Trang 9 / 35 FirstFirst ... 4678910111214 ... LastLast
Hiển thị kết quả từ 81 đến 90 / 341
  1. #81
    Tham gia
    24-12-2006
    Bài viết
    448
    Like
    0
    Thanked 1 Time in 1 Post
    Quote Được gửi bởi huongct View Post
    Cái "áo ngực" phụ nữ thì VN mình hay gọi theo Pháp là "Cọc Xê". Nhưng nhiều người gọi là cái "Xú Chiêng". Nhưng tui không biết nguồn gốc cái từ "Xú chiêng" này ở đâu ra nữa !. Bác nào biết không ?
    "Cọc xê" không phải là áo ngực mà là áo chít eo cho nhỏ lại, tiếng Anh là corset.

  2. #82
    Tham gia
    08-08-2006
    Bài viết
    34
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Xin góp với Arkain một số từ. Các từ này tôi thường nghe mấy lão tướng ở nhà hay nói chứ tôi chưa biết gì tiếng Pháp.

    agrafeuse - bấm kim (đóng sách) (hay nghe nói: a-gráp)
    baignoire - bồn tắm (hay nghe nói "bông-nho")
    comptoir - quầy rượu (bar)
    court - ngắn (hay nghe: cắt (tóc) đầu cua)
    garçon - (này cô em tóc demi-garçon, bài hát này thì quá hay rồi)
    treillis - canvas => veste de treillis - combat jacket (Từ khi anh thôi học và từ khi anh khác áo treillis... - bài hát này cũng quá nổi tiếng)
    pardessus (m) - overcoat - áo khoác ngoài
    prise - ổ cắm điện
    capote (f) - nắp trước xe hơi (capô)
    Được sửa bởi Arkain lúc 17:02 ngày 21-08-2009

  3. #83
    Tham gia
    06-06-2006
    Location
    HCM
    Bài viết
    2,717
    Like
    136
    Thanked 73 Times in 54 Posts
    Quote Được gửi bởi tềthiên View Post
    Từ điển tiếng Việt có thể tra ở đây: http://dict.vietfun.com

    Ví dụ về "sen đầm" thì tra nó cho kết quả thế này :

    http://dict.vietfun.com/td?word=sen+...mt=u&Kbrd=viqr
    ba tui nói là hình như lecent là con chó, đầm tức là đỉ.
    con chó ý là giữ nhà, đỉ điếm thì phá hoại gia đình người khác.
    tự nhiên qua Vn giữ nhà dùm còn phá hoại tùm lum thì là sen đầm

    [=========> Bổ sung bài viết <=========]

    công nhận arkain giỏi tiếng pháp thiệt! sống bên mỹ mà vẫn học tiếng pháp hả?
    Được sửa bởi thuongshoo lúc 21:42 ngày 20-08-2009 Reason: Bổ sung bài viết

  4. #84
    Tham gia
    18-08-2005
    Location
    Montclair
    Bài viết
    8,722
    Like
    20
    Thanked 1,457 Times in 600 Posts
    Chữ Sen đầm xuất xứ từ chữ Gendarme -> Police->Cảnh sát

    Thêm vào chử Ma cà bông từ chữ Vagabond

  5. #85
    Tham gia
    28-03-2004
    Location
    xã Vĩnh Viễn, huyện Vĩnh Biệt, thành phố Kinh Cùng
    Bài viết
    16,469
    Like
    3,954
    Thanked 1,816 Times in 1,265 Posts

  6. #86
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,146
    Like
    612
    Thanked 2,879 Times in 1,409 Posts
    Quote Được gửi bởi thuongshoo View Post
    công nhận arkain giỏi tiếng pháp thiệt! sống bên mỹ mà vẫn học tiếng pháp hả?
    Tuy các học sinh Trung Học bên U.S đều phải lấy 2 năm ngoại ngữ, nhưng các từ ngữ này tớ học lỏm từ cha mẹ chú bác từ hồi mới tập đi xe đạp lận, mà tớ chắc mẩm là các thành viên Miền Nam trong diễn đàn cũng đều quen thuộc từ lúc còn bé chứ chẳng riêng gì tớ

    Như tớ đã đề cập tới ở các trang trước, ngày xưa người Sài Gòn nói riêng và Miền Nam nói chung không hề sợ sệt gì khi tiếp thu tiếng Pháp hoặc tiếng Anh vào cuộc sống thường ngày để tiếng Việt thêm phong phú hơn (thay vì cố gắng nhắm mắt dịch đại, không dịch được vẫn cố dịch như là ngày nay). Cũng nhờ thế hệ trước mà thế hệ ngày nay mới có thể tự nhiên dùng những danh từ như "vali", "nốt nhạc", "cao su", "cà vạt", "TV", "radio" như thể chúng là những từ ngữ thuần Việt, đến cả những chú nông dân cũng dùng được mà không sợ bị những người có đầu óc cổ hủ chửi cho là sính ngoại!

    Chẳng bù cho bây giờ, có những danh từ chuyên ngành mà người Việt tuy có thể phát âm dễ dàng hơn bất kỳ một quốc gia Châu Á nào (vì chúng ta đã quá quen với các mẫu tự La-tinh), nhưng đến cả giới trẻ trong ngành cũng sợ sệt không dám xài, mà lại bắt chước theo các phóng viên dốt đặc về công nghệ lẫn ngoại ngữ để gọi chúng bằng những cái tên "thuần Việt" nghe Hai Lúa đến mức mắc ói, "Digital" biến thành "Số" là một trong những tên gọi ngớ ngẩn nhất, đi đâu cũng không thoát khỏi cái "số", hết "nhạc số" cho đến "ảnh số", hết "máy ảnh số" cho đến "máy quay số"

    Thử tưởng tượng nếu trước đây mà ông bà cha mẹ cũng sợ sệt không dám dùng các từ ngữ nước ngoài (từ Hán cho đến Anh, Pháp) thì vốn liếng tiếng Việt của chúng ta ngày nay sẽ bị vơi mất bao nhiêu từ nhỉ? không chừng cái vali lại bị dịch là "cái hòm xách tay" thì bỏ mịa
    Được sửa bởi Arkain lúc 16:47 ngày 13-03-2012

  7. #87
    Tham gia
    07-06-2006
    Bài viết
    3,587
    Like
    86
    Thanked 641 Times in 314 Posts
    Thế Ac Kền dịch digital là gì : "đí gí tồ" hỉ? hay "đích tồ".

    Ngày xưa người biết ngoại ngữ ở VN không nhiều chuyện đọc trại ra hay phiên âm theo tiếng Việt rất dễ được đồng tình.

    Nhưng bây giờ con số người biết ngoại ngữ đã nhiều hơn xưa và tất nhiên họ thích dùng những từ nguyên. Trong khi dân Việt Nam vẫn còn bị ác cảm với những từ phiên âm khủng khiếp theo style Nga với Niu OÓc, hay Oa Shin tơn thì việc tồn tại 2 luồng song song: chính thống theo nguyên thủy và dịch suốt thành tiếng Việt với những từ có thể dịch được cũng là một giải pháp không tồi.

    Thế giới này ngày càng phẳng, khoảng cách càng ngày càng gần. Chuyện lai căng giữa tiếng này với tiếng kia càng ngày xảy ra càng nhiều. Nếu bạn thử nghe 2 đứa trẻ Sing hay kể cả người lớn cũng vậy nói chuyện với nhau bạn sẽ thấy họ nói bằng 1 thứ ngôn ngữ mix: 60 đến 70% là English còn phần còn lại là tiếng gốc của họ như Mandarin hay Malay, hứng hứng họ không tìm được diễn tả họ lại chen vô.

    Cũng nhờ thế mà 1 dân Tàu Sing ở đây biết lưu loát 2 thứ ngôn ngữ mà khoảng hơn 3 tỷ người trên thế giới này sử dụng. Và đó cũng là một trong những nguyên nhân của sự thành công vượt bực chỉ sau 50 năm ở Sing.

    Quay lại Việt Nam mắc cười nhất tồn tại 2 thực thể gần như đối nghịch hẳn nhau. Một là học Anh Văn 8 năm trời nhưng không giao tiếp được bằng thứ ngôn ngữ mình đã học dù chỉ 1 câu. Hai là rất nhiều người vì sỉ diện vì tự ái dân tộc hay vì che giấu cái dốt của mình rất thích đi chỉ trích những người thích dùng ngoại ngữ trong giao tiếp hằng ngày.

    Lấy ví dụ cho vợ chồng tôi. Bọn tôi chẳng được hân hạnh sống đủ lâu ở nước ngoài nên văn phạm hay từ vựng tiếng Anh đôi khi cũng vô số lỗi, đó là chuyện thường của người nước ngoài học tiếng bản xứ. Nhưng những từ cửa miệng trong công việc hằng ngày như: menu, brief, job, meeting, telco v.v mà bắt phải nhớ cả 2 ngôn ngữ và tùy theo môi trường (context) nào mà quyết định thì tội chúng tôi lắm.

    Trường hợp của Ác Kền đúng thật là cá biệt .

  8. #88
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,146
    Like
    612
    Thanked 2,879 Times in 1,409 Posts
    Quote Được gửi bởi lqkhoi View Post
    Thế Ac Kền dịch digital là gì : "đí gí tồ" hỉ? hay "đích tồ".
    Viết nguyên văn là "Digital", phát âm là "Đi-Tri-Tồ"!

    Đối với dân thường thì chẳng cần phiên dịch lôi thôi, cái mà họ cần là một lời giải thích đơn giản và dễ hiểu khi làm quen với từ ngữ mới. Chỉ cần giải thích nôm na rằng film/ảnh/nhạc digital đều là dữ liệu "được ghi chép dưới dạng điện tử, có thể đọc/viết/xử lý/lưu trữ được trên computer" là ai cũng hiểu ngay mà không cần "số" này "số" nọ, dân thường cho dù có bắt chước đọc theo phong trào nhưng nếu hỏi 10 cô thì chắc cũng đến 9 không giải thích được là mấy số, số mấy!

    Chỉ cần các công ty quảng cáo sản phẩm trên TV mà cho hiện từ "Digital" trên màn ảnh và phát âm nó chính xác theo giọng Anh thì chỉ chẳng bao lâu là toàn thể dân Việt Nam đều có thể đọc và viết theo nguyên văn, dễ dàng như là hiện nay hầu như bất cứ ai cũng có thể viết là "CD" và phát âm là "Xi-Đi", viết là "DVD" và phát âm là "Đi-Vi-Đi" vậy!

    Lạ lùng ở điểm là dạo này báo chí đồng loạt đưa tin rằng nhà đài sẽ chuyển "từ công nghệ Analog cũ qua công nghệ Số". "Analog" trên bờ tuyệt chủng thì viết được, trong khi "Digital" có mặt mọi nơi mọi chỗ trong cuộc sống hàng ngày mà lại ngoài khả năng tiếp thu là thế quái nào?

    Quote Được gửi bởi lqkhoi View Post
    Ngày xưa người biết ngoại ngữ ở VN không nhiều chuyện đọc trại ra hay phiên âm theo tiếng Việt rất dễ được đồng tình.
    Thời mà bác lqkhoi còn trẻ thì chưa thể gọi là "xưa" được, nếu muốn nói về "ngày xưa" thì phải đi ngược lại đến thời mà cụ TOM còn đạp xe hết tốc lực từ trường Lasan Taberd đi ngắm các bộ váy đầm khi trường Marie Curie tan học kìa

    Đó là cái thời mà thầy cô trong các trường Trung Học dùng tiếng Anh và tiếng Pháp song song với tiếng Việt, và các sinh viên đỗ bằng Tú Tài có thể đọc/viết/đối thoại lưu loát bằng ba ngôn ngữ Việt/Pháp/Anh. Chính trong bối cảnh đó mà việc tiếp thu từ ngữ nước ngoài vào tiếng Việt mới không gặp một chút e ngại nào tại Miền Nam.

    Lúc ấy người ta phân chia rạch ròi ranh giới giữa cách viết và cách phát âm những từ ngữ có nguồn gốc từ Anh/Pháp chứ không bát nháo như bây giờ.

    Viết là "TV", phát âm là "Ti-vi".
    Viết là "Video", phát âm là "Vi-đê-ô"
    Viết là "Ciné", phát âm là "Xi-nê".
    Viết là "John Kennedy", phát âm là "Tron Khen-ne-đi"
    Viết là "Trường Lasan Taberd", phát âm là "Trường Lasan Ta-be"
    ViếtSoeur, phát âm là ""
    Viết là "Film", phát âm là "Phim"

    Tuy nhiên không bao giờ được lật ngược lại, vì nếu dùng cách phát âm để viết là sai chính tả bét nhè!

    Khi nói đến công nghệ thì chúng ta bây giờ cũng thế, tuy viết là "CPU" và phát âm là "Xi-Pi-Du", viết là "MP3" và phát âm là "Em-pi Three", viết là "CD" và phát âm là "Xi-Đi", viết là "DVD" và phát âm là "Đi-Vi-Đi", nhưng tuyệt không bao giờ dùng cách phát âm để mà viết, đơn giản là vì chúng ta có cơ hội được biết viết thế nào cho đúng!

    Điều này trái ngược với xã hội sau 1975. Trong một xã hội biết dùng 3 ngôn ngữ mà thình lình tiếng Anh và tiếng Pháp đều bị hất ra rìa, không ít kẻ dốt đặc lại vịn vào cái lòng tự hào dân tộc để che đi cái dốt của mình và cũng là để kéo mọi người xuống dốt sao cho bằng mình. Tất cả các tờ báo được cho phép hoạt động đều phải tập viết các từ ngữ Anh/Pháp theo kiểu phiên âm, nghe các đồng chí đọc làm sao thì mình ghi xuống y như vậy cho nó "thuần Việt", mặc dù các ngôn ngữ Tây Phương mà bị đánh què thế này thì trông chẳng khác chi là ngôn ngữ của dân tộc thiểu số miền sơn cước (các tờ báo "gộc" vẫn khư khư bám lấy văn phong kiểu này, thế cho nên mới có những thứ kinh dị như là "Tổng thống Gioọc-giơ Bút-xơ thăm Việt Nam" trên mặt báo Nhân Dân dạo nào).

    Thế hệ từ 7x trở đi tại Miền Nam thì tuy rằng lúc còn nhỏ vẫn cứ nghe người lớn dùng các từ ngữ Anh/Pháp quen thuộc ấy trong gia đình, nhưng vì không còn được dạy tiếng Pháp và tiếng Anh đến nơi đến chốn trong trường học như là bố mẹ ngày xưa nữa thành ra chẳng biết nguồn gốc chúng từ đâu ra và phải viết thế nào cho đúng chính tả, khi nghe đọc là "Tivi" thì viết xuống là "Tivi", nghe đọc là "Sơ" thì viết xuống là "Sơ", viết sai mãi thành quen, mà oái oắm là nếu như ai cũng sai thì chính cái sai đó lại trở thành...chính thống! Thế là trong cái danh sách dài ngoằng về cách viết và cách phát âm mà tớ liệt kê trên kia thì rất nhiều người phát âm thông thạo (thậm chí là dùng mỗi ngày), nhưng lại mù tịt không biết viết thế nào cho đúng chính tả

    Dân Việt khi tiếp thu tiếng Hán và chuyển qua mẫu tự Latin để hình thành Hán-Việt thì bắt buộc phải viết và phát âm trại đi, điều này thì không thể tránh khỏi. Tàu/Nhật/Hàn cũng bắt buộc phải viết các từ ngữ nước ngoài theo kiểu phiên âm, cũng như là phát âm chúng một cách ngọng nghịu đến mức buồn cười bởi lẽ họ không quen với các mẫu tự Latin. Tuy nhiên, người Việt không hề bị trở ngại đó gò bó khi học tiếng Anh, và chúng ta có thể tiếp thu chúng nhanh hơn bất cứ anh Tàu/Nhật/Hàn nào. Nếu người Việt thực sự có thể dịch được cái thuật ngữ nước ngoài sang tiếng Việt một cách đúnghay thì là điều rất tốt, ngược lại thì cũng đừng cố gắng dịch tầm bậy tầm bạ để sản sinh ra những thứ quái dị Tây chẳng ra Tây, Ta chẳng ra Ta, vì cho dù tiếng Anh hay tiếng Pháp thì người Việt đều có thể phát âm dễ dàng cơ mà, ông bà cha mẹ chúng ta đã chứng tỏ điều đó. Quan trọng là liệu giới trẻ ngày nay có biết tận dụng cái lợi thế của những mẫu tự Latin mà tiếng Việt sử dụng so với các loại ngôn ngữ tượng hình, và mau chóng tiếp thu những từ ngữ chuyên môn nước ngoài đúng theo nguyên văn để tiếp tục làm tiếng Việt ngày càng phong phú hơn như là cha mẹ ngày xưa, hay là tiếp tục bắt chước đọc theo giới truyền thông dốt đặc cán mai về cả hai phương diện Công Nghệ lẫn Ngôn Ngữ Học (nói theo kiểu cụ TOM thì là "dân Ai-Ti mà lại đi bắt chước dân I-Tờ"), còn nếu cứ tự rào mình lại mà không biết vay mượn từ ngữ nước ngoài thì tiếng Việt sẽ mãi nghèo nàn thiếu thốn, như là tên gọi của hệ số cho đến thế kỷ 21 mà vẫn không quá nổi đơn vị Tỷ vậy!
    Được sửa bởi Arkain lúc 16:48 ngày 13-03-2012

  9. #89
    Tham gia
    28-03-2004
    Location
    xã Vĩnh Viễn, huyện Vĩnh Biệt, thành phố Kinh Cùng
    Bài viết
    16,469
    Like
    3,954
    Thanked 1,816 Times in 1,265 Posts
    hôm nọ coi trên VTV, chuyên mục sức sống mới, cô dẫn chương trình nói các bác muốn xem thêm truy nhập vào trang web "đáp liu, đáp liu, đáp liu chấm sucsongmoi chấm vn"... nghe mà muốn xỉu

  10. #90
    Tham gia
    13-09-2008
    Bài viết
    8,797
    Like
    3,392
    Thanked 1,692 Times in 891 Posts
    Quote Được gửi bởi nino View Post
    hôm nọ coi trên VTV, chuyên mục sức sống mới, cô dẫn chương trình nói các bác muốn xem thêm truy nhập vào trang web "đáp liu, đáp liu, đáp liu chấm sucsongmoi chấm vn"... nghe mà muốn xỉu


    Mình thì nghe thường là"V kép V kép V kép..." mất tính quốc tế !
    Khó quá, không thèm ký

Trang 9 / 35 FirstFirst ... 4678910111214 ... LastLast

Bookmarks

Quy định

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời bài viết
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •