Trang 3 / 7 FirstFirst 123456 ... LastLast
Hiển thị kết quả từ 21 đến 30 / 67
  1. #21
    Tham gia
    25-01-2009
    Bài viết
    7,393
    Like
    168
    Thanked 1,716 Times in 646 Posts
    Có vị nào rảnh split sang trang khác hộ trước khi tôi post tiếp

    Thanks.

  2. #22
    Tham gia
    11-02-2008
    Bài viết
    1,883
    Like
    122
    Thanked 120 Times in 61 Posts
    Quote Được gửi bởi tam_giang View Post
    Có vị nào rảnh split sang trang khác hộ trước khi tôi post tiếp

    Thanks.
    Vâng mời anh post tiếp.

  3. Thành viên Like bài viết này:


  4. #23
    Tham gia
    16-05-2005
    Location
    sè ghềnh
    Bài viết
    9,600
    Like
    529
    Thanked 672 Times in 367 Posts
    Tham gia hội spam cái

  5. #24
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,146
    Like
    612
    Thanked 2,879 Times in 1,409 Posts
    Quote Được gửi bởi tam_giang View Post
    Có vị nào rảnh split sang trang khác hộ trước khi tôi post tiếp

    Thanks.
    Done! Mời bác Ba Sông tiếp tục!


  6. #25
    Tham gia
    25-01-2009
    Bài viết
    7,393
    Like
    168
    Thanked 1,716 Times in 646 Posts
    Quote Được gửi bởi nguoi_lon_tuoi View Post
    Vâng mời anh post tiếp.
    Mừng anh đã khỏe lại. Cám ơn anh, lại còn lập mục riêng. Tôi thấy 1 trang dài quá nên nhờ "chặt" nó ra. Xin post tiếp:

    Taiwan (#3)


    Sáng hôm sau, tôi dậy sớm (vì sau hơn 2 tuần xa nhà vẫn chưa thích hợp giờ giấc). Tôi kể trước đây là lần nào về VN cũng ngủ theo giờ VN mà thức theo giờ Melbourne thành ra mỗi đêm cao lắm chỉ ngủ được 5 tiếng.

    Đây là một thị trấn nhỏ, với dân số trên trăm ngàn người nằm trên Highway số 9. Khách sạn chúng tôi nghỉ nằm vào phía trong nên khá vắng. Tôi xách máy ra ngoài xem có gì hay chụp. Còn vắng.



    Buổi sáng ở Hualien


    Một tiệm nhỏ bán trái cây

    Sau khi ăn sáng, chúng tôi lục tục chất va-ly, túi xách vào xe rồi lên đường. Trước hết, HDV dẫn chúng tôi vào cửa hàng bán nấm Linh chi. Ai cũng mua nhưng chúng tôi không mua, lý do mang vào Úc không được (họ sẽ bỏ vào thùng rác ngay tại phi trường đến và có thể bị phạt từ 400 đô trở lên). Tuy nhiên, có lẽ họ biết trước nên họ có bán loại làm thành viên thuốc. Chúng tôi mua thử 6 hộp (180 viên), cũng đắt, về sẽ khai nhưng mua ít nếu họ vất đi không tiếc. May mà lọt qua "cửa ải".



    Nấm Linh chi


    Thương hiệu chính gốc

    Rời cửa hàng nấm, bác tài chúng tôi tới một vùng núi, biển của Hualien. Hualien là "tỉnh" rộng nhất Taiwan và hầu hết là rừng, núi, đặc biệt vùng Qixingtan. Xe bus vào nườm nượp, bác tài thả chúng tôi rồi phải đi ra vì không có chỗ đậu xe. Hẹn giờ trở lại.



    Núi, mây và chùa


    Cổng ra của khu du lịch. Đợi mấy cô này sốt cả ruột nên chụp luôn.


    Giòng sông cạn chảy ra biển


    Vào bên phải và ra bên trái, hai nơi khác nhau nhưng gần nhau


    Một xe khách đi vào


    Thác nhỏ


    Cầu lối ra


    Bắc qua con sông cạn

    Vào khu nước, non, mây, trời ... không muốn ra nhưng tới giờ, chúng tôi phải đến chỗ hẹn, lên xe đi nơi khác.

  7. 7 thành viên Like bài viết này:


  8. #26
    Tham gia
    25-01-2009
    Bài viết
    7,393
    Like
    168
    Thanked 1,716 Times in 646 Posts
    Taiwan (#4)

    Rời núi rừng (B), HDV đưa chúng tôi ra biển. "Cát" vùng biển này rất đặc biệt: đen và khá lớn, gọi là sỏi cũng chẳng sai. Không thấy ai tắm, có lẽ ngày làm việc. Một điểm đặc biệt khác là nhiệt độ không khí ở đây cao hơn bên trong đất liền rất nhiều. Tôi chỉ đi qua lại một chút rồi đi xem mấy vọng canh, lý do là đi giầy trên "cát" thì khó chịu mà đi chân không thì khó chịu hơn.



    Chúng tôi rời điểm B đi dần xuống phía Nam của Taiwan


    Đây là bãi "cát" của vùng biển này


    Một chòi canh của lính biên phòng. Khu này có nhiều doanh trại lớn nhưng rất kín cổng cao tường. Chòi canh và hệ thống đèn chiếu sáng có vẻ vẫn hoạt động, nhưng không thấy ai canh hết


    Chẳng hiểu họ làm cho đẹp hay để ngụy trang

    Sau cơm trưa, chúng tôi theo đường số 9 đi xuống phía Nam. Chúng tôi đi qua rất nhiều đèo, có nhiều chỗ đi qua đường hầm như kiểu đèo Hải Vân ở VN bây giờ. Tôi không nghĩ là hệ thống giao thông ỏ Taiwan tốt như vậy. Các đường hầm không dài lắm nhưng xe cộ chạy ít tốn giờ hơn và bớt nguy hiểm hơn. Có những lúc xe của chúng tôi lên cao chót vót, có những lúc chạy ngay bên bờ biển. Tôi đã theo thói quen chọn chỗ ngồi trên xe buýt, quên không nghĩ rằng ở Taiwan họ đi bên phải. Tôi cũng quên chuyện này khi đi tour ở VN nhưng tôi đổi được chỗ.

    Xế chiều, xe đưa chúng tôi vào nột nông trại nuôi bò nghỉ chân. Nông trại này nằm ngay cạnh bờ đê của một con sông. Chúng tôi vào mua các vật kỷ niệm và uống cà phê dùng sữa "cây nhà lá vườn". Ly cà phê ở đây gần bằng giá với ly cà phê trong các tiệm ở Melbourne và vị cũng không thấy khác. Có lẽ họ nuôi ở trong xa, trong khu trang trại chỉ có ít con và một số con vật khác như một sở thú tí hon.



    Vào ngõ này


    Vườn phía trước nhìn từ quán cà phê


    Đứng trên mặt đê, bên trái là sông. Có vẻ cạn queo


    Trên bờ đê, họ trồng rất nhiều các cụm hoa loại này và trên mặt đê họ đặt ghế để cho người đi dạo nghỉ chân

    Từ lúc này, xe dọc theo con đên và băng đồng, hai bên là ruộng lúa. Dù là đồng bằng nhưng cũng có ruộng đất cao, ruộng đất thấp và hệ thống dẫn nước khá hoàn chỉnh. Khu vực này tôi cũng thấy họ chăn nuôi nhưng toàn là vịt, còn thứ khác không thấy. Dù băng ruộng nhưng các trục lộ vẫn có đèn giao thông (đèn xnh đèn đỏ).

    Chiều xuống dần, mưa lất phất. HDV không nói gì thêm. Nhiều người đã vật vờ ngủ. Tôi suy nghĩ về đất nước Taiwan: sao đất nước của họ nhỏ như vậy mà họ tạo được cơ sở hạ tầng tốt như vậy. Đó là chưa kể những tên như Acer, Asus và nhiều kỹ nghệ khác. Giá công nhân quá cao nên nhiều hàng phải đưa vào mainland làm hoặc thuê nhân công từ các nước khác.

    Phải hơn 5 giờ chiều chúng tôi mới đến chỗ nghỉ đêm. Chúng tôi đến không đúng mùa nên khá vắng (chắc tour họ phải tổ chức như vậy cho rẻ). Để cho dễ giải quyết, chúng tôi xuống xe, đi ăn rồi mới nhận phòng vì còn có mục văn nghệ văn gừng lúc 8 giờ tối.



    Địa thế của Bear Resort


    Lúc chúng tôi đến họ đã lên đèn


    Tắm xong, tôi ngó ra cửa sổ sau đó xách máy đi chụp vài tấm hình


    Chỗ hẹn để ca hát, nhảy múa. Màn nhảy múa của khách và chủ khoảng 30 phút, sau đó họ tổ chức viết ước nguyện vào đèn lồng rổi thả cho bay. Tôi chụp ít hình nhưng cái nào cũng có bà nhà tôi nên không post được.


    Họ cho thuê xe nhưng có cho free tôi cũng chẳng giám đi




    Sau màn văn nghệ, tôi thả bộ sang quán. Họ bán dép nhiều lắm vì họ bảo hầu hết khách đến đều không mang dép mà họ có 4 cái hồ bơi.


    Và ngồi ngoài nhâm nhi đậu rang với bia địa phương

  9. 7 thành viên Like bài viết này:


  10. #27
    Tham gia
    25-01-2009
    Bài viết
    7,393
    Like
    168
    Thanked 1,716 Times in 646 Posts
    Taiwan (#5)

    Sáng hôm sau, chúng tôi chuẩn bị đồ đạc để trả phòng. Hầu hết áo quần và hàng hóa chúng tôi bỏ trong xe nên cũng đỡ mất thời giờ. Còn sớm nên tôi thả bộ một vòng. Ngoài các nhà như trong hình, họ còn có nhiều "cabin" nằm ở hai khu đất rộng. Đó đây là những vườn hoa chung quanh các hồ nước (có cả hồ nuôi cá). Họ còn có một vườn nhỏ trồng rau thơm.

    Bữa sáng ăn uống ở đây hơi lạ, có lẽ do gần đồng quê hơn nên thức ăn sáng không thấy bánh mì, bơ, mứt, bacon ...



    Đức cùng một chỗ chụp tối hôm trước


    Đường đi tới nhà ăn sáng


    Khu làm việc và nhà ăn

    Xe đưa chúng tôi trở lại đường số 9. Tôi tưởng họbắt đầu đi ngược về Taipei nhưng nhìn bảng cây số dọc đường thấy lớn hơn, từ 382 trở lên dần, nên tôi biết xe càng đi xa Taipei. Suốt đoạn đường mấy chục cây số là các trại trồng mãng cầu (người Taiwan cũng gọi là mãng cầu, không biết VN mình có trước hay người Hoa có trước) và xen kẽ với dưa leo. Chỉ khác là mãng cầu trồng nngoài trời còn dưa trồng trong nhà kiếng. Nói là nhà kiếng chứ thực ra họ dùng loại lưới nhựa (khó nhìn qua) màu đen hoặc xanh rất đậm quây chung quanh và mái cũng như vây. Cứ cách khoảng chục cây số, họ có một "tượng" trái mãng cầu lớn đặt trên trụ đúc xi-măng đàng hoàng.

    Tới cây số 476, xe quẹo phải và đi ngược về Taipei theo đường số 1. Nơi cuối cùng của đường số 9 cách Taipei 476.072Km nhưng nếu đi theo đường số 1 chỉ cách Taipei có 458 cây số.



    Qua khu vực trồng mãng cầu tới khu vực trồng xoài. Cây xoài ở đây rất thấp và cành còn bị họ cột xuống đất không cho vươn lên. Trái rất nhiều và đều được bọc kín.

    Khoảng nửa giờ sau chúng tôi ghé một cửa hàng trái cây (tươi và khô) khá lớn. Họ bán hàng cây nhà lá vườn và sẵn sàng bổ, xẻ, đóng, gói ... cho khách. Có điều trái cây khá đắt theo tôi thấy.



    Dứa/thơm rất ngọt


    Hàng cho khách thử


    Trái mận


    Cửa hàng cho khách thập phương


    Khế, không hiểu họ bỏ cái gì khi trồng mà ngọt và lắm nước mắc nghẹn luôn

  11. 5 thành viên Like bài viết này:


  12. #28
    Tham gia
    27-10-2005
    Bài viết
    3,372
    Like
    146
    Thanked 2,383 Times in 512 Posts
    Thấy bác đi đâu cũng uống bia làm thằng nhỏ thèm nhỏ dãi. Hic hic.
    Không đi làm sao tới.

  13. 2 thành viên Like bài viết này:


  14. #29
    Tham gia
    28-03-2004
    Location
    xã Vĩnh Viễn, huyện Vĩnh Biệt, thành phố Kinh Cùng
    Bài viết
    16,470
    Like
    3,954
    Thanked 1,818 Times in 1,266 Posts
    Quote Được gửi bởi tam_giang View Post


    Họ cho thuê xe nhưng có cho free tôi cũng chẳng giám đi
    Bên đó chắc họ chạy còn bạo hơn VN hay sao mà bác không dám đi?

  15. #30
    Tham gia
    25-01-2009
    Bài viết
    7,393
    Like
    168
    Thanked 1,716 Times in 646 Posts
    Quote Được gửi bởi thagnv View Post
    Thấy bác đi đâu cũng uống bia làm thằng nhỏ thèm nhỏ dãi. Hic hic.
    Tôi không uống được rượu mạnh, lại không uống được rươu nho (wine, do bị dị ứng - không chữa được) nên chỉ có cách thử bia. Tôi uống lung tung để không bị nghiền.

    Quote Được gửi bởi nino View Post
    Bên đó chắc họ chạy còn bạo hơn VN hay sao mà bác không dám đi?
    Thực ra tối rồi mà trong đó như trong rừng rủi đi lạc thì ngôn ngữ bất đồng ở vùng quê biết đâu mà về.

    ==

    Taiwan (#6)

    Xe chạy ra bờ biển phía Tây, dọc khu này họ nuôi tôm rất nhiều (tôi đoán là tôm vì họ dùng máy khua nước ở các ao nuôi). Điều tôi phục ở Taiwan là đường xá của họ. Đường làm xát biển nên họ dùng bờ bê-tông hoặc thả rất nhiều cục bê-tông có hình dáng đặc biệt để hạn chế sức mạnh của sóng đánh vào bờ. Mỗi cục bê-tông này cũng cả trăm ký mà họ thả cả trăm ngàn cục như vậy.

    Tới giờ ăn trưa, xe đưa chúng tôi vào một khu có tên là "Meinung Folk Village". Cơm trưa xong, chúng tôi được tự do tham quan khu vực. Tôi đi chụp hình, sẽ post vào mục hoa sau. Tôi phải đi vòng vo tam quốc và chỉ post ảnh vắng người ở đây.



    Địa điểm và hàng rào của làng (village)


    Đường chính, các hàng quán hai bn và phía trong






    Tôi vào 1 cửa hàng lớn nhất. Nhiều hàng làm bằng tay, vải vóc rất Trung Hoa nên không thích. Còn các loại hàng bằng gỗ thì chịu vì không mang về được


    Màu mè nhiều




    Góc này ....


    ... góc kia


    Họ có cả khu ruộng trồng lúa


    Tôi để ý HDV ở đây họ không có kiểu giới thiệu hàng hóa và "dụ" mua. Cũng có thể tại tôi không nghe được và họ biết tôi ù ù cạc cạc nên không để ý. Bà nhà tôi bảo càng mừng, kẻo họ dụ rồi cái gì cũng mua.

    Tiếp đó chung tôi tới một khu vực có vài chùa lớn. Chùa này có thể trông thấy chùa kia. Chúng tôi vào một chùa và đi ngay vào Viện Bảo tàng (không được chụp hình). Nghe nói viện này giữ đến 90% tài sản quý của Trung Hoa. Mà quý thật, không thấy ở bên ngoài, ngay cả đồ giả (chắc tại không cho quay phim và chụp hình). Lục địa bảo Taiwan ăn cắp mang ra đảo nhưng Taiwan bảo nếu chúng tôi không mang đi thì dân TH mất hết tài sản quý rồi.

    Từ viên bảo tàng ra, bà con đi vào chính điện lễ Phật. Tôi đi lang thang, leo dốc lên, xuống một hồi rồi đi ra.



    Rất nhiều tượng trong các khu vườn


    Được chăm nom rất kỹ


    Mấy tượng này tôi chụp chỗ cửa hàng bán quà lưu niệm


    Hình chụp bên hông từ chỗ xe bus phía ngoài. Tôi không còn sức đi ra phía trước chụp

    Video sau không phải do tôi quay nhưng đoàn tôi đi cũng tương tự như vậy.

    Code:
    https://www.youtube.com/watch?v=182WmDN2wtI
    Được sửa bởi tam_giang lúc 11:24 ngày 08-06-2014

  16. 3 thành viên Like bài viết này:


Trang 3 / 7 FirstFirst 123456 ... LastLast

Bookmarks

Quy định

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời bài viết
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •