Trang 16 / 20 FirstFirst ... 1113141516171819 ... LastLast
Hiển thị kết quả từ 151 đến 160 / 191
  1. #151
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,146
    Like
    612
    Thanked 2,879 Times in 1,409 Posts
    Hoa Kỳ: "Bầu cử Ukraine là sự kiện bước ngoặc"
    28.10.2014


    Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko phát biểu trước truyền thông trong một cuộc họp báo ở Kiev, ngày 26/10/2014. Kết quả ban đầu cho thấy khối chính trị của Tổng thống Poroshenko và đảng Mặt trận Bình dân của Thủ tướng Arseniy Yatsenyuk dẫn xa các đối thủ.

    Hoa Kỳ ca ngợi cuộc bầu cử quốc hội Ukraine là một bước tiến quan trọng cho sự phát triển của nước này. Các cuộc thăm dò cử tri rời phòng phiếu và một phần kết quả các cuộc kiểm phiếu của cuộc bầu cử cử hôm Chủ nhật cho thấy các đảng thân phương Tây giành được sự ủng hộ áp đảo, mang lại cho Tổng thống Petro Poroshenko một sự ủy thác là đưa đất nước rời khỏi quỹ đạo Nga và nhập vào dòng chính của Châu Âu. Thông tín viên Zlatica Hoke của đài VOA có bài tường thuật sau đây.

    Kết quả ban đầu cho thấy khối chính trị của Tổng thống Poroshenko và đảng Mặt trận Bình dân của Thủ tướng Arseniy Yatsenyuk dẫn xa các đối thủ. Hai khối này có phần chắc sẽ thành lập liên minh và nắm thế đa số trong quốc hội, được gọi là Rada, của Ukraine. Tổng thống Poroshenko hôm thứ Hai kêu gọi các phái đoàn của Châu Âu đến thăm nước ông đẩy nhanh các tiến trình để Ukraine gia nhập Liên hiệp Châu Âu.

    "Tôi cho rằng cuộc bầu cử này là một cuộc trắc nghiệm khác nữa để cho thấy Ukraine thành công trong mục tiêu hướng đến một nền dân chủ, cởi mở và tự do – và tôi thành thực yêu cầu các phái đoàn đại diện Châu Âu, nếu có thể, hãy tăng nhanh tiến trình thông qua thỏa thuận gia nhập của Ukraine. Đó cũng sẽ là một dấu hiệu ủng hộ quan trọng dành cho Ukraine vào thời điểm này."

    Ông Geoffrey Pyatt, Đại sứ Hoa Kỳ tại Ukraine, nói rằng Mỹ sẽ ủng hộ nỗ lực xin gia nhập Liên hiệp Châu Âu của Ukraine. Ông nói cuộc bầu cử là một sự kiện bước ngoặc của sự tiến bộ mà nhân dân Ukraine đã làm được để hướng đến mục tiêu thành lập các định chế dân chủ.

    "Rõ ràng là các cuộc thăm dò cử tri rời phòng phiếu cho thấy một đa số vững chắc các đại biểu quốc hội ủng hộ nghị trình cải cách và hiện đại hóa các định chế của Ukraine."

    Ông Pyatt nói rằng cộng đồng quốc tế sẽ ủng hộ kết quả cuộc bầu cử mà ông nói là được thực hiện phù hợp với hiến pháp của Ukraine. Ông gợi ý rằng Nga cũng nên làm như vậy.

    "Liên quan đến các quan hệ với Nga, chúng tôi hy vọng rằng Điện Kremlin sẽ xem đây như một cơ hội để bình thường hóa các mối quan hệ với Ukraine nhằm hạ giảm cuộc khủng hoảng gây ra bởi sự can thiệp của Nga ở vùng Donbass và việc chiếm cứ Crimea."

    Nga sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine hồi tháng Ba sau nhiều tháng bất ổn ở Kiev, dẫn đến việc lật đổ tổng thống thân Nga Viktor Yanukovych. Moscow cũng bị tố cáo xúi giục cuộc nổi dậy đòi ly khai ở miền đông Ukraine, sát với biên giới của Nga. Giao tranh giữa các lực lượng chính phủ Ukraine và các phần tử nổi dậy thân Nga đã làm cho khoảng 3.700 người thiệt mạng.

    "Ukraine không thể thay đổi vị trí địa lý của họ. Ukraine cần có quan hệ ổn định và hợp tác xây dựng với Nga. Qua các cuộc nói chuyện với các nhà lãnh đạo của chính phủ Ukraine, tôi biết rằng Ukraine mong muốn có một quan hệ hợp tác xây dựng với Nga."

    Đại sứ Pyatt hoan nghênh luật chống tham nhũng mới của Ukraine, và nói rằng điều quan trọng là phải xây dựng một cơ chế để thực thi luật đó. Ông nói Hoa Kỳ và các đối tác Châu Âu sẽ hỗ trợ về kỹ thuật và cố vấn cho nỗ lực đó, những chính người Ukraine phải làm tròn nhiệm vụ của mình.

    http://www.voatiengviet.com/content/...e/2499028.html

  2. #152
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,146
    Like
    612
    Thanked 2,879 Times in 1,409 Posts
    Nga sẽ công nhận kết quả bầu cử tại 2 khu vực ly khai ở miền đông Ukraine
    28.10.2014


    Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov phát biểu tại Moscow.


    Nga hôm nay loan báo sẽ công nhận kết quả cuộc bầu cử sắp tới tại hai khu vực ly khai tại miền đông Ukraine.

    Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết cuộc bầu cử dự kiến tổ chức vào ngày 2 tháng 11 sẽ rất quan trọng cho sự "hợp thức hóa quyền lực" tại "Cộng hòa nhân dân" Donetsk và Luhansk không được công nhận.

    Trong khi phần còn lại của Ukraine đi đầu phiếu vào ngày chủ nhật, gần 3 triệu cử tri không thể đi bỏ phiếu ở khu vực phía đông của nước này, nơi nhiều tháng giao tranh giữa lực lượng chính phủ Ukraina và phe ly khai được Nga hậu thuẫn đã giết chết hơn 3.700 người.

    Các thủ lãnh nổi dậy ở miền đông Ukraine, đã phát động một cuộc nổi loạn chống chính phủ Kiev hồi tháng Tư, cho biết họ sẽ tiến hành cuộc bầu cử của riêng họ.

    Tổng thống Mỹ Barack Obama cho biết hôm thứ Hai rằng Hoa Kỳ sẽ không công nhận cuộc bầu cử ở các khu vực do phe ly khai kiểm soát, trừ phi họ tuân thủ luật pháp Ukraine và được tổ chức với sự đồng ý của chính phủ Ukraine.

    http://www.voatiengviet.com/content/...e/2499174.html

  3. Thành viên Like bài viết này:


  4. #153
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,146
    Like
    612
    Thanked 2,879 Times in 1,409 Posts
    Ukraine lên án lập trường của Nga về cuộc bỏ phiếu sắp tới ở miền đông
    28.10.2014


    Bà Ludmila Pavlovna ngồi gần căn nhà của bà trong thị trấn Donetsk, miền đông Ukraine đang bị cháy vì đạn pháo kích, 10/10/14

    Ukraine hôm thứ Ba lên án lập trường "phá hoại và khiêu khích '' của Nga đối với cuộc bầu cử mà phe ly khai thân Nga sẽ tổ chức ở miền đông Ukraine vào Chủ nhật tới, nói rằng việc Moscow công nhận cuộc bỏ phiếu này có thể phá hỏng cơ hội mang lại hòa bình.

    Cuộc bầu cử ngày 2 tháng 11 sẽ được tổ chức bất chấp cuộc bầu cử toàn quốc của Ukraine hôm Chủ nhật tuần trước mà trong đó các đảng thân phương Tây giành chiến thắng.

    Nga hôm thứ Ba tuyên bố rằng họ sẽ công nhận kết quả cuộc bầu cử sắp tới ở Donetsk và Luhansk.

    Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết cuộc bỏ phiếu có ý nghĩa quan trọng trong việc "hợp thức hóa quyền hành" của các "nước Cộng hòa Nhân dân" Donetsk và Luhansk, vốn không được Kiev hay phương Tây công nhận.

    Trong cử tri ở tất cả các vùng khác của Ukraine đi bỏ phiếu vào Chủ nhật, gần ba triệu cử tri không thể bỏ phiếu ở phần phía đông của đất nước, nơi mà nhiều tháng giao tranh giữa lực lượng chính phủ Ukraine và phe ly khai thân Nga đã làm thiệt mạng hơn 3.700 người.

    Những thủ lĩnh phiến quân ở miền đông Ukraine, những người đã phát động một cuộc nổi loạn chống lại chính phủ Kiev vào tháng 4, cho biết họ sẽ tiến hành cuộc bỏ phiếu của riêng mình.

    Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hôm thứ Ba phát biểu tại Ottawa rằng cuộc bầu cử mà phiến quân tổ chức "sẽ là một sự vi phạm rõ ràng những cam kết của cả Nga và lực lượng ly khai" yêu cầu họ hậu thuẫn một hiệp ước hòa bình, hãng tin AFP của Pháp cho biết.

    Tổng thống Mỹ Barack Obama trong một tuyên bố hôm thứ Hai nói rằng Mỹ sẽ không công nhận cuộc bầu cử ở những khu vực do phe ly khai kiểm soát, trừ phi họ tuân thủ luật pháp Ukraine và được tổ chức với sự đồng ý của chính phủ Ukraine.

    Căng thẳng vẫn ở mức cao ở miền đông Ukraine bất kể đã có một thỏa thuận ngừng bắn giữa Kiev và lực lượng ly khai thân Nga hồi tháng 9.

    http://www.voatiengviet.com/content/...g/2499932.html

  5. Thành viên Like bài viết này:


  6. #154
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,146
    Like
    612
    Thanked 2,879 Times in 1,409 Posts
    NATO chặn máy bay Nga trong không phận Châu Âu
    29.10.2014


    NATO cho biết họ đã phát hiện hoạt động "bất thường" trong không phận châu Âu hai ngày qua.

    Phát biểu tại Brussels hôm thứ Tư, một phát ngôn viên quân sự của NATO, Trung tá Jay Janzen, cho biết bốn nhóm máy bay chiến đấu của Nga, bao gồm máy bay ném bom chiến lược Tu-95 và máy bay phản lực MiG-31, đã được "tiến hành diễn tập quân sự lớn" trên Biển Baltic, Biển Bắc và Biển Đen.

    Ông cho biết máy bay chiến đấu của Na Uy, Anh, Bồ Đào Nha, Đức và Thổ Nhĩ Kỳ đã được gửi lên để chặn và nhận dạng những máy bay Nga. Ông nói thêm rằng biện pháp này "là quy trình chuẩn khi một chiếc máy bay lạ đến gần không phận NATO."

    Căng thẳng giữa NATO và Nga đã leo thang kể từ Nga sáp nhập bán đảo Crimea từ Ukraine vào tháng 3.

    Đã có hơn 100 vụ chặn máy bay Nga chỉ riêng trong năm 2014, cao gấp ba lần so với năm 2013.

    Các thành viên phía đông của khối NATO, gồm Ba Lan và các nước Baltic, đặc biệt khó chịu vì hoạt động quân sự của Nga. Để đáp lại mối lo ngại của họ, liên minh do Mỹ dẫn đầu đã tăng số lượng máy bay và nhân sự để giám sát không phận trên cơ sở luân phiên.

    http://www.voatiengviet.com/content/...u/2501361.html

  7. Thành viên Like bài viết này:


  8. #155
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,146
    Like
    612
    Thanked 2,879 Times in 1,409 Posts
    Ngũ Giác Đài: "Máy bay quân sự Nga bay vào Âu châu không giúp ích cho an ninh"
    01.11.2014


    Ngũ Giác Đài nói rằng máy bay quân sự của Nga tăng số lần bay vào các không phận của Âu châu không giúp ích cho tình hình an ninh ở đó và gây nguy cơ gia tăng căng thẳng.

    NATO đang theo dõi các chiến đấu cơ phản lực, các máy bay ném bom tầm xa và máy bay chở nhiên liệu của Nga trên không phận Biển Baltic, Biển Bắc và Ðại Tây Dương.

    Người phát ngôn Ngũ Giác Đài, Chuẩn Đô đốc John Kirby, hôm thứ Sáu nói rằng hoạt động của các máy bay quân sự này cũng đề ra những rủi ro cho hàng không dân sự bởi vì số lần bay, quy mô và tầm cỡ hoạt động.

    Ông Kirby cũng nói rằng việc Nga tiếp tục can thiệp vào nội bộ của Ukraine là không giúp ích. Ông nói Nga phải nỗ lực vào những việc làm đúng, phải làm tròn trách nhiệm quốc tế của họ, và phải có những bước vững chắc giúp hạ giảm tình hình căng thẳng.

    Căng thẳng giữa NATO và Moscow leo thang kể từ khi Nga sáp nhập Bán đảo Crimea của Ukraine hồi tháng 3. NATO cũng tố cáo Moscow hậu thuẫn cho các phần tử đòi ly khai thân Nga ở miền đông Ukraine. Tổng thống Nga Vladimir Putin đổ lỗi cho phương Tây về cuộc khủng hoảng ở Ukraine, mà ông nói là bị lợi dụng để “hồi sinh NATO.”

    http://www.voatiengviet.com/content/...h/2504690.html

  9. Thành viên Like bài viết này:


  10. #156
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,146
    Like
    612
    Thanked 2,879 Times in 1,409 Posts
    Thủ Tướng Đức Merkel cực lực chỉ trích Tổng Thống Nga Putin
    18/11/2014 07:25


    Kênh truyền hình ARD của Đức ngày 17/11 đưa tin, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã bất ngờ kịch liệt lên án Tổng thống Nga Vladimir Putin trong một bài phát biểu tại Sydney, Australia.

    Thủ tướng Merkel, người trước đó đã có cuộc gặp trực tiếp với Tổng thống Putin bên lề hội nghị Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G-20) ở Australia, nói rằng ông Putin hành động theo quyền lực của kẻ mạnh, song không đếm xỉa đến các quy định của luật pháp.

    Phát biểu trước hàng trăm người tại Viện chính trị quốc tế Lowy - một trong những tổ chức tư vấn uy tín nhất ở Australia, Thủ tướng Merkel tuyên bố Tổng thống Putin có lối tư duy cũ, coi Ukraine nằm trong tầm ảnh hưởng của mình và chà đạp lên luật pháp quốc tế.

    Bà Merkel cho rằng "nguy cơ lớn nhất là khiến chúng ta bị chia rẽ", đồng thời hối thúc châu Âu và Mỹ phối hợp hành động trong vấn đề này. Thủ tướng Đức cũng cảnh báo nguy cơ xung đột lan rộng, không chỉ dừng lại ở Ukraine mà có thể ở cả những nước khác như Moldova, Gruzia.

    http://vtc.vn/thu-tuong-duc-cuc-luc-...311.516479.htm

  11. Thành viên Like bài viết này:


  12. #157
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,146
    Like
    612
    Thanked 2,879 Times in 1,409 Posts
    Putin's Loss of German Trust Seals the West’s Isolation of Russia


    Russia's President Vladimir Putin looks on at a press conference following the G20 Leaders' Summit in Brisbane, Australia.

    After a night spent debating the Ukraine crisis with the Russian President, German Chancellor Angela Merkel came out more determined than ever to push the Kremlin out of Eastern Europe

    Vladimir Putin has long had a soft spot for Germany. As an officer of the KGB in the late 1980s, he was stationed in the East German city of Dresden, where he developed a love of the language and, according to his memoirs, for the enormous steins of pilsner he drank at a beer hall in the town of Radeberg with friends.

    As President, Putin’s foreign and economic policies have always looked to Germany as a pivotal ally, a vital partner in trade and a sympathetic ear for Russian interests. He seemed to feel that no matter what political headwinds came his way, the German sense of pragmatism would prevail in keeping Berlin on his side. That illusion has just been shattered.

    During a speech on Monday, German Chancellor Angela Merkel predicted a drawn-out confrontation with Moscow. Breaking from her normally subdued political style, she even invoked the worst years of the 20th century in describing the West’s conflict with Russia over Ukraine. “After the horrors of two world wars and the end of the Cold War, this challenges the peaceful order in Europe,” she said, referring to what she called Putin’s “old-thinking” view of Eastern Europe as Russia’s stomping ground. “I am convinced this won’t succeed,” she said. In the end, the West would win out against the challenge emanating from Russia, “even if the path will be long and hard and full of setbacks,” Merkel told a conference in Brisbane, Australia.

    It was in many ways the low point for Putin’s deepening estrangement from the West. During the G20 summit of world leaders held in Brisbane over the weekend, the Russian leader was broadly ostracized by the most powerful figures at the table, and some of them were far less diplomatic toward Putin than Merkel has been. In greeting Putin on Saturday, Canadian Prime Minister Stephen Harper reportedly said, “I guess I’ll shake your hand, but I have only one thing to say to you: you need to get out of Ukraine.”

    Later that day, Merkel came to the Hilton Hotel in central Brisbane for an unscheduled meeting with Putin that reportedly lasted almost six hours, running well into Sunday morning. The subject was the conflict in Ukraine, and according to the Kremlin, Putin did his best to “clarify in detail the Russian approach to this situation.” But his efforts to win Merkel’s sympathy – or at least her understanding – appear to have done the opposite. He emerged from their encounter apparently so exhausted that he decided to leave the summit early, saying he needed to get some sleep.

    The letdown seemed all the more painful considering his recent attempt to reach out to the German public. A few days before the G20 summit began, Putin decided to give a rare one-on-one interview to the national German television network ARD, whose correspondent grilled him on Russia’s support for separatist rebels in eastern Ukraine. Putin tried to sound conciliatory. “Of course we expect the situation to change for the better,” he said. “Of course we expect the Ukrainian crisis to end. Of course we want to have normal relations with our partners, including in the United States and Europe.”

    Particularly for Germany, he argued, it is important to work things out with Russia, because their economies are so closely intertwined. Trade with Russia accounts for as many as 300,000 German jobs, Putin said, and by going along with the sanctions that the West has imposed on Russia, Berlin risks hurting its own economic growth. “Sooner or later,” he said, “it will begin to affect you as much as us.”

    The warning, more plaintive than defiant in its tone, was aimed as much at the political elites in Germany as its powerful business interests, which rely on Russia for natural resources and a huge consumer market. Last year the trade between the two countries was worth more than $100 billion, compared to less than $40 billion between the U.S. and Russia. To fuel its energy-intensive industrial base, Germany also gets a third of its oil and gas from Russia, and 14% of everything that Russia imports is made in Germany.

    But Putin, for all his appeals to German pragmatism, was wrong to hope that Russia’s isolation could boomerang back on the German economy, or on Merkel’s popularity. Even as the sanctions war choked off trade between Russia and the West, Germany’s total exports reached an all-time high in September. At the same time, Russia’s reputation among the German public has been scraping bottom. In a nationwide survey conducted in August, a German pollster reportedly found that 82% of Germans do not believe that Russia can be trusted, while 70% called for tougher sanctions against the Russian economy.

    “So it seems clear that Putin has miscalculated,” says Joerg Forbrig, an expert on Eastern Europe at the German Marshall Fund in Berlin. “Certainly when it comes to Germany.”

    This is a costly mistake. In trying to sway Berlin, Putin pursued his best, and perhaps only, chance of breaking the West’s resolve against him. The business lobby in Germany is both more powerful and more sympathetic toward Russia than any major European state, and the German electorate has generally favored a neutral stance on foreign policy.

    Just a few weeks after Russia invaded and annexed the Ukrainian region of Crimea in March, nearly half of Germans said that their government should not take sides in the conflict, while 35% urged their leaders to seek an understanding with Moscow. This core of German Russophiles now looks to have evaporated, and with it Putin loses the only Western partner that could have stopped the isolation of his country.

    Many in Moscow have watched that turn in German feelings with surprise. “Even during the Cold War, we were laying [oil and gas] pipelines to Germany,” says Leonid Kalashnikov, vice chairman of the foreign affairs committee in Russia’s lower house of parliament. “Back then nobody seemed to mind.”

    Under Putin, those energy links have been vastly expanded. In 2011, he launched the Nord Stream natural gas pipeline to pump fuel from Russia to Germany under the Baltic Sea. (In a sign of just how well-connected Putin was in Berlin at the time, Merkel’s predecessor, Gerhard Schroeder, took a job as chairman of that pipeline project after his term as chancellor ran out in 2005.) But at the end of September, Merkel said the European Union may need to break its addiction to Russian fuel in the long term, especially if the Kremlin’s expansionist policies continue to violate “basic principles.”

    But even the threat of losing the European market – disastrous as that would be for the Russian economy – is not likely to make the Kremlin yield. “There’s one thing the West just doesn’t understand,” says Kalashnikov. “They can use sanctions to coerce a small country. But Russia is not one of them. We will not get on our knees and do as we’re told.”

    Thanks largely to his own anti-Western bluster, Putin’s support in Russia now relies more than ever on his defiance toward the West, and he will sooner accept the role of a pariah abroad than weakling at home. “We’re just not going to chastise him into changing his tune,” says Matthew Rojansky, a Russia expert at the Wilson Center in Washington.

    Much more likely, the West’s ostracism will “foreclose” any remaining channels for swaying Putin through dialogue, adds Rojansky. But if Putin was searching for such a channel during his night of debating with Merkel, he has come up empty-handed. It’s not clear if he has anywhere else in the West to turn.

    http://time.com/3590588/putin-merkel-germany-russia/

  13. #158
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,146
    Like
    612
    Thanked 2,879 Times in 1,409 Posts
    Nga có thể mất 'người bạn thân' Đức

    Sau đêm tranh luận về khủng hoảng Ukraine với Tổng thống Putin, Thủ tướng Đức Angela Merkel, trước các học giả thế giới, phát biểu những lời cứng rắn chưa từng thấy, trong lúc thiện ý của công chúng Đức dành cho Nga cũng suy giảm.


    Theo Time, Tổng thống Nga Vladimir Putin từ lâu đã có thiện cảm với nước Đức. Khi là một điệp viên Ủy ban An ninh Quốc gia Xô Viết vào cuối thập niên 1980, ông làm việc tại thành phố Dresden, Đông Đức. Từ đó ông dành tình yêu cho tiếng Đức và những vại bia khổng lồ ông thưởng thức trong một nhà hàng tại thị trấn Radeberg với bạn bè, theo hồi ký của ông.

    Chính sách đối ngoại và kinh tế của Tổng thống Putin luôn coi Đức là một đồng minh, một đối tác quan trọng trong thương mại và một "người lắng nghe và thấu hiểu" lợi ích của Nga. Ông Putin dường như tin chắc rằng mối quan hệ Nga - Đức sẽ không có vấn đề gì, ngay cả trong căng thẳng giữa Nga và phương Tây. Tuy nhiên, tình thế hiện nay dường như không phải thế.

    Thủ tướng Angela Merkel tối hôm 15/11 tới khách sạn mà Tổng thống Nga Vladimir Putin ở tại thành phố Brisbane, Australia, nơi các nhà lãnh đạo thế giới tới dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20).

    Trong một phòng họp nhỏ của khách sạn, bà Merkel đã có cuộc thảo luận đột xuất, một đối một với ông Putin trong vòng hai giờ. Sau đó, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker tham dự cuộc họp kín, và cuộc thảo luận ba bên tiếp tục kéo dài thêm khoảng 4 giờ nữa. Cuộc họp kéo dài đến tận sáng hôm sau, được cho là tập trung vào tình hình Ukraine.

    "Angela Merkel là người đối thoại không thể thiếu giữa phương Tây và Putin", BBC dẫn lời Judy Dempsey từ trung tâm nghiên cứu Carnegie Europe nhận xét. Bà Merkel thông thạo tiếng Nga trong khi ông Putin cũng nói tiếng Đức trôi chảy.

    Theo thông báo từ Moscow, ông Putin đã làm hết sức mình để "giải thích cụ thể phương pháp tiếp cận của Nga trong vấn đề Ukraine". Nhưng những nỗ lực giành sự đồng tình từ bà Merkel, hoặc ít nhất là sự thấu hiểu, có vẻ như phản tác dụng. Ông Putin dường như quá mệt mỏi, quyết định rời hội nghị G20 sớm, với lý do ông cần có thời gian để ngủ trước khi bắt đầu tuần làm việc mới.

    'Lời thách đấu'

    Trong một bài phát biểu vào hôm 17/11 tại Australia, Thủ tướng Đức Angela Merkel dự đoán một cuộc đối đầu kéo dài với Moscow. Khác với phong cách chính trị vốn mềm mỏng của mình, bà thậm chí còn viện dẫn những năm tồi tệ nhất của thế kỷ 20 khi mô tả xung đột của phương Tây với Nga về Ukraine hiện nay. Bà cảnh báo nếu các nước không ngăn chặn chính sách của Nga ở Ukraine, Tổng thống Putin có thể gây bất ổn cho "trật tự hòa bình của toàn châu Âu".

    "Tôi tin rằng Putin sẽ không thành công". Cuối cùng, phương Tây sẽ giành chiến thắng trước các thách thức từ Nga, "ngay cả khi con đường dài đầy khó khăn", bà nói.

    Bài phát biểu của bà Merkel được trích dẫn trên khắp thế giới ngay trong ngày và nhiều ngày sau. Ngôn từ của bà được người Đức đánh giá là lời chỉ trích Putin công khai nhất đối với Tổng thống Putin cho đến nay. "Bà Merkel đã ra lời thách đấu", Bild, tờ báo bán chạy nhất của Đức viết. Tờ này mô tả bài diễn thuyết của bà Merkel là "đanh thép", nhất là đối với một nhà lãnh đạo vốn nổi tiếng thận trọng khi phát biểu.

    Điều này cho thấy cuộc họp kín giữa bà Merkel và ông Putin cho kết quả khá thất vọng, nhất là khi Tổng thống Putin gần đây nỗ lực tiếp cận công chúng Đức. Vài ngày trước khi hội nghị thượng đỉnh G20 khai mạc, ông chấp nhận trả lời một cuộc phỏng vấn hiếm hoi với kênh truyền hình quốc gia ARD của Đức. Phóng viên đưa ra những câu hỏi về hỗ trợ của Nga cho phe ly khai ở đông Ukraine. Ông Putin trả lời với tinh thần hòa giải "Tất nhiên chúng tôi hy vọng tình hình thay đổi theo hướng tốt hơn. Chúng tôi hy vọng khủng hoảng Ukraine kết thúc và mong muốn có quan hệ bình thường với các đối tác, bao gồm Mỹ và châu Âu".

    Riêng đối với Đức, ông cho biết Berlin rất cần cùng Nga giải quyết vấn đề vì nền kinh tế hai bên gắn bó chặt chẽ với nhau. Ông Putin cho biết giao dịch thương mại với Nga tạo ra khoảng 300.000 việc làm cho người Đức. Nếu Đức cũng tiến hành các biện pháp trừng phạt mà phương Tây áp đặt với Nga, Berlin có nguy cơ làm tổn thương tăng trưởng kinh tế của chính mình. "Sớm hay muộn, các biện pháp trừng phạt sẽ gây ảnh hưởng với Đức nhiều như với chúng tôi", ông nói.

    Lời cảnh báo này nhằm vào tầng lớp tinh hoa ở Đức do lợi ích kinh doanh của họ phải dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên và thị trường tiêu thụ khổng lồ của Nga. Năm ngoái, thương mại hai nước vượt qua mức 100 tỷ USD, đây là con số rất lớn, khi so sánh với mức dưới 40 tỷ USD giữa Mỹ và Nga. Để vận hành các cơ sở công nghiệp tiêu tốn nhiều năng lượng, Đức phải nhập khẩu một phần ba lượng dầu và khí đốt cần dùng từ Nga. Ở phía bên kia, 14% sản phẩm mà người Nga nhập khẩu được sản xuất tại Đức.

    Người Đức nghĩ khác

    Kremlin có thể đã quá lạc quan khi hy vọng rằng sự cô lập đối với Nga có thể ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế Đức hoặc danh tiếng của bà Merkel. Ngay cả khi các lệnh trừng phạt bóp nghẹt thương mại giữa Nga và phương Tây, tổng kim ngạch xuất khẩu của Đức hồi tháng 9 đạt mức cao nhất từ trước đến nay. Đồng thời, danh tiếng của Nga trong lòng công chúng Đức tụt xuống mức thấp. Trong một cuộc khảo sát toàn quốc tiến hành hồi tháng 8, có 70% người Đức kêu gọi chính quyền thực hiện những biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn đối với nền kinh tế Nga.

    "Ông Putin rõ ràng đã tính toán nhầm", Joerg Forbrig, một chuyên gia về Đông Âu tại Quỹ Marshall Đức ở Berlin nói. "Điều đó là chắc chắn khi nói đến Đức".

    Gây ảnh hưởng với Berlin là cơ hội tốt nhất và có lẽ là duy nhất để phá vỡ quyết tâm chống lại ông Putin của phương Tây. Vận động hành lang trong kinh doanh tại Đức mạnh mẽ hơn và ủng hộ Nga hơn bất kỳ nhà nước lớn nào tại châu Âu. Các cử tri Đức trước đó nhìn chung cũng nghiêng về hướng giữ lập trường trung lập trong chính sách đối ngoại.

    Vài tuần sau khi Nga sáp nhập Crimea hồi tháng 3, gần một nửa số người Đức được hỏi nói rằng chính phủ không nên đứng về phía nào trong cuộc xung đột, trong khi 35% số người được hỏi thúc giục các nhà lãnh đạo Đức đối thoại để hiểu cách tiếp cận của Moscow. Tuy nhiên, sự ủng hộ của người Đức với Nga hiện đã tan biến. Putin mất đi đối tác phương Tây duy nhất có thể khiến quốc gia thoát khỏi thế cô lập.

    Nhiều người Nga ngạc nhiên trước sự thay đổi đó của người Đức."Ngay cả trong Chiến tranh Lạnh, chúng tôi vẫn đặt đường ống dẫn dầu khí đến Đức", Leonid Kalashnikov, Phó Chủ tịch Ủy ban đối ngoại Hạ viện Nga, nói. "Thời đó, dường như không ai phản đối".

    Dưới thời Tổng thống Putin, hợp tác năng lượng Nga - Đức mở rộng mạnh mẽ. Năm 2011, Nga khởi động đường ống dẫn khí tự nhiên Nord Stream để bơm nhiên liệu từ Nga sang Đức dưới biển Baltic. Đây là dấu hiệu thể hiện ông Putin có mối quan hệ tốt đẹp với Berlin vào thời điểm đó. Người tiền nhiệm của bà Merkel, cựu thủ tướng Gerhard Schroeder thậm chí còn là chủ tịch của dự án đường ống này sau khi kết thúc nhiệm kỳ vào năm 2005. Nhưng vào cuối tháng 9, bà Merkel cho biết Liên minh châu Âu (EU) về lâu dài có thể cần phải xóa bỏ cơn nghiện nhiên liệu của Nga, đặc biệt là nếu chính sách của Kremlin tiếp tục đi ngược lại với lợi ích của EU.

    Liệu có còn một cây cầu?

    Câu hỏi đặt ra là bài phát biểu sau cuộc họp kín Nga - Đức của bà Merkel liệu có đánh dấu bước ngoặc trong chính sách ngoại giao của Đức? Cho đến trước cuộc họp suốt đêm đó, Berlin lâu nay vẫn thiên về hướng hòa giải chứ không đối đầu. Đức từ chối ủng hộ quyết định tăng cường trừng phạt Nga, tập trung vào hướng giải quyết tình hình nhân đạo tại Ukraine và thúc đẩy thiết lập lệnh ngừng bắn bền vững. Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier kiên định thực hiện phương pháp này, và nói việc ông Putin mong muốn bình đẳng với các cường quốc khác là điều hoàn toàn dễ hiểu.

    Tuy nhiên, theo BBC, khi ông Steinmeier đến Moscow trong chuyến thăm đầu tiên của ông kể từ khi Nga sáp nhập Crimea hồi tháng ba, ông tỏ thái độ khá cương quyết. "Không có lý do để lạc quan trong tình hình hiện nay", ông nói trong một cuộc họp báo chung với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov.

    Tuy nhiên, nguy cơ đánh mất thị trường châu Âu, thứ có thể là thảm họa cho nền kinh tế Nga, cũng khó có khả năng khiến Kremlin nhượng bộ. "Có một điều phương Tây không hiểu", ông Kalashnikov nói. "Họ có thể sử dụng biện pháp trừng phạt để gây sức ép với một nước nhỏ, nhưng Nga không phải là nước như thế. Chúng tôi sẽ không khuất phục".

    Những người ủng hộ ông Putin hiện tin tưởng hơn bao giờ hết về quan điểm cứng rắn của ông với phương Tây. Họ cho rằng ông sẽ thà chấp nhận bị cô lập ở nước ngoài còn hơn làm kẻ yếu ở nhà. "Chúng ta hẳn sẽ chẳng thể buộc ông ấy thay đổi quan điểm", Matthew Rojansky, một chuyên gia về Nga tại Trung tâm Wilson ở Washington, nói.

    Theo ông Rojansky, có nhiều khả năng sự cô lập của phương Tây sẽ làm mất tất cả "cầu nối" có thể tác động đến ông Putin thông qua đối thoại. Nhưng ngược lại, nếu ông Putin đang tìm kiếm một cầu nối như vậy trong đêm tranh luận với bà Merkel, ông đã không tìm thấy.

    http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gio...c-3109241.html

  14. #159
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,146
    Like
    612
    Thanked 2,879 Times in 1,409 Posts
    Giá dầu giảm làm Nga thiệt hại


    Giá dầu giảm khiến Nga có thể thiệt đến 100 tỉ đôla một năm, trong lúc trừng phạt của phương Tây đã khiến Nga mất 40 tỉ, theo Bộ trưởng Tài chính của Nga.

    Ông Anton Siluanov phát biểu hôm thứ Hai tại một diễn đàn ở Moscow.

    Có đồn đoán nói Nga có thể cắt sản lượng dầu chừng 300.000 thùng một ngày để nâng giá.

    Tổng thống Vladimir Putin đã nói Nga có thể chịu “hậu quả thảm khốc” vì trừng phạt, giá dầu giảm và đồng rouble mất giá.

    Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) có thể sẽ cắt giảm sản lượng để hỗ trợ giá.

    Iran, Libya và Venezuela đã kêu gọi OPEC làm việc này.

    Bộ trưởng năng lượng Nga Alexander Novak tuần rồi nói Moscow cân nhắc việc cắt giảm, nhưng chưa có quyết định.

    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/busi...sia_oil_effect

  15. #160
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,146
    Like
    612
    Thanked 2,879 Times in 1,409 Posts
    Đồng rúp giảm gần 63%, Nga dự báo suy thoái trong năm 2015


    Đồng rúp Nga so với đô la Mỹ giảm gần 63% tính từ đầu năm đến nay, sau khi giảm mạnh 5,4% vào ngày hôm qua 2-12 - theo báo Wall Street Journal.

    Ngày 2-12, đồng rúp Nga so với đô la Mỹ xuống mức thấp kỷ lục mới, 1 đô la Mỹ đổi được 53,9795 rúp. Trước đó vào ngày 1-12, đồng rúp so với đô la Mỹ giảm với biên độ lớn nhất kể từ năm 1998.

    Nguyên nhân đồng rúp giảm mạnh là do giá dầu giảm và các biện pháp trừng phạt nhằm vào kinh tế Nga của các nước phương Tây liên quan đến vai trò của Nga trong cuộc khủng hoảng Ukraine.

    Đồng rúp giảm giá khiến nhiệt tình của nhà đầu tư sụt giảm và làm dấy lên lo ngại lạm phát gia tăng, ảnh hưởng tới chi tiêu và tăng trưởng.

    Nhiều nhà giao dịch của các ngân hàng Nga, trong đó có ngân hàng OAO Alfa và National Standard, ngày 2-12 đều cho biết chính phủ có thể can thiệp thị trường ngoại hối bằng cách bán ngoại tệ để giảm bớt sự sụt giảm của đồng rúp. Tuy nhiên, việc bán ngoại tệ để can thiệp thị trường tiền tệ mà không thông báo trước đe dọa đến sự ổn định tài chính của Nga.

    Cùng ngày, giá dầu giảm mạnh 2,34% sau khi hồi phục ngắn ngủi trong ngày 1-12. Giá dầu thô Brent giao tháng 1-2014 đóng cửa ở mức 70,54 đô la Mỹ/thùng.

    Vào tháng 11-2014, Bộ trưởng Tài chính Nga ước tính nền kinh tế nước này sẽ thiệt hại khoảng 40 tỉ đô la Mỹ do các lệnh trừng phạt của phương Tây và 90-100 tỉ đô la Mỹ do giá dầu giảm mạnh trên thị trường.

    Ngày 2-12, chính phủ Nga cảnh báo nền kinh tế nước này sẽ rơi vào suy thoái trong năm 2015 nếu giá dầu tiếp tục giảm sâu và phương Tây tăng cường thêm các biện pháp trừng phạt liên quan đến cuộc khủng khoảng Ukraine. Đây là lần đầu tiên Nga chính thức thừa nhận về nguy cơ suy giảm kinh tế của nước này.

    Cùng ngày, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Alexander Lukashevich cho biết những biện pháp trừng phạt mà các nước phương Tây áp đặt với Nga là bất hợp pháp và đe dọa an ninh kinh tế quốc tế.

    http://www.thesaigontimes.vn/123479/...-nam-2015.html

Trang 16 / 20 FirstFirst ... 1113141516171819 ... LastLast

Bookmarks

Quy định

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời bài viết
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •