Hiển thị kết quả từ 1 đến 4 / 4
  1. #1
    Tham gia
    03-04-2013
    Bài viết
    52
    Like
    0
    Thanked 1 Time in 1 Post

    [Khui hộp] ASUS ROG MATRIX GTX 780 Ti

    Tuần trước chúng ta đã từng chiêm nghiệm khả năng của một sản phẩm dòng ROG thuộc hàng đỉnh là MATRIX R9 290X tuy nhiên có một vài hạt sạn trong BIOS khiến cho khả năng ép xung của card không được cao như truyền thống của dòng ROG. Lần này chúng ta sẽ tiếp tục được thưởng thức một sản phẩm dòng ROG nữa và là anh em của MATRIX R9 290X là MATRIX GTX 780 Ti.





    Trang bị bên trong là nhân GPU GK110 của NVIDIA, vì thế về mặt cấu hình thì MATRIX GTX 780 Ti không khác là mấy so với bản ref GTX 780 Ti của NVIDIA ngoại trừ xung nhịp core được nâng lên khá đáng kể.





    Còn về giá cả thì hiện tại ASUS vẫn chưa công bố giá bán tuy nhiên nếu theo truyền thống giá của sản phẩm ROG thì có thể dự đoán nó sẽ có cái giá không rẻ cho lắm, có thể nằm trong khoảng $800-$1000. Tuy nhiên, nếu chỉ nhiêu đó thì khó có thể thuyết phục người dùng mua sản phẩm, vì vậy MATRIX GTX 780 Ti có khá nhiều các tính năng đặc trưng và độc đáo từng xuất hiện ở bản R9 290X mang đến trải nghiệm sản phẩm hiệu quả và tinh tế nhất cho người dùng. Qua bài review này, chúng ta sẽ biết được thực lực của con này thế nào khi được thực chiến qua các benchmark hiệu năng, nhiệt độ, độ ồn và tất nhiên là phần rất quan trọng là năng lượng tiêu thụ.


    I - Vài hình ảnh







    Ngay từ phía trước hộp, cũng như bản R9 290X, MATRIX GTX 780 Ti được thiết kế nhắm đến phân khúc đối tượng người dùng là game thủ và dân ép xung chuyên nghiệp với motto "I rule my game – Record breaking performance". Ngoài ra hộp được thiết kế khá to với tông đỏ đen truyền thống của dòng sản phẩm ROG và có quai xách tiện cho việc mang đi. Phía sau hộp có trình bày hình ảnh cấu tạo theo góc nhìn 3D dành cho người dùng muốn khám phá những gì bên trong chiếc card mà ngại việc mổ card.





    MATRIX GTX 780 Ti được che chắn ở phía trong bao bọc bên ngoài là lớp kính nhựa trong khá cẩn thận, còn phía trên của miếng cover hộp trước có giới thiệu một số công nghệ nổi bật mà trong số đó là 3 tính năng sau:

    GPU Loading At-A-Glance: Thay vì phải vào trong GPU-Z hay bật MSI Afterburner OSD lên để xem mức độ sử dụng tài nguyên card như thế nào thì người dùng chỉ cần nhìn vào màu trên đèn LED để nhận biết (xanh-vàng-đỏ-xanh lá tương đương với các mức tải nhẹ, trung bình, nặng và chế độ an toàn Safe mode (mình sẽ đề cập cái này sau).

    Memory Defroster hay tạm dịch là bộ rã băng bộ nhớ, các tay ép xung nào hay chơi ép xung LN2 sẽ nhận thấy là card đồ họa của mình hay bị lỗi lạnh quá bị treo (cold bugs) thì với MATRIX GTX 780 Ti này thì do đã có bộ Memory Defroster thì tỷ lệ card bị cold bugs sẽ bị giảm xuống.


    Không như bản ref GTX 780 Ti chỉ có 1 BIOS, MATRIX GTX 780 Ti được ASUS cung cấp đến 2 BIOS dành cho 2 chế độ sử dụng là tiêu chuẩn standard và ép xung LN2, người dùng có thể kéo gạc chuyển để chuyển đổi BIOS để dùng theo nhu cầu của mình.





    Hệt như MATRIX R9 290X, phụ kiện của MATRIX GTX 780 Ti cũng có sự tương đồng khi phần phụ kiện khá hẻo chỉ có dĩa driver, sách hướng dẫn và 2 đầu cáp nguồn chuyển từ 2 đầu 6 pin sang 1 đầu 8 pin.





    Phía trước card là bộ tản DC2 được tinh chỉnh lại miếng cover mang phong cách ROG với 2 tông đỏ đen kèm 2 quạt làm mát 10cm. Ngoài ra toàn bộ bộ heatsink và heatpipe được mạ nikel màu đen rất tinh tế, chưa hết với việc kích thước bộ tản được thu gọn lại một cách đáng kể thì người dùng có thể an tâm lắp card trong các thùng máy có không gian nhỏ hẹp (trừ HTPC) không như các khủng long ngày trước của ASUS luôn có bộ tản rất to chiếm rất nhiều diện tích.





    Mặt sau được trang bị bộ backplate bảo vệ khỏi sự tác động khi tháo lắp card gây tổn hại tới bảng mạch.





    Nếu để ý kỹ thì ở phía trên cạnh trái chúng ta sẽ thấy ASUS đã làm sẵn khu vực mod điện dành cho các tay ocer muốn cải thiện khả năng ép xung card.





    Phía sau cạnh trên phải là 2 đầu cắm SLI cho phép người dùng có thể chạy chế độ đa card Quad SLI với 3 card GTX 780 Ti nữa.









    Ở cạnh phải card là 2 chức năng nữa dành cho ocer là nút Safe Mode và gạc Memory Defroster. Chức năng của Safe Mode có giống với nút Clear BIOS trên các mobo, nghĩa là sẽ có trường hợp người dùng ép xung con MATRIX GTX 780 Ti ép xung thất bại dẫn đến card bị treo thì có thể nhấn nút Safe Mode và giữ trong vòng 10s để clear hết tất cả các thiết lập về VGA, giúp nó hoạt động lại bình thường.


    Ngoài ra kế dưới nó là nút gạc Memory Defroster giúp giảm tình trạng card bị cold bugs khi ép xung LN2. Một chức năng không thể thiếu đối với 1 tay ép xung chuyên nghiệp.


    Ở dưới có đầu cắm nguồn molex 4 pin nhằm tăng thêm điện thế sử dụng cho card. Tuy nhiên nếu sử dụng trên air thì việc cắm thêm molex 4 pin cũng không có ý nghĩa lắm.





    Không như bản ref GTX 780 Ti, để hoạt động, MATRIX GTX 780 Ti cần đến 2 đầu nguồn 8 pin, do đó công suất tiêu thụ điện hứa hẹn sẽ rất cao, đối với các sản phẩm ROG đặc biệt hướng tới ép xung như MATRIX GTX 780 Ti thì điều này cũng không có gì là lạ.


    Gần khu vực đầu cắm SLI có 1 nút gạc chuyển BIOS card standard/LN2 tùy theo nhu cầu sử dụng của người dùng.








    Khi lắp card, MATRIX GTX 780 Ti sẽ ngốn mất 2 slot PCI trên mobo của người dùng ngoài ra nó còn có hệ thống đèn LED báo hiệu trạng thái tải card ở kế bên cạnh.





    Khu vực cổng kết nối gồm 2 cổng DVI, 2 cổng Display Port, HDMI full size cho phép người dùng có thể bật chế độ 3D Surround với 3 màn hình chính và 1 màn hình phụ.


    II - Test Setup & Benchmark


    Test Setup


    Giản lược




    Chi tiết




    Benchmark






    III - Overclocking


    Sau khoảng vài giờ sau khi benchmark, chúng tôi đã tìm ra được mức xung ép ổn định như sau:


    Xung core/mem thể hiện trên GPU-Z.



    Xung thực boost trong game (lấy ví dụ từ Batman AC).

    Xung nhịp core/mem lần lượt cao hơn xung gốc 13% và 14% (riêng xung core chỉ tính base clock không tính boost clock). Đối với mặt bằng chung của GTX 780 Ti thì con MATRIX này có xung ép trên air có thể nói là thuộc hàng top. Nhưng rất tiếc là mức điện thế cấp tối đa cho con này chỉ vào khoảng 1.187V không như các bản GTX 780 Ti khác có thể lên đến 1.212V. Do đó các kết quả benchmark sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều, hãy xem với mức xung ép khủng như vầy thì MATRIX GTX 780 Ti sẽ mang đến hiệu năng ép xung bá đạo như thế nào nhé?





    IV - Nhiệt độ


    Điều kiện test


    Hệ thống đặt trên benchtable.

    Máy lạnh set cứng 23*C.

    Xung mặc định quạt set auto, ép xung quạt 100%.

    GPU-Z ghi log 2 trường hợp mặc định và ép xung.

    Phép thử dùng Metro Last Light với settings có PhysX.

    Nhiệt độ được tính từ lúc game load được cảnh nền (không tính loading screen).

    Do forum không cho post quá nhiều ký tự nên nội dung file log nhiệt độ được tôi upload lên MediaFire, các bạn có thể down về tham khảo và đối chiếu.


    Mặc định

    Code:

    http://www.mediafire.com/view/obaq5j...369/df(12).txt

    Min: 35*C, Max: 75*C


    Ép xung

    Code:

    http://www.mediafire.com/view/duxibu...01d/oc(12).txt

    Min: 39*C, Max: 69*C


    Theo kinh nghiệm của tôi thì nhiệt độ lý tưởng khi full load là < 79*C ở phòng bình thường và <75*C ở phòng máy lạnh. Với bộ tản nhiệt DC2 được modified lại thì phải nói MATRIX GTX 780 Ti đã cho chúng tôi thấy khả năng tản nhiệt tuyệt vời của nó ở xung nhịp ép dù vẫn còn hạn chế ở xung mặc định khi đã chạm ngưỡng 75*C ở phòng máy lạnh. Dù sao đi nữa thì với khoảng nhiệt độ tốt như thế này, người dùng có thể an tâm cày game cũng như các ocer có thể vững tin mà ép xung không sợ ảnh hưởng đến độ bền của card trừ phi họ không biết họ đang làm những gì trên con card của mình.


    V - Độ ồn


    Điều kiện test

    Đo độ ồn quạt trái, phải trong 2 trường hợp fan set auto khi chạy benchmark game Metro LL lần 2 và fan set 100%.

    Fan Auto








    Fan 100%







    VI - Công suất tiêu thụ

    Điều kiện test


    Test công suất tiêu thụ trong 2 trường hợp nghỉ và tải nặng tương ứng với mức xung mặc định và ép xung.


    Mặc định

    Idle





    Full load





    Ép xung


    Idle





    Full load





    Lời kết


    Ưu


    Hiệu năng mặc định rất tốt.
    Khả năng ép xung trên air rất khủng.
    Hiệu năng sau khi ép xung khá tốt.
    Nhiệt độ khá ổn ở 2 trường hợp.
    Bộ tản nhiệt DC2 được mod lại với heatpipe/heatsink mạ nikel đen nhìn khá đẹp mắt và hiệu quả.
    Trang bị miếng backplate bảo vệ mặt sau card.
    Phía sau có khu vực mod điện dành cho ocer.
    Hỗ trợ các tính năng rất cần cho dân ép xung như Safe Mode, Memory Defroster, VGA hotwire, LN2 mode, nguồn điện bổ trợ từ molex 4 pin và đèn LED báo trạng thái.


    Khuyết


    Phụ kiện quá nghèo nàn.
    Giá sẽ rất đắt do thuộc sản phẩm dòng ROG.


    Nguồn voz
    Quote Quote

  2. #2
    Tham gia
    15-11-2011
    Bài viết
    252
    Like
    2
    Thanked 22 Times in 10 Posts
    siêu phẩm của ASUS và Nvidia

  3. #3
    Tham gia
    22-02-2009
    Bài viết
    32
    Like
    0
    Thanked 5 Times in 4 Posts
    quá đỉnh rồi, thơt là nhất rồi, toàn xài hàng nóng

  4. #4
    Tham gia
    15-11-2011
    Bài viết
    28
    Like
    0
    Thanked 1 Time in 1 Post

    Rất hay !

    OC kinh quá , nhìn mà thèm

Tags for this Thread

Bookmarks

Quy định

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời bài viết
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •