Trang 7 / 35 FirstFirst ... 24567891012 ... LastLast
Hiển thị kết quả từ 61 đến 70 / 341
  1. #61
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,146
    Like
    612
    Thanked 2,879 Times in 1,409 Posts
    Hôm nay hỏi về một danh từ thường hay xuất hiện trên báo chí quốc nội khi nhắc đến người Việt đang định cư tại nước ngoài. Một danh từ mà cộng đồng người Việt Hải Ngoại không bao giờ dùng để tự xưng: Việt Kiều.

    "Kiều" là gì?

    Theo từ điển Hán-Việt Thiều Chửu thì "Kiều" () có nghĩa là "khách ở nhờ tại một làng khác hoặc nước khác".

    Điều này hoàn toàn chính xác khi đề cập đến các "Hoa Kiều" ở vùng Chợ Lớn ngày xưa, họ một mực giữ quốc tịch Trung Quốc, không chịu lấy quốc tịch Việt Nam, và muốn mọi người gọi họ là "Hoa Kiều" để khẳng định rằng họ chỉ là khách chứ không phải là công dân VN. Sau 1975 thì có không ít những người Hoa đang làm khách tại Việt Nam này lại quay trở về nước họ, còn những người Hoa quyết định ở lại và lấy quốc tịch Việt Nam thì tuyệt đối không còn gọi là "Hoa Kiều" nữa, mà là "Hải Ngoại Hoa Nhân", tức là Người Hoa Hải Ngoại.

    "Hoa Kiều" và "Hải Ngoại Hoa Nhân" là hai thành phần hoàn toàn khác biệt, điều đó thì người Việt nào cũng rõ. Thế nhưng, hàng chục triệu người Việt ngày nay lại bắt chước theo báo lá cải để đánh đồng hai thành phần "Việt Kiều""Người Việt Hải Ngoại" làm một!

    Liệu có bao nhiêu độc giả khi thấy các từ ngữ mới được báo chí cho ra lò này thì thử tìm hiểu xem nó đúng hay sai trước khi bắt chước học vẹt theo?


    Hỏi: Thế nào là Việt Kiều?

    Người Việt mới vượt biên ra nước ngoài, khi cập bến thì vẫn chưa có quốc tịch của nước đó, thế thì nếu như dân bản xứ gọi họ là "kiều" (khách) thì hoàn toàn phải phép.

    Thế như khi những người Việt tại Hải Ngoại này trở thành trường trú nhân (permanent resident) hoặc công dân (citizen) chính thức của các nước đó thì còn ai có thể nói rằng họ là "Khách" nữa không? hay là gọi là "Người Việt Hải Ngoại" thì mới đúng?

    Nếu vậy thì tại sao giới báo chí trong nước cứ tiếp tục gọi TẤT CẢ mọi người Việt Hải Ngoại hiện đang định cư tại nước ngoài là "Việt Kiều"? Họ đã có quốc tịch của nước sở tại rồi thì còn là khách của ai nữa??

    Trong khi đó, cách dùng cái danh hiệu "Việt Kiều" thì trái ngược lại đối với cộng đồng người Việt Hải Ngoại: nó chỉ dùng được trong một trường hợp duy nhất: khi một người Việt Hải Ngoại về Việt Nam chơi. Lúc nào còn ở VN làm Khách thì còn là Kiều, trong danh từ đó còn gắn theo tên nước mà họ hiện đang giữ quốc tịch để dễ phân biệt (Việt Kiều Mỹ, Việt Kiều Pháp, Việt Kiều Úc...vv.vv).

    Hai cách gọi này thì cái nào chính xác hơn? Việt Kiều có phải là tất cả những người Việt Hải Ngoại hiện đang địch cư tại nước ngoài (cách gọi của báo chí VN), hay Việt Kiều là những người gốc Việt hiện đang làm Khách tại VN? (theo cách gọi của đồng bào Hải Ngoại).

    Thế còn các du học sinh VN và những người VN xuất cảng lao động tại nước ngoài thì sao? Họ chỉ là khách chứ chẳng có quốc tịch như dân bản xứ, nếu thế thì theo nghĩa đen thì họ đích thị là "Việt Kiều" trên đất lạ quê người (giống như các Hoa Kiều không có quốc tịch VN tại Chợ Lớn), nếu thế thì tại sao đồng bào trong nước lại không gọi những người này là "Việt Kiều" cho chính xác??
    Được sửa bởi Arkain lúc 05:12 ngày 10-03-2011

  2. #62
    Tham gia
    16-04-2007
    Bài viết
    218
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Quote Được gửi bởi Arkain View Post
    ... Một danh từ mà cộng đồng người Việt Hải Ngoại hầu như không bao giờ dùng: Việt Kiều....
    Căn bản chữ "Kiều" này dùng để dân cư ở 1 nước, gắn vào tên gọi người ở nước khác tới sinh sống ở nước mình. Thí dụ người Việt Nam thì gọi người Hoa là Hoa Kiều.
    Không hiểu vì chúng ta khoái chơi chữ hay là không hiểu rõ ràng ý nghĩa của nó, hoặc có thể là để gọi tắt cho cụm "Người Việt ở nước ngoài" mà cứ thấy trên báo chí, nghe trên phát thanh truyền hình Việt kiều này Việt kiều nọ...
    Bó tay!

  3. #63
    cúm gà h5n1 Guest
    Vậy câu này giải thích như thế nào: "Chúc đồng bào và kiều bào hưởng một mùa Giáng sinh an lành và ăn Tết vui vẻ"
    Đồng bào là chỉ người Việt đang ở trong nước, kiều bào là chỉ người Việt đang sống ở nước ngoài không phân biệt là có hay không có quốc tịch của nước nào.
    Không biết đúng hay sai?
    Nếu theo bác thì phải viết là: "Chúc đồng bào và người Việt hải ngoại hưởng một mùa Giáng sinh an lành và ăn Tết vui vẻ"
    Nghe nó cứ thế thế nào ấy?

  4. #64
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,146
    Like
    612
    Thanked 2,879 Times in 1,409 Posts
    Nếu ai đã có đủ khả năng xét từ điển xem "đồng bào" là gì thì mới thấy cái câu chúc Tết kia nó vô duyên và vô lễ thế nào.

    "Đồng bào" có nghĩa là chung một bào thai, là anh chị em ruột cùng cha cùng mẹ (không nhất thiết phải sinh đôi sinh ba cùng chung một lượt mới là bào huynh, bào tỷ, bào đệ, bào muội), nếu hiểu rộng ra theo nghĩa bóng thì là người cùng một dân tộc (không nhất thiết phải là anh em ruột).

    Các bác tiền bối trong diễn đàn có lẽ còn nhớ rằng thời trước 1975 thì chỉ có khái niệm "Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước". Nếu đã xét theo phương diện tình cảm thì cho dù cư ngụ tại bất cứ nơi nào trên thế giới thì vẫn là "anh em cùng một mẹ", vẫn có tổ tiên người Việt Nam.

    "Chúc đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước hưởng một mùa Giáng Sinh an lành và hạnh phúc" thì có vấn đề gì không?

    Nếu đã chúc Giáng Sinh mà còn rạch ròi rằng nếu hiện đang ở trong lãnh thổ VN thì mới là "anh em cùng một mẹ" thì xin cái bác gì đó đừng lên TV nữa thì hơn.

    -----

    Miên mang thế đủ rồi, bây giờ quay trở lại với "Việt Kiều" được rồi chứ?

    Các bác nghĩ gì về sản phẩm mới được báo chí tung ra là "Cầu thủ Việt kiều"? Cái danh hiệu quái đản này có ngữ nghĩa thế nào? Nếu như thành phần này quay về VN thì phải chăng cái tên gọi kia có nghĩa là họ là "Người Việt đang ở nhờ nước Việt"?

    Có những người Việt trẻ tuổi tại hải ngoại chưa hề đặt chân nửa bước đến VN từ khi chào đời tại nước ngoài nhưng vẫn bị báo chí VN gắn cái mác "kiều", nếu thế thì họ đang "ở nhờ" nhà ai vậy?
    Được sửa bởi Arkain lúc 20:02 ngày 24-12-2008

  5. #65
    Tham gia
    16-03-2006
    Location
    www.usalaptop.vn
    Bài viết
    5,276
    Like
    828
    Thanked 755 Times in 428 Posts
    Thật ra khôg phải lúc nào cũng đủ vốn từ để giải quyết một sự việc đâu Ác kền ạ.
    Cũng khó trách, bởi vì "cơ chế" chưa cho phép sử dụng chữ ...ngoài chuyên ngành và trong phạm vi cho phép
    thôi thì cứ sử dụng theo thói quen, và hiểu theo thói quen mà thôi

    www.xdata.vn

    Dịch Vụ Lưu Trữ Máy Chủ Tốt Nhất Tôi Đã Chọn

  6. #66
    cúm gà h5n1 Guest
    Nếu vậy thì bỏ luôn 2 chữ Việt Nam đi và viết thế này:
    "Chúc đồng bào trong và ngoài nước hưởng một mùa Giáng Sinh an lành và hạnh phúc"
    Bởi vì bản thân trong chữ đồng bào đã có nghĩa là Việt Nam rồi?

  7. #67
    Tham gia
    13-10-2008
    Bài viết
    1,132
    Like
    1
    Thanked 4 Times in 4 Posts
    Ngôn ngữ mà..chả có quy tắc gì hết. Nói mãi khác thành, cho dù nó có sai.
    Giống nhu ngoại ngũ vậy. Hết học câu cú, thì này thì nọ, thể này thể nọ. Nhưng xem phim thấy chúng nó nói lung tung cả ???
    :emlaugh:

  8. #68
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,146
    Like
    612
    Thanked 2,879 Times in 1,409 Posts
    Quote Được gửi bởi cúm gà h5n1 View Post
    Nếu vậy thì bỏ luôn 2 chữ Việt Nam đi và viết thế này:
    "Chúc đồng bào trong và ngoài nước hưởng một mùa Giáng Sinh an lành và hạnh phúc"
    Bởi vì bản thân trong chữ đồng bào đã có nghĩa là Việt Nam rồi?
    Đúng vậy. Lý do là nếu người nói câu đó có cha mẹ tổ tiên là Việt Nam thì dĩ nhiên "đồng bào" của ông ta cũng thế.

    Đổi lại nếu người nói câu đó là Hồ Cẩm Đào thì nó áp dụng cho nhân dân Trung Hoa trong lãnh thổ Trung Quốc cũng như là các "Hải Ngoại Hoa Nhân" định cư nước ngoại.

    Sau 1975 thì các cơ quan truyền thông tại Việt Nam bắt chước theo cách gọi "Hoa Kiều" (華僑) của Trung Quốc để nặn ra cái tên "Việt Kiều", nhưng mà lại không chịu học đến nơi đến chốn, bởi vì khái niệm "Hoa Kiều" chỉ được người Trung Quốc áp dụng cho những người còn mang quốc tịch TQ đang ở nước ngoài, còn nếu như báo chí TQ muốn nói đến tất cả mọi người Hoa đang sinh sống tại nước ngoài, không kể họ là tạm trú hay thường trú nhân, có quốc tịch hay không thì là "Hải ngoại Hoa nhân" (海外華人).

    Đó là vì người Trung Quốc đủ nhận thức để chấp nhận sự thật hiển nhiên rằng không phải tất cả mọi người Hải Ngoại Hoa Nhân ngày nay đều còn giữ quốc tịch Trung Quốc như xưa, và đa số di cư ra nước ngoài là ở luôn và gọi nơi đó là nhà mới chứ chẳng phải là ở tạm qua ngày. Liệu báo chí Việt Nam còn cần bao nhiêu năm nữa để đủ ý thức nhận ra điều này đối với Người Việt Hải Ngoại?

    Người Việt Hải Ngoại = Overseas Vietnamese
    Hải Ngoại Hoa Nhân = Overseas Chinese
    Được sửa bởi Arkain lúc 08:37 ngày 23-12-2008

  9. #69
    cúm gà h5n1 Guest
    "Liệu báo chí Việt Nam còn cần bao nhiêu năm nữa để đủ ý thức nhận ra điều này đối với Người Việt Hải Ngoại?"
    Hy vọng là chân lý sẽ đi con đường thẳng, 'con đường ngắn nhất'.

  10. #70
    Tham gia
    13-10-2008
    Bài viết
    1,132
    Like
    1
    Thanked 4 Times in 4 Posts
    Quote Được gửi bởi Arkain View Post
    Đổi lại nếu người nói câu đó là Hồ Cẩm Đào thì nó áp dụng cho nhân dân Trung Hoa trong lãnh thổ Trung Quốc cũng như là các "Hải Ngoại Hoa Nhân" định cư nước ngoại.
    Sai. Vậy là bác không hiểu cái từ đồng bào này từ đâu ra rồi.
    Sự tích Lạc Long Quân, Âu cơ đẻ ra trăm trứng, trăm trứng này sau đó thành tổ tiên người Việt ta. Do dó từ đồng bào đc xuát phát từ chỗ này( do cùng 1 bào thai). Còn anh Hồ Cẩm Đào không có cái sự tích đó nên không thể cất lên 2 tiếng đông bào được.
    :emlaugh:

Trang 7 / 35 FirstFirst ... 24567891012 ... LastLast

Bookmarks

Quy định

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời bài viết
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •