Trang 1 / 35 12346 ... LastLast
Hiển thị kết quả từ 1 đến 10 / 341
  1. #1
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,146
    Like
    612
    Thanked 2,879 Times in 1,409 Posts

    Tự điển Tiếng Việt

    Sau cuộc tranh luận về danh từ "Sen-đầm" (Gendarme) lần trước, tớ mới sực nhận ra là trong dân gian Việt Nam ngày nay có rất nhiều từ ngữ mà người ta thích dùng, mặc dù không hề biết nguồn gốc của nó là từ đâu ra, thậm chí nhiều khi còn không hiểu ý nghĩa của nó là gì nên dùng sai ngữ cảnh bét nhè, vậy xin mạn phép lập ra Tự Điển Tiếng Việt này để mọi người có thể bàn luận và đóng góp thêm nhé!





    Được sửa bởi Arkain lúc 10:41 ngày 10-01-2015
    "Những người thông thái lên tiếng vì họ có điều gì đó để nói; Những kẻ đần độn thì chỉ để nói một cái gì đó." - Nhà Triết Học Plato.

    Cuộc chiến ngoại giao tại Á Châu trong thế kỷ 21 * Tin thời sự về "Tình Hữu Nghị Việt-Trung"
    1000 tấm ảnh quý hiếm của Sài Gòn - Hòn Ngọc Viễn Đông * Chiến tranh Việt Nam: Những bức ảnh sưu tầm
    Quote Quote

  2. #2
    Tham gia
    10-12-2004
    Bài viết
    2,771
    Like
    0
    Thanked 13 Times in 13 Posts
    Từ điển tiếng Việt có thể tra ở đây: http://dict.vietfun.com

    Ví dụ về "sen đầm" thì tra nó cho kết quả thế này :

    http://dict.vietfun.com/td?word=sen+...mt=u&Kbrd=viqr
    sen đầm

    * Nh. Hiến binh. Sen đầm quốc tế. Lực lượng của đế quốc tự coi mình là có quyền can thiệp vào nội bộ của các nước khác.

  3. #3
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,146
    Like
    612
    Thanked 2,879 Times in 1,409 Posts
    Mâu thuẫn: sự xung đột, chống chọi nhau.

    Nhưng tại sao lại là "mâu thuẫn"?

    Mâu () là ngọn giáo (spear), một loại binh khí dài có mũi nhọn.
    Thuẫn () là lá chắn (khiên, mộc, shield)

    Khi gặp nhau trên chiến trường, giáo vàlá chắn xung đột nhau là việc không thể tránh khỏi, và dần dần hai thứ binh khí này được dùng làm nghĩa bóng để ám chỉ những thứ không đi chung được với nhau.

  4. #4
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,146
    Like
    612
    Thanked 2,879 Times in 1,409 Posts
    Ngày xưa tiếng Pháp được dạy làm ngôn ngữ thứ nhì trong trường học tại Sài Gòn, dẫn đến việc nhiều từ Pháp được dùng song song với tiếng Việt trong dân gian (cũng như là Anh Ngữ đối với giới trẻ thời nay). Thế hệ sau này không còn được dạy Pháp văn như bố mẹ, mặc dù quen miệng gọi theo nhưng mù tịt không biết viết nó thế nào, vậy là "nghe thế nào thì viết thế ấy":

    Signet - Dấu ấn.

    Trở thành

    Xi-nhê: có ấn tượng, đáng để ý đến. Nếu trái ngược lại thì gọi là "không xi-nhê".

    Ví dụ: "Lão Dê Lỳ làm luôn mấy viên Viagra rồi mà vẫn không xi-nhê!"
    Được sửa bởi Arkain lúc 12:20 ngày 14-05-2007

  5. #5
    Tham gia
    09-12-2004
    Location
    Mùi Thôn
    Bài viết
    1,151
    Like
    19
    Thanked 38 Times in 26 Posts
    Quote Được gửi bởi Arkain View Post
    Mâu thuẫn: sự xung đột, chống chọi nhau.

    Nhưng tại sao lại là "mâu thuẫn"?

    Mâu () là ngọn giáo (spear), một loại binh khí dài có mũi nhọn.
    Thuẫn () là lá chắn (khiên, mộc, shield)

    Khi gặp nhau trên chiến trường, giáo vàlá chắn xung đột nhau là việc không thể tránh khỏi, và dần dần hai thứ binh khí này được dùng làm nghĩa bóng để ám chỉ những thứ không đi chung được với nhau.
    Cũng có thể giải thích như Ác Kên gia gia, nhưng theo tớ thì chữ Mâu Thuẫn có nguồn gốc theo một điển tích cũ.
    Người thợ rèn làm một chiếc Mâu, là một vật nhọn và ông ta nói rằng:
    Cái Mâu này đâm cái gì cũng thủng hết.
    Đến khi ông ta làm cái Thuẩn dùng để che chắn và đỡ các vật nhọn. Thì ông ta nói rằng:
    Cái Thuẩn này không có vật gì đâm thủng.
    Người đi đường nhìn thấy thế nói.
    Nếu đem cái Mâu này đâm vào cái Thuẩn thì chuyện gì xảy ra ...Ông thợ rèn không giải thích được...
    Ác Kên ..... giải xem

  6. #6
    Tham gia
    13-04-2007
    Bài viết
    38
    Like
    0
    Thanked 5 Times in 5 Posts
    Effet: hiệu quả, kết quả; tác dụng.
    Qua tiếng Việt thành ra : Ép phê.
    Ví dụ: Lão Dê Lỳ chơi 2 viên Viagra rồi mà vẫn không ... ép phê.

  7. #7
    Tham gia
    02-12-2004
    Bài viết
    277
    Like
    0
    Thanked 6 Times in 5 Posts
    Cái này gọi là "Từ điển" chứ không phải "Tự điển"!!!

  8. Thành viên Like bài viết này:


  9. #8
    Tham gia
    13-04-2007
    Bài viết
    38
    Like
    0
    Thanked 5 Times in 5 Posts
    Ở miền Nam trước 30/04/75, tất cả các cuốn dictionaries đều được gọi là "Tự điển". Sau 75, theo cách gọi chung , người ta gọi là "Từ điển".
    Ví dụ: http://www.google.com.vn/search?hl=v...1%BA%BFm&meta=

    http://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB...%91i%E1%BB%83n

  10. Thành viên Like bài viết này:


  11. #9
    Tham gia
    02-12-2004
    Bài viết
    277
    Like
    0
    Thanked 6 Times in 5 Posts
    Quote Được gửi bởi Caro20 View Post
    Ở miền Nam trước 30/04/75, tất cả các cuốn dictionaries đều được gọi là "Tự điển". Sau 75, theo cách gọi chung , người ta gọi là "Từ điển".
    Ví dụ: http://www.google.com.vn/search?hl=v...1%BA%BFm&meta=

    http://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB...%91i%E1%BB%83n
    Theo như cách hiểu qua âm Hán Việt thì "Tự" có nghĩa là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có thể phát âm (thường bao gồm 1 âm tiết), còn "Từ" là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có thể vận dụng độc lập (không chỉ là 1 âm tiết, đôi khi còn là một cụm từ cố định được vận dụng như một từ).

  12. 2 thành viên Like bài viết này:


  13. #10
    Tham gia
    13-04-2007
    Bài viết
    38
    Like
    0
    Thanked 5 Times in 5 Posts
    Đúng vậy, cô Swan đọc kỹ cái link thứ hai tôi đã nêu ra thì sẽ thấy người ta giải thích khi nào thì "Từ điển" được gọi là "Tự điển". "Từ điển" thì tổng quát hơn.

  14. Thành viên Like bài viết này:


Trang 1 / 35 12346 ... LastLast

Bookmarks

Quy định

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời bài viết
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •