Trang 32 / 35 FirstFirst ... 2729303132333435 LastLast
Hiển thị kết quả từ 311 đến 320 / 341
  1. #311
    Tham gia
    10-11-2002
    Location
    thấy ở đâu thầy ở đó
    Bài viết
    2,353
    Like
    583
    Thanked 328 Times in 212 Posts
    Quote Được gửi bởi Hảo Cầm Đồ View Post
    Lạy hồn, thế có gì liên quan giữa việc nhận tiền thì phải ẩn? Tự biên tự diễn mà ko hề đưa ra bất cứ chứng luận gì để cho nó có giá trị.

    Tiền cash: Cách nói vừa Việt vừa Anh rất phổ biến vì người nói vừa thể hiện sự sành điệu, bắt chước hoặc phải nói 2 lần để cho người nghe dễ hiểu. Thói quen này với người biết 1 tí tiếng Anh rất thích dùng.

    VD: Phong cách xì tai với xì tai là style. No no no, không không không hoặc Yes, có v.v...gặp đầy rẫy trong cuộc sống.

    p.s: Việc ca hát nhận tiền có từ trước thời Pháp, chả có gì phải xấu hổ, lấm lét, thậm thụt cả thì cần quái gì phải ẩn. Hay là ko chỉ ca hát, bất cứ người làm công ăn lương nào nhận tiền thì tiền là giá trị ẩn của họ? Cả XH này ẩn mịa nó hết.
    "Giá trị ẩn" mà mình đề cập ở trước đó thì (theo mình) có ý nghĩa như sau : giá trị mà không trực tiếp đo đạc được bằng mắt, tức là không nhìn thấy ngay được.

    Thí dụ : công sức biểu diễn của một người ca-sĩ, công sức giảng dạy của một người thầy,... thì có cát-xê (có giá trị tương ứng) là một căn nhà, một tỷ đồng, mười lượng vàng, hay sáu chiếc xe hơi, hay gì gì đó bất kỳ.

    Bởi vì những món đó có giá trị (được nhìn nhận là tương ứng) phù hợp với một 'ai' hay một việc nào đó được thực hiện, nhưng chỉ được xuất hiện sau khi 'ai' lộ diện hoặc sau khi việc nào đó được thực hiện xong rồi, cho nên được gọi là "giá trị ẩn".
    ___ W ___

  2. #312
    Tham gia
    22-03-2006
    Bài viết
    7,379
    Like
    2,418
    Thanked 2,098 Times in 1,179 Posts
    Tình cờ đọc được trên wall một bạn facebook bài viết liên quan đến bản nhạc "Thiên Thai" của cố nhạc sỹ Văn Cao, trong đó có câu "Lênh đênh dưới hoa chiếc thuyền lan", tra thử google thì các giải thích đều copy qua lại lẫn nhau, đều trích một câu "Gió cuốn buồm dong lá phất phơ, Thuyền lan lãng đãng giữa doành tơ." (LTKN) mà không ghi nguồn LTKN là gì, chỉ đơn giản nói rằng "thuyền lan : thuyền đẹp, thường làm bằng gỗ mộc lan, thời xưa dùng để đi chơi "

    Một người thắc mắc trong thông tin trên, cho rằng "thuyền nan" thì hợp lý hơn, ai chép lại "thuyền lan" chắc là bị vướng lỗi chính tả "l", "n" vốn rất phổ biến ở ngoài Bắc. Mình bèn lục lọi trong youtube tìm các bản nhạc Thiên Thai, bản do ca sỹ Hồng Nhung trình bày thì cô hát là "thuyền nan", nhưng bản do các ca sỹ Thái Thanh và Ánh Tuyết thì hát "thuyền lan" đàng hoàng. Theo suy đoán của mình, nguyên tác Văn Cao chắc là ông viết "thuyền lan" và Thái Thanh, người có thể gọi là cùng thế hệ với ông, bà hiểu nghĩa của "thuyền lan", hoặc giả sử không hiểu nhưng do tôn trọng nguyên tác nên cũng như ca sỹ Ánh Tuyết, các bà đều hát "thuyền lan".

    Do không có bản nhạc in lời bài Thiên Thai thời cố nhạc sỹ Văn Cao vừa sáng tác, cũng như ở nhà chả có cuốn từ điển tiếng Việt nào đáng tin cậy nên đành nhờ bạn bè tìm giúp, nào ai háng rộng nho thâm, nào ai chữ nghĩa vài bồ, xin tra cứu dùm ạ.

    Cám ơn nhiều lắm lắm


    @Tongnghien: mài có tra ra được thì cứ việc post lên đây cho ai quan tâm thì cùng tìm hiểu nha, đừng có mà khoái chí rồi 2g sáng dựng đầu tao dậy, hớn hở chửi tao là có tiền lo nhậu chứ không lo mua sách đọc, tao wánh à.

    Bổ sung: biên tập viên Trương Quý có tra thử và tìm thấy:

    "trong các bản nhạc của Nxb Tinh Hoa 1955, Nxb Trẻ 1989 và Nxb Văn học (Văn Cao - Cuộc đời và tác phẩm, Nguyễn Thụy Kha chủ biên, 1996) đều là thuyền lan. Để có thời gian sẽ tìm lại bản của Nxb Trẻ có cả lời tiếng Anh do NS Nguyễn Hiền dịch là gì. Hồi ký Phạm Duy - Tân nhạc VN thuở ban đầu, PNC & Nxb Trẻ 2006 ghi là thuyền lan"
    Thêm đề tài nữa cho bà con đập đầu nè, doành tơ là gì ?
    Được sửa bởi kiettt lúc 23:54 ngày 05-10-2013
    Đường dài ngút ngàn chỉ một trận cười vang vang ....

  3. #313
    Tham gia
    22-03-2006
    Bài viết
    7,379
    Like
    2,418
    Thanked 2,098 Times in 1,179 Posts
    Đã có câu trả lời không thể đòi hỏi gì hơn, nguồn từ facebook, chuyển tab qua lại một hồi mất tiêu cái link rồi :

    Thuyền lan: là THUYỀN ĐẸP, trước đây thường được làm bằng gỗ mộc lan, dùng để đi du ngoạn, đi chơi... Tuy nhiên ở đây từ thuyền lan mang nghĩa tượng trưng là thuyền đẹp đi dạo chơi (ko nhất thiết phải là làm bằng gỗ mộc lan ^^)

    Trong văn về Quan Lớn Đệ Tam (?) thì dùng từ thuyền lan chứ ko dùng thuyền nan vì Thuyền lan mới hợp ý, hợp lý.

    Có thể lấy dẫn chứng trong các bài thơ và thư tịch cũ về sự xuất hiện từ Thuyền lan:

    江上吟

    李白

    木兰之枻沙棠舟,
    玉箫金管坐两头。
    美酒尊中置千斛,
    载妓随波任去留。...

    Giang thượng ngâm

    Lý Bạch

    Mộc lan chi duệ sa đường châu,
    Ngọc tiêu kim quản tọc lưỡng đầu.
    Mỹ tửu tôn trung trí thiên hộc,
    Tái ký tuỳ ba nhiệm khứ lưu. [...]

    --Bản dịch của Trần Nhất Lang--

    KHÚC NGÂM TRÊN SÔNG

    Thuyền gỗ sa đường, lái mộc lan
    Hai đầu sáo ngọc hoạ tiêu vàng
    Nghìn bình rượu quí trên thuyền sẵn
    Theo sóng ca nhi chở mấy nàng. [...]

    Mộc Lan Hoa

    Nguyên tác: Lý Thương Ẩn

    木 蘭 花

    洞 庭 波 冷 曉 侵 雲
    日 日 征 帆 送 遠 人
    幾 度 木 蘭 舟 上 望
    不 知 原 是 此 花 身

    李 商 隱

    Mộc Lan Hoa

    Động Đình ba lãnh hiểu xâm vân
    Nhật nhật chinh phàm tống viễn nhân
    Kỷ độ mộc lan chu thượng vọng
    Bất tri nguyên thị thử hoa thân

    -- Bản dịch của Nguyễn HànTú --

    Hoa Mộc Lan

    Mây sớm che, hồ Động Đình lạnh lẽo
    Bao cánh buồm đưa người vượt trùng khơi
    Đã bao lần trên thuyền mộc ngắm trời
    Mà chẳng biết mình đứng trên gỗ quý

    Mộc lan chu là thuyền làm bằng gỗ mộc lan này. Sách "Thuật dị ký" quyển hạ chép: Bãi Mộc Lan ở sông Tầm Dương, trồng rất nhiều cây mộc lan. Trước đây, chính vua Ngô là Hạp Lư, đã cho trồng rừng mộc lan này, để lấy gỗ xây cung điện. Trên bãi sông Thất Lý, Lỗ Bàn lấy gỗ mộc lan đóng thuyền, thuyền đến nay vẫn còn thấy trên bãi sông. Các nhà thơ, nói về thuyền mộc lan, hay thuyền lan chính là xuất phát từ những việc này. Về sau người ta nói thuyền mộc lan cho đẹp lời, có thể không phải là thuyền làm bằng gỗ cây hoa mộc lan.
    Đường dài ngút ngàn chỉ một trận cười vang vang ....

  4. 4 thành viên Like bài viết này:


  5. #314
    Tham gia
    16-03-2006
    Location
    www.usalaptop.vn
    Bài viết
    5,276
    Like
    828
    Thanked 755 Times in 428 Posts
    Doành Tơ

    Doành còn đc hiểu như một mảng, mảnh, khoảng ... Của sự vật, hiện tượng nào đó hội tụ lại.
    Tơ : một loại dây ( sợi) đc hình thành từ tự nhiên hoặc động vật.
    Trong Thơ ca, tơ chủ yếu để diễn tả cung cầm ( hồi đó chưa có dây sắt hay nilong), và sự bối rối khó có lối thoát

    Vậy Doành tơ có nghĩa là gì?


    Em cóc biết

  6. #315
    Tham gia
    10-11-2002
    Location
    thấy ở đâu thầy ở đó
    Bài viết
    2,353
    Like
    583
    Thanked 328 Times in 212 Posts
    Quote Được gửi bởi kiettt View Post
    Tình cờ đọc được trên wall một bạn facebook bài viết liên quan đến bản nhạc "Thiên Thai" của cố nhạc sỹ Văn Cao, trong đó có câu "Lênh đênh dưới hoa chiếc thuyền lan", tra thử google thì các giải thích đều copy qua lại lẫn nhau, đều trích một câu "Gió cuốn buồm dong lá phất phơ, Thuyền lan lãng đãng giữa doành tơ." (LTKN) mà không ghi nguồn LTKN là gì, chỉ đơn giản nói rằng "thuyền lan : thuyền đẹp, thường làm bằng gỗ mộc lan, thời xưa dùng để đi chơi "

    ...........

    Thêm đề tài nữa cho bà con đập đầu nè, doành tơ là gì ?
    Doành (còn có âm đọc khác là "duềnh"): có nghĩa là "dòng sông, dòng nước mà có bề mặt rộng" - không bàn đến độ mạnh của dòng chảy, chỉ bàn về tiết diện.

    Đây không phải là từ thuần Việt, cũng không phải là từ Hán-Việt, mà đây là "âm đọc của một từ trong tiếng Tàu" (giống như "sư phụ" là Hán-Việt, nhưng người Tàu đọc là "sưa phọ").

    Doành tơ: dòng sông lớn mà có dòng chảy nhẹ (yếu), nên khi ngồi thuyền trên sông sẽ thấy giống như ngồi trên một mặt dải lụa êm ả, khẽ lắc lư.
    ___ W ___

  7. Thành viên Like bài viết này:


  8. #316
    Tham gia
    13-09-2008
    Bài viết
    8,797
    Like
    3,392
    Thanked 1,692 Times in 891 Posts
    Trong tiếng Việt không có từ Doành,có lẽ Tongnghien nói đúng, đó là tiếng âm vùng miền.

    Để rộng đường nhận xét,mình nói thêm là có biết một hiện tượng khi đi trên sông.Một dòng sông trải rộng, êm ả.Một cơn gió nhẹ lướt trên mặt sông sẽ tạo thành sóng nhỏ,có thể là thật nhỏ đủ cho ta nhìn ra một tấm lụa trải dài trên mặt nước trông tuyệt đẹp.Đây chỉ là một hiện tượng bình thường nhưng đẹp ,thích hay không là tâm trạng mỗi người nhìn thấy.
    Không biết ,đó có phải là Doành hay không.
    Khó quá, không thèm ký

  9. #317
    Tham gia
    22-03-2006
    Bài viết
    7,379
    Like
    2,418
    Thanked 2,098 Times in 1,179 Posts
    Quote Được gửi bởi acaxomcui View Post
    Trong tiếng Việt không có từ Doành,có lẽ Tongnghien nói đúng, đó là tiếng âm vùng miền.

    Để rộng đường nhận xét,mình nói thêm là có biết một hiện tượng khi đi trên sông.Một dòng sông trải rộng, êm ả.Một cơn gió nhẹ lướt trên mặt sông sẽ tạo thành sóng nhỏ,có thể là thật nhỏ đủ cho ta nhìn ra một tấm lụa trải dài trên mặt nước trông tuyệt đẹp.Đây chỉ là một hiện tượng bình thường nhưng đẹp ,thích hay không là tâm trạng mỗi người nhìn thấy.
    Không biết ,đó có phải là Doành hay không.
    Xế chiều hay trời vừa hửng nắng, hoặc đêm trăng sáng, đẹp anh há, tự nhiên đúng góc nắng hay góc ánh trăng, mình nhìn thấy một dải lụa lóng lánh như dát vàng trên mặt nước.

    Mùa xuân yêu em đồi núi thênh thang / Hồ nước long lanh ngàn cánh vàng (Người về bỗng nhớ - Trịnh Công Sơn)
    Hồi nhỏ đi tàu, một đêm trăng sáng em chứng kiến cảnh này, ông thợ máy già ngâm nga bài hát, làm mình da gà gai ốc nổi cùng mình, sướng hết sức luôn.
    Đường dài ngút ngàn chỉ một trận cười vang vang ....

  10. #318
    Tham gia
    27-10-2005
    Bài viết
    3,372
    Like
    146
    Thanked 2,383 Times in 512 Posts
    Không đi làm sao tới.

  11. #319
    Tham gia
    10-11-2002
    Location
    thấy ở đâu thầy ở đó
    Bài viết
    2,353
    Like
    583
    Thanked 328 Times in 212 Posts
    Mạn phép cắt cơn cảm xúc và hồi tưởng tượng của hai bạn một chút

    "Doành" (hoặc: duềnh) thì đúng là do âm đọc của người Tàu, và có nghĩa gốc là "rộng lớn (về mặt tiết diện - tức là bề mặt)" - mà không hề chỉ định là dòng nước hay dòng sông.

    "Doành/duềnh" (rộng lớn về mặt tiết diện) thì hơi khác với "khổng/khủng" (to lớn về mặt thể tích).

    Trong tiếng Việt, có một từ tương đương là: dang (dang ra, dang tay, dang chân).


    Nói thêm: từ "dang" của tiếng Việt này thì vì âm đọc của một số vùng/miền phía Bắc ngày xưa mà biến đổi thành "dạng" (dạng chân,...), "dàng".

    Thí dụ: "duềnh dàng" là từ kép (Hán + Việt) để người Việt dễ nhớ nghĩa của từ Hán - tương tợ như: lão già, thể xác,... [thân hình to duềnh dàng choáng hết cả tầm nhìn - thí dụ thế].
    ___ W ___

  12. #320
    Tham gia
    10-11-2002
    Location
    thấy ở đâu thầy ở đó
    Bài viết
    2,353
    Like
    583
    Thanked 328 Times in 212 Posts
    Tơ: là sợi tơ.

    Trong tiếng Việt, có hai ngữ phổ biến mà có nhắc đến "tơ": mỏng như tơ, mềm mịn như tơ.


    Vì vậy, "doành tơ" là dòng nước rộng lớn có bề mặt khá phẳng (ít gợn sóng), nhìn như một dải tơ lụa mềm mại vậy.
    ___ W ___

Trang 32 / 35 FirstFirst ... 2729303132333435 LastLast

Bookmarks

Quy định

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời bài viết
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •