Trang 2 / 35 FirstFirst 123457 ... LastLast
Hiển thị kết quả từ 11 đến 20 / 341
  1. #11
    Tham gia
    02-12-2004
    Bài viết
    277
    Like
    0
    Thanked 6 Times in 5 Posts
    Quote Được gửi bởi Caro20 View Post
    Đúng vậy, cô Swan đọc kỹ cái link thứ hai tôi đã nêu ra thì sẽ thấy người ta giải thích khi nào thì "Từ điển" được gọi là "Tự điển". "Từ điển" thì tổng quát hơn.
    Tôi đã đọc qua rồi, nhưng không thỏa mãn với cách giải thích này
    Đối với các ngôn ngữ tại Đông Á sử dụng ký tự là đơn vị ngôn ngữ có nghĩa thì từ điển được gọi là tự điển.
    Theo cách hiểu của tôi thì "từ" và "tự" chỉ trùng nhau ở một số trường hợp hữu hạn, chứ nếu nói như thế này thì "từ" = "tự" à?

  2. Thành viên Like bài viết này:


  3. #12
    Tham gia
    03-01-2007
    Location
    Vẫn chỗ cũ
    Bài viết
    228
    Like
    0
    Thanked 35 Times in 35 Posts
    Theo cụ Đào duy Anh: "Tự ta gọi là chữ, là do nhiều nét hợp lại mà thành. Từ là lời nói dùng để chỉ sự vật. Muốn tra khảo về chữ (tự) thì có sách tự điển, muốn tra khảo về lời (từ) thì phải cần sách từ điển. Song tự điển và từ điển thể dụng tuy có khác nhau mà không phải là hai vật khác hẳn nhau: Từ điển cốt để tra khảo về lời (từ) mà dùng để tra khảo về chữ (tự) cũng được, vì trước khi chú thích những lời thì từ điển phải chú thích những chữ gốc của lời, đã vậy từ điển là gồm cả tự điển ở trong, mà tự điển chỉ là bộ phận gốc của từ điển trích riêng ra vậy"
    Còn theo tôi:hiểu ở topic này là muốn nói về lịch sử hình thành, nguồn gốc các từ tiếng Việt là được rồi.

  4. Thành viên Like bài viết này:


  5. #13
    Tham gia
    10-12-2004
    Bài viết
    2,771
    Like
    0
    Thanked 13 Times in 13 Posts
    Quote Được gửi bởi swan View Post
    Tôi đã đọc qua rồi, nhưng không thỏa mãn với cách giải thích này
    Code:
    Đối với các ngôn ngữ tại Đông Á sử dụng ký tự là đơn vị ngôn ngữ có nghĩa thì từ điển được gọi là tự điển.
    Theo cách hiểu của tôi thì "từ" và "tự" chỉ trùng nhau ở một số trường hợp hữu hạn, chứ nếu nói như thế này thì "từ" = "tự" à?
    Theo tôi thì "ngôn ngữ tại Đông Á" mà tác giả câu trên muốn nói đến chữ Hán. Theo tôi thì với chữ Hán thì "từ" = "tự".

  6. Thành viên Like bài viết này:


  7. #14
    Tham gia
    02-12-2004
    Bài viết
    277
    Like
    0
    Thanked 6 Times in 5 Posts
    "Xe máy": 1 từ, nhưng "xe" + "máy": 2 tự
    "Con ông cháu cha": 1 từ/cụm từ, nhưng "con" + "ông" + "cháu" + "cha": 4 tự

    Tiếng Hán (sử dụng âm Hán Việt cho dễ hiểu):
    "Thiên hạ": 1 từ, nhưng "thiên" + "hạ": 2 tự

  8. Thành viên Like bài viết này:


  9. #15
    Tham gia
    20-10-2003
    Location
    Tp.HCM
    Bài viết
    14
    Like
    0
    Thanked 3 Times in 3 Posts
    Trong tiếng Việt:
    Vớ = Bít tất
    Bít tất = Vớ
    Vậy từ nguyên của VớBít tất ???

  10. Thành viên Like bài viết này:


  11. #16
    Tham gia
    27-10-2005
    Bài viết
    3,372
    Like
    146
    Thanked 2,383 Times in 512 Posts
    Cho em hỏi nguồn gốc của chữ "Tình yêu"?
    Không đi làm sao tới.

  12. Thành viên Like bài viết này:


  13. #17
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,146
    Like
    612
    Thanked 2,879 Times in 1,409 Posts
    "Cắm sừng" - (động từ) Người vợ ra ngoài ăn nem mà ông chồng không hay biết.
    Ví dụ: "Anh chàng khờ này bị con vợ cắm sừng"

    Nguồn gốc (Anh Quốc): "Wearing the horns of a Cuckold".

    Trong một số loài chim Cúc Cu (cụm lông trên đầu trông như cái sừng), con mái không tự ấp trứng mà mò vào tổ của những con khác đẻ trứng. Con chim đã bị "cắm sừng" không hề hay biết và cứ vậy mà đi kiếm mồi chăm sóc cho "con của thằng khác", cũng như là quý ông bị vợ cắm sừng dài hạn vậy.


  14. #18
    Tham gia
    22-05-2007
    Bài viết
    10
    Like
    0
    Thanked 1 Time in 1 Post
    Theo TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT của Trung tâm KHXH và Nhân văn Quốc gia, do NXB Văn hóa Sài Gòn xuất bản vào quý 2 năm 2005:

    Tiểu thuyết: Thứ truyện dài bằng văn xuôi dung lượng lớn, khắc họa nhiều nhân vật hoạt động trong một phạm vi lịch sử, xã hội rộng lớn.
    Truyện dài : Thứ truyện bằng văn xuôi, có dung lượng lớn, miêu tả hàng loạt sự kiện, nhân vật với sự phát triển phức tạp trong một phạm vi không gian và thời gian tương đối rộng lớn.

    Tiểu thuyết và truyện dài khác nhau ở điểm nào? Giải thích theo Trung tâm KHXH và Nhân văn Quốc gia đúng không? Xin các vị cao minh giải thích giùm!

  15. Thành viên Like bài viết này:


  16. #19
    Tham gia
    13-04-2007
    Bài viết
    38
    Like
    0
    Thanked 5 Times in 5 Posts
    Quote Được gửi bởi quangbinh View Post
    Theo TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT của Trung tâm KHXH và Nhân văn Quốc gia, do NXB Văn hóa Sài Gòn xuất bản vào quý 2 năm 2005:

    Tiểu thuyết: Thứ truyện dài bằng văn xuôi dung lượng lớn, khắc họa nhiều nhân vật hoạt động trong một phạm vi lịch sử, xã hội rộng lớn.
    Truyện dài : Thứ truyện bằng văn xuôi, có dung lượng lớn, miêu tả hàng loạt sự kiện, nhân vật với sự phát triển phức tạp trong một phạm vi không gian và thời gian tương đối rộng lớn.

    Tiểu thuyết và truyện dài khác nhau ở điểm nào? Giải thích theo Trung tâm KHXH và Nhân văn Quốc gia đúng không? Xin các vị cao minh giải thích giùm!
    Căn cứ theo hai định nghĩa trên thì "Tiểu thuyết" và "Truyện dài" là cùng nghĩa.

    * Cùi dìa: là cái muỗng (người Bắc gọi là cái thìa). Từ này do từ "Cuillère" (đọc là "Quy e(rờ)") của tiếng Pháp. Thời bây giờ, người ta ít dùng từ này, nhưng thỉnh thoảng nó vẫn xuất hiện.
    Khách dùng cùi dìa con, khẽ đập vào đầu nhọn quả trứng, bóc vỏ trứng để một chỗ trống có thể dễ dàng bỏ thìa vào; sau đó dùng dĩa nhẹ nhàng làm thủng màng bọc quả trứng, lấy chút muối (đặt sẵn trên mặt bàn) để bỏ vào quả trứng và quý khách dùng cùi dìa để xúc trứng ăn.
    Ông Panteley Prokofievich vẫn còn đánh vật với món cháo đặc: ông dùng cùi dìa nén chặt cháo xuống, ngoáy ở giữa thành một cái lỗ sâu (thường gọi là cái giếng), đổ vào đấy ít bơ mầu hổ phách rồi mới dùng cùi dìa múc rất cẩn thận món cháo đầy bơ ấy lên ăn.

  17. Thành viên Like bài viết này:


  18. #20
    Tham gia
    08-03-2007
    Location
    Tiểu Cần
    Bài viết
    179
    Like
    0
    Thanked 4 Times in 4 Posts

    Hấp dẫn đây !

    Quote Được gửi bởi Cá rô
    Căn cứ theo hai định nghĩa trên thì "Tiểu thuyết" và "Truyện dài" là cùng nghĩa.
    Từ điển Bách Khoa VN cũng cho rằng: Truyện dài là tiểu thuyết.
    Tuy 2 là 1 nhưng tùy "ngữ cảnh" mà khi thì ta gọi là tiểu thuyết; khi thì gọi truyện dài, ví dụ:
    - Tiểu thuyết trinh thám nghe "êm" hơn truyện dài trinh thám.
    - Truyện dài nhiều tập nghe lại "xuôi" hơn tiểu thuyết nhiều tập...
    Điểm khác biệt giữa tiểu thuyết truyện (nói chung) có chăng là ở chỗ:
    - Không có tiểu thuyết ngắn, tiểu thuyết 100 chữ... như có ở truyện

Trang 2 / 35 FirstFirst 123457 ... LastLast

Bookmarks

Quy định

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời bài viết
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •