất rõ ràng là những vũ khí mà họ gỡ bỏ lệnh cấm là để tự vệ, chủ yếu dùng cho đại quân, phục vụ cho biển Đông, chứ còn những vũ khí dùng để đàn áp người dân chắc chắn là họ không bán.”

    Ông nói thêm là vấn đề nhân quyền vẫn là rất gay cấn, và việc vũ khí và nhân quyền vẫn trong quá trình đàm phán kín mà người ngoài khó có thể biết được.

    Một bạn trẻ giấu tên hoạt động trong các phong trào dân sự trong nước tiếp lời:

    “Người ta cũng đặt câu hỏi là gần đây có vẻ như Mỹ bỏ lơ hồ sơ về nhân quyền của Việt Nam, để tập trung vào hồ sơ khác của Việt Nam như hồ sơ về kinh tế trong khi Hà Nội chưa có cải thiện gì nhiều về nhân quyền. Tôi nghĩ là Mỹ nên tiếp tục chính sách (với những ưu tiên về nhân quyền)”

    Khi được đặt câu hỏi là nếu vì lợi ích của chính mình mà Mỹ có thể bỏ qua vấn đề nhân quyền của Việt Nam, bán vũ khí cho Việt Nam với tư cách là một đồng minh tự nhiên trong việc chống lại Trung Quốc, thì bạn trẻ này không đồng ý quan điểm đó.

    Luật sư Nguyễn Văn Đài đề nghị rằng Hoa Kỳ nên đưa ra cho Việt Nam một lộ trình cải thiện nhân quyền chứ không nên chỉ thảo luận với Việt Nam mà không đưa ra một kết quả nào cả.

    Kế "rễ sâu bền gốc"

    Nhà báo Võ Văn Tạo đưa ra kinh nghiệm về chuyện Việt Nam đã chi tiêu rất nhiều tiền để mua võ khí hiện đại của Nga nhưng không thể so sánh được với Trung quốc. Ông nói tiếp:

    “Số vũ khí mua được của Mỹ là bao nhiêu để mà cân đối với Trung quốc? Tôi không cho rằng chuyện đó là quan trọng. Mà chuyện quan trọng là nếu Việt Nam muốn chống lại âm mưu thôn tính biển Đông của Trung quốc bằng cái đường lưỡi bò thì chắc chắn Việt Nam phải đứng trong một liên minh quân sự của Hòa Kỳ, Nhật Bản, Úc và các quốc gia ASEAN có nguy cơ trực tiếp với Trung Quốc như là Philippines.”

    Anh Nguyễn Anh Tuấn, cựu sinh viên Học viện Hành chính tại Hà Nội, hiện đang làm việc thiện nguyện cho tổ chức dân sự Voice đồng ý với ông Tạo rằng chuyện mua võ khí dù là của Hoa Kỳ đi nữa cũng không giải quyết được tận gốc rễ của vấn đề. Anh Tuấn lấy ví dụ về nước Nhật thời kỳ đầu của cuộc cải cách Minh Trị Duy Tân:

    “Khi đó nước Nhật người ta cũng sôi lên chuyện mua sắm hay chế tạo các loại vũ khí hiện đại. Nhưng mà ông Fukuzawa Yukichi, người được coi là người thầy của nước Nhật hiện đại có cảnh báo xã hội là không nên quá trông đợi vào vũ khí, bởi vì cái kế sâu rễ bền gốc để nước Nhật có thể thịnh vượng sánh ngang hàng với Tây phương là cải cách, cải cách giáo dục, thể chế, khoa học, chứ không phải chỉ là vũ khí.”

    Anh Nguyễn Anh Tuấn nói thêm rằng vấn đề quan trọng của Việt Nam không phải là mua vũ khí mà là Việt Nam định vị mình ở đâu trong thế giới hiện đại, là một quốc gia dân chủ độc lập hay là nằm trong quĩ đạo ý thức hệ với Trung Quốc. Nếu nằm trong quĩ đạo ý thức hệ của Trung Quốc thì mãi mãi là kẻ đi sau và thất bại trước một láng giềng có nhiều tham vọng như thế.

    Câu chuyện về sâu rễ bền gốc từ Nhật Bản mà anh Tuấn kể ra không phải là xa lạ trong lịch sử Việt Nam. Cách đây hơn 700 năm, sau khi đánh tan quân đội của nhà Nguyên bên Trung Quốc, người đứng đầu quân đội Đại Việt là Quốc công tiết chế Trần Hưng Đạo trả lời vua Trần bên giường bệnh là nếu giặc phương Bắc lại ầm ầm kéo sang thì rất dễ đánh, chỉ sợ chúng thực hiện chiến thuật tằm ăn dâu, khi đó thì phải dựa vào sức dân để có rễ sâu bền gốc.

    Phải chăng câu chuyện rễ sâu bền gốc thời Đức Thánh Trần chính là câu chuyện nhân quyền của thế kỷ 21?

    http://www.rfa.org/vietnamese/in_dep...015120322.html

  7. Thành viên Like bài viết này:


  8. #65
    Tham gia
    26-08-2015
    Bài viết
    51
    Like
    4
    Thanked 2 Times in 2 Posts
    Đến giờ vẫn đang cải thiện )

  9. #66
    Tham gia
    30-07-2012
    Location
    VuaTenMien.Com - Mua bán Tên Miền
    Bài viết
    3,743
    Like
    160
    Thanked 259 Times in 233 Posts
    Đánh đấm giờ xưa rồi, vấn đề giờ ông nào hack được thôi
    www.VuaTenMien.Com, Mobi & Zalo:O9121Chín1357

  10. #67
    Tham gia
    28-01-2016
    Bài viết
    42
    Like
    0
    Thanked 1 Time in 1 Post

    quyền làm con người Việt- Mỹ

    Hôm thứ Bảy, tại Bangkok, Thượng nghị sĩ McCain nói với các nhà báo sau khi rời Việt Nam rằng Hà Nội có “một danh sách dài” về vũ khí muốn mua.

    Nhưng phái đoàn nghị sĩ đã “đặc biệt nhấn mạnh với phía người Việt là quan hệ an ninh Mỹ-Việt gặp tác động trực tiếp của các vấn đề nhân quyền.”

  11. #68
    Tham gia
    20-11-2021
    Location
    United States
    Bài viết
    14
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    -

    Vậy cũng được, sau khi có người trúng tuyển rùi phanphuong làm trợ lý cho người này như đã nói nhé

Trang 7 / 7 FirstFirst ... 24567

Bookmarks

Quy định

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời bài viết
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •