Trang 4 / 35 FirstFirst 12345679 ... LastLast
Hiển thị kết quả từ 31 đến 40 / 341
  1. #31
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,146
    Like
    612
    Thanked 2,879 Times in 1,409 Posts
    Quote Được gửi bởi Lord_of_monsters View Post
    cái này không phải là chính nghĩa mà là nối nói đọc chệch từ, ngày xưa đọc chệch từ để tránh các từ phạm huý mà thôi ngày nay do tỏ sự sành điệu, lớp trẻ sáng tác ra nhiều từ đọc chệch = các từ ngoại quốc lại căng nếu đúng nghĩa từ ép phê trong từ điển hán việt bạn tra là nghĩa gì
    Không phải bị đọc chệch, mà cũng chẳng phải là sành điệu, chẳng qua là được phiên âm một cách rất chính xác! Như tớ đã đề cập đến, ngày xưa tại miền Nam tiếng Pháp được dạy thêm trong trường nên có nhiều chữ được thanh niên Sài Gòn nói và viết song song với tiếng Việt một cách rất tự nhiên, điểm này cũng giống như là dân IT tụi mình ngày nay quen dùng từ ngữ trong ngành như là "CD", "DVD", "Memory", "Internet" y như là tiếng mẹ đẻ vậy.

    Những thế hệ sau này thì mù tịt tiếng Pháp nên xoay qua Việt-hóa cách viết những từ ngữ đó theo cách phát âm, riết rồi quên luôn nguồn gốc của nó.

    Theo giọng Pháp chính thức thì "Effet" đích thị được đọc là "Ép- phê", và "Ciné" đúng là "Xi-nê" không sai chỗ nào cả. Con trai thì tỏ ra là mình "Gallant" (Ga-lăng), con gái thì thích được khen là "Mignon" (Mi-nhon). Tóc tai thì có một thời kiểu Demi-Garcon (Đờ-mi gạc-xông) làm mưa làm gió. Nói chung là người Pháp mà nghe được là hiểu ngay chứ không bị chệch gì cả! =]

  2. #32
    Tham gia
    08-03-2007
    Location
    Tiểu Cần
    Bài viết
    179
    Like
    0
    Thanked 4 Times in 4 Posts

    Hấp dẫn đây !

    Quote Được gửi bởi Caro20 View Post
    Ở miền Nam trước 30/04/75, tất cả các cuốn dictionaries đều được gọi là "Tự điển". Sau 75, theo cách gọi chung , người ta gọi là "Từ điển".
    Ví dụ: http://www.google.com.vn/search?hl=v...1%BA%BFm&meta=
    http://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB...%91i%E1%BB%83n
    Đó là cách gọi sai của “người ta”... người bình thường vào hiệu sách đều thấy có sự phân biệt rõ ràng giữa các tựa Từ điển và Tự điển.
    Ví dụ nôm na trong Tự điển chúng ta có thể tra thấy tất cả định nghĩa chung của nhưng sẽ không thấy “nói năng” gì đến cá nhân; cá biệt; cá lóc; cá trê; cá thể ; cá cược… những từ vừa dẫn như trên, ta chỉ tìm thấy trong Từ điển mà thôi.
    Một ví dụ khác:
    Trong Tân Hoa Tự Điển chữ Từ (zì) có 7 cách giải nghĩa. Hết ! Còn trong Từ Điển Hán Việt Hiện Đại bạn sẽ được giải thích thêm rất nhiều từ đi sau chữ Tự, ví dụ:
    - zìdiăn = tự điển.
    - zìdiào = tự điệu = thanh điệu.
    - zìjù = tự cú = Lời lẽ, câu chữ.
    - Zìmiàn = tự diện = Ý nghĩa mặt chữ.
    - Zìyàng = tự dạng = Dạng chữ…
    Tóm lại:
    Có thể xem Tự điển là bản “rút gọn” của Từ điển (thường in khổ nhỏ; dễ bỏ túi mang theo) và ngược lại Từ điển (luôn luôn đồ sộ - gối đầu giường mà không cẩn thận nó rớt vỡ đầu như chơi) là bản “đầy đủ” nhất của Tự điển.
    Vậy tuỳ mục đích sử dụng mà ta nên mua Từ điển hoặc Tự điển, đừng nghe lời “người ta” đánh đồng Tự thành Từ mà mua lầm cái mình cần !

  3. #33
    Tham gia
    13-04-2007
    Bài viết
    38
    Like
    0
    Thanked 5 Times in 5 Posts
    Quote Được gửi bởi Arkain View Post
    Không phải bị đọc chệch, mà cũng chẳng phải là sành điệu, chẳng qua là được phiên âm một cách rất chính xác! Như tớ đã đề cập đến, ngày xưa tại miền Nam tiếng Pháp được dạy thêm trong trường nên có nhiều chữ được thanh niên Sài Gòn nói và viết song song với tiếng Việt một cách rất tự nhiên, điểm này cũng giống như là dân IT tụi mình ngày nay quen dùng từ ngữ trong ngành như là "CD", "DVD", "Memory", "Internet" y như là tiếng mẹ đẻ vậy.

    Những thế hệ sau này thì mù tịt tiếng Pháp nên xoay qua Việt-hóa cách viết những từ ngữ đó theo cách phát âm, riết rồi quên luôn nguồn gốc của nó.

    Theo giọng Pháp chính thức thì "Effet" đích thị được đọc là "Ép- phê", và "Ciné" đúng là "Xi-nê" không sai chỗ nào cả. Con trai thì tỏ ra là mình "Gallant" (Ga-lăng), con gái thì thích được khen là "Mignon" (Mi-nhon). Tóc tai thì có một thời kiểu Demi-Garcon (Đờ-mi gạc-xông) làm mưa làm gió. Nói chung là người Pháp mà nghe được là hiểu ngay chứ không bị chệch gì cả! =]
    Bác Arkain giải thích rất chính xác. Nói thêm một chút: ở miền Nam trước 75, học sinh khi bước vào lớp 10 phải học thêm một ngoại ngữ nữa gọi là "Sinh ngữ 2". Nếu từ lớp 6 đến lớp 9 học sinh đó học Anh văn (gọi là "Sinh ngữ 1") thì Sinh ngữ 2 là Pháp văn và ngược lại.

    Quote Được gửi bởi Quý Phi View Post
    Đó là cách gọi sai của “người ta”... người bình thường vào hiệu sách đều thấy có sự phân biệt rõ ràng giữa các tựa Từ điển và Tự điển.
    Ví dụ nôm na trong Tự điển chúng ta có thể tra thấy tất cả định nghĩa chung của nhưng sẽ không thấy “nói năng” gì đến cá nhân; cá biệt; cá lóc; cá trê; cá thể ; cá cược… những từ vừa dẫn như trên, ta chỉ tìm thấy trong Từ điển mà thôi.
    Một ví dụ khác:
    Trong Tân Hoa Tự Điển chữ Từ (zì) có 7 cách giải nghĩa. Hết ! Còn trong Từ Điển Hán Việt Hiện Đại bạn sẽ được giải thích thêm rất nhiều từ đi sau chữ Tự, ví dụ:
    - zìdiăn = tự điển.
    - zìdiào = tự điệu = thanh điệu.
    - zìjù = tự cú = Lời lẽ, câu chữ.
    - Zìmiàn = tự diện = Ý nghĩa mặt chữ.
    - Zìyàng = tự dạng = Dạng chữ…
    Tóm lại:
    Có thể xem Tự điển là bản “rút gọn” của Từ điển (thường in khổ nhỏ; dễ bỏ túi mang theo) và ngược lại Từ điển (luôn luôn đồ sộ - gối đầu giường mà không cẩn thận nó rớt vỡ đầu như chơi) là bản “đầy đủ” nhất của Tự điển.
    Vậy tuỳ mục đích sử dụng mà ta nên mua Từ điển hoặc Tự điển, đừng nghe lời “người ta” đánh đồng Tự thành Từ mà mua lầm cái mình cần !
    Theo như nàng Quý Phi phân tích thì mới thấy rằng bây giờ người ta gọi sai, chỉ dùng "Từ điển" cho mọi trường hợp. Ở miền Nam trước đây theo tôi nhớ (không biết có đúng không), người ta lại chỉ dùng từ "Tự điển", nếu vậy thì cũng sai nốt!
    Có link sau cũng bàn về "Từ điển" và "Tự điển", các bác xem thử:
    http://www.mofa.gov.vn/quocte/tg16,0...andoc16,04.htm
    Được sửa bởi Caro20 lúc 22:23 ngày 26-05-2007

  4. #34
    Tham gia
    10-11-2002
    Location
    thấy ở đâu thầy ở đó
    Bài viết
    2,353
    Like
    583
    Thanked 328 Times in 212 Posts
    Quote Được gửi bởi Quý Phi View Post
    Đó là cách gọi sai của “người ta”... người bình thường vào hiệu sách đều thấy có sự phân biệt rõ ràng giữa các tựa Từ điển và Tự điển.
    Ví dụ nôm na trong Tự điển chúng ta có thể tra thấy tất cả định nghĩa chung của nhưng sẽ không thấy “nói năng” gì đến cá nhân; cá biệt; cá lóc; cá trê; cá thể ; cá cược… những từ vừa dẫn như trên, ta chỉ tìm thấy trong Từ điển mà thôi.
    Một ví dụ khác:
    Trong Tân Hoa Tự Điển chữ Từ (zì) có 7 cách giải
    nghĩa. Hết ! Còn trong Từ Điển Hán Việt Hiện Đại bạn sẽ được giải thích thêm rất nhiều từ đi sau chữ Tự, ví dụ:
    - zìdiăn = tự điển.
    - zìdiào = tự điệu = thanh điệu.
    - zìjù = tự cú = Lời lẽ, câu chữ.
    - Zìmiàn = tự diện = Ý nghĩa mặt chữ.
    - Zìyàng = tự dạng = Dạng chữ…
    Tóm lại:
    Có thể xem Tự điển là bản “rút gọn” của Từ điển (thường in khổ nhỏ; dễ bỏ túi mang theo) và ngược lại Từ điển (luôn luôn đồ sộ - gối đầu giường mà không cẩn thận nó rớt vỡ đầu như chơi) là bản “đầy đủ” nhất của Tự điển.
    Vậy tuỳ mục đích sử dụng mà ta nên mua Từ điển hoặc Tự điển, đừng nghe lời “người ta” đánh đồng Tự thành Từ mà mua lầm cái mình cần !

    Tống mỗ không đồng ý với nhận định trên.
    Theo Tống Nghiên nghĩ, cả "từ điển" và "tự điển" đều hữu lý vì có 2 nghĩa riêng biệt.

    Tự điển: đây là từ Hán-Việt. "tự" hiểu theo nghĩa Nôm của người Kinh (Việt Nam) thì có nghĩa là: chữ; còn "điển" có nghĩa là: tra cứu (mượn tạm Hán-Việt để giải nghĩa ).

    --> Vì thời trước, ở nước ta và cả Trung Quốc đều sử dụng chữ viết của người Hán (chữ Nho). Một "chữ" (nguyên văn: tự) sẽ được tạo nên bởi các "bộ" (bộ thủ), vd: chữ ("Tiên" - thần tiên) sẽ được tạo nên bởi bộ ("Nhân" - dùng để chỉ Người) cộng với bộ ("Sơn" - chỉ Núi) - ý tượng hình là: người (đắc đạo, hoặc tu luyện) ở trên núi.

    --> Do đó, bảng danh mục tra cứu nghĩa của các "chữ" (dùng khi muốn đề cập đến chữ Nho - chữ Tàu) sẽ được gọi là "tự điển".


    Từ điển: khi nước ta xuất hiện Quốc ngữ (do những nhà truyền giáo phương Tây xây dựng nên, đề xuất, và phổ biến), thì xuất hiện "từ". Một "từ" sẽ được tạo nên bởi các "chữ" và "dấu", vd: từ "Tiên" (thần tiên) sẽ được tạo nên bởi chữ "T" cộng với chữ "i" cộng với chữ "ê" cộng với chữ "n".

    --> Do đó, bảng danh mục tra cứu nghĩa của các "từ" sẽ được gọi là "từ điển".


    Chứ không phải có liên quan "gì gì" đến sau hay trước cột mốc 1975 hết.

    Và ngày nay, dùng "từ điển" sẽ chính xác hơn. Tuy nhiên, được phép dùng "tự điển" khi in trên bìa của các quyển tra cứu chữ viết của Trung Quốc (như: tự điển Hán-Việt, tự điển Nhật-Việt chẳng hạn).
    Được sửa bởi TongNghien lúc 22:42 ngày 26-05-2007
    ___ W ___

  5. #35
    Tham gia
    02-12-2004
    Bài viết
    277
    Like
    0
    Thanked 6 Times in 5 Posts
    Quote Được gửi bởi TongNghien View Post
    Và ngày nay, dùng "từ điển" sẽ chính xác hơn. Tuy nhiên, được phép dùng "tự điển" khi in trên bìa của các quyển tra cứu chữ viết của Trung Quốc (như: tự điển Hán-Việt, tự điển Nhật-Việt chẳng hạn).
    Nếu bác ở Hà Nội thì em sẵn sàng vác hai quyển Từ điển Trung-ViệtTự điển Tân Hoa đến để bác tham khảo cho rõ hơn.

    P/S: có lẽ bác đã không phân biệt rõ các khái niệm chữ cái/chữ, từ tố/từ đơn/từ ghép. Thực ra thì các đơn vị từ tố trong tiếng Việt và tiếng Trung cũng tương tự như nhau vì cùng là hệ chữ đơn âm tiết, chỉ khác ở chỗ một bên là chữ tượng thanh (tiếng Việt), một bên là chữ tượng hình (tiếng Trung) mà thôi.

  6. #36
    Tham gia
    22-04-2007
    Bài viết
    11
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    TongNgHien (Tống Ngoài Hiên) giải thích hợp lý.


    "Từ","Tự" am hồi luận

    Chung qui "Từ", "Tự" mà ra
    "Từ", chữ ghép ra. "Tự", Háng lộn vào
    Cụ Hiên giải đáp đôi dòng
    Một cốt hai lõi lộ ra vấn đề

  7. #37
    thaivinhhuy Guest
    thật ra chữ Hán viết và đọc ra thì người ta sẽ hiểu ngay, không phức tạp thế đâu, tại khi dịch sang tiếng việt nên nhiều khi có nhiều từ trùng âm dẫn đến hiểu lầm về cái từ đó.

    cũng vì thế mà chữ Hán là môn học bắt buộc bên Hàn Quốc, và học sinh bên đó đã học chữ Hán ngay từ lớp 1 cho đến đại học vẫn còn học, và môn Hán Ngữ cũng là môn thi tốt nghiệp tú tài bắt buộc ở bên đó.

    về việc Tự và Từ có thể nói 1 cách dễ hiểu như sau:

    Tự là 1 ký tự, 1 chữ duy nhất.
    còn từ là gồm 2 hay nhiều ký tự trở lên.

    đối với mấy cái trung tâm dạy tiếng HOA thì họ thì chỉ học sinh tra từ điển.

    Nhưng ở 1 số trường của người HOA, họ chú trọng đến Từ Điển hơn, Mình học 9 năm tiếng HOA rồi mà chưa tra qua Từ Điển bao giờ mà chỉ đụng tới Tự điển thôi.

  8. #38
    Tham gia
    12-06-2003
    Location
    Hải phòng
    Bài viết
    2,485
    Like
    0
    Thanked 11 Times in 7 Posts
    Quote Được gửi bởi Arkain View Post
    Không phải bị đọc chệch, mà cũng chẳng phải là sành điệu, chẳng qua là được phiên âm một cách rất chính xác! Như tớ đã đề cập đến, ngày xưa tại miền Nam tiếng Pháp được dạy thêm trong trường nên có nhiều chữ được thanh niên Sài Gòn nói và viết song song với tiếng Việt một cách rất tự nhiên, điểm này cũng giống như là dân IT tụi mình ngày nay quen dùng từ ngữ trong ngành như là "CD", "DVD", "Memory", "Internet" y như là tiếng mẹ đẻ vậy.

    Những thế hệ sau này thì mù tịt tiếng Pháp nên xoay qua Việt-hóa cách viết những từ ngữ đó theo cách phát âm, riết rồi quên luôn nguồn gốc của nó.

    Theo giọng Pháp chính thức thì "Effet" đích thị được đọc là "Ép- phê", và "Ciné" đúng là "Xi-nê" không sai chỗ nào cả. Con trai thì tỏ ra là mình "Gallant" (Ga-lăng), con gái thì thích được khen là "Mignon" (Mi-nhon). Tóc tai thì có một thời kiểu Demi-Garcon (Đờ-mi gạc-xông) làm mưa làm gió. Nói chung là người Pháp mà nghe được là hiểu ngay chứ không bị chệch gì cả! =]
    >>>vâng bác giải thich hợp lý quá, xin cám ơn bác đã chỉ thêm

  9. #39
    Tham gia
    12-06-2003
    Location
    Hải phòng
    Bài viết
    2,485
    Like
    0
    Thanked 11 Times in 7 Posts
    Quote Được gửi bởi swan View Post
    Nếu bác ở Hà Nội thì em sẵn sàng vác hai quyển Từ điển Trung-ViệtTự điển Tân Hoa đến để bác tham khảo cho rõ hơn.

    P/S: có lẽ bác đã không phân biệt rõ các khái niệm chữ cái/chữ, từ tố/từ đơn/từ ghép. Thực ra thì các đơn vị từ tố trong tiếng Việt và tiếng Trung cũng tương tự như nhau vì cùng là hệ chữ đơn âm tiết, chỉ khác ở chỗ một bên là chữ tượng thanh (tiếng Việt), một bên là chữ tượng hình (tiếng Trung) mà thôi.
    >>bác nói đúng từ điển bởi chúng ta dùng tiếng anh toàn tra theo từ cho lên gọi là từ điển, còn tiếng trung chúng ta tra theo bộ, (theo từng kí tự ) lên gọi là tự chứ sao hai cái này dùng đều đúng không sai,
    ví dụ good>>cái này là một từ còn từ tiếng trung 1 ký tự gồm nhiều bộ kết hợp với nhau lên khi tra người ta hay tra theo bộ ( tiếng trung có hai cách tra từ điển )cho lên có lẽ vì thế gọi là tự chứ khoôg gọi là từ đỉên

  10. #40
    Tham gia
    14-12-2006
    Bài viết
    214
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Hỏi vu vơ chút : tui đang ngâm cứu cái món C# theo sách của Bác Dương Quang Thiện, thấy trong sách Bác Thiện dịch một số từ khác với đại đa số các từ mà hầu hết dân IT hiện đang sài. ví dụ như : database dịch là "căn cứ dữ liệu" chớ không phải là "cơ sở dữ liệu"...
    Có cách nào để dịch các từ ngữ IT cho thống nhất không các Bác ?

Trang 4 / 35 FirstFirst 12345679 ... LastLast

Bookmarks

Quy định

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời bài viết
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •