Trang 3 / 7 FirstFirst 123456 ... LastLast
Hiển thị kết quả từ 21 đến 30 / 68
  1. #21
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,146
    Like
    612
    Thanked 2,879 Times in 1,409 Posts
    Vấn đề nhân quyền vẫn cản trở việc bán vũ khí Mỹ cho Việt Nam



    Đại sứ quán Mỹ ngày 08/08/2013 vừa qua đã bác bỏ thông tin đăng trên báo chí Việt Nam, theo đó, trong cuộc họp báo hôm 07/08 về chuyến công du Hoa Kỳ mới đây của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và các vấn đề liên quan đến quan hệ Việt-Mỹ, đại sứ David Shear đã tuyên bố rằng nhân quyền tại Việt Nam "đã có những bước cải thiện đáng kể".

    Khi tường thuật về cuộc họp báo của đại sứ Hoa Kỳ hôm đó, các báo Việt Nam, như Tiền Phong Online đã viết: "Một trong những điều kiện để dẫn tới việc dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí là vấn đề nhân quyền. Trao đổi với báo chí ngày 07/08/2013, Đại sứ David B. Shear cho rằng xung quanh vấn đề này từ đầu năm 2013 đến nay Việt Nam đã có những bước cải thiện đáng kể".

    Theo đại sứ quán Mỹ, nói đại sứ David Shear phát biểu nhân quyền Việt Nam "đã có những bước cải thiện đáng kể" là sai sự thật.

    Ngay sau khi phát hiện thông tin sai sự thật nói trên, đại sứ quán Mỹ đã yêu cầu các báo Việt Nam đính chính và đề nghị xin lỗi. Hôm qua, Tiền Phong Online đã đính chính lại thông tin về cuộc họp báo của đại sứ Mỹ, khẳng định, trong lĩnh vực nhân quyền, ông David Shear cho rằng Việt Nam gần đây đã có "những bước đi tích cực".

    Tờ Tiền Phong cũng nhắc lại rằng đại sứ Mỹ đã tuyên bố Hoa Kỳ "nghiêm túc xem xét" việc bỏ cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam và một trong những điều kiện là cải thiện vấn đề nhân quyền.

    Không biết là đại sứ quán Mỹ có sẽ hài lòng với cách đính chính thông tin của tờ Tiền Phong hay không, nhưng đúng là đại sứ David Shear đã nhiều lần tuyên bố Hoa Kỳ sẽ không bán vũ khí sát thương cho Việt Nam chừng nào Hà Nội chưa cải thiện nhân quyền. Thế mà, qua những phản ứng gần đây của Mỹ, Washington rõ ràng là không hài lòng chút nào về tình trạng nhân quyền của Việt Nam.

    Gần đây nhất, đại sứ quán Hoa Kỳ đã bày tỏ quan ngại sâu sắc về nghị định mới được ban hành và sẽ có hiệu lực từ ngày 01/09/2013, cấm các blogger và những người sử dụng các mạng xã hội "tổng hợp thông tin từ các báo và các cơ quan Nhà nước", nói cách khác là không được đăng lại và bình luận các bài báo trên mạng.

    Đối với đại sứ quán Mỹ nghị định nói trên "trái với nghĩa vụ của Việt Nam trong Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị, cũng như những cam kết của Việt Nam trong Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền."

    Như vậy, vấn đề nhân quyền cho tới nay vẫn cản trở việc bán vũ khí sát thương của Mỹ cho Việt Nam và không những thế, nó còn cản trở việc nâng quan hệ Mỹ-Việt lên mức cao hơn.

    Như nhận xét của chuyên gia về Việt Nam Carl Thayer, đăng trên The Wall Street Journal ngày 08/08/2013, Việt Nam đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với các thành viên thường trực khác của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, như Trung Quốc, Nga và Anh Quốc, nhưng trong chuyến viếng thăm Hoa Kỳ vừa qua, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã không thể nâng quan hệ Mỹ-Việt lên hàng đối tác chiến lược.

    Ấy là chưa kể, theo nhận định của The Wall Street Journal, nghị định mới về quản lý Internet có thể sẽ làm phức tạp hơn quan hệ thương mại trong tương lai giữa Hà Nội và Washington, trong đó có việc Việt Nam tham gia hiệp định tự do mậu dịch Đối tác xuyên Thái Bình Dương ( TPP ).


    http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/2013...y-cho-viet-nam

  2. #22
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,146
    Like
    612
    Thanked 2,879 Times in 1,409 Posts
    Thủ tướng Việt Nam kêu gọi Mỹ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương
    30.09.2013


    Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đọc diễn văn tại Đại hội đồng LHQ ở New York, ngày 27/9/2013.

    Thủ tướng Việt Nam kêu gọi Hoa Kỳ bãi bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam.

    Ông Nguyễn Tấn Dũng nói lệnh cấm vận của Mỹ là "vô lý và mang tính phân biệt".

    Phát biểu của Thủ tướng Dũng được đưa ra trong cuộc phỏng vấn với Bloomberg News ngày 27/9 khi tới New York để tham dự cuộc họp của Đại hội đồng Liên hiệp quốc.

    Ông Dũng cho rằng lệnh cấm này biểu hiện sự thiếu tin cậy. Ông nói chưa chắc là Việt Nam sẽ mua vũ khí của Mỹ cho dù Hoa Kỳ có dỡ bỏ lệnh cấm vận này đi chăng nữa, nhưng đây là vấn đề lòng tin lẫn nhau.

    Thủ tướng Việt Nam nhấn mạnh hai nước cựu thù Việt-Mỹ giờ đây đã là bạn. Vẫn theo lời ông, hai bên sẵn sàng xếp lại quá khứ, cùng bắt tay hướng tới tương lai vì mục đích chung là hòa bình, hữu nghị, hợp tác vì lợi ích và sự phát triển của cả đôi bên.

    Ông Nguyễn Tấn Dũng cũng bày tỏ sự tán đồng về sự hiện diện của Hoa Kỳ tại Châu Á Thái Bình Dương giữa bối cảnh tranh chấp biển đảo căng thẳng trong khu vực và các chính sách bành trướng của Trung Quốc.

    Ông Dũng nói Hoa Kỳ là cường quốc thế giới và cũng là một cường quốc Châu Á-Thái Bình Dương, vì vậy sự hiện diện thích hợp của Mỹ trong vùng sẽ góp phần thúc đẩy hòa bình, ổn định, an toàn và an ninh hàng hải.

    Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Chuck Hagel đã nhận lời mời sang thăm Việt Nam vào năm tới. Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết ông Hagel tỏ cam kết thúc đẩy mối quan hệ quốc phòng Việt-Mỹ và đề cao tầm quan trọng của một giải pháp hòa bình cho vấn đề Biển Đông, nơi đang có tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam với Trung Quốc.

    Theo chuyên gia về các vấn đề Châu Á Mark Manyin trong mắt các giới chức chính quyền Tổng thống Barack Obama, Việt Nam là một trong những mối quan hệ đối tác mới mà Washington đang nuôi dưỡng trong khuôn khổ chính sách tái cân bằng kinh tế và chiến lược hướng về Châu Á.

    Bang giao Việt-Mỹ đã đạt được nhiều tiến bộ kể từ khi đôi bên bình thường hóa quan hệ ngoại giao vào năm 1995.

    Từ năm 2006, Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm bán trang thiết bị quân sự phi sát thương cho Việt Nam.

    Tuy nhiên, dù Việt Nam nhiều lần yêu cầu, Washington nhất định không bán vũ khí sát thương cho Hà Nội chừng nào tình hình nhân quyền của Việt Nam chưa được cải thiện.

    Thành tích nhân quyền Việt Nam mấy năm gần đây tiếp tục bị quốc tế, trong đó có Hoa Kỳ, chỉ trích mạnh mẽ với số án tù ngày càng gia tăng mà Hà Nội dành cho những người bất đồng chính kiến, các blogger, hay các nhà hoạt động xã hội.

    http://www.voatiengviet.com/content/...g/1759767.html
    Được sửa bởi Arkain lúc 06:47 ngày 11-07-2014

  3. Thành viên Like bài viết này:

    dly

  4. #23
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,146
    Like
    612
    Thanked 2,879 Times in 1,409 Posts
    Mỹ cấp cho Việt Nam 5 tàu tuần tra cao tốc, đòi thả tù, cải thiện nhân quyền


    Phái đoàn ngoại trưởng Mỹ John Kerry họp tại Bộ Ngoại Giao CSVN ở Hà Nội hôm Thứ Hai 16/12/2013.

    Hoa Kỳ cấp viện cho Việt Nam một số tiền giúp nước này tăng cường an ninh hàng hải, trong đó gồm cả 5 tàu tuần cao tốc, đồng thời thúc hối Hà Nội cải thiện nhân quyền.

    Trong cuộc họp báo sau khi thảo luận với phó thủ tướng kiêm ngoại trưởng CSVN Phạm Bình Minh, ngoại trưởng John Kerry cho hay Hoa Kỳ sẽ viện trợ cho các nước ASEAN ngân khoản 32.5 triệu USD hầu tăng cường tuần tra các vùng biển thuộc lãnh thổ của họ.

    “Hòa bình và ổn định ở khu vực Biển Đông là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi.” Ngoại trưởng Kerry nói trong cuộc họp báo. “Không có vùng biển chủ quyền nào có được an ninh nếu thiếu sự thực thi pháp luật hiệu quả.”

    Ông nói thêm rằng “Chúng tôi rất quan ngại và chống đối mạnh mẽ với chiến thuật chèn ép và hung hăng để dành lợi thế cho tuyên bố chủ quyền”. Nếu người ta theo dõi thời sự, thấy những cuộc tập trận hải quân quy mô phô trương sức mạnh quân sự của Bắc Kinh trên Biển Đông, sẽ hiểu ông ám chỉ gì. Hiện hàng không mẫu hạm Liêu Ninh và 4 chiến hạm hộ tống đang tập trận quanh quẩn trên Biển Đông là một bằng chúng sau cùng và rõ rệt nhất của chủ trương bá quyền bành trướng của Bắc Kinh.

    Trong số tiền nói trên, hơn một nửa hay khoảng 18 triệu USD sẽ được cấp cho Việt Nam để mua 5 tàu tuần cao tốc cho Cảnh sát Biển Việt Nam và huấn luyện nhân sự trong năm 2014. Để tránh nước nào đó “hiểu lầm”, ông Kerry cho hay đó là dự án từng được hai bên bàn thảo từ trước mà “đừng nghĩ ngay là (hậu quả) của những biến chuyển ở khu vực”.

    Mới 11 ngày trước, chiến hạm Mỹ đã phải vội vã đổi hướng để tránh đụng nhau với hàng không mẫu hạm Liêu Ninh và một tàu tuần của Trung quốc trên Biển Đông. Tuy báo chí chính thức như Tân Hoa Xã chỉ loan báo chuyến thăm Việt Nam của ông Kerry liên quan đến các chương trình biến đổi khí hậu, thương thuyết Hiệp định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương, giáo dục, nhưng theo thông tấn AP bình luận, việc cung cấp tàu tuần cho Việt Nam và một số nước ASEAN đang tranh chấp Biển Đông sẽ tạo thêm căng thẳng giữa Bắc Kinh và Hoa Thịnh Đốn.

    Trong khi Hoa Kỳ tuyên bố không đứng về bên nào trong các cuộc tranh chấp chủ quyền biển đảo, ông Kerry kêu gọi các bên tranh chấp nên sớm đạt thỏa thuận về một Bộ Quy Tắc Ứng Xử (COC) hầu tiến đến giải quyết tranh chấp một cách hòa bình qua thương thuyết.

    Gần đây, Trung Quốc loan báo lập khu vực phòng không mới trên không phận vùng biển Hoa Đông, bao trùm cả vùng biển quần đảo Senkaku mà Nhật tuyên bố chủ quyền, trùm cả một phần vùng phòng không của Hàn quốc.

    “Động thái này rõ ràng làm tăng nguy cơ cho những tính toán sai lầm nguy hiểm hay một tai nạn và nó có thể dẫn đến leo thang căng thẳng.”
    Ông Kerry nói. “Hoa Kỳ không công nhận vùng phòng không mới đó và không chấp nhận nó. Việc trung quốc loan báo sẽ không làm thay đổi các hoạt động của lực lượng Hoa Kỳ ở khu vực”.

    “Vùng phòng không mới không nên lập và Trung quốc nên kềm chế để không lập những vùng tương tự ở các nơi khác ở khu vực, đặc biệt là tại khu vực Biển Đông.” Ông Kerry nói.

    Sau cuộc họp với ngoại trưởng Phạm Bình Minh, ông John Kerry đã gặp thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ngoại trưởng Mỹ ca ngợi mối quan hệ giữa hai nước ngày càng sâu rộng hơn từ hợp tác thương mại đến an ninh nhưng theo ông, để mối quan hệ tiến xa hơn “Việt Nam cần chứng tỏ tiếp tục tiến bộ về nhân quyền và các quyền tự do gồm cả tự do tôn giáo, tự do phát biểu và tự do hội họp”.

    Trong cuộc họp báo ông Kerry cho hay ông đã nêu “nhiều trường hợp cá nhân” các người tù nhân chính trị cần được trả tự do mà phía Mỹ muốn nhìn thấy như dấu hiệu của sự cải thiện.

    Trước khi ông tới Việt Nam, 47 nhà lập pháp Mỹ đã gửi thư cho ông kêu gọi cột các viện trợ với cải thiện nhân quyền để áp lực Hà Nội thay đổi. Một số tổ chức và cá nhân người Việt cũng đã tới Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đưa ra các đề nghị cụ thể để thúc đẩy nhân quyền tại Việt Nam.

    Hôm chủ nhật khi đi thăm vùng Đồng bằng Cửu Long mà ông từng chỉ huy một giang đỉnh Hải quân Mỹ gần 50 năm trước, ông loan báo Hoa Kỳ viện trợ cho Việt Nam qua cơ quan USAID 17 triệu USD chống lại biến đổi khí hậu. Ông cũng chứng kiến cuộc ký kết hợp đồng trị giá 94 triệu USD mà công ty General Electric Co. bán 52 turbine gió cho một dự án năng lượng tái tạo ở khu vực. (TN)


    http://www.nguoi-viet.com/absolutenm...1#.Uq_BMOKOAXo
    Được sửa bởi Arkain lúc 07:00 ngày 11-07-2014

  5. Thành viên Like bài viết này:

    dly

  6. #24
    Tham gia
    01-11-2006
    Location
    Mùi Thôn
    Bài viết
    1,796
    Like
    245
    Thanked 133 Times in 103 Posts
    Còn ai phản đối mối lương duyên Việt-Mỹ nữa không nhể? nhớ hồi nào Éo trót dại nói bừa có một lực lượng (CSB) ở VN được Mẽo trang bị tận răng mà bị ném đá quá trời
    Được sửa bởi edavn lúc 08:56 ngày 17-12-2013

  7. #25
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,146
    Like
    612
    Thanked 2,879 Times in 1,409 Posts

    Thông tin Quyền Làm Con Người và cơ hội cho Liên Minh Việt-Mỹ

    Ngoại trưởng Mỹ thúc đẩy nhân quyền, an ninh hàng hải nhân chuyến thăm VN


    Trong buổi làm việc với Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh, ông Kerry đã nêu lên các mối quan ngại của Hoa Kỳ về thành tích nhân quyền đang bị chỉ trích của Hà Nội.


    Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry thúc đẩy Hà Nội cải thiện nhân quyền và cung cấp tài trợ giúp bảo vệ biên giới lãnh hải nhân chuyến công du Việt Nam 4 ngày kết thúc vào ngày mai 17/12.

    Có mặt tại thủ đô Hà Nội hôm nay 16/12, ông Kerry kêu gọi chính phủ Việt Nam phóng thích tù nhân lương tâm và nới lỏng quyền tự do truy cập internet cho người dân.

    Tin AP dẫn lời Ngoại trưởng Mỹ cho hay trong buổi làm việc với Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh, ông đã nêu lên các mối quan ngại của Hoa Kỳ về thành tích nhân quyền đang bị chỉ trích của Hà Nội.

    Ông Kerry nói đôi bên đã trao đổi thẳng thắn và cởi mở về vấn đề nhân quyền.

    Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mỹ nhấn mạnh Việt Nam cần tiếp tục chứng minh có tiến bộ về nhân quyền và các quyền tự do của công dân bao gồm quyền tự do tôn giáo, tự do bày tỏ quan điểm, và quyền tự do lập hội. Bởi lẽ, nếu không, vẫn theo lời ông, các thành viên trong Quốc hội Mỹ có phần chắc sẽ phản đối việc mở rộng giao thương với Việt Nam kể cả việc Hà Nội tham gia vào Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP và việc thực thi thỏa thuận hạt nhân dân sự mới đạt được giữa hai nước.

    Ông Kerry cho hay nhân quyền vẫn là đề tài được tiếp tục thảo luận giữa đôi bên Việt-Mỹ.

    Không tiết lộ chi tiết, nhưng Ngoại trưởng Mỹ cho biết đã đề cập đến các trường hợp cụ thể bị vi phạm nhân quyền tại Việt Nam.

    Về phần mình, Ngoại trưởng Phạm Bình Minh mô tả cuộc gặp với ông Kerry mang tính ‘xây dựng’. Ông Minh lặp lại quan điểm lâu nay của Hà Nội rằng hai bên Việt-Mỹ vẫn còn các bất đồng trong lĩnh vực nhân quyền.

    Trước khi Ngoại trưởng Mỹ sang Việt Nam, 47 nhà lập pháp Hoa Kỳ đã gửi thư thúc giục ông kết nối vấn đề nhân quyền khi bàn về các vấn đề giao thương với Hà Nội.

    Trong kiến nghị thư gửi ông Kerry trước chuyến đi Việt Nam, tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch yêu cầu ông đề nghị Việt Nam có những bước lập tức tỏ thiện chí, bao gồm phóng thích tù nhân chính trị, bỏ các điều khoản hình sự hóa tội chỉ trích nhà nước như 88, 79, hay 258 trong Bộ Luật Hình sự, cho phép công nhân và công đoàn tự do tổ chức nghiệp đoàn độc lập, và thông qua các luật thực thi Công ước Liên hiệp quốc chống Tra tấn.

    Nhiều người mong đợi sẽ có vài tù nhân lương tâm được phóng thích với chuyến thăm của nhà ngoại giao hàng đầu Hoa Kỳ, quốc gia tiên phong cổ xúy dân chủ-nhân quyền trên thế giới và đặt nặng vấn đề nhân quyền trong các mối quan hệ với Việt Nam.

    Luật sư Nguyễn Văn Đài, một cựu tù nhân lương tâm nổi tiếng của Việt Nam, là người liên hệ chặt chẽ với các nhà đấu tranh dân chủ và gia đình các tù nhân lương tâm trong nước.

    Luật sư Đài cho biết trước khi Ngoại trưởng Mỹ đặt chân tới Việt Nam, ít nhất 3 tù nhân lương tâm đang bị giam cầm ở phía Nam đã được giới hữu trách tiến hành các thủ tục thông lệ yêu cầu ký đơn ‘nhận tội’ ‘xin khoan hồng’, một dấu hiệu cho thấy có thể họ sắp được phóng thích.

    Ông Đài không tiết lộ cụ thể tên của những tù nhân đó gồm những ai. Tuy nhiên, ông cho biết có một trường hợp đặc biệt của nhà giáo bất đồng chính kiến Đinh Đăng Định, người đang bị ung thư dạ dày trong trại giam.

    Luật sư Đài:

    “Gia đình anh Định được thông báo yêu cầu gửi hồ sơ lên để tòa án tối cao xem xét lại thủ tục Giám đốc thẩm cho anh ấy. Đây là một trường hợp rất hiếm. Bên quản lý trại giam và Bộ Công an cũng đã liên lạc với một số tù chính trị. Họ đã đến gặp gỡ các tù nhân này. Chuyện thả hay không chưa rõ ràng, nhưng chuyện họ đến tiếp xúc như vậy cũng là hơi bất thường.”

    Tuy nhiên, luật sư Đài dự đoán các vụ phóng thích nếu có sẽ không diễn ra ngay sau chuyến thăm của ông Kerry, mà rất có thể là trong đợt ân xá trước Tết, vì Hà Nội không muốn mọi người cho rằng việc này được thực hiện vì áp lực hay để lấy lòng Hoa Kỳ.

    Luật sư Đài tiếp lời:

    “Thông thường như thế họ sẽ có nhiều cách, hoặc là giảm án, hoặc là dùng thủ tục Giám đốc thẩm để sửa bản án giảm án xuống bằng mức đã giam giữ trước đây, chứ còn khả năng đặc xá thì ít. Nếu đặc xá thì họ đã làm từ đầu tháng 12 rồi. Bây giờ còn hơn 1 tháng nữa đến Tết thì họ làm không kịp.”

    Ngoài nhân quyền, một trong những vấn đề nằm cao trong nghị trình làm việc của ông Kerry nhân chuyến thăm Việt Nam là vấn đề an ninh hàng hải.

    Hôm nay (16/12), Ngoại trưởng Mỹ loan báo khoản hỗ trợ trị giá 32,5 triệu đô la giúp các nước Đông Nam Á tăng cường an ninh hàng hải. Phân nửa số tiền này dành cho Việt Nam giữa bối cảnh tranh chấp Biển Đông căng thẳng.

    18 triệu đô la trong ngân khoản Ngoại trưởng Kerry vừa loan báo sẽ giúp Việt Nam tăng cường khả năng tuần tra duyên hải và có thể phản ứng nhanh hơn trong các nhiệm vụ tìm kiếm-cứu hộ hay thảm họa thiên tai.

    Ông Kerry cho biết thêm số tiền cũng sẽ được dùng để mua 5 tàu tuần tra cao tốc cho lực lượng tuần duyên Việt Nam vào năm tới.

    Bộ Ngoại giao Mỹ cho hay với ngân khoản này, hỗ trợ về an ninh hàng hải Hoa Kỳ dành cho khu vực sẽ vượt trên 156 triệu đô la trong 2 năm tới.

    Dù nói rằng sự hỗ trợ cho Đông Nam Á lần này không nhằm mục đích nhắm tới Trung Quốc, nhưng Ngoại trưởng Kerry nhấn mạnh khoản viện trợ được thiết lập để giúp các nước bảo vệ lãnh hải trước các hành động xâm lấn.

    Ông nói hòa bình và ổn định tại Biển Đông là ưu tiên hàng đầu đối với Washington cũng như các nước trong khu vực và Hoa Kỳ phản đối các chiến thuật uy hiếp, gây hấn trong các tuyên bố chủ quyền.

    Ông Kerry kêu gọi tăng cường các cuộc thảo luận và sáng kiến ngoại giao giữa Trung Quốc với các nước trong việc xử lý tranh chấp lãnh hải.

    Ngoại trưởng Mỹ khẳng định bất kỳ tranh chấp nào cũng phải được giải quyết thông qua các định chế quốc tế.

    http://www.voatiengviet.com/content/...m/1811176.html

  8. #26
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,146
    Like
    612
    Thanked 2,879 Times in 1,409 Posts
    John Kerry trên sông nước Miền Tây


    Ngoại trưởng Mỹ John Kerry phát biểu bên bờ sông ở vùng kênh rạch chằng chịt của huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau thuộc cực Nam Việt Nam. Tại đây ông cam kết Mỹ sẽ viện trợ 17 triệu đôla giúp người dân địa phương thích ứng với biến đổi khí hậu.



    Trước khi có bài phát biểu về tác động của biến đổi khí hậu đối với Đồng bằng sông Cửu Long, ông Kerry đã đi dạo trong xóm ở ấp Kiến Vàng, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Đây là lần đầu tiên trong 13 năm ông trở lại Việt Nam và là lần thứ 14 đến Việt Nam kể từ khi kết thúc chiến tranh.



    Chuyến thăm Việt Nam của ông Kerry kéo dài từ ngày 14 đến 17/12. Gần 50 năm trước, Kerry là lính hải quân Mỹ chuyên đi tuần tra quân Việt Cộng trên sông nước Cà Mau.



    "Tôi vẫn có thể nhắm mắt và hình dung ra hình ảnh đất nước mà tôi đã thấy trong cuộc chiến: hình ảnh những con trâu, những con rạch hẹp đến không ngờ, rừng đước, những người giăng câu trên ghe,” Kerry nói trong một đoạn video được đăng tải trên trang mạng của Sứ quán Mỹ ở Hà Nội trước thềm chuyến thăm.



    Chuyến đi Cà Mau của ông Kerry vừa là thăm lại chiến trường xưa vừa thể hiện sự quan tâm của Mỹ đối với tình trạng biến đổi khí hậu mà Đồng bằng sông Cửu Long là một trong những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất trên thế giới.



    Phát biểu tại đây, Kerry nói sông Mekong là tài sản toàn cầu, là báu vật của cả khu vực và 'không một nước nào có quyền tước bỏ nguồn sống, hệ sinh thái của nước khác' trong một phát ngôn nhằm vào Trung Quốc, nước đang có dự án xây đập ở thượng nguồn sông Mekong.



    Tại Thành phố Hồ Chí Minh hay còn gọi là Sài Gòn, thủ phủ của miền Nam Việt Nam trước đây, Ngoại trưởng Kerry đã gặp gỡ cộng đồng doanh nhân ở đây hôm thứ Bảy ngày 14/12 để thông báo về Hiệp định đối tác Xuyên Thái Bình Dương, tức TPP, một thỏa thuận thương mại rộng lớn mà Mỹ hiện đang đàm phán với Việt Nam và chín nước châu Á khác.



    Ông cũng đến tham dự thánh lễ ở Nhà thờ Đức Bà do người Pháp xây dựng ở trung tâm Sài Gòn trong một động thái bày tỏ sự ủng hộ quyền tự do tín ngưỡng ở Việt Nam.



    Để hưởng lợi nhiều nhất từ các cơ hội kinh tế khi TPP được ký kết, Kerry nhắc Việt Nam, vốn bị cộng đồng quốc tế lên án vì thành tích nhân quyền của họ, phải ‘thay đổi’. Ông kêu gọi Hà Nội phải tôn trọng nhân quyền vì nó 'làm cho đất nước mạnh hơn, chứ không phải yếu đi'.


    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/pict...ry_camau.shtml

  9. Thành viên Like bài viết này:


  10. #27
    Tham gia
    13-09-2008
    Bài viết
    8,797
    Like
    3,392
    Thanked 1,692 Times in 891 Posts
    Việt Nam muốn toàn vẹn lảnh thổ.
    Mỹ muốn cải thiện nhân quyền .

    Hai quan điểm khác nhau mà vẩn gặp nhau được sao?

    Vậy thì,chỉ có vấn đề tự do hàng hải trên biển đông mới là mối gắn kết hai nước.Tự do đã bị Trung Quốc đe dọa.Vậy thì,Việt Nam và Mỹ cùng chống lại Trung Quốc,chống lại kẻ đe dọa tự do hàng hải.Và,.....
    Khó quá, không thèm ký

  11. #28
    Tham gia
    01-11-2006
    Location
    Mùi Thôn
    Bài viết
    1,796
    Like
    245
    Thanked 133 Times in 103 Posts
    Nói trắng ra là con bài nhân quyền của Mỹ giờ hết thiêng, nếu không nhanh tay nhúng vào thì thành trâu chậm uống nước đục so với Pháp, Anh (còn với Nga thì khỏi phải bàn). Tuy nhiên khi hỗ trợ vũ khí cho VN chẳng nhẽ họ không có điều khoản gì nói, do vậy công bố ngoại giao thì vẫn phải nói thôi

  12. #29
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,146
    Like
    612
    Thanked 2,879 Times in 1,409 Posts

    Re: Cuộc chiến ngoại giao tại Á Châu trong thế kỷ 21

    Quote Được gửi bởi acaxomcui View Post
    Việt Nam muốn toàn vẹn lảnh thổ.
    Mỹ muốn cải thiện nhân quyền .

    Hai quan điểm khác nhau mà vẩn gặp nhau được sao?
    Được chứ sao không? Dễ ợt mà! Chủ yếu là các thánh ở ngoài ấy có DÁM để chúng gặp nhau hay không mà thôi bác ạ!

    Khúc mắc duy nhất là hiện nay mặc dù quốc gia đang phải đương đầu với giặc ngoại xâm, có một số các thánh vẫn một mực cho rằng dân tộc VN hiện nay vẫn chưa đủ tiến hóa lên tới tầm cỡ con người, mà chỉ đại khái mới ngang hàng với giống...lừa mà thôi, vậy cho nên mỗi năm lại có thêm vài cái nghị định quái thai được đưa ra để nhắc nhở bầy lừa vị trí của chúng, đồng thời dằn mặt thị uy những con lừa cả gan mơ ước tới những quyền lợi căn bản của con người mà trước kia ông Hồ từng dõng dạc tuyên bố sau khi copy lại bài nháp của ông Jefferson. Oái oăm nhất là những con lừa nào dám cả gan kêu to lên để cảnh giác đồng loại của mình khi thấy chó sói tính chui vào chuồng kiếm ăn thì lại bị ông chủ nắm cổ lôi xềnh xệch ra làm thịt trước tiên, thế mới hài!!

    Hoa Kỳ thì không đồng ý với thái độ kỳ lạ đó của Hà Nội đối với dân tộc Việt Nam, mà cũng không muốn bán phi đạn Tomahawk, trực thăng Apache, máy bay F-35, thiết giáp M1 Abrams, lá chắn Patriots, chiến hạm Aegis một cách khơi khơi cho các tay chăn lừa trên thế giới. Khác biệt xưa nay giữa cách buôn bán vũ khí sát thương của phe Đồng Minh và Liên Xô/Nga trước giờ đại khái là vậy. Càng nhanh chóng hiểu ra điều này thì càng tốt, chứ đừng như bác Sang lặn lội sang tận New York để khẩn khoản được mua hàng nóng mà lại chả hiểu (hoặc giả vờ không hiểu) khi mếu máo rằng Chiến Tranh Việt Nam đã qua từ lâu rồi mà không hiểu vì sao Hà Nội vẫn bị thiên hạ "đối xử khác biệt" và "không tin tưởng". Hay là vì bác Sang không theo dõi báo đài quốc tế nên cho rằng tin tức về mỗi nhà báo, mỗi blogger, mỗi luật sư VN bị ném vào ngục trong những năm vừa qua thì thế giới ngoài kia chẳng hề ai biết nhỉ? Có khi nào chúng nó đọc báo tiếng Anh mà lại biết rõ về các vụ càn quét, bắt bớ, thanh trừng này hơn là dân ta đọc báo tiếng Việt không ta!!

    Người Mỹ luôn mong muốn có một ngày được hợp tác toàn diện (kể cả quân sự) với Dân Tộc Việt theo đúng nghĩa, chứ không phải tiếp tay củng cố cho nền độc tài tiếp tục làm càn. Tớ hằng mong mỏi sẽ được thấy ngày đó, bác Cả chắc hẳn cũng muốn thấy ngày đó, vậy để xem còn phải đợi bao lâu nữa thì Hiệp Hội Nông Dân Chăn Lừa mới gom đủ dũng khí để dám đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên lợi ích cá nhân nhé!
    Được sửa bởi Arkain lúc 17:27 ngày 26-12-2013
    "Những người thông thái lên tiếng vì họ có điều gì đó để nói; Những kẻ đần độn thì chỉ để nói một cái gì đó." - Nhà Triết Học Plato.

    Cuộc chiến ngoại giao tại Á Châu trong thế kỷ 21 * Tin thời sự về "Tình Hữu Nghị Việt-Trung"
    1000 tấm ảnh quý hiếm của Sài Gòn - Hòn Ngọc Viễn Đông * Chiến tranh Việt Nam: Những bức ảnh sưu tầm

  13. 2 thành viên Like bài viết này:


  14. #30
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,146
    Like
    612
    Thanked 2,879 Times in 1,409 Posts
    Điếu Cày được trao giải Tự do Báo chí
    27 tháng 11, 2013


    Blogger Điếu Cày được biết đến với nhiều bài viết đụng chạm vào nhiều vấn đề nhạy cảm như tham nhũng, chủ quyền biển đảo

    Blogger Nguyễn Văn Hải, tức Điếu Cày, được trao giải Tự do Báo chí Quốc tế 2013 trong buổi lễ được Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ) tổ chức tại New York, Hoa Kỳ tối 26/11, giờ địa phương.

    Cây bút này hiện vẫn đang thụ án 12 năm tù sau khi bị tòa án ở TP. HCM tuyên phạt về tội “tuyên truyền chống nhà nước” năm ngoái.

    Danh sách những người thắng giải đã được CPJ, tổ chức có trụ sở tại New York, công bố hồi 26/09 năm nay.

    Trả lời BBC ngày 27/11, bà Dương Thị Tân, vợ ông Hải, cho biết gia đình được một số bạn bè thông báo về giải thưởng và sau đó cũng nhận được giấy mời dự lễ trao giải từ CPJ.

    Bà Tân cũng cho biết đã thông báo với chồng về giải thưởng khi vào thăm ông hôm Chủ Nhật ngày 24/11.

    "Ông nói ông rất vui và muốn gửi lời cảm ơn đến sự quan tâm của tất cả mọi người," bà nói.

    "Tôi nghĩ niềm vui cho cá nhân ông là một phần thôi. Thực sự ông rất mong muốn là trong tương lai gần, quốc tế sẽ tăng cường sự quan tâm đối với những người đấu tranh trong nước để Việt Nam thực thi quyền con người như là họ đã đặt bút với quốc tế."

    Bình luận về giải thưởng của chồng, bà Tân nói "gia đình rất vui vì đây là một tín hiệu tốt, cho thấy rằng cộng đồng quốc tế đang gia tăng sự chú ý đối với Việt Nam".

    "Tôi nghĩ những mất mát hy sinh của ông cũng được đền thưởng một cách xứng đáng, kịp thời," bà nói.

    Con trai ông Hải, Nguyễn Trí Dũng, xuất hiện trên một đoạn video được chiếu tại lễ trao giải và nói giải thưởng này đã giúp ông và gia đình cảm thấy "an toàn hơn".

    Cùng được trao giải với ông Hải là ba nhà báo nước ngoài khác, bao gồm:

    • Bà Janet Hinostroza, phóng viên đài Teleamazonas, Ecuador, người buộc phải nghỉ việc sau khi bị đe dọa vì một cuộc điều tra.
    • Ông Bassem Youssef, người dẫn chương trình đài Capital Broadcast Center, Ai Cập, bị cáo buộc đã xúc phạm tổng thống và đạo Hồi năm 2012, sau đó bị bắt giữ và phạt hành chính vào năm 2013.
    • Ông Nedim Sener, phóng viên điều tra báo Posta, Thổ Nhĩ Kỳ, bị quy tội hoạt động khủng bố vì các bài điều tra bị cáo buộc là có nội dung chống chính phủ. Ông hiện được tại ngoại, nhưng có thể bị lãnh án 15 năm tù nếu bị kết tội.


    Giải thưởng Tự do Báo chí hàng năm được sáng lập để vinh danh những "bài viết can đảm, giúp định hình cho tự do báo chí", CPJ nói trong một thông cáo.

    Hiện ông Hải đang thi hành án tù 12 năm tại Trại giam số 6, Huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An vì tội "Tuyên truyền chống Nhà nước" theo điều 88 Bộ Luật Hình sự.

    Trước khi bị tòa án khép ông vào tội danh này, ông còn bị tội danh 'trốn thuế' và đã thi hành xong bản án mà ông luôn bác bỏ và khẳng định mình vô tội.

    Blogger Điếu Cày được biết đến như một blogger với nhiều bài viết thu hút sự chú ý trên cộng đồng mạng xã hội và Internet của Việt Nam về các chủ đề dân quyền và chủ quyền biển đảo.

    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/viet...om_award.shtml
    Được sửa bởi Arkain lúc 17:42 ngày 16-07-2014

Trang 3 / 7 FirstFirst 123456 ... LastLast

Bookmarks

Quy định

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời bài viết
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •