Trang 2 / 7 FirstFirst 12345 ... LastLast
Hiển thị kết quả từ 11 đến 20 / 68
  1. #11
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,146
    Like
    612
    Thanked 2,879 Times in 1,409 Posts
    ‘Không bàn vũ khí sát thương trong cuộc đối thoại Việt – Mỹ’



    Thiếu tá Cathy Wilkinson, nữ phát ngôn viên của Ngũ Giác Đài, đã cho biết như vậy trong cuộc phỏng vấn dành riêng cho VOA Việt Ngữ về cuộc đối thoại chính sách quốc phòng Việt – Mỹ diễn ra hồi đầu năm tại Hà Nội.

    Bà cho hay: ‘Hoạt động xuất khẩu vũ khí sát thương bị cấm trong khuôn khổ các quy định hiện thời không được mang ra thảo luận tại cuộc đối thoại chính sách quốc phòng vừa qua. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ tiếp tục hợp tác với Việt Nam trong khuôn khổ các quy định hiện có để giúp nước này tăng cường khả năng quân sự trong các lĩnh vực quan trọng’.

    Việc Hoa Kỳ cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam nằm trong lệnh cấm vận khí tài năm 1984 của Washington.

    Giới chức quân sự cấp cao của chính quyền Hà Nội, trong đó có Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh, từng bày tỏ mong muốn Hoa Kỳ dỡ bỏ lệnh cấm này, nhưng phía Mỹ lại đặt điều kiện về nhân quyền.

    Thiếu tá Cathy Wilkinson nhấn mạnh lại quan điểm của Washington: ‘Tiến trình làm sâu đậm thêm mọi khía cạnh trong mối quan hệ giữa hai nước chỉ có thể được thúc đẩy thông qua các nỗ lực tiếp tục của Việt Nam nhằm cải thiện hình hình nhân quyền’.

    Thượng nghị sĩ Mỹ Joseph Lieberman từng cho biết rằng chính phủ Việt Nam muốn mua một số loại vũ khí từ Mỹ và Washington cũng muốn chuyển giao cho phía Hà Nội.

    Nhưng Thượng nghị sĩ John McCain tuyên bố Hà Nội phải cải thiện vấn đề nhân quyền trước khi Hoa Kỳ bán vũ khí cho Việt Nam.

    Trong một bài xã luận đăng tải trên tờ The Wall Street Journal hôm 14/3, thượng nghị sĩ đại diện tiểu bang Arizona viết rằng ông ‘đã làm bạn với những người từng là kẻ thù của ông’, nhưng ‘điều đáng tiếc là họ không được hưởng những quyền tự do mà người Mỹ tôn trọng’.

    Ông McCain cũng viết rằng mối bang giao quốc phòng đã phát triển tới mức mà ‘chỉ một thập kỷ trước vẫn là điều không thể tưởng tượng được’.

    Tuy nhiên, thượng nghị sĩ này cho rằng vấn đề nhân quyền và pháp quyền mà Mỹ kỳ vọng vào Việt Nam thì ‘vẫn chỉ là hy vọng mà thôi’.

    Cuộc thảo luận thường niên lần ba giữa các giới chức quân đội Việt – Mỹ diễn ra trong bối cảnh căng thẳng dâng cao tại biển Đông.

    Theo nữ phát ngôn viên Ngũ Giác Đài, vấn đề an ninh biển, trong đó có cách thức ứng phó với những mối đe dọa phi truyền thống, nằm trong chương trình nghị sự.

    Bà nói: ‘An ninh biển là một trong năm lĩnh vực trọng tâm trong văn bản ghi nhớ về củng cố hợp tác quốc phòng song phương giữa hai quốc gia, và là một phần quan trọng trong mối bang giao giữa hai nước’.

    Ngoài ra, Thiếu tá Wilkinson cho VOA Việt Ngữ biết rằng cả giới chức Mỹ lẫn Việt Nam đều nhận thấy những diễn biến leo thang gần đây ở biển Đông, đồng thời hoan nghênh các nỗ lực giải quyết căng thẳng, tranh chấp một cách hòa bình mà không sử dụng vũ lực hay ép buộc.

    Khi được hỏi bà đánh giá như thế nào về ý kiến cho rằng việc Việt Nam lo ngại
    các tuyên bố khẳng định chủ quyền lãnh hải mạnh mẽ của Trung Quốc đã đẩy Hà Nội xích lại gần hơn tới Mỹ, người đại điện Lầu Năm Góc nói rằng mối quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã phát triển sâu rộng thông qua một loạt các vấn đề trong vài năm qua.

    Bà cũng nhắc lại quan điểm của chính quyền của Tổng thống Obama trong vấn đề tranh chấp lãnh hải.

    Bà Wilkinson nói: ‘Mỹ không đứng về phía bên nào, nhưng chúng tôi ủng hộ tiến trình ngoại giao và hợp tác, với sự tham gia của tất cả các bên tuyên bố nhận chủ quyền nhằm giải quyết các tranh chấp’.

    Theo Ngũ Giác Đài, cuộc đối thoại quốc phòng Việt – Mỹ được coi là một diễn đàn quan trọng để giới chức hai bên trao đổi về các vấn đề an ninh song phương, khu vực cũng như toàn cầu mà hai bên đánh giá là quan trọng.

    Thiếu tá Wilkinson cho hay, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ nhận thấy giá trị lớn trong các cuộc trao đổi như vậy và đánh giá cao việc chính phủ Việt Nam đồng ý tham gia.

    Bà nói: ‘Bộ Quốc phòng Mỹ coi Việt Nam là một nhà lãnh đạo mới nổi ở Đông Nam Á, và chúng tôi sẽ tiếp tục tìm kiếm các kênh để mở rộng mối quan hệ quốc phòng song phương, cũng như các lĩnh vực mà hai bên cùng quan tâm, trong một phần chính sách chuyển dịch trọng tâm sang châu Á của Hoa Kỳ’.

    Nữ phát ngôn viên dẫn lời của cựu Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta nói rằng Hoa Kỳ cam kết tăng cường mối quan hệ quốc phòng với Việt Nam.

    Bà nói cuộc đối thoại chính sách quốc phòng là một dấu hiệu quan trọng và rõ ràng cho thấy sự tiến triển trong quan hệ song phương.

    http://www.voatiengviet.com/content/...y/1622988.html

  2. 2 thành viên Like bài viết này:


  3. #12
    Tham gia
    16-03-2006
    Location
    www.usalaptop.vn
    Bài viết
    5,276
    Like
    828
    Thanked 755 Times in 428 Posts
    Tuy nhiên, thượng nghị sĩ này cho rằng vấn đề nhân quyền và pháp quyền mà Mỹ kỳ vọng vào Việt Nam thì ‘vẫn chỉ là hy vọng mà thôi’.
    Nhận định tổng quan về tình hình VN

  4. #13
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,146
    Like
    612
    Thanked 2,879 Times in 1,409 Posts
    Quote Được gửi bởi thaychuastudio View Post
    Nhận định tổng quan về tình hình VN
    Lão Trùa còn nhớ giấc mộng tinh giữa ban ngày về "một lực lượng của VN mới được xây dựng được Mẽo trang bị tận răng" 2 năm về trước của Ban Tuyên Huấn Làng Mùi để lòe mấy chú nhóc ngoài Ba Đình không nhể?

    Hai năm trôi qua, thiên hạ trong vùng Đông Nam Á đua nhau tậu đồ chơi của Mẽo, hết nước này mua chiến hạm, nước kia mua lá chắn phi đạn, nước nọ mua máy bay trực thăng chiến đấu để kình lại Anh Ba, mà rốt cuộc nhà cầm quyền Hà Nội vẫn không thoát ra khỏi cái danh sách cấm bán vũ khí sát thương cũng vẫn chỉ vì cái lý do "ai cũng hiểu chỉ một nhóm người không hiểu", ngay cả tuồng chèo "bình mới, rượu cũ" gần đây còn lòe không nổi cả dân sau lũy tre làng thì làm sao mà lòe được thiên hạ ngoài kia?

    Hai năm kế tiếp, không rõ bên cạnh những lập luận quen thuộc theo kiểu "yêu kẹt xe chính là yêu nước" ra thì Ban Tuyên Huấn dự tính sẽ phóng hỏa mù để định hướng dư luận thế nào khi các đơn thỉnh cầu mua đồ chơi mà Hà Nội gửi qua Washington vẫn tiếp tục bị gạch bỏ toàn bộ những thứ được xem là vũ khí sát thương trước khi được xét? Có khi lại là "ta cóc thèm xài hàng nóng của Mẽo" hay là "Mẽo dở không biết làm marketing" không chừng!

  5. #14
    Tham gia
    13-09-2008
    Bài viết
    8,797
    Like
    3,392
    Thanked 1,692 Times in 891 Posts
    Không có vũ khí sát thương thì...chơi dao búa,cung nỏ.
    Mà có dám chơi không đã?
    Khó quá, không thèm ký

  6. #15
    Tham gia
    14-07-2009
    Bài viết
    98
    Like
    22
    Thanked 11 Times in 8 Posts
    Có vẻ bác Kền khoái chí vì những thông tin bên ngoài rằng Mỹ không thèm bán vũ khí sát thương cho VN mà cố tình quên mất rằng nó chỉ là bên ngoài mà thôi.

    Hiện tại phe chống đối mối quan hệ với VN ở Mỹ vẫn ép chính phủ đặt nặng điều kiện nhân quyền ở VN trong việc thương lượng bán vũ khí cho VN, đó là rào cản Hòa Kỳ cần giải quyết nếu muốn thâm nhập được vào thị trường vũ khí ở VN, hoặc hơn nữa là thúc đẩy mối quan hệ chiến lược với VN.

    Nói thiệt chớ xem cái video điều trần về nhân quyền của VN ở Mẽo mà tớ suýt ngất vì cười, nhìn các vị đó lấy những nhân chứng trời hỡi, ngồi trên đất Mỹ cách VN hơn vạn dặm kể tội ác CS cứ vanh vách như đang ngồi tường thuật trực tiếp ấy... nói chung là hài vãi tè

    Quay lại chuyện Mỹ có bán vũ khí cho Việt Nam không? chắc chắn là có nếu VN muốn mua khi ít chịu ảnh hưởng từ Nga hơn, còn hiện tại, Nga vẫn đang bán nợ cho VN, mà vũ khí Nga cũng chả kém gì Mỹ, lại rẻ tiền hơn, đội ngũ sĩ quan được đào tạo từ nga hoặc am hiểu kỹ thuật vũ khí của Nga nhiều hơn (có thể nói là áp đảo) so với được đào tạo từ Mỹ... VN chả dại gì bỏ cái mối truyền thống ngon lành này nhảy sang cái mối mới đầy nhiêu khê và bất ổn kia làm gì.

    Hiện tại, Việt Nam nếu có mua vũ khí của Mỹ thì cũng chỉ mua nhỏ giọt một số loại mà Nga không cung cấp được, giống như đang mua ở các nước phương tây khác mà thôi. Thậm chí Mỹ có thể chậm chân hơn Anh, Pháp khi hai cường quốc này bắt đầu quan tâm và rất nhiệt tình với Việt Nam hơn Mỹ.

    Chớ mấy lão có cười rụng rốn về nhận xét: Mỹ marketing kém hoặc đang thèm nhỏ dãi thị trường vũ khí ở VN thì sự thực nó vẫn như thế, không thể chối cãi được

    Thiết nghĩ, những người Mỹ gốc Việt phải có thái độ ủng hộ tuyệt đối về mối bang giao Việt Mỹ, đặc biệt có thể biết bỏ qua mọi hiềm khích cá nhân thù hằn từ "kiếp trước" mà cổ vũ cho mối quan hệ này, xúc tiến quá trình Mỹ bán vũ khí cho Việt Nam thì mới thực sự chứng tỏ được mình là công dân tốt của mẫu quốc, cũng như người con luôn đau đáu về cố hương đất tổ mới phải chớ nhỉ?
    Được sửa bởi Adolf Hitler lúc 06:50 ngày 26-04-2013

  7. #16
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,146
    Like
    612
    Thanked 2,879 Times in 1,409 Posts
    Blogger Trương Duy Nhất bị bắt
    26 tháng 5, 2013


    Blogger có tiếng Trương Duy Nhất đã bị bắt hôm 26/5 tại Đà Nẵng và bị chuyển ra Hà Nội trong cùng ngày.

    Báo Thanh Niên đưa tin Bộ Công an bắt ông Nhất vì có "hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân theo điều 258, Bộ luật Hình sự."

    Ông Nhất, năm nay 49 tuổi, nghỉ viết báo và chuyển sang viết blog Một góc nhìn khác từ đầu năm 2011 để có thể nói thẳng những suy nghĩ của mình.

    Blog thẳng thắn chỉ trích đích danh các lãnh đạo Việt Nam đã nhiều lần bị tin tặc tấn công và hiện cũng đang không thể truy cập được.

    Tâm sự với độc giả khi chuyển sang viết blog, ông Nhất nói ông đã làm cho báo Công An Quảng Nam Đà Nẵng 8 năm và sau đó có vài năm làm tại báo Đại Đoàn Kết.

    Ông Nhất đã nhiều lần bị Bộ Công an Việt Nam gây sức ép về những gì ông viết trên blog.

    Blogger này từng chê Chủ tịch nước Trương Tấn Sang "Bấm hèn hạ" khi không dám nêu đích danh Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là người bị Bộ Chính trị đề nghị kỷ luật tại Hội nghị Trung ương 6 hồi cuối năm 2012.

    Ông Sang gọi người bị đề nghị kỷ luật là "đồng chí X".

    Mới đây ông Nhất kêu gọi ông Nguyễn Bá Thanh từ chức Trưởng Ban Nội chính Trung ương sau khi Ban chấp hành Trung ương bác đề nghị đưa ông vào Bộ Chính trị tại Hội nghị Trung ương 7 hồi đầu tháng này.

    'Khát khao thay đổi'

    Một loạt các cuộc bắt bớ ở Việt Nam từ đầu năm 2012 được cho là có phần liên quan tới cuộc tranh giành quyền lực đang diễn ra trong đội ngũ cầm quyền cao cấp của Việt Nam.

    Tại hai hội nghị trung ương gần đây nhất, Ban chấp hành Trung ương gồm 175 vị đã bác các đề nghị liên quan tới nhân sự của Bộ Chính trị, từ việc kỷ luật ông Nguyễn Tấn Dũng cho tới việc đưa người được xem là đối thủ của ông, Trưởng ban nội chính Nguyễn Bá Thanh, vào Bộ Chính trị.

    Trước khi bày tỏ sự thất vọng về ông Nguyễn Bá Thanh sau thất bại của ông này tại Hội nghị Trung ương 7, ông Nhất từng có nhiều kỳ vọng vào vị cựu Bí thư Đà Nẵng:

    Ông Nhất nói trong một Bấm phỏng vấn với BBC hồi đầu năm nay:

    "Trong con mắt của tôi, thì ông Nguyễn Bá Thanh là một nhân vật cần có trong lúc này, kể cả về tính cách, lẫn tài năng và tư duy. Không chỉ riêng tôi, mà nhiều người tỏ ra rất hồ hởi trước 'hiện tượng Nguyễn Bá Thanh'.

    "Người dân đang khát khao một sự thay đổi, đúng sai gì không biết, nhưng tình hình đã quá u ám, trì trệ kéo dài. Phải thay đổi, phải khác những gì đang có.

    "Tôi cho rằng ông Nguyễn Bá Thanh là người làm được việc, nếu giao việc cho ông Thanh thì ông sẽ là nhân vật ít nhiều mang lại sự đổi thay chứ không u ám như bây giờ."

    'Viết điều cần viết'

    Blogger Trương Duy Nhất thu hút được nhiều sự chú ý khi bỏ viết báo để chuyên tâm viết blog.

    Giải thích về quyết định này, ông Nhất viết hồi năm 2011:

    "Trong nhiều năm liền, với chức phận là một nhà báo ăn lương, tôi luôn phải viết cả những điều không muốn viết.

    "Ừ thì cũng như muôn vàn nhà báo khác thế thôi. Đó là những bài báo viết không cần suy nghĩ, không động não, không tư duy, viết khoán cho đủ chỉ tiêu bài vở nhận lương hàng tháng. Những bài báo vô thưởng vô phạt mà tự thân mình phải xấu hổ khi núp dưới bút danh khác.

    "Nhưng: làm báo chả lẽ mãi như vậy? Trên trang blog của mình, tôi đã nhiều lần treo câu này “Nếu không có quyền nói (viết) tất cả những điều mình muốn, thì ít ra cũng giữ cái quyền không nói những điều người ta ép buộc nói". Đó là câu của cụ Huỳnh Thúc Kháng, người sáng lập đồng thời là chủ nhiệm tờ báo Tiếng Dân, sau này cụ được Hồ Chí Minh cử làm quyền Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

    "Tôi đã chọn cách của cụ Huỳnh trong nhiều năm khi giữ cho mình cái quyền “không nói (viết) những điều người ta ép buộc nói”.

    "Nhưng đã đến lúc tôi chọn phương cách khác, lắc đầu nói không với cụ Huỳnh: Nếu không có quyền nói (viết) tất cả những điều mình muốn, thì... nghỉ làm báo để viết được những điều mình cần viết!”

    Ông Nhất chỉ là trường hợp mới nhất trong số hàng chục cây viết mà Việt Nam đã bắt giam trong vài năm qua.

    Tổ chức Phóng viên Không Biên giới coi Việt Nam nằm trong số ít các nước bị coi là "Kẻ thù của Internet" do chính sách hà khắc của Hà Nội với các cây viết bày tỏ quan điểm ôn hòa trên không gian ảo.

    'Chỉ muốn xây dựng'

    Blogger đồng thời là nhà báo tự do Huỳnh Ngọc Chênh đã có những nhận xét tích cực về ông Trương Duy Nhất.

    Trao đổi với BBC từ Thành phố Hồ Chí Minh, ông Chênh nhận xét ông Nhất 'là người thẳng thắn, mạnh dạn, tích cực đóng góp cho hệ thống này'.

    "Ông ấy đánh vào những sai trái, tiêu cực của hệ thống với mong muốn làm cho hệ thống tốt hơn," ông nói.

    Ông Chênh cũng đánh giá nhìn chung ông Nhất 'là một blogger độc lập' vì không tham gia ký các kiến nghị, kể cả Kiến nghị 72 về sửa đổi Hiến pháp.

    "Gần đây (ông Nhất) có những bài viết được đánh giá là có nhiều thông tin mà chỉ các quan chức cấp cao mới có thể có được," ông nói và cho biết đây có thể là một giả thiết về lý do ông Nhất bị bắt.

    Theo ông Chênh thì những bài viết của ông Nhất 'được đón nhận với số lượng người đọc rất lớn' và cũng đã phát huy tác dụng.

    Ông dẫn chứng sự phê phán của ông Nhất về tệ 'đi đến đâu thì khẩu hiệu chào mừng đến đó' của các quan chức lãnh đạo đã giúp cho tình trạng này sau đó được dẹp bỏ.

    "Tất cả các bài viết của ông Nhất đều toát lên tinh thần xây dựng để mong muốn có hệ thống tốt đẹp hơn," ông nói.

    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/viet...t_bi_bat.shtml

  8. #17
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,146
    Like
    612
    Thanked 2,879 Times in 1,409 Posts
    Việt Nam gia tăng đàn áp blogger


    Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch (HRW) kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do ngay lập tức cho các chỉ trích gia vừa bị bắt.

    Thông cáo báo chí ra hôm thứ Năm 20/6 của HRW cũng kêu gọi các bạn hàng và nhà tài trợ cho Việt Nam gây áp lực với chính quyền Hà Nội để buộc họ chấm dứt sử dụng bạo lực chống lại các nhà hoạt động hòa bình.

    Mới đây, công an Việt Nam đã bắt hai blogger có tiếng là Trương Duy Nhất và Phạm Viết Đào, cùng một người khác ít tiếng tăm hơn nhưng là anh trại nhà đấu tranh sinh viên bị bắt trước đó, ông Đinh Nhật Uy.

    HRW nói họ cũng được tin một số nhân vật hoạt động trên mạng internet khác là Nguyễn Chí Đức, Nguyễn Hoàng Vi và Phạm Lê Vương Các đã bị các nhân viên công quyền tấn công thay vì bảo vệ.

    Giám đốc khu vực Á châu của HRW, Brad Adams, nói trong thông cáo: "Chính sách trấn áp các nhà chỉ trích cả nổi tiếng lẫn ít được biết tới của Việt Nam chỉ dẫn nước này đi sâu hơn vào khủng hoảng".

    "Các đợt bắt bớ và tấn công blogger mới nhất cho hấy chính quyền sợ hãi thế nào trước các cuộc thảo luận mở về dân chủ và nhân quyền."


    Điều 258

    HRW nói đa phần các cuộc bắt giữ được thực hiện theo Điều 258 Bộ Luật Hình sự, mà tổ chức này cho là chỉ là vỏ bọc pháp lý lỏng lẻo cho việc truy bức người dân chỉ vì họ thực thi quyền tự do ngôn luận.

    Các cuộc bắt giữ gây chú ý của dư luận mới đây bao gồm vụ bắt blogger Trương Duy Nhất vì Lợi dụng quyền tự do dân chủ và blog Một góc nhìn khác của ông Nhất cũng bị đóng cửa. Trên blog này từng có các lời kêu gọi hai nhân vật đứng đầu của Đảng CSVN và Chính phủ Việt Nam là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từ chức vì các chính sách lãnh đạo yếu kém của họ đã đẩy Việt Nam vào khó khăn về kinh tế và chính trị.

    Ngày 7/6/2013, năm người được cho là cảnh sát đã tấn công blogger Nguyễn Hoàng Vi, còn có tên trên mạng là An Đổ Nguyễn; và sinh viên luật Phạm Lê Vương Các ngay trên phố ở TP Hồ Chí Minh.

    Theo giới blogger Việt Nam, cô Nguyễn Hoàng Vi đã bị theo dõi nhiều ngày và bị đánh tới mức ngất đi phải cấp cứu ở bệnh viện.

    Ngày 13/6, đến lượt một blogger khác - ông Phạm Viết Đào, bị bắt tại nhà ông ở Hà Nội, cũng vì tội Lợi dụng quyền tự do dân chủ. Cũng giống ông Nhất, blog của ông Đào có nhiều thông tin chỉ trích lãnh đạo Việt Nam.

    Đinh Nhật Uy, anh trai sinh viên Đinh Nguyên Kha, bị bắt hôm 15/6 cũng theo Điều 258. Em ông là Kha đã lãnh án tám năm tù hôm 26/5 vì tội Tuyên truyền chống nhà nước.

    HRQ nhận định rằng chính phủ Hà Nội ngày càng thẳng tay với chỉ trích nhằm vào nạn tham nhũng và độc tài.

    Những blogger bị bắt đa số từng làm việc cho chính quyền.

    Ông Brad Adams nói: "Các nhà tài trợ cũng như bạn hàng thương mại của Việt Nam cần đứng về phía những người Việt Nam đang đấu tranh cho quyền của mình và làm sáng tỏ rằng không ai có thể bị bắt vì quan điểm của mình".

    "Họ cần nói rõ rằng tương lai duy nhất cho các nước đang cố gắng phát triển và hiện đại hóa là xã hội tự do và dân chủ, trong đó nhà cầm quyền chấp nhận chỉ trích là một bộ phận bình thường của tiến trình chính trị.”


    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/viet...bloggers.shtml

  9. #18
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,146
    Like
    612
    Thanked 2,879 Times in 1,409 Posts

    Thông tin Quyền Làm Con Người và cơ hội cho Liên Minh Việt-Mỹ

    "Muốn dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí, Hà Nội cần cải thiện nhân quyền"


    Ông Yun nói rằng Mỹ sẽ ủng hộ nỗ lực hiện đại hóa quân sự của Việt Nam trong lĩnh vực phi sát thương


    Quyền Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ Joseph Yun một lần nữa nhấn mạnh như vậy trong một cuộc phỏng vấn dành riêng cho ban Việt Ngữ - Đài VOA.

    Các giới chức quân sự cấp cao của chính quyền Hà Nội từng bày tỏ mong muốn Hoa Kỳ dỡ bỏ lệnh cấm này, nhưng phía Mỹ lại đặt điều kiện về nhân quyền.

    Trả lời VOA, ông Jun nói phía Mỹ sẽ xem xét tới vấn đề vũ khí sát thương, nhưng ông nhắc lại rằng việc này dính líu tới vấn đề nhân quyền.

    Ông nói: "Chúng tôi muốn chứng kiến một sự cải thiện lớn đối với vấn đề nhân quyền trước khi chúng tôi chuyển sang thương thảo những việc khác”.

    Việc Hoa Kỳ cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam nằm trong lệnh cấm vận vũ khí năm 1984 của Washington.

    Phía Mỹ đã nói rõ với các nhà lãnh đạo dân sự và quân sự của Việt Nam rằng cần có sự cải thiện rõ ràng và lâu bền về tình hình nhân quyền ở nước này thì Mỹ mới cân nhắc dỡ bỏ những hạn chế còn lại về việc xuất khẩu các thiết bị quốc phòng, trong đó có vũ khí sát thương.
    Ông Joseph Yun nói.

    Hồi đầu tháng này, tại một buổi điều trần tại Hạ viện Hoa Kỳ về mối quan hệ Việt – Mỹ, ông Yun nói rằng người dân Mỹ sẽ không ủng hộ việc nâng cấp nhanh chóng quan hệ song phương, nếu chưa có sự cải thiện về nhân quyền ở Việt Nam.

    Ông nói: “Trong khi chúng ta tiếp tục thúc đẩy mối quan hệ gần gũi hơn về mặt an ninh, hiện vẫn còn các giới hạn về mối quan hệ quân sự liên quan tới vấn đề nhân quyền. Phía Mỹ đã nói rõ với các nhà lãnh đạo dân sự và quân sự của Việt Nam rằng cần có sự cải thiện rõ ràng và lâu bền về tình hình nhân quyền ở nước này thì Mỹ mới cân nhắc dỡ bỏ những hạn chế còn lại về việc xuất khẩu các thiết bị quốc phòng, trong đó có vũ khí sát thương”.

    Tuy nhiên, ông Yun nói rằng Mỹ sẽ ủng hộ nỗ lực hiện đại hóa quân sự của Việt Nam trong lĩnh vực phi sát thương nhằm duy trì hòa bình và ổn định tại Đông Nam Á.

    Ông cũng cho hay, Hoa Kỳ hoan nghênh kế hoạch của Việt Nam về việc lần đầu tiên triển khai binh sĩ ra nước ngoài tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc vào năm 2014.

    Theo nhà ngoại giao cấp cao của Mỹ, Hoa Kỳ giúp huấn luyện quân sự cho giới chức Việt Nam tham gia nhiệm vụ vừa kể.

    Trong bối cảnh Bắc Kinh mạnh mẽ tuyên bố chủ quyền ở biển Đông, Việt Nam đã chi hàng tỷ đôla để mua sắm các thiết bị quân sự tối tân.

    Khi được hỏi liệu có phải sự trỗi dậy của Trung Quốc đã khiến Hà Nội và Washington xích lại gần nhau hơn, ông Yun nói rằng có nhiều lý do dẫn tới sự hợp tác giữa hai nước.

    Ông Yun nói: “Hai bên giao thương với nhau nhiều. Chúng tôi cùng làm việc về các vấn đề liên quan tới khu vực Đông Nam Á, vấn đề an ninh biển, các vấn đề phát triển hay vấn đề hạ nguồn sông Mekong. Có nhiều lý do để giải thích vì sao chúng tôi hợp tác với Việt Nam”.

    Ông Yun nói thêm rằng nhân quyền luôn là một thành tố quan trọng trong mối quan hệ Việt – Mỹ. Ông cho hay Washington muốn thấy Việt Nam có được tiến bộ về quyền tự do bày tỏ ý kiến, tự do tôn giáo và mọi quyền tự do khác.

    Mới đây, trong vòng chưa đầy một tháng, Việt Nam tống giam 3 blogger, nâng con số người bị bắt giữ vì chỉ trích chính sách của nhà nước trong năm qua lên tới hàng chục người.

    Các tổ chức nhân quyền coi đó là hành động bịt miệng những tiếng nói bất đồng. Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ nói với VOA Việt Ngữ rằng ông quan ngại về việc này.

    Ông nói: “Dĩ nhiên chúng tôi rất quan ngại bất cứ khi nào quyền tự do ngôn luận bị chà đạp, dù là ở trên không gian mạng, trong lĩnh vực báo in hay các phương tiện phát thanh, truyền hình. Vâng, chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng chúng tôi quan ngại và muốn thấy có tự do ngôn luận”.

    Trước câu hỏi Việt Nam thường lên án các nước chỉ trích Hà Nội về nhân quyền là can thiệp vào chuyện nội bộ, ông Yun nói rằng nhân quyền là quyền cơ bản của con người trên thế giới, và điều đó đã được nêu rõ trong Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền.

    Nhà ngoại giao Mỹ nói thêm rằng nhân quyền là một trong những cột trụ trong chính sách đối ngoại của Mỹ không những đối với Việt Nam mà còn đối với các nước khác ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

    Ông cho biết rằng Tuyên ngôn đó là tiêu chuẩn mà Mỹ tuân thủ và nó áp dụng đối với tất cả mọi người.

    Trong tháng Năm và tháng Sáu, Quyền Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ Joseph Yun đã tham dự các buổi điều trần liên quan tới Việt Nam tại Hạ viện Mỹ.

    Phát biểu trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ, ông Yun từng nói rằng ‘còn nhiều việc cần phải làm ở Việt Nam nhằm bảo đảm rằng tất cả mọi công dân được hưởng quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí’.


    http://www.voatiengviet.com/content/...n/1691338.html

  10. 3 thành viên Like bài viết này:


  11. #19
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,146
    Like
    612
    Thanked 2,879 Times in 1,409 Posts
    'Nhân quyền trước, vũ khí sau'

    Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam David Shear trong buổi họp báo tại Hà Nội ngày 7/8/2013

    Đại sứ Mỹ nói Việt Nam cần có những bước tiến về nhân quyền nếu muốn Hoa Kỳ xem xét việc tháo gỡ cấm vận bán vũ khí sát thương, hãng thông tấn AFP đưa tin.

    "Phía Việt Nam đã bày tỏ nguyện vọng muốn Hoa Kỳ tháo gỡ cấm vận [vũ khí sát thương], và chúng tôi sẽ xem xét yêu cầu này một cách nghiêm túc," ông David Shear nói trong buổi họp báo ngày 7/8 tại Hà Nội.

    "Tuy nhiên, chúng tôi cũng tin rằng để có được sự ủng hộ chính trị nhằm tháo gỡ cấm vận ... chúng tôi cần thấy được những tiến bộ về vấn đề nhân quyền từ phía Việt Nam."

    Trước đó, trong một thông cáo đăng tải trên trang web ngày 6/8, đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội đã "bày tỏ quan ngại sâu sắc" trước Nghị định 72 của chính phủ Việt Nam về quản lý Internet, đồng thời kêu gọi chính phủ Việt Nam tôn trọng quyền tự do ngôn luận.

    Vật cản ngoại giao

    Hoa Kỳ hiện vẫn chưa sẵn sàng gỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí với Việt Nam, mặc dù chính quyền ông Obama xem nước này là một đồng minh quan trọng trong việc tái cân bằng chính sách đối ngoại tại Châu Á, AFP nhận định.

    Việt Nam đã bắt giữ và buộc tội hơn 40 nhà bất đồng chính kiến trong năm nay, nhiều hơn so với cả năm 2012.

    So với các nước khác trên thế giới, Việt Nam chỉ đứng sau Trung Quốc về số lượng các blogger và nhà báo bị bắt giữ.

    Mặc dù cho rằng Việt Nam cần có những cải thiện về nhân quyền, ông David Shear cũng nhận xét chuyến công du sang Hoa Kỳ của ông Trương Tấn Sang hồi tháng Bảy là một "sự thành công".

    "Chuyến thăm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vừa qua là một chuyến thăm thành công. Việc hai bên tuyên bố xác lập quan hệ đối tác toàn diện thể hiện tầm mức mới của mối quan hệ song phương," ông Shear được trang VietnamNet dẫn lời phát biểu.

    "Trong những năm qua, hai bên cũng phát triển hợp tác trên những khía cạnh ngoại giao, an ninh… Chúng tôi tin rằng, khuôn khổ ‘đối tác toàn diện’ phản ánh những bước phát triển tích cực của mối quan hệ giữa hai bên."

    Vị đại sứ cũng nhắc đến những lợi ích mà Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ mang đến cho Việt Nam.

    "Việt Nam sẽ gia tăng được xuất khẩu vào các nền kinh tế trong TPP như Mỹ, Nhật Bản, thu hút nhiều hơn FDI từ các nước trong hiệp định. Theo nhận định của tôi, mối quan tâm của nhà đầu tư Mỹ vào Việt Nam đang tăng lên," ông nói.

    "Quy chế kinh tế thị trường có ý nghĩa biểu tượng đối với Việt Nam, là cơ sở cho việc đánh giá trong giải quyết các vụ kiện chống bán phá giá."

    "Việc công nhận quy chế này là một quy trình gồm nhiều bước về hành chính, pháp lý, do Bộ Thương mại Mỹ đảm trách. Phương thức tốt nhất để Việt Nam có được quy chế kinh tế thị trường, đó là thông qua đàm phán hiệp định TPP."


    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/viet...deration.shtml

  12. #20
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,146
    Like
    612
    Thanked 2,879 Times in 1,409 Posts
    Hoa Kỳ quan ngại về Nghị định 72
    Cập nhật: 10:26 GMT - thứ ba, 6 tháng 8, 2013


    Hoa Kỳ lên tiếng bày tỏ quan ngại về điều khoản trong nghị định 72 trong đó cấm cư dân mạng chia sẻ thông tin trên mạng xã hội.

    Đã có lo lắng rằng sau khi nghị định có hiệu lực, người dùng các trang mạng xã hội như Facebook và Twitter sẽ không thể bình luận về tin tức thời sự.

    "Chúng tôi quan ngại sâu sắc trước các điều khoản của nghị định muốn hạn chế loại thông tin mà mỗi cá nhân có thể chia sẻ trên tài khoản mạng xã hội cũng như trên trang web," thông cáo của đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội ngày 6/8 viết.

    "Những quyền tự do cơ bản trên phải được thực thi trên mạng cũng như ngoài mạng," thông cáo nói, đồng thời bình luận thêm điều này trên lý thuyết có thể làm hạn chế đà "nảy nở của ngành tin học' tại quốc gia cộng sản vì ngăn cản sự sáng tạo và đầu tư từ nước ngoài.

    Quan ngại

    Sứ quán Mỹ nói: "Chúng tôi đã nhiều lần bày tỏ quan ngại về Nghị định này với các quan chức chính phủ cấp cao của Việt Nam, và chúng tôi kêu gọi chính phủ Việt Nam tôn trọng quyền tự do ngôn luận."

    Nghị định, sẽ được áp dụng vào tháng Chín, cũng cấm các công ty cung cấp dịch vụ trên internet "Chống lại Nhà nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam; gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc."

    Nghị định này cũng đã bị các tổ chức theo dõi nhân quyền và tự do báo chí như Ủy ban Bảo vệ Nhà báo và Phóng viên Không biên giới phê phán.

    Một liên minh đại diện cho các doanh nghiệp Mỹ lên tiếng chỉ trích quy định mới của Việt Nam.

    Asia Internet Coalition (AIC), tổ chức do eBay, Facebook, Google, và Yahoo sáng lập, nói họ "thất vọng".

    "Chúng tôi tin rằng nghị định sẽ tác động tiêu cực hệ thống internet của Việt Nam."


    "Về lâu dài, nghị định sẽ bóp nghẹt sự sáng tạo và không khuyến khích doanh nghiệp hoạt động ở Việt Nam," thông cáo của AIC viết.

    Trong khi đó, cựu đại biểu Quốc hội Việt Nam Nguyễn Minh Thuyết cho rằng ngôn ngữ trong văn bản Nghị định 72 gây khó hiểu.

    "Theo tôi, nghị định không có hàm ý hạn chế quyền chia sẻ thông tin."

    "Nó nhằm chống lại vi phạm bản quyền. Và giới chức cần giải thích lại," ông Thuyết nói với báo Wall Street Journal.

    "Xuyên tạc, vu khống"

    Tờ Nhân Dân, tờ báo đại diện cho Đảng Cộng sản Việt Nam, đã gọi những lời chỉ trích nghị định này là "xuyên tạc và vu khống" trong bài đăng ngày 6/8.

    Nhiều người đã "biến blog, trang facebook cá nhân thành nơi truyền bá quan điểm sai trái, nhân danh "phản biện" để xuyên tạc, công kích quan điểm, chính sách của Ðảng và Nhà nước, lôi kéo, hô hào, kích động sự chống đối," tờ này viết.

    Nhiều người dân gần đây có xu hướng sử dụng mạng xã hội để nắm thông tin hơn là báo chí chính thống.

    Tuy nhiên chính phủ Việt Nam bị cáo buộc liên tục tìm cách ngăn cản xu hướng thảo luận trên mạng.

    Nghị định 72 được chính phủ Việt Nam ban hành ngày 15/7 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/9/2013.


    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/viet...al_media.shtml

Trang 2 / 7 FirstFirst 12345 ... LastLast

Bookmarks

Quy định

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời bài viết
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •