Trang 18 / 20 FirstFirst ... 13151617181920 LastLast
Hiển thị kết quả từ 171 đến 180 / 191
  1. #171
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,146
    Like
    612
    Thanked 2,879 Times in 1,409 Posts
    Nga tăng mạnh lãi suất, đồng rúp vẫn phá đáy mới
    Thứ Tư, 09:53 17/12/2014


    Bất chấp việc Ngân hàng Trung ương Liên bang Nga (CBRF) tăng mạnh lãi suất cơ bản, đồng rúp Nga tiếp tục rơi tự do hôm 16-12, đẩy nước này tới ngưỡng cửa khủng hoảng tiền tệ.

    Lãi suất cơ bản ở Nga được điều chỉnh tăng vọt từ 10,5% lên 17% từ ngày 16-12 nhằm chặn đà rớt giá của đồng rúp giữa bối cảnh giá dầu giảm, nguy cơ suy thoái kinh tế và các biện pháp trừng phạt của phương Tây đang đè nặng lên kinh tế Nga.

    Biện pháp này giúp đồng rúp “trồi” lên, 58 rúp = 1 USD vào đầu ngày 16-12. Nhưng đến cuối ngày, trên sàn giao dịch Moscow, 80 rúp mới “ăn” được 1 USD và đến 100 rúp mới đổi được 1 euro - mức rớt giá sâu nhất kể từ khủng hoảng tài chính năm 1998.

    Chỉ trong ngày 16-12, đồng rúp Nga mất khoảng 11% giá trị, còn trong 1 tuần qua thì mất tới 20% giá trị. Con số này từ đầu năm đến nay là gần 60%. Điều này đồng nghĩa với nguy cơ kinh tế Nga rơi vào suy thoái sâu từ năm sau càng hiển hiện bởi lãi suất cho vay cao sẽ ghì chặt đà tăng trưởng.

    Phó chủ tịch thứ nhất của CBRF, ông Sergei Shvetsov, gọi sự trượt giá mới là “tình hình nguy kịch” và CBRF sẽ phải có thêm biện pháp cứu vãn. “Cách đây 1 năm, chúng tôi không thể tưởng tượng nổi cơn ác mộng tệ hại này” – hãng tin Interfax dẫn lời ông Shvetsov hôm 16-12.

    Trước khả năng mất đi 2 trụ cột quyền lực - ổn định tài chính và sự thịnh vượng, Tổng thống Nga Vladimir Putin có thể sớm gặp phải cơn đau đầu chính trị. Kể từ khi sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine từ tháng 3 năm nay, ông Putin luôn nhận được tỉ lệ ủng hộ cao ngất – trên 80%.

    Nhưng nếu kinh tế tiếp tục ảm đạm, tầng lớp trung lưu ở các thành phố lớn sẽ dần bị ảnh hưởng, sau đó lan đến những lực lượng ủng hộ ông Putin tại các tỉnh. “Tôi nghĩ ông ấy vẫn giữ được sự ủng hộ trong vòng 1 – 1,5 năm nữa. Chúng ta sẽ thấy những dấu hiệu bất mãn đầu tiên vào mùa xuân tới” – ông Lev Gudkov, người đứng đầu nhóm thăm dò độc lập Trung tâm Levada, nhận định.

    Tình hình buộc ông Putin, Thủ tướng Dmitry Medvedev và Thống đốc CBRF Elvira Nabiullina nhanh chóng hành động. Tuy nhiên, theo Reuters, lựa chọn của họ bị hạn chế.

    CBRF đã có 3 lần tăng lãi suất cơ bản lớn trong 2 tháng qua. Giới chức Nga nói làm vậy sẽ giúp các hoạt động xuất khẩu chính như dầu, khí đốt, kim loại, ngũ cốc… thu về nhiều tiền rúp hơn, qua đó tăng cường tổng thu nhập liên bang. Nhưng ngược lại, việc trả các khoản nợ quốc tế sẽ đắt giá hơn. Trong năm 2015, các công ty và ngân hàng Nga phải trả các khoản nợ có tổng giá trị 120 tỉ USD.

    Sau cuộc họp khẩn ngày 16-12 do Thủ tướng Medvedev triệu tập, Bộ trưởng Kinh tế Nga Alexei Ulyukayev khẳng định chính phủ nước này không có ý định áp dụng các biện pháp kiểm soát vốn nghiêm ngặt để hạn chế việc mua bán ngoại tệ. “Chúng tôi sẽ tìm cách đảm bảo cán cân cung cầu trên thị trường trao đổi ngoại tệ trong nước” – ông Ulyukayev nói.

    Dòng vốn chảy khỏi Nga có thể vượt quá 100 tỉ USD trong năm 2014 và 2015. CBRF khó lòng thu hút vàng và ngoại tệ để “bơm” đồng rúp lên. Dự trữ của Nga đã rớt xuống còn khoảng 416 tỉ USD, so với hơn 509 tỉ USD hồi đầu năm nay.

    Trước tình cảnh giá dầu lọt xuống dưới 60 USD/thùng, ông Igor Bukharov – chủ tịch Hiệp hội Nhà hàng và khách sạn – nói với Reuters: “Không ai dám đầu tư thêm nữa cho đến khi chúng tôi nhìn ra rõ mình đang ở trong tình thế như thế nào”.

    http://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/ng...7094842801.htm

  2. Thành viên Like bài viết này:


  3. #172
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,146
    Like
    612
    Thanked 2,879 Times in 1,409 Posts
    Đồng Rúp Nga mất giá ảnh hưởng thế nào đến kinh tế Việt Nam?
    18/12/2014


    Đồng Rúp Nga đã mất hơn 50% giá trị so với USD từ đầu năm đến nay và điều đó ít nhiều ảnh hưởng tới Việt Nam.

    Sự mất giá của đồng Rúp chắc chắn sẽ có ảnh hưởng ở mức độ nào đó lên nền kinh tế Việt Nam thông qua kênh ngoại thương.

    Đầu tiên phải kể đến xuất khẩu của Việt Nam vào Nga. Trên báo chí gần đây có đăng những câu chuyện về người Việt kinh doanh ở Nga gặp khó khăn thế nào khi hàng hóa nhập về từ Việt Nam được tính giá bằng USD trong khi bán ở Nga thì chỉ thu được Rúp, vốn đang mất giá mạnh từng ngày nên giá cả hàng hóa thành ra quá tầm với của nhiều người tiêu dùng Nga, buộc họ phải thắt lưng buộc bụng.

    Điều này cũng có nghĩa là người kinh doanh Việt Nam không bán được nhiều hàng, và đương nhiên cũng không thể nhập được nhiều hàng từ Việt Nam sang nữa. Đây là một minh họa thực tế và sống động cho tình cảnh đang và sẽ phải đối mặt của doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam có khách hàng nhập khẩu từ Nga.

    Hiện tại, Việt Nam xuất khẩu sang Nga ngót nghét 2 tỷ USD (1,44 tỷ USD trong 10 tháng đầu năm nay, giảm 10,6% so với cùng kỳ năm 2013). Trong cơ cấu xuất khẩu, các mặt hàng chính là điện thoại và linh kiện (chiếm hơn 1/3 tổng kim ngạch xuất khẩu sang Nga), hàng dệt may và cà phê (đều có kim ngạch trên 100 triệu USD), theo sau là thủy sản, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, giày dép (đều có kim ngạch trên 50 triệu USD) và các loại nông sản khác....

    Khi đồng Rúp trở nên rẻ hơn so với USD (và tức là so với VND), đương nhiên những mặt hàng xuất khẩu chính trên trở nên xa xỉ với nhiều người tiêu dùng Nga, buộc họ phải cắt giảm mua sắm những mặt hàng này. Bởi vậy, những doanh nghiệp và ngành sản xuất những mặt hàng trên sẽ là nạn nhân trước tiên của việc đồng Rúp mất giá.

    Tất nhiên là có những mặt hàng cơ bản không thể không tiêu dùng được, nhưng người Nga sẽ không nhất thiết phải cắn răng móc túi để mua những thứ hàng hóa nhập khẩu đắt đỏ này. Cũng những câu chuyện về người Việt Nam ở Nga trên báo chí cho thấy đã có một số người tính đến chuyện chuyển nghề sang nuôi trồng, sản xuất ngay trên đất Nga để giảm giá thành sản phẩm.

    Và như thế có nghĩa là sự mất giá của đồng Rúp một mặt làm hại cho doanh nghiệp nước ngoài (trong đó có Việt Nam) xuất khẩu vào thị trường Nga, mặt khác lại có tác động tích cực đến nền kinh tế nội địa nước này.

    Về mặt nhập khẩu, Việt Nam nhập khẩu từ Nga ít hơn là xuất khẩu vào thị trường này (10 tháng đầu năm nay nhập khẩu 768 triệu USD). Tuy vậy, không có nghĩa là Việt Nam không bị hại gì, hoặc bị hại không đáng kể với con số nhập khẩu khá khiêm tốn này.

    Khi đồng Rúp mất giá tới hơn 50% so với USD và cả với VND, hàng hóa xuất khẩu của Nga ra thế giới nói chung và vào thị trường Việt Nam nói riêng trở nên rẻ một cách bất ngờ, “chấp” tất cả các loại hàng rào thuế quan bảo hộ mậu dịch mà Việt Nam đã dựng lên với hàng hóa của Nga. Bởi vậy, kim ngạch nhập khẩu từ Nga chắc chắn sẽ không dừng lại ở con số vài trăm triệu USD như trên nữa mà có khả năng tăng lên mạnh.

    Xem xét cơ cấu hàng nhập khẩu, có thể thấy những ngành sản xuất trong nước như xăng dầu, phân bón, sắt thép và sản phẩm từ sắt thép, khoáng sản (quặng và than đá) v.v... có khả năng là những ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất do đây là những mặt hàng xuất khẩu chính của Nga vào Việt Nam trong mấy năm qua.

    Một ví dụ thực tế khác là ngay cả thời đồng Rúp đang ổn định, các doanh nghiệp thép Việt Nam đã phải than trời về sự cạnh tranh của sắt thép từ Nga. Nay đồng Rúp mất giá mạnh đã tạo thêm khả năng cạnh tranh lớn hơn nhiều cho sắt thép của Nga ở trên thị trường Việt Nam.

    Chưa dừng lại ở những tác động trực tiếp này, sự mất giá của đồng Rúp còn tạo ra những tác động tiêu cực khác cho Việt Nam, cũng qua kênh thương mại, mà hầu như không ai ngờ đến.

    Đó là sự mất giá “ăn theo” của nhiều đồng tiền của những quốc gia lân bang chí cốt và/hoặc có liên minh, có quan hệ thương mại chặt chẽ với Nga như Kyrgyzstan, Tajikistan, Uzbekistan, Turkmenistan, Kazakhstan, Armenia, và Belarus. Mới tính đến thời điểm tháng 10 là thời điểm đồng Rúp mới chỉ bị mất giá khoảng 20% mà đồng bản tệ của các nước này cũng đã mất giá từ 5% đến gần 20% so với USD.

    Điều đáng nói là một số nước này lại là thành viên của Liên minh hải quan có hiệu lực từ 1/1/2015 gồm 3 nước khởi xướng là Nga, Belarus, và Kazakhstan, và sau này kết nạp thêm Kyrgyzstan và Armenia. Với kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với chỉ riêng 3 nước khởi xướng ước tính đã lên đến khoảng 4 tỷ USD trong năm 2014 thì rõ ràng tác động bất lợi của việc đồng Rúp mất giá kéo theo sự mất giá của đồng tiền các quốc gia này cho Việt Nam qua kênh thương mại như phân tích ở trên sẽ được nhân lên đáng kể.

    Đáng kể hơn nữa là Việt Nam vừa hoàn tất ký hiệp định mậu dịch tự do (FTA) với Liên minh này, cũng có hiệu lực từ tháng 1 năm sau. Bởi thế, FTA mà Việt Nam ký với khối này lại mở toang cửa cho hàng hóa của họ thâm nhập sâu rộng hơn nữa thị trường nội địa Việt Nam.

    Trong khi thị trường của khối này lại được rào chắn một cách chắc chắn (và không cố ý!) với doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam nhờ sự mất giá mạnh của đồng Rúp và các đồng bản tệ trong khối này, tương đương với việc họ áp thuế suất nhập khẩu hàng chục phần trăm, ngoài những rào cản phi thuế quan khác vốn đã làm nản lòng không ít doanh nghiệp Việt Nam.

    Tóm lại, chừng nào mà đồng Rúp và các đồng bản tệ có liên quan còn ở mức yếu và tiếp tục mất giá thì chừng đó Việt Nam tiếp tục bị ảnh hưởng đến mức đáng kể.

    http://vtc.vn/dong-rup-nga-mat-gia-a...m.1.521382.htm
    Được sửa bởi Arkain lúc 04:54 ngày 19-12-2014

  4. #173
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,146
    Like
    612
    Thanked 2,879 Times in 1,409 Posts
    Tổng thống Obama quyết định ký dự luật trừng phạt Nga
    17/12/2014


    (TNO) Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama sẽ ký vào “Dự luật hỗ trợ tự do cho Ukraine”, cho phép áp đặt thêm các lệnh trừng phạt mới nhắm vào Nga và cung cấp vũ khí gây sát thương cho chính quyền Ukraine, AFP trích dẫn tuyên bố của Tòa Bạch Ốc.

    “Tổng thống Obama sẽ ký vào dự luật”, người phát ngôn Tòa Bạch Ốc Josh Earnest cho biết hôm 16.12. Trước đó, dự luật đã được Quốc Hội Hoa Kỳ thông qua ngày 13.12.

    Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov hôm 15.12 đã cáo buộc các biện pháp trừng phạt mới của Hoa Kỳ là hành động thù địch nhắm vào Nga. Các biện pháp này sẽ đánh vào lĩnh vực năng lượng và quốc phòng của Nga mà đối tượng là các công ty buôn bán hoặc chuyển giao các thiết bị quận sự vào miền đông Ukraine.

    Ông Earnest cũng tiết lộ có thể dự luật sẽ được Tổng thống Obama ký trong tuần này. Trước đó, ông Obama từng khẳng định Hoa Kỳ sẽ không thể thực hiện các biện pháp trừng phạt Nga nếu không phối hợp với Liên minh châu Âu.

    Các biện pháp trừng phạt của Hoa Kỳ đến vào lúc kinh tế Nga đang lao đao vì giá dầu sụt giảm. Đồng rúp của Nga đã trượt giá kỷ lục vào ngày 16.12, ở mức 1 USD đổi được 80 rúp.


    http://www.thanhnien.com.vn/the-gioi...ga-517918.html

  5. Thành viên Like bài viết này:


  6. #174
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,146
    Like
    612
    Thanked 2,879 Times in 1,409 Posts
    EU sẽ tiếp tục trừng phạt Nga
    18/12/2014


    (TNO) Các lãnh đạo Liên minh châu Âu không không tỏ ra thông cảm với Tổng thống Nga hay bỏ ngỏ khả năng nới lỏng các lệnh trừng phạt Moscow dù kinh tế nước họ có thể bị ảnh hưởng, Reuters dẫn lời các nhà ngoại giao EU hôm nay 18.12.

    Các lãnh đạo Liên minh châu Âu sẽ thảo luận về vấn đề Ukraine và Nga trong cuộc hội đàm tại Brussels, Bỉ vào hôm nay 18.12 sau khi bàn về tình hình kinh tế của Cộng đồng chung. Các quan chức cho hay khủng hoảng tài chính Nga sẽ là một trong những nội dung được đem ra thảo luận.

    Tiếp tục các lệnh trừng phạt

    Mặc cho những lệnh trừng phạt sẽ tiếp tục ảnh hưởng ít nhiều đến nội bộ Cộng đồng chung và cuộc khủng hoảng đồng tiền Nga cũng không đem lại lợi ích nào cho EU, các nước này vẫn đang lên kế hoạch nới rộng lệnh cấm đầu tư vào Crimea, nhắm vào việc khai thác dầu khí và du lịch của Nga tại khu vực biển Đen.

    “Tất cả chúng tôi đều theo dõi nghiêm túc tiến triển của tình hình kinh tế Nga. Không nước nào trong EU có lợi từ việc đồng rúp sụt giá thê thảm như vậy”, các quan chức của Uỷ ban châu Âu nói tại Berlin.

    Tuy nhiên, tất cả các nước đều đồng thuận rằng EU sẽ giữ lập trường với các lệnh trừng phạt. Hơn nữa, họ sẵn sàng để thực hiện bước tiến sâu hơn nếu cần thiết để đẩy nhanh tính khả quan của tình hình chính trị miền Đông Ukraine, Reuters cho biết.


    Giá trị đồng rúp Nga đã giảm hơn 50% so với USD kể từ đầu năm nay

    Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schaeuble cũng nói hôm 17.12 rằng châu Âu không có lựa chọn nào khác ngoài việc gia tăng áp lực lên Nga, dù các cơ hội cho những cuộc thảo luận song phương vẫn còn mở. “Khả năng một lệnh trừng phạt mới vẫn tồn tại”, ông Schaeuble nói.

    Trước đó, Nga đã đáp trả những lệnh trừng phạt của Mỹ và Liên minh châu Âu bằng cách cấm phần lớn thực phẩm nhập khẩu từ phương Tây. Nông dân EU và người lao động ở một vài lĩnh vực khác đã bị ảnh hưởng.
    Trước thềm hội nghị, các lãnh đạo EU cũng sẵn sàng để hỗ trợ thêm tài chính cho Ukraine, cụ thể là cho sự cải cách của nước này. Song, EU cũng tuyên bố họ có ít khả năng để đáp ứng 15 tỉ USD mà Ukraine cần, số tiền này được Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF) ước tính trước đó.


    Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev chủ trịch cuộc gặp về vấn đề tình hình tài chính Nga hôm qua 17.12

    Rất ít thông cảm với ông Putin

    Hiện các lệnh trừng phạt hiện vẫn chưa đủ sức để thay đổi lập trường của Tổng thống Vladimir Putin trong vấn đề Ukraine, nhưng tính đến thời điểm hiện tại, nó đã ảnh hưởng rất rõ lên nền kinh tế tài chính Nga.

    Tổng thống Nga Vladimir Putin từng kêu gọi phương Tây dỡ bỏ các lệnh trừng phạt để đổi lấy động thái tương tự từ phía Nga, và Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev cũng tuyên bố nước này mất 10 tỉ USD vì các lệnh trừng phạt cách đây không lâu.

    Song, một nhà ngoại giao vừa cho rằng: “Hầu như không có sự thông cảm dành cho Tổng thống Nga trong nội bộ EU”.

    “Tình hình hiện tại ở nước Nga không nghiêm trọng như lần vỡ nợ hồi năm 1998 mà họ đã trải qua dù có nhiều điểm chung”, một nhà ngoại giao khác cho biết. Đồng tình với quan điểm này, Bloomberg cũng đưa ra phân tích cho rằng dù giá dầu lao dốc, tiền tệ các nước mới nổi rơi tự do, nhưng tình cảnh như năm 1998 khi Venezuela và Nga vỡ nợ sẽ không lặp lại. Điều này có thể lí giải cho một phần việc EU không thông cảm với ông Putin.

    Tuy nhiên, một sự đồng thuận cho lệnh trừng phạt mới trong thời gian gần sẽ không hề dễ dàng. Dù đã có sự nhiệt tình đối với một lệnh trừng phạt mới, chính phủ các nước trong khối EU vẫn tồn tại khá nhiều quan điểm khác biệt.

    Vấn đề trừng phạt Nga và các ý kiến xung quanh nó sẽ còn nổi lên vào năm sau khi nó sẽ được đưa ra xem xét một lần nữa.

    Chủ trì hội nghị thượng đỉnh vào thứ năm 18.12 là Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk, người rất kiên quyết đối với Nga. Tổng thống Ukraine không được mời dự hội nghị lần này, dù các nhà ngoại giao cho biết ông đã kêu gọi cho việc này.

    http://www.thanhnien.com.vn/the-gioi...ga-518178.html

  7. Thành viên Like bài viết này:


  8. #175
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,146
    Like
    612
    Thanked 2,879 Times in 1,409 Posts
    Vì Ai Mà Nước Nga Khốn Đốn?
    Tiến Sĩ Đoàn Xuân Lộc
    Gửi cho BBC từ Anh quốc


    Sau khi cho sáp nhập Crimea, ông Vladimir Putin nhận được nhiều sự ủng hộ của người dân Nga. Mới cách đây chỉ khoảng hai tháng, theo một cuộc thăm dò của Trung tâm Levada ở Moscow, có đến 88% người Nga được hỏi tín nhiệm ông.

    Nhưng nay mọi chuyện đã khác. Crimea không còn là điều để người dân Nga vui mừng. Mối bận tâm của họ lúc này là làm sao đối phó với những khốn đốn vì giá cả tăng vọt, đồng rúp mất giá.

    Đối diện với những khó khăn ấy – như Lev Gudkov, người đứng đầu Trung tâm Levada nhận định, được tạp chí Time trích dẫn hôm 16/12/2004 – họ không còn mặn mà với những hành động của ông tại Crimea và Ukraine và sẽ quay lưng lại với ông.

    Có thể chính ông Putin cũng nhận ra rằng ông đang phải trả giá cho những hành động kiêu căng, toan tính sai lầm của mình ở Crimea và Ukraine. Chiếm được Crimea, nhưng ông và nước Nga lại mất nhiều thứ khác.

    Kinh tế trượt dốc

    Là một nền kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào việc xuất khẩu dầu khí (chiếm đến 68% tổng kim ngạch xuất khẩu của Nga năm 2013), giá dầu quốc tế sụt giảm kỷ lục trong những tháng qua đã tác động xấu lên nền kinh tế Nga.

    Nhưng có thể nói việc ông bất chấp luật pháp quốc tế sáp nhập Crimea và gây bất ổn tại miền Đông Ukraine là yếu tố quan trọng đưa đẩy nền kinh tế Nga đến tình trạng điêu đứng ngày hôm nay.

    Nghĩ rằng mình có nhiều dầu khí, các nước châu Âu lại cần đến nguồn năng lượng từ Nga và vì vậy không dám có các biện pháp cứng rắn với Moscow, ông Putin đã phớt lờ những kêu gọi, chỉ trích, đe dọa từ các nước châu Âu và Mỹ. Ông đã cho quân vào Crimea và thôn tính vùng tự trị này của Ukraine.


    Báo Việt Nam từng khen 'trận pháp' của ông Putin có thể làm Phương Tây 'mẻ trán'

    Không chỉ truyền thông và người dân Nga mà một vài tờ báo ở Việt Nam như Tiền Phong cũng khen ngợi hành động đó của ông, cho rằng ông đã thắng các nước phương Tây ‘trong trận chiến Crimea, rộng hơn là Ukraine’.

    Bài viết có tựa đề ‘Trận pháp Putin’ của Tiền Phong còn cho rằng trừng phạt kinh tế nếu làm Nga “vỡ đầu” thì nó cũng làm phương Tây “mẻ trán”.

    Nhưng ông và những người ủng hộ ông đã toan tính sai. Các nước châu Âu – đặc biệt Đức, một nước thường được coi là đồng minh của Nga trong Liên hiệp châu Âu (EU) – đã quyết định tiến hành hàng loạt các biện pháp trừng phạt đối với Nga.

    Và đến giờ, chưa rõ các nước EU có ‘mẻ trán’ hay không, lệnh trừng phạt mà các nước phương Tây tiến hành đối với những người thân cận của ông Putin và nhiều lĩnh vực kinh tế khác của Nga – như tài chính, ngân hàng, năng lượng – đã và đang làm họ và nền kinh tế Nga nói chung ‘vỡ đầu’.

    Hơn nữa, sự trừng phạt đó của các nước phương Tây cũng trói buộc ông Putin và giới lãnh đạo Nga, khiến họ khó tìm được một giải pháp, liều thuốc linh nghiệm nào để chữa lành vết thương càng ngày càng nghiêm trọng của kinh tế Nga.

    Chẳng hạn, dù đã tìm mọi cách – trong đó có việc Ngân hàng Trung ương Nga tăng mạnh lãi suất – để nhằm bảo vệ đồng rúp, ngăn chặn lạm phát, đồng tiên Nga cứ tiếp tục mất giá, làm phạt cứ leo thang.

    Như tựa đề của bài viết ‘Putin Can’t Bully or Bomb a Recession’ trên tờ Daily Beast hôm 16/12, ông Putin có thể dùng sức mạnh quân sự ngạo mạn thách thức phương Tây, đe dọa, lấn chiếm các nước láng giêng, ông không thể dùng ‘bom’ chấm dứt sự khốn đốn kinh tế – thậm chí nguy cơ suy thoái, khủng hoảng kinh tế – mà nước Nga đang phải đối diện.

    Không chỉ nền kinh tế Nga mà ngay cả bản thân ông Putin cũng đang phải đương đầu với không ít khó khăn.

    Minh họa cho bài viết có tựa đề ‘Russia: A wounded economy’ trên The Economist hôm 22/11/2014, là một con gấu nâu đang lủi thủi, nặng nề lê bước trên tuyết và càng đi, nó càng để lại sau đó nhiều dấu chân thấm máu.

    Hình ảnh đó mô tả khá rõ không chỉ sự khốn đốn của kinh tế Nga hiện tại mà còn cả sự đơn độc, thất bại và nhiều vết thương khác mà ông Putin đang phải chịu đựng.


    Mất nhiều thứ khác

    Trong những năm qua, ông Putin nhận được sự ủng hộ của người giới tài phiệt và người dân Nga chỉ vì kinh tế Nga phát triển, họ kiếm được nhiều tiền, đời sống của họ được cải thiện.

    Nhưng với việc đồng rúp mất giá kỷ lục (thấp nhất kể từ năm 1998 – khi Nga khủng hoảng tài chính), giờ mọi chuyện trở nên khốn đốn với giới kinh doanh và người dân Nga.

    Một bài viết của Ivana Kottasova đăng trên CNN Money hôm 16/12/2014 cho rằng trong năm 2014, giới thân hữu tài phiệt của ông Putin đã mất hơn 50 tỷ USD.

    Khi kinh doanh thua lỗ, cuộc sống bấp bênh, người Nga sẽ không còn tín nhiệm ông Putin và quay lưng lại với ông.

    Trong bài ‘Putin watches Russian economy collapse along with his stature’ trên tạp chí Time hôm 16/12/2014, Simon Shuster cho rằng không chỉ kinh tế Nga đang suy sụp mà hình tượng của ông Putin cũng đang dần dần sụp đổ.

    Tương tự một bài viết Timothy Heritage của Reuters hôm 17/12/2014 cũng cho rằng cuộc khủng hoảng đồng rúp hiện tại có thể làm lung lay quyền lực của ông Putin.

    Trên phương diện quốc tế, ông Putin bị cô lập, coi thường. Không lâu sau khi can thiệp vào Crimea, Nga đã bị loại khỏi nhóm 8 nước công nghiệp hàng đầu. Vào những cuộc gặp quan trọng – như tại Thượng đỉnh G20, Brisbane, Úc mới đây – ông Putin bị các lãnh đạo phương Tây né tránh hay công khai chỉ trích.

    Là một người độc đoán và tham quyền, nhưng luôn tỏ vẻ dân chủ và luôn tìm mọi cách để đánh bóng tên tuổi, củng cố vị thế, tính chính danh của mình, chắc chắn ông Putin cảm thấy khó chịu, mất mặt khi bị coi thường, khinh rẻ như vậy.

    Sự chao đảo về kinh tế hiện tại của Nga cũng có thể đe dọa sự tồn tại của Liên minh kinh tế Âu-Á (Eurasian Economic Union, EEU) non trẻ mà Nga mới ký kết với Belarus và Kazakhstan vào tháng Năm năm nay.

    Là người coi sự sụp đổ của Đế chế Nga và chuyện Liên Xô tan rã là hai thảm họa của thế kỷ 20, ông Putin luôn có tham vọng thiết lập một khối các quốc gia Á-Âu chịu sự kiểm soát của Moscow giống như Liên Xô trước đây.

    EEU – một dự án mà ông theo đuổi từ nhiều năm nay – được coi là bước đầu để ông thực hiện tham vọng ấy. Trước đây Ukraine được coi là nền tảng để Nga thiết lập EEU. Sau khi Nga thôn tính Crimea và gây bất ổn ở miền Đông Ukraine, việc Kiev quay trở lại quỹ đạo của Nga giờ càng xa vời.

    Thực ra ngay từ khi thành lập, giới nghiên cứu đều cho rằng EEU sẽ rất khó – nếu không muốn nói là không thể thành công – vì EEC được xây trên nền tảng không bền vững.


    Ngoài việc tìm cách thiết lập, mở rộng EEU, từ năm 2013 Nga còn muốn xúc tiến các hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Liên minh thuế quan (CU) và Ấn Độ, Mông Cổ, New Zealand, Israel và Việt Nam.

    Nhưng theo Stanislav Secrieru, các cuộc thương thảo FTA giữa CU và các nước này chẳng có tiến bộ gì nhiều. New Zealand đã ngừng đàm phán với CU sau khi Nga thôn tính Crimea.

    Được biết hôm 15/12/2014, Việt Nam đã kết thúc đàm phán FTA với Liên minh thuế quan (CU) và dự kiến sẽ tiến hành ký kết FTA với EEC (Eurasian Economic Commission) do Nga đứng đầu vào đầu năm tới.

    Nhưng trong bối cảnh CU and EEC còn non yếu, có nguy cơ thất bại và Nga phải đối diện với khủng hoảng kinh tế, không biết hiệp định này có được áp dụng và mang lợi gì cho Việt Nam hay không?

    Riêng đối với ông Putin, trước sự khốn đốn của kinh tế Nga và trong tình cảnh ông bị Mỹ và các nước phương Tây khác cô lập, trừng phạt, có thể nói từ khi lên nắm quyền vào năm 2000, chưa bao giờ ông phải đối diện nhiều nhiều khó khăn như ngày hôm nay.


    Không biết hiệp định tự do với Liên minh thuế quan của Nga làm lợi gì cho Việt Nam hay không?

    Tại ông mọi đàng?

    Trong bài diễn văn trước Quốc hội Nga hôm 04/12/2014 và trong cuộc gặp báo chí quốc tế hôm nay (18/12/2014), ông Putin cho rằng Mỹ và các nước phương Tây luôn tìm cách kìm kẹp, muốn tiêu diệt Nga, và việc Nga can thiệp vào Ukraine chỉ là cái cớ để họ làm điều đó.

    Nhưng như bài ‘Putin’s people’ trên The Economist hôm 13/12/2014, cách nói đó của ông Putin không còn thuyết phục người dân Nga và họ cũng cảm thấy chán khi nghe mãi những điều đó.

    Khi loan báo có thêm những biện pháp trừng phạt mới đối với Nga hôm 16/12/2014, chính quyền Tổng thống Barack Obama đã nhấn mạnh rằng sự rối loạn kinh tế hiện tại của Nga hoàn toàn do ông Putin gây nên.

    Và có thể, hơn ai hết, ông cũng hiểu rằng chính ông – hay chính những hành động của ông đã đẩy nước Nga vào tình cảnh cô lập, bế tắc và khốn đốn hôm nay.

    Bài ‘A Wounded Economy’ trên trang The Economist viết ông Putin cùng phải hiểu rằng ông phải trả giá cho những hành động của mình. Xâm chiếm một quốc gia khác, thế giới sẽ có hành động chống lại ông.

    Bài viết ấy cũng cho rằng nếu ông biết dành thời gian củng cố nền kinh tế Nga, thay vì chỉ đi lo làm giàu cho người thân, bạn bè của mình, ông Puttin không yếu thế như vậy ngày hôm nay.


    Bài tổng hợp gửi về Diễn đàn BBC thể hiện cách nhìn của tiến sĩ Đoàn Xuân Lộc từ Anh.

    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/foru...c_nga_khon_don
    Được sửa bởi Arkain lúc 02:42 ngày 20-12-2014

  9. #176
    Tham gia
    08-09-2011
    Bài viết
    848
    Like
    419
    Thanked 267 Times in 177 Posts
    Có những số phận mà trước mắt chỉ có tăm tối: Crimea và vùng đất tự tách ra ở phía Đông Uk.
    Tôi đại diện cho tôi, ko muốn ai đại diện cho tôi

  10. #177
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,146
    Like
    612
    Thanked 2,879 Times in 1,409 Posts
    Trung Quốc muốn giúp Nga vượt qua khủng hoảng
    Thứ Ba, 23/12/2014


    Giới chức Trung Quốc tuyên bố sẽ giúp Nga “hãm phanh” đồng Rúp mà không phải rút dự trữ ngoại hối nếu Tổng thống Vladimir Putin cần.

    Tại một sự kiện ở Bangkok, Thái Lan hôm 20/12, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tuyên bố sẽ giúp Nga nếu Nga cần, đồng thời bày tỏ tin tưởng nước Nga sẽ vượt qua được những khó khăn kinh tế hiện nay.

    Bộ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc Gao Hucheng thì nói sẽ việc mở rộng thỏa thuận hoán đổi tiền tệ giữa đồng Rúp và Nhân dân tệ và tăng cường sử dụng đồng Nhân dân tệ trong thương mại song phương sẽ giúp ích nhiều cho Nga.

    Các phát biểu trên được kênh Phonenix TV của Hồng Kông ghi lại và phát sóng hôm qua (22/12) - hãng tin Bloomberg cho biết.

    Mới chỉ dừng ở mức độ đề xuất, tuyên bố trên của hai quan chức Trung Quốc đã được thị trường tài chính hưởng ứng tích cực. Đồng Rúp tăng giá 3,1% tính đến đầu giờ chiều qua theo giờ Moscow.

    “Trong tình hình hiện nay, bất kỳ sự giúp đỡ nào cũng đều được chào đón”, chiến lược gia Vladimir Miklashevsky thuộc Danske Bank nhận định.

    Gần đây, đồng Rúp Nga có thời điểm mất giá tới 59% so với đầu năm do tác động kép từ lệnh trừng phạt và sự lao dốc của giá dầu. Tuần trước, Tổng thống Putin đã yêu cầu giới lãnh đạo doanh nghiệp của nước này báo cáo về kế hoạch bán ngoại tệ. Hôm qua, cựu Bộ trưởng Bộ Kinh tế Nga Alexei Kudrin nói, nước này đang bước vào một cuộc khủng hoảng kinh tế toàn diện.

    “Nhiều người Trung Quốc vẫn xem Nga là một người anh em lớn và hai nước giữ vai trò chiến lược đối với nhau. Vì lợi ích quốc gia, Trung Quốc nên tăng cường hợp tác với Nga khi sự hợp tác đó là cần thiết”, giáo sư Jing Canrong thuộc Đại học Nhân dân Bắc Kinh nhận xét.

    Tháng 10 vừa qua, Trung Quốc và Nga đã ký một thỏa thuận hoán đổi tiền tệ thời hạn 3 năm trị giá 150 tỷ Nhân dân tệ, tương đương 24 tỷ USD. Theo đó, Nga có thể dùng Rúp để đổi lấy Nhân dân tệ và trả lại sau đó bằng Nhân dân tệ. Ngoài ra, thỏa thuận này cũng có thể được mở rộng nếu hai bên nhất trí.

    Với mục tiêu đưa đồng Nhân dân tệ trở thành một đồng tiền quốc tế, Trung Quốc đã ký thỏa thuận hoán đổi tương tự với 28 quốc gia. Hiện Trung Quốc nắm dự trữ ngoại hối 3,89 nghìn tỷ USD, lớn hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, so với mức dự trữ khoảng hơn 400 tỷ USD của Nga.

    Bài xã luận đăng trên tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc hôm qua nói: “Nga là một đối tác chiến lược không thể thay thế trên trường quốc tế. Trung Quốc cần có quan điểm tích cực trong việc giúp Nga thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng”.

    Tuy vậy, hôm 20/12, phát ngôn viên Dmitry Peskov của Tổng thống Putin nói Nga hiện không đàm phán với Trung Quốc về hỗ trợ tài chính.

    Nếu được Trung Quốc giúp thì Nga không phải là quốc gia đầu tiên gặp rắc rối tài chính được nước này hỗ trợ trong năm nay. Argentina đã phải sử dụng tới thỏa thuận hoán đổi tiền tệ với Trung Quốc để cản đà sụt dốc đồng Peso của nước này sau khi Chính phủ Argentina mất khả năng thanh toán nợ trái phiếu.

    http://dantri.com.vn/kinh-doanh/trun...ng-1011114.htm

  11. #178
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,146
    Like
    612
    Thanked 2,879 Times in 1,409 Posts
    Belarus Refuses to Trade With Russia in Roubles
    By Damien Sharkov 12/19/14 at 7:44 AM


    Russian President Vladimir Putin (R) and Belarus' President Alexander Lukashenko shake hands before watching the men's ice hockey World Championship final game between Finland and Russia at Minsk Arena in Minsk May 25, 2014

    Belarusian President Alexander Lukashenko has ordered his cabinet ministers to stop trading using the Russian rouble. Instead, the country - who is one of Russia’s closest allies - will trade only in dollars or euros, after Russian President Vladimir Putin admitted on Thursday his country may be on the verge of a two year recession.

    “Lately I keep hearing that the Russian rouble is falling and that is 40% of our export market and we stand to carry losses. So what can we do, when this is what our partner and that is what the situation is in Russia and in Ukraine, they are also our partners,” Lukashenko told his cabinet of ministers in the Belarusian capital of Minsk on Thursday night.

    “The set objective is to trade with Russia not in roubles but in dollars,” Lukashenko said. “That is how we will pay pay the Russian federation for energy, not in roubles but in dollars.”

    “We must work and trade with Russia in a way that they too pay us in dollars or in euro,” Lukashenko added.

    Lukashenko, often called ‘the last dictator in Europe’, has enjoyed a close relationship with the Kremlin. He even served as the diplomatic host to the only meeting to date between Ukrainian president Petro Poroshenko and Russian president Vladimir Putin, since the conflict between their two countries. However, Lukashenko has also turned against Russia on several occasions.

    Most recently the two countries relations have become strained as Belarus refused to back Russia’s counter sanctions on the EU, causing Russia to reprimand its westernmost ally, by suddenly refusing to import dairy and food products from Belarus.

    According to Lukashenko it is a fault of the Belarusian government that trade with Russia was already not being done in dollars or euro as the arrangement should have been agreed “a long time ago”.

    The Belarusian head of state told his cabinet that if Russia insisted on trading with Minsk in roubles than that would be done based on “the exchange rate on that day, to the hour”.

    Lukashenko, who has been in power in Belarus since 1994 and consistently urged for stronger ties with Moscow, has grown more concerned about economic stability of late, and this week called it “the number one priority in Belarus today”.

    Belarusian newspaper Naviny has warned that Lukashenko’s requests to trade with Russia in dollars or euro would shock Russian businesses and consumers.

    After experiencing single day drops, larger than during the 1998 economic crisis, the volatile Russian rouble prompted Putin to admit his country may be stuck in a recession for two years.

    Lukashenko has not commented on how his new trading policy would impact Belarus’s entry into Russia’s Eurasian Economic Union, due to take off next year with the two countries and Kazakhstan as current members with Armenia and Kyrgyzstan due to be allowed entry.

    Plans for a shared currency between member states in the Eurasian Union were already outlined by the head of the union commission Viktor Khristenko in September.

    http://www.newsweek.com/belarus-set-...e-falls-293429


    Belarus từ chối giao dịch với Nga bằng đồng Rúp


    Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko và người đồng cấp Nga Vladimir Putin trong cuộc gặp tại Minsk hồi tháng 5.

    Tổng thống Belarus yêu cầu thực hiện các cuộc giao dịch với Nga bằng đồng USD hoặc Euro vì sự sụt giảm giá trị của đồng rúp.

    "Chúng ta sẽ giao dịch thương mại không phải bằng đồng rúp, mà là bằng USD", hãng thông tấn Belta dẫn lời Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko hôm qua nói. "Đáng lẽ từ lâu chúng ta phải yêu cầu Nga trả bằng loại tiền tệ mạnh".

    Đồng rúp của Nga hôm 16/12 mất giá, xuống đến mức kỷ lục kể từ năm 1998 và điểm yếu này trở thành mối đe doạ với nền kinh tế Belarus, một đồng minh thân cận và cũng là đối tác thương mại chính của Nga.

    "Chúng ta sẽ không chạy theo Nga. Đây là điều cấm tuyệt đối, vì không rõ chuyện gì đang xảy ra với thị trường Nga", ông Lukashenko nói. Tổng thống Belarus cũng cho biết ông sẽ không phá giá tiền tệ của nước mình do sự yếu kém của đồng rúp.

    Hơn một nửa sản lượng hàng hoá xuất khẩu của Belarus thuộc về Nga, chủ yếu là các xe tải, máy kéo, máy công nghiệp và khoảng 92% giao dịch đang được thực hiện bằng đồng rúp.

    Kim ngạch xuất khẩu của Belarus giảm 739 triệu USD trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 10 so với cùng kỳ năm ngoái, dù sản lượng vẫn giữ nguyên, theo các số liệu chính thức.

    http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gio...p-3123144.html
    Được sửa bởi Arkain lúc 16:24 ngày 23-12-2014

  12. #179
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,146
    Like
    612
    Thanked 2,879 Times in 1,409 Posts
    Belarus và Kazakhstan xích lại gần Ukraine
    22-12-2014


    Tổng thống Ukraina Petro Porochenko tiếp người đồng cấp Kazakhstan Nursultan Nazarbayev, Kiev, 22/12/2014.

    Tổng thống Ukraina Petro Porochenko liên tục tiếp hai đồng nhiệm Belarus và Kazakhstan tại Kiev. Hai đồng minh của Nga luôn ủng hộ sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine. Theo giới quan sát, hai nguyên thủ Belarus và Kazakhstan cùng đến Kiev với hy vọng qua trung gian Ukraine sưởi ấm quan hệ với phương Tây.

    Sau tổng thống Belarus Alexander Loukachenko đến lượt tổng thống Kazakhstan Noursoultan Nazarbaïev, vào hôm nay 22/12/2014, hội kiến tổng thống Ukraine thân phương Tây Petro Porochenko tại Kiev.

    Tổng thống Belarus tuyên bố sẵn sàng làm tất cả để giúp Kiev vãn hồi hòa bình ở miền Đông Ukraine. Ông Loukachenko đến Kiev vào lúc tại Minsk, Ukraine và phe ly khai thân Nga ở miền Đông bắt đầu đàm phán để thúc đẩy trở lại tiến trình hòa bình. Xung đột võ trang trong vùng đã làm hơn 4.700 người thiệt mạng từ tháng 4/2014 tới nay.

    Về phần mình, tổng thống Ukraine hứa ủng hộ chính quyền Minsk thắt chặt quan hệ với Liên Hiệp Châu Âu và được Brussels xem là một đối tác của khu vực này.

    Theo lời một quan chức cao cấp Ukraine xin được giấu tên, cả Belarus lẫn Kazackhstan đang giữ khoảng cách với nước Nga của tổng thống Putin và mong muốn Ukraine hỗ trợ để cải thiện quan hệ của hai quốc gia này với Châu Âu. Đặc biệt là vào lúc kinh tế Nga đang bị suy yếu và đồng rúp mất giá không phanh.

    Ngoài ra, nhiều nhà quan sát còn cho rằng, cả hai ông Loukachenko và Nazarbaiev cùng lo ngại cho sự toàn vẹn lãnh thổ của hai nước từng thuộc Liên Xô cũ. Minsk và Astana không muốn trông thấy một phần lãnh thổ bị Mowcow thôn tính như điều đã xảy tới với vùng Crimea của Ukraine hồi tháng 3/2014.

    Bản tin của AFP nhắc lại, dù có làm phật lòng Nga, nhưng Belarus và Kazachstan luôn ủng hộ sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine.

    http://vi.rfi.fr/quoc-te/20141222-be...i-gan-ukraina/
    Được sửa bởi Arkain lúc 16:29 ngày 23-12-2014

  13. #180
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,146
    Like
    612
    Thanked 2,879 Times in 1,409 Posts
    Belarus Enjoys Bonanza Amid Russia-West Tensions
    By THE ASSOCIATED PRESSDEC. 22, 2014, 5:01 A.M. E.S.T.

    MINSK, Belarus — As relations between Russia and the West have sunk to their lowest point since the Cold War, there's one country that's reaping rewards — Belarus, whose authoritarian leader was once dubbed "Europe's last dictator" by the United States and the European Union.

    President Alexander Lukashenko is relishing his new role as broker of the Ukraine peace talks, and his country of 10 million people is profiting handsomely by reprocessing or simply repackaging European food banned by Moscow in retaliation to Western sanctions. In the most stunning example, exports of sea fish from the landlocked nation have doubled during the last three months — a sure sign that something curious is afoot.

    Food exports to Russia have been a major hard currency-earner for cash-strapped Belarus, worth $5.7 billion in 2013. This year's figures aren't available yet, but a sharp rise in imports of food from Europe signaled that the country, which is sandwiched between Russia and EU members Poland and Lithuania, quickly took advantage of Moscow's ban.

    "Lukashenko hopes to turn Belarus into a bridge between the East and the West, for which both sides will have to pay," said Alexander Klaskovsky, an independent Minsk-based analyst. "Lukashenko loves a proverb: A friendly calf sucks two mothers."

    Thanks to Lukashenko's friendly ties with the leaders of both Ukraine and Russia, Belarus has been able to serve as neutral ground for peace talks over the situation in Ukraine. Both Russia and the West would like Belarus to continue playing host to the negotiations.

    With Russian President Vladimir Putin now in the West's bad books, Lukashenko is no longer a prime target of criticism despite his continuing crackdown on dissent and independent media. "Belarus is undergoing a transformation from a pariah to a respectable player," Klaskovsky said.

    Lukashenko is looking to take advantage of that. His government is currently in talks with the International Monetary Fund on a prospective new loan, and Lukashenko's economics minister recently attended a London conference intended to lure foreign investors.

    "Lukashenko realizes that the Kremlin subsidies will dwindle significantly because of Russia's economic downturn, so he's looking for other financial sources," said Yaroslav Romanchuk, the head of Mises Research Center in Minsk.

    The Belarusian leader, who has been in power for two decades, is preparing to seek re-election in a vote set for next November, and the country desperately needs cash. Next year, Belarus has to pay $4 billion in foreign debts, a significant amount for a nation that only has $5.8 billion in hard currency reserves.

    "Lukashenko will make an imitation of democracy like he did every time when he badly needed cash," said Stanislav Shushkevich, Belarus' first post-Soviet leader turned opposition politician. "The West has quite a short memory."

    The IMF, however, has made prospective aid contingent on reforms, including economic liberalization and privatization of state assets — the demands Lukashenko, who has maintained Soviet-style controls over the national economy, would be unlikely to accept.

    Despite Lukashenko's overtures to the West, Russia, which has provided Belarus with cheap energy and loans, will likely remain his main sponsor. While Moscow is angry over Belarus' sanctions profiteering, it needs to retain a major political and military ally.

    Earlier this year, Russia, Belarus and Kazakhstan signed an agreement to create the Eurasian Economic Union — Putin's pet project intended to boost cooperation between the ex-Soviet nations.

    The new alliance moves on the existing Customs Union and is supposed to coordinate the members' financial systems, regulate their industrial and agricultural policies along with labor markets and transportation networks.

    However, the ambitious project has already run into trouble, most recently over Russia's efforts to stem the flow of contraband via Belarus.

    According to Russia's government agricultural oversight agency, some Belarusian companies make food out of European meat and other products, while others simply repackage banned European food to change the country of origin. Whisking products into Russia on fake documents has also reportedly taken place. Another ingenious way of smuggling is to provide documents purporting that a shipment of European food is bound for Kazakhstan, while in effect it's intended for Russia.

    Russian authorities began by lodging protests, and then launched random checks that spotted more than 7,500 metric tons of contraband European meat and 11,000 metric tons of fruit and vegetables smuggled into Russia via Belarus in recent weeks.

    Russia has retaliated by restricting the imports of some of Belarus' own meat and milk for alleged sanitary reasons, its usual tactics in political or economic disputes with neighbors.

    Lukashenko has rejected the smuggling allegations. He acknowledged that Belarus had increased the imports of European agriculture products for reprocessing and subsequent sale to Russia, but defended it as a legitimate practice in conformity with the Customs Union rules.

    The flamboyant Belarusian leader denounced the Russian checks on transit shipment as "unseemly" and responded by re-establishing customs checks on its side of the border with Russia.

    And after the Russian ruble's collapse last week, he demanded that Russia start pay in dollars for Belarusian food supplies — a new ***** in the Moscow-led integration project. Russian officials haven't yet commented on the demand.

    Despite his dependence on Russian subsidies, Lukashenko has firmly stood his ground in disputes with Moscow in the past, resisting its attempts to win control over Belarus' economic assets.

    "You don't pressure us!" Lukashenko said during a recent meeting. "We have been and will be your reliable friends, but if you try to hurt us, I won't tolerate that. We aren't puppies to be taken on a leash."

    http://www.nytimes.com/aponline/2014...-new-role.html

Trang 18 / 20 FirstFirst ... 13151617181920 LastLast

Bookmarks

Quy định

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời bài viết
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •