Hiển thị kết quả từ 1 đến 5 / 5
  1. #1
    Tham gia
    15-11-2011
    Bài viết
    252
    Like
    2
    Thanked 22 Times in 10 Posts

    [Review] Mainboard ASUS A88XM-A

    Kaveri, cái tên mà có lẽ nếu anh em đã từng trông ngóng AMD hồi CES 2014 thì chắc chắn sẽ nghe qua. Đúng, AMD đã tung ra dòng CPU (hay mình gọi nó là APU cho nó chính xác hơn) thuộc họ Bulldozer có tên mã là Kaveri và có GPU tích hợp thuộc dòng R7 series. Theo thông tin mà mình xem trên bài của GenK và Anandtech thì dường như Kaveri sinh ra là để hướng tới gaming là chính trong khi các tác vụ đơn luồng thì vẫn không ăn được Intel.

    Vụ gaming thì Intel có cửa đọ mới là lạ khi mà từ hồi đưa ra khái niệm về APU thì mình chưa thấy CPU Intel nào có card tích hợp chơi lại AMD (mình có nghe nói tới Iris của Intel có thể chơi với APU của AMD hồi trước Kaveri nhưng chưa thấy tận mắt chứng kiến hiệu năng của nó) nên cái chuyện mà AMD vỗ ngực đảm bảo chuyện chơi game với res 1080p và số khung hình 30 fps thì có lẽ hơi thừa thãi (khá tức cười vì AMD nói về khả năng này của Kaveri khi test Battlefield 4 nhưng với mức tinh chỉnh Low, đối với dân chơi FPS thì khung hình 30 vẫn chưa đủ, ít nhất cũng phải đạt 60 mới chuẩn).

    Ngoài vụ hướng tới game thủ, còn một chức năng khác nghe sơ qua cũng thấy khá thú vị là HSA (Heterogeneous System Architect: Kiến trúc Hệ thống hỗn hợp) theo GenK. HSA là công nghệ giúp tận dụng khả năng của GPU vào xử lý các tác vụ trước đây vốn chỉ là việc của CPU. Tuy nhiên thì theo mình được biết thì vẫn chưa có phần mềm nào hỗ trợ công nghệ này. Cũng theo GenK thì “Sau khi thử nghiệm một số benchmark được thiết kế cho HSA và kết quả cho thấy công nghệ này tỏ ra rất hứa hẹn. Ở bài test decode tập tin JPEG, con chip A10-7850K của AMD cho tốc độ xử lí nhanh gấp đôi Core i5-4670S, và ngay cả A8-7600 vốn là con chip bị "cắt giảm" (để đạt TDP thấp) cũng vượt trội so với chip Intel. Trong bài test thực hiện các phép toán phức tạp, A10-7850K cho tốc độ nhanh hơn 5 lần Core i5. ExtremeTech kết luận rằng ngoài hiệu năng game vượt trội thì Kaveri sẽ thành công nếu các nhà phát triển tận dụng công nghệ HSA của AMD.”


    Nói chung thì mình cũng không quan tâm lắm về cái HSA này vì chủ yếu mình chỉ quan tâm khả năng hỗ trợ chơi game của AMD sẽ ra sao với Kaveri mà thôi. Với sự hỗ trợ đồ nghề từ các thím bên phía AMD Việt Nam, mình có cơ hội được cầm trên tay 2 con A10-7850K và A10-7700K cùng ASUS với bo mạch chủ A88XM-A mà mình sẽ review. Tuy nhiên trong khuôn khổ bài này thì mình chỉ test với A10-7700K còn A10-7850K sẽ follow-up ngay sau đó.





    Phía trước hộp thì cũng theo tông màu vàng đen chủ đạo trong thiết kế của ASUS trong mùa 2013-2014, và họ cũng đưa ra khái niệm 5x Protection gồm DIGI+ VRM, Over-current protection, ESD Guards, High Quality Solid Caps và Stainless Steel Back I/O. Tất nhiên mấy cái này chủ yếu chỉ mang tính quảng cáo và muốn kiểm chứng chức năng của mấy cái này thì có lẽ thời gian sẽ cho chúng ta câu trả lời thỏa đáng nhất vì theo sơ bộ mình hiểu thì 5 features này chỉ dùng để bảo vệ main, mà bảo vệ main thì phải nhờ thời gian trả lời nó mới chính xác được.
    Còn phía sau hộp thì ASUS giải nghĩa cho chúng ta rõ thêm về 5x protection và một số công nghệ khác đi kèm theo main.




    Phụ kiện con này thì đúng chất hàng main mini nên khá là ít, chỉ gồm có mấy món sau:
    2 dĩa driver.
    1 cuốn hướng dẫn và 1 tờ hướng dẫn lắp main.
    2 cáp SATA III.
    1 miếng chắn I/O.



    A88XM-A được thiết kế theo form m-ATX với tông màu đen vàng cùng bo mạch được sơn màu nâu đen nhìn khá bắt mắt. Có thể thấy rõ do hạn chế của form m-ATX nên khu vực PCI chỉ có 1 cổng PCIe 3.0, 1 cổng PCIe x1 và một cổng PCI truyền thống. Do chúng được thiết kế đứng quá gần nhau sẽ dẫn đến một bất cập là khi các bác gắn card đồ họa vào thì cổng PCIe x1 sẽ không thể dùng được vì bị vướng, đó sẽ là thảm họa nếu các bác đang sở hữu 1 con sound card khủng dùng giao tiếp PCIe x1, trừ phi soundcard của các bác dùng giao tiếp PCI thường.
    À mà quên mất, với dòng Kaveri mới này thì AMD đã hỗ trợ được PCIe 3.0 để tận dụng tối đa băng thông card đồ họa mới vào thời điểm hiện nay. Tuy nhiên nếu các bác lắp APU Richland hay Trinity thì PCIe sẽ về 2.0 thay vì 3.0.


    Mặt sau của A88XM-A.


    A88XM-A hỗ trợ tới 6 cổng SATA III tha hồ cho các bác RAID và tận hưởng tốc độ truyền tải dữ liệu lên tới 6Gbps.


    Khu vực chip cầu bắc của A88XM-A nhìn khá tù với mô hình phase điện 3+3 chia đều cho CPU và RAM. Do đó có lẽ với con main này thì khả năng ép xung CPU sẽ không được cao. Tất nhiên cái này mình chỉ guess thôi, vào thực nghiệm thì mới biết được.


    Khu vực cổng kết nối khá đầy đủ khi hỗ trợ 3 cổng xuất hình phổ biến là VGA, DVI và HDMI, 2 cổng chuột phím PS/2 nhằm hỗ trợ cho game thủ dùng mechkey và người dùng chuột phím PS/2 truyền thống, số cổng USB khá ít khi chỉ có 4 cổng chia đều cho 3.0 và 2.0, cổng mạng LAN 1Gbps cho phép đường truyền mạng ổn định và nhanh hơn. Cuối cùng là 3 jack âm thanh hỗ trợ tối đa cho hệ thống loa 2.1. Mình không rõ là do dòng mATX nên ASUS mới làm vậy hay không nhưng thực tế thì bây giờ hệ thống loa 5.1 đã rất phổ biến rồi nên A88XM-A chỉ hỗ trợ 2.1 thì e là hơi lỗi thời.


    Cận cảnh khu vực PCI cho các bác chiêm ngưỡng, một thiết kế theo mình là khá stupid.


    Khu vực cổng nguồn CPU 4 pin.


    2 con hàng A10-7850K và A10-7700K sẽ được sát cánh cùng A88XM-A, tuy nhiên trong lúc này thì mình chỉ test với A10-7700K còn 7850K thì đang đợi mấy thím ASUS cho mượn con main nào nhìn nó ngon ngon chút chơi với nó cho xứng. Còn nếu không đợi được thì mình sẽ test với A88XM-A luôn cho đỡ ghiền.

    Trước khi cho hàng vào test thì tiện thể khui luôn 2 con cho nó nóng.












    Xin chân thành cám ơn các thím trong ASUS, Kingston và AMD đã cho tui mượn đống này về chơi mấy bữa.



    Hệ thống test của mình như sau:


    Lúc đầu với hệ thống này thì mình tính cho RAM lên đúng SPD của nó là 2400MHz cơ mà lúc test không biết linh tính thế nào mà mình nghĩ rằng con A88XM-A không lên nổi 2400 MHz, sau này mới hối hận là con main này nó vẫn lên được 2400 MHz chạy ầm ầm. Định test lại nhưng xui là phải trả đồ cho mấy thím kia gấp nên mình cũng chẳng buồn ngồi test lại nữa.

    Thôi bỏ qua đi để vào xem hiệu năng con này thế nào khi chưa ép xung CPU đã. Lưu ý là do A10-7700K nó có GPU R7 series nên phần game mình test tới 2 lần, 1 lần dùng R7 còn lại dùng card ngoài cụ thể là con GTX 670.
    3DMark 11 Performance Test

    3DMark Vantage

    3DMark Cloud Gate

    3DMark Ice Storm & Ice Storm Extreme



    3DMark Fire Strike

    AIDA64
    CPU Queen

    Memory Read

    Memory Write

    Memory Copy

    Crystal Diskmark

    Wprime 2.09

    Cinebench 11.5

    Crysis 2 Adrenaline's Benchmark Tool



    Metro Last Light



    Resident Evil 6



    Với khả năng của con A10-7700K nếu theo các bài review bên nước ngoài thì mức cao nhất mà mình thấy nó chạy trên air là được tới 4.6 GHz tuy nhiên với khả năng của con main ASUS A88XM-A thì điều này gần như là điều không tưởng. Mình chích điện cũng khá cao thậm chí là cao hơn cả mức điện chạy được 4.6 GHz của mấy trang kia nhưng vẫn không ổn định được ở mức 4.6 GHz nên đành ngậm ngùi kéo xuống 4.3 GHz cho nó stable. Còn con GPU trong A10-7700K thì mình chỉ ép xung memory của nó thôi vì nếu ép thêm core thì sẽ chạy không ổn định các trình đồ họa. Còn RAM thì mình set lên 2400 MHz cho bằng mức SPD max của nó.


    Nếu so với mức base clock thì 4.3 GHz là kết quả cũng không đến nỗi tồi tuy nhiên nó có thực sự hiệu quả hay không thì phải chờ mấy cái benchmark ở dưới xem thế nào đã.

    3DMark 11 Performance Test

    3DMark Vantage

    3DMark Cloud Gate

    3DMark Ice Storm & Ice Storm Extreme



    3DMark Fire Strike

    AIDA64
    CPU Queen

    Memory Read

    Memory Write

    Memory Copy

    Wprime 2.09

    Cinebench 11.5

    Crysis 2 Adrenaline's Benchmark Tool



    Metro Last Light



    Resident Evil 6



    Hầu hết ở các phép thử thì ép xung cao hơn mặc định chút ít tuy nhiên trong các benchmark game có gắn card rời thì có vẻ như CPU được ép lên không có ý nghĩa cho lắm khi mà fps chênh lệch giữa 2 trường hợp rất thấp gần như không đáng kể, trong khi nếu so fps của GPU R7 trong A10-7700K ở 2 trường hợp thì nó có độ chênh lệch rất rõ ràng. Nói chung thì việc ép xung chỉ đáng cho game thủ quan tâm khi và chỉ khi các bác ấy thiếu tiền làm card rời thôi.
    Lời kết


    Ưu


    Khu vực cổng kết nối I/O khá đầy đủ không lo thiếu mà chỉ sợ dư.
    6 cổng SATA đều 6 Gbps.
    Hỗ trợ PCIe 3.0
    Còn hỗ trợ cổng PCI truyền thống.
    Hiệu năng sau khi ép xung tốt.


    Khuyết

    Khả năng ép xung thấp.
    Ít phụ kiện.
    Hỗ trợ loa cao nhất là 2.1.
    Sẽ không thể dùng được cổng PCIe x1 nếu gắn VGA rời 2-slot.s
    Quote Quote

  2. #2
    Tham gia
    14-11-2011
    Bài viết
    42
    Like
    1
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Con này hiệu năng trước và sau khi ép xung tốt thật.

  3. #3
    Tham gia
    15-11-2011
    Bài viết
    151
    Like
    1
    Thanked 9 Times in 9 Posts
    Thiết kế sang trong đấy chứ, đang hóng giá con này

  4. #4
    Tham gia
    01-03-2014
    Bài viết
    38
    Like
    1
    Thanked 4 Times in 4 Posts
    Giá cả thế nào ko biết, sướng con này quá

  5. #5
    Tham gia
    22-08-2014
    Bài viết
    79
    Like
    0
    Thanked 3 Times in 3 Posts
    con này giá nhiu mà nhìn hầm hố quá z bác?

Bookmarks

Quy định

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời bài viết
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •