Trang 1 / 3 123 LastLast
Hiển thị kết quả từ 1 đến 10 / 30

Chủ đề: Phục Quý Phi

  1. #1
    Tham gia
    28-06-2003
    Location
    HCM
    Bài viết
    721
    Like
    1
    Thanked 14 Times in 14 Posts

    Phục Quý Phi

    Mào:
    Từ khi nàng ấy xuất thế nhập làng đến nay, văn tài kiệt xuất của nàng mỗi ngày mỗi thâm thúy. Mỗ vì ngưỡng mộ học tài ấy mà lập riêng góc này nhằm bày tỏ lòng phục nàng. Mỗ cũng tin rằng không chỉ riêng mỗ mà còn nhiều anh hùng hảo hán trong làng cũng đang kích nàng lắm lắm. Vậy nếu hảo bằng hữu nào muốn tỏ ý phục nàng, cứ tự nhiên đàm luận.

    Dẫn:
    Trước đây, khi nàng viết áng văn đầu tiên ở làng (nhật ký của riêng nàng), mỗ đã chứng kiến phong thái uy nghi của nàng khi nàng "địch anh hào". Vậy nên đã từng đề thơ hỏi thăm nàng. Trước mỗ, Khoai học sĩ dường như đã nhìn thấu được tài năng của nàng, nên cũng đã liệt nàng vào bậc "cước sắc trong làng" ngay từ những ngày nàng chập chững trên đường thơ phú. Mỗ thật bái phục tài chiêm, tướng của Khoai học sĩ.

    Cũng có nhiều kẻ trong làng vì yêu mến nàng nên xưng tụng nàng và đặt hiệu "nàng Phi Lèo". Mỗ nghe danh hiệu này lại thấy thật dễ thương. Vậy từ đây xin được gọi nàng bằng danh hiệu "nàng Phi Lèo" để thêm phần thân mật.


    Nhập:
    Mới đây, mỗ lại thấy nàng Phi Lèo dụng thơ nữ sĩ Hồ thị mà bày làm chữ ký riêng trên Dương đàn. Ký rằng:

    Mắng học trò
    Khéo khéo đi đâu lũ ngẩn ngơ?
    Lại đây cho chị dạy làm thơ,
    Ong non ngứa nọc châm hoa rữa
    Dê cỏn buồn sừng húc giậu thưa.
    (1) Bọn học trò mới lớn, ngốc nghếch, rủ nhau kéo đàn kéo lũ đi ghẹo gái, lại tập tọng đua đòi vần vè ví von, nên Hồ Xuân Hương lấy làm khó chịu mà viết bài thơ này

    Trước giờ, mỗ cũng chỉ là kẻ văn quèn, theo chúng bạn học đòi làm thơ con cóc. Đọc qua ký danh của nàng mà càng ngưỡng mộ. Ngẫm nghĩ bị nàng Phi Lèo đá đau, nhưng mỗ lại càng phục kiến văn của nàng hơn bao giờ hết.

    Nay, dù chỉ tập tành học thơ, mỗ cố làm bài thơ thất-bát riêng tặng nàng để gọi là bày tỏ thành ý phục nàng.


    Thi:

    PHỤC QUÝ PHI

    Quý thị Phi danh lắt léo đa
    Học theo Hồ nữ ghẹo người ta
    Khéo đẩy khéo đưa duyên ăn nói
    Khéo đứng khéo đi cách nết na
    Văn tài Vũ, Độ còn hèn kém
    Võ nghệ Đại, Du phải thua xa
    Anh thơ hồng phấn giai nhân ái
    Du đáo Mùi thôn nhất điểm hoa.


    Chú:

    Trong thơ mỗ có dẫn tên của các văn gia, võ sĩ đâu đó để mà so sánh với tài văn nghệ võ của nàng Phi Lèo. Nếu có trùng tên với bất kỳ ai, mong lượng thứ.

    Mỗ với hết cái lòng phục nàng Phi Lèo nên trong lúc thi hứng trào dâng, ngôn từ không kiềm chế mà trở nên thậm xưng là điều khó tránh khỏi. Mong bỏ quá.
    Quote Quote

  2. #2
    Tham gia
    16-03-2006
    Location
    www.usalaptop.vn
    Bài viết
    5,276
    Like
    828
    Thanked 755 Times in 428 Posts
    Bái phục nhà bác. Nữ sĩ Họ HỒ mà sống lại chắc cũng phải ngượng ngùng mà quay mặt đi ... ặc ặc ... Vote cho bác 9 điểm
    Phi lèo chuyến này coi đối đáp ra răng đây !!
    www.xdata.vn

    Dịch Vụ Lưu Trữ Máy Chủ Tốt Nhất Tôi Đã Chọn

  3. #3
    Tham gia
    16-05-2005
    Location
    sè ghềnh
    Bài viết
    9,601
    Like
    529
    Thanked 672 Times in 367 Posts
    Du đáo Mùi thôn nhất điểm hoa
    Đệ nhất thâm!

  4. #4
    Tham gia
    10-10-2005
    Location
    Quy Nhơn
    Bài viết
    185
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Quote Được gửi bởi dly View Post
    Đệ nhất thâm!
    em đọc mãi mà vẫn không hiểu

  5. #5
    Tham gia
    27-06-2003
    Location
    Trên ghế
    Bài viết
    714
    Like
    0
    Thanked 1 Time in 1 Post
    Quý thị Phi danh lắt léo đa
    Học theo Hồ nữ ghẹo người ta
    Khéo đẩy khéo đưa duyên ăn nói
    Khéo đứng khéo đi cách nết na
    Văn tài Vũ, Độ còn hèn kém
    Võ nghệ Đại, Du phải thua xa
    Anh thơ hồng phấn giai nhân ái
    Du đáo Mùi thôn nhất điểm hoa.
    -------------------------------
    Ặc... vãi

  6. #6
    Tham gia
    16-05-2005
    Location
    sè ghềnh
    Bài viết
    9,601
    Like
    529
    Thanked 672 Times in 367 Posts
    @ Numpad: phát hiện của bạn vẫn thiếu xem còn xót chỗ nào không

    @Zđếch: Anh cũng lắt léo tựa Quý Phi , thâm ngang lão Tống, hôm nào gặp sẽ kính hai lão vài chai mời Phi lèo cái bánh .... thọt
    Được sửa bởi dly lúc 08:51 ngày 26-04-2007

  7. #7
    Tham gia
    16-05-2005
    Location
    sè ghềnh
    Bài viết
    9,601
    Like
    529
    Thanked 672 Times in 367 Posts
    Quote Được gửi bởi jollibee View Post
    Du đáo Mùi thôn nhất điểm hoa <- Dùi đáo mu ắt phải thâu bài. (Thất nhôn=không lo)

    Ý là vậy hả anh Dê Lỳ
    Zđếch chơi chữ ở khoản này :

    Du đáo Mùi thôn nhất điểm hoa

    Zô thêm nhất điểm dưới chữ du đáo, bỏ qua vấn đề chữ viết và phát âm địa phương sẽ đọc được ý của lão

    Một bông hoa ***** ráo thôn Mùi, ác chưa!

  8. #8
    Tham gia
    27-06-2003
    Location
    Trên ghế
    Bài viết
    714
    Like
    0
    Thanked 1 Time in 1 Post
    Tại hạ thật khâm phục cái tài văn chương của tiên sinh Đzếch, càng muôn ngàn lần kính nể thuật thính văn của bác Dê Lỳ.
    Đúng là văn bác Đzếch thì có chăng chỉ có bác Dê Lỳ hiểu được...

  9. #9
    Tham gia
    08-03-2007
    Location
    Tiểu Cần
    Bài viết
    179
    Like
    0
    Thanked 4 Times in 4 Posts

    Giận dữ ! Ủng hộ Zđêck 1 bãi !

    HẬU DUỆ TỔNG CÓC: TỔNG NGHIỆN ?
    Hồ Xuân Hương sống vào thời Lê mạt Nguyễn sơ, người cùng thời với Nguyễn Du (1765-1820), Phạm Đình Hổ (tức Chiêu Hổ, 1768-1839). Hồ Xuân Hương học rộng tài cao, uyên thâm cả Nho, Lão, Phật, và đặc biệt có tài ứng đối, sử dụng điển tích tài tình. Nhiều bậc trí giả đương thời phải công nhận bà là người “Tài cao nhã phượng thế gian kinh”. Có tài liệu ghi rõ, đại thi hào Nguyễn Du từng so sánh bà với nàng Tiểu Thanh tài sắc lừng lẫy bên Trung Hoa. Thơ văn của bà dễ khiến người ta nghĩ đến chữ “dâm tục”, với nhiều ý tứ lẳng lơ, mỉa mai, táo bạo, phá cách, tinh nghịch nhưng sâu xa là nỗi lòng của một người phụ nữ có tài, có sắc, mang nhiều khát vọng sống; song chịu quá nhiều hẩm phận trong chế độ hà khắc cũ…

    Nhiều tài liệu cho rằng, trước khi kết hôn với ông phủ Vĩnh Tường, bà Hồ Xuân Hương có làm lẽ ông Tổng Cóc một thời gian, hai người chung sống tại làng Tứ Xã, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ ngày nay. Chuyện này hoàn toàn có thể tin được:

    Hồ Xuân Hương làm lẽ ông Tổng Cóc thì đúng rồi, nhưng việc bà khóc ông ấy là khóc người chết hay khóc đưa tang một cuộc tình trắc trở? Chàng Cóc là ai mà lại lấy được bà chúa thơ Nôm về tận miền trung du xa tít ấy - mà lại chỉ cho làm vợ lẽ?

    Chém cha cái kiếp lấy chồng chung
    Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng.

    Kết quả mà các nhà nghiên cứu đưa ra lập tức gây sửng sốt: Cụ Dương Văn Thâm, hơn 90 tuổi, hội viên kỳ cựu Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, một bậc túc nho trong vùng cũng đã dày công hoàn thành một công trình về “Chàng Cóc” và mối tình với bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương, theo đó, chuyện về “cô con dâu đỏng đảnh” Xuân Hương vẫn được người trong làng kể vanh vách cho đến tận giờ phút này, dẫu rằng, dễ đến 200 năm đã trôi qua kể từ khi nữ sĩ về làm vợ Tổng Cóc (nếu giả thuyết này là sự thật). Điều lạ nữa là những lời kể của người làng về bà Xuân Hương rất thống nhất: không ưa gì cô con dâu lắm nết xấu: không biết cấy cày, chỉ quanh quẩn thơ văn nhảm nhí; dáng thanh yểu điệu chứ không “lưng ong đùi dế” như tiêu chí bà con vẫn hằng dùng để chọn con dâu.

    Tổng Cóc làm cho bà cả một cái nhà thủy tạ để tiếp bạn thơ văn, nhưng mỗi lần Xuân Hương cho người làm món cá lên xơi thì nàng chỉ ăn khúc giữa còn bỏ đầu bỏ đuôi. Điều này khiến người làng quay ra nhiếc móc Xuân Hương là ăn tàn phá hại, nhà Tổng Cóc giàu thế đã ra mẽ gì, sẽ tán gia bại sản vì cái sự “õng ẹo” ấy thôi! Thậm chí có gã phù thủy còn xui Tổng Cóc kiểm tra xem mình lấy phải người hay lấy phải yêu tinh, bằng cách đợi khi Xuân Hương ngủ, dùng một tàu lá chuối tươi to úp lên người nàng. Nếu sáng ra tàu lá bị nát nhàu, thì vợ lẽ Tổng Cóc là người đàn bà chân chỉ hạt bột, chẳng qua vợ cả và đàn con của mụ nói xấu vu vạ cho nàng thôi.

    Nhược bằng tàu lá sáng ra vẫn còn nguyên thì đích thị Xuân Hương là… yêu quái. Tổng Cóc thử. Và dĩ nhiên, cái người gặp cảnh làm lẽ như nàng thì làm sao mà ăn no ngủ kĩ đè nát được tàu lá chuối to. Thế là Tổng Cóc dần cũng nản lòng vì sự mâu thuẫn ngày càng lớn giữa tài danh nanh nọc Xuân Hương và giấm chua lửa nồng ghen ghét của mụ vợ cả. Sau này, khi Xuân Hương bỏ đi làm vợ ông phủ Vĩnh Tường trong khi nàng đang có thai ba tháng tuổi với Tổng Cóc. Con của hai người cũng đã không sống được. Bài “Khóc Tổng Cóc” vì thế mà ai oán hơn, oán trách hơn, song cũng day dứt và nặng nghĩa tình hơn: “Nghìn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi!”.
    Đã có hàng trăm bài viết, công trình nghiên cứu về “bà chúa thơ nôm” quý bồ có thể tìm thấy dễ dàng trên mạng. Trong đoạn trích trên Phi tôi chỉ đặt giả thuyết về đứa con của HXH và Tổng Cóc: Đứa bé không chết !

    Vì sao Phi tôi dám nêu giả thuyết như thế ?
    Chẳng qua rằng thì là mà, gần đây trên diễn đàn này, tôi nghe thiên hạ nhắc tới một thiên tài “văn thơ” kiệt xuất: Tổng Nghiện.

    Xem qua các bài của Nghiện, Phi tôi không thể nín… được đành phọt phẹt mấy dòng cóc như sau:

    Tổng Nghiện đa tài xứng thế gia
    Văn thời đại dụ nức gần xa
    Thơ hay ngốn ngấu lò tôn cũ
    Lái gió bẻ mây chẳng chút tà


    Nghiện con nhà thế gia ? Tôi nghĩ thế và thế gia đây có lẽ là Cóc tộc.
    Dòng máu HXH và TC trải qua hàng trăm năm vẫn còn trong thơ văn Nghiện, chỉ cần đọc dương đàn huyền sử (lão Kền - một Ác gia hà tiện từng lời khen mà cũng phải thốt lên: Huyền sử này đọc đi đọc lại vài ba lần mà vẫn có những sự phát hiện mới)
    hay đọc chính bài nhái thơ HXH dưới đây là quý bồ có thể nhận ra khẩu khí “sặc (mùi) cóc” của Nghiện
    Móc ...gái hư
    Xảnh xọe đi đâu đám gái tơ?
    Áo cao, quần tụt, cứ tơ hơ
    Miệng mồm bổ bã văn thanh tục
    Đánh rơi cái nết tự bao giờ.
    (1) Bọn con gái mới lớn, nhí nhố, rủ nhau kéo đàn kéo lũ đi lêu lỏng, lại tập tọng đua đòi sắm sửa xe xua, nên Tổng Nghiện lấy làm khó chịu mà viết bài thơ này.
    Viết đến đây Phi tôi mong Tổng Nghiện hãy tự sáng tác tối tác ra những bài mỉa mai Phi tôi, (tài Nghiện dư sức mà) đừng nhại thơ HXH vì đó chính là mẫu tổ của Nghiện đấy...
    (Còn tiếp)
    Kỳ sau:
    Từ Tổng Cóc đến Tổng Nghiện – Chẫu chàng chảnh choẹ !

  10. #10
    Tham gia
    27-06-2003
    Location
    Trên ghế
    Bài viết
    714
    Like
    0
    Thanked 1 Time in 1 Post
    Tổng Nghiện đa tài xứng thế gia
    Văn thời đại du nức gần xa
    Thơ hay ngốn ngấu lò tôn
    Lái gió bẻ mây chẳng chút tà
    ------------------------------------
    Kinh ngạc thay áng thơ văn... vãi =))

Trang 1 / 3 123 LastLast

Bookmarks

Quy định

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời bài viết
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •