Trang 7 / 8 FirstFirst ... 245678 LastLast
Hiển thị kết quả từ 61 đến 70 / 80
  1. #61
    Tham gia
    23-05-2005
    Bài viết
    1,135
    Like
    256
    Thanked 351 Times in 152 Posts
    Để viết tiếp chuyên đề về PTNK, Íp sẽ phân thành các tiểu mục nhứ sau cho dễ đọc :
    I. Tại sao chọn PTNK ?
    1. Sự khác biệt của PTNK so với các trường THPT khác
    2. Môi trường PTNK
    3. Nhiều lựa chọn cho tương lai con em chúng ta :
    - Vào các trường Đại học hàng đầu trong nước như y dược, Ngoại thương, Bách Khoa, RMIT v.v..
    - Du học
    - Vào các trường Đại học hàng đầu trên thế giới.
    4. Hoạt động ngoại khoá năng động và đa dạng
    5. Con người PTNK
    6. Thầy cô PTNK
    II. Để vào được PTNK, phải chuẩn bị như thế nào.
    1. Thủ tục dự thi
    2. Các nội dung thi
    3. Chọn môn thi chuyên như thế nào
    4. Cách tính điểm thi.
    III. Học như thế nào khi đã vào PTNK
    1. Văn hoá
    2. Hoạt động ngoại khoá
    a. Định hướng du học
    b. Định hướng nghề nghiệp tương lai nếu học đại học trong nước
    3. Chuẩn bị cho các kỳ thi giành học bỗng
    IV. Quyết định chọn ngành nghề cho tương lai
    1. Chọn khối học
    2. Danh bạ những giáo viên xuất sắc nhất thành phố HCM và trường PTNK, điểm cần thiết nhất cho sự đầu tư cho tương lai.
    V. Du học
    1. Các bước cần thiết để xin apply du học
    2. Chuẩn bị hồ sơ du học
    3. Những trung tâm tư vấn du học nổi tiếng ở TP.HCM
    4. Thủ tục xin phỏng vấn visa, chứng minh tài chính v.v...
    5. Hoà nhập với nền văn hoá mới.
    6. Các chương trình hoạt động ngoại khoá nổi tiếng ở TP.HCM

  2. #62
    Tham gia
    23-05-2005
    Bài viết
    1,135
    Like
    256
    Thanked 351 Times in 152 Posts
    I.Phần thứ nhất : Tại sao chọn học PTNK :
    1. Sự khác biệt của PTNK
    Trước khi phân tích về những khác biệt của PTNK xin mời các bạn đọc một bài của một cô bé lớp 10 Văn PTNK khi bị cha mẹ ép buột đi học thêm ở TT 218 LTT, như sau :
    Chiều nay bạn Xuân Thanh đã bị cưỡng ép đi thi xếp lớp 218 LTT và hẳn mọi người cũng biết bạn Thanhthanh ít và ghét đi học thêm thế nào. Một tờ giấy trắng đã được nộp thẳng đến các vị giám khảo yêu quí :"> và trong suốt thời gian khoảng 80phút tức 2/3 thgi làm bài để được đi về Xuân Thanh đã trỡ về bản chất chuyên văn hay còn gọi là thể loại "ko có đầu" và sáng tác nên kiệt tác sau đây. Hơi dài. Thông cảm. 80phút rãnh quá luôn mà. Enjoy!

    Ngoài trời sao nắng quá
    Làm sao hết nắng đây?
    Phòng thi ngột ngạt thế?
    Ai cũng viết lê thê!

    Mình ngồi mình nhìn nắng
    Mình ngồi mình nhìn cây
    Giấy trắng còn trên bàn
    Ghi mỗi tên mỗi họ.

    Buồn rầu lắc cái đầu
    Còn nửa tiếng nữa cơ
    Buồn lòng nguẩy cái mông
    Biết làm chi bây giờ?

    Lòng nào muốn đi thi
    Nhưng chiều ba chiều má
    Phận làm con phải thế
    Lê lết xác tới đây.

    Trên bàn có cây bút
    Tờ giấy trắng tinh tươm
    Giấy nháp chằng chịt chữ
    Ghi mấy dòng này đây.

    Hôm nay ngày thi toán
    Máy tính còn không đem
    Bé chuyên văn rãnh rỗi
    Sinh nông nỗi làm thơ.

    Nhìn con nhỏ kế bên
    Thấy nó hí hoáy viết
    Rồi nó nhìn đồng hồ
    "Chết cha! Sắp hết giờ"

    Tôi nhìn nó trân trối
    Giờ còn lâu bỏ xừ
    Đây đang ngán tận cổ
    Mong thời gian qua nhanh.

    Thời gian trôi chầm chậm
    Mặt ai cũng xoăn xoắn
    Có mình mình tỉnh bơ
    Đề thi còn chưa mở...

    Gục lên rồi gục xuống
    Gíam thị cứ lượn lờ
    Tà áo dài phấp phới
    Đứng hình trước bàn tôi.

    Một ánh mắt bất lực
    Đảo qua tờ giấy thi
    Khi nhìn tờ giấy nháp
    Cô sững sờ, lung lay.

    Ánh mắt ấy đảo lên
    Chĩa ngay trên phù hiệu
    Gíam thị càng sửng sốt
    "Phố thông Năng Khiếu ơi!"

    Dù lời không thốt ra
    Còn đọng trên đầu lưỡi
    Đang há hốc nhìn tôi
    Nhưng mà tôi đọc được
    Trong ánh mắt long lanh.

    Giải thích làm sao đây?
    Dứt tình. Không níu kéo
    Kệ xếp em lớp nào
    Xác đây. Hồn còn đâu?

    Chỉ còn năm phút thôi
    Là có thể về nhà
    Về bên mẹ âu yếm
    Về bên giường mến thương.

    Thế là hết bổn phận
    Phải có mặt đi thi
    Hai trên ba thời gian (2/3 thời gian thi á)
    Là được nộp giấy đi.

    Nghĩ đến cảnh bước ra
    Người đầu tiên ra về
    Phụ huynh nhìn ngưỡng mộ
    Sao mà thấy xướng rơn!

    Lòng hồ hởi không thôi
    Ta đi đây!
    Phòng thi hỡi..........

    P/S: Đây chỉ mở đề thi sau khi đã bước ra phòng thì và quả thật là người ra về sớm nhất (canh từng giây từng phút mà nghĩ sao ko ra sớm nhất). Thậm chí có phụ huynh quắc lại hõi đề Thanhthanh cũng mặt nghiêm nghị : "Đề dễ lắm cô" và khi cô hỏi tui làm bài dc ko : "Dạ dc cô" (0đ cmnr) và rồi cô ấy nhìn phù hiệu, gật gật đầu. PTNK mà, phải rồi phải rồi! Anw, thấy cũng có lỗi với mái trường quá cơ mà "Dứt tình. Không níu kéo!"......................................
    Đọc cho vui, đừng ném đá Thanhthanh :"> 80' nông nỗi của tui đóoo
    Nguồn facebook

  3. #63
    Tham gia
    23-05-2005
    Bài viết
    1,135
    Like
    256
    Thanked 351 Times in 152 Posts
    a. Cái khác biệt đầu tiên của năng khiếu là đây là trường tuyển sinh lớp 10 đầu tiên của thành phố, chính vì vậy trường hốt hết lứa học sinh giỏi của thành phố và các tỉnh đầu tiên trước khi các trường khác tuyển sinh. Tất nhiên cũng có nhiều học sinh mặc dù đậu vào trường PTNK rồi nhưng lại thích chuyển sang các trường khác như Lê Hồng Phong, Nguyễn Thượng Hiền, Trần Đại Nghĩa, Gia Địng v.v..., nhưng con số này khá ít chiếm tỉ lệ rất nhỏ, còn đa phần thì đều chọn PTNK như điểm hẹn lý tưởng của mình cho một giai đoạn tuổi học trò đầy biến động và sôi nổi nhất.

    Hằng năm cứ vào khoảng đầu tháng sáu thì PTNK tuyển sinh, chỉ khoảng chưa tới một tuần sau khi Bộ Giáo dục tổ chức thi tốt nghiệp cho lớp 12 xong. Ví vụ như năm nay, thi tót nghiệp vào ngày 2/6/2013 thì trường PTNK tổ chức tuyển sinh vào các ngày từ mồng 5,6,7,8,9 và 10/6 cho 7 môn chuyên và 3 môn thi bắt buột là Toán Văn và Ngoại Ngữ ( Anh Văn là chính ).

    Sau đó khoảng 1 tuần thì trường Trung học thực hành thuộc Đại học Sư Phạm mới tuyển sinh và hai tuần sau hệ thống tuyển sinh của Sở giáo dục tp.HCM mới bắt đầu tuyển sinh.

    b. Cái khác biệt thứ hai là tỉ lệ chọi của PTNK thường là cao hơn tất cả các trường khác. Ví như Lê Hồng Phong và Trần Đại Nghĩa thường tỉ lệ chọi là 1:5 hay 1:6 là tối đa thì năm nay, sau khi kết thúc hồ sơ đăng ký dự tuyển, số lượng thí sinh đăng ký dự tuyển vào trường là 2.955 học sinh, trong khi nhà trường chỉ tuyển 335 học sinh, như vậy tỉ lệ chọi là 1:9.

    Ấy là nói về tỉ lệ bình quân học sinh dự thi trên số lượng tuyển mà thôi, tuy nhiên tuỳ mỗi môn chuyên thì tỉ lệ khác nhau, thông thường môn Tiếng Anh tỉ lệ chọi là cao nhất ( như năm ngoài, tổng số hồ sơ dự thi vài PTNK môn Anh là 1.900 nhưng trương chỉ tuyển 35 học sinh cho một lớp anh chuyên mà thôi, do đó tỉ lệ chọi là 1:55, khá cao so với các môn khác như Toán 35 học sinh trên 1.400 học sinh, tỉ lệ chọi là 1:40 v.v..., môn sinh thông thường có tỉ lệ chọi bé nhất, chỉ vào khoảng 1:4 hay 1:5 như các trường khác mà thôi. Do đó nếu chọn thi môn Sinh vào PTNK là một quyết định rất đúng đắn mà ít học sinh nào và phụ huynh để ý đến, vì bởi như năm nay nếu thi đạt học sinh giỏi cấp quốc gai từ hạng ba trở lên đã được tuyển thẳng vào Đại học Y dược ngành đa khoa rồi. Đây cũng là điều mà phụ huynh cần suy nghĩ khi quyết định chọn môn thi chuyên cho con mình. Và đây cũng là một điểm khác biệt của PTNK đó là :

    c. Học sinh được quyền chọn thi tất cả các môn chuyên nào cũng được, không như tuyển sinh sở giáo dục, mỗi học sinh chỉ được chọn duy nhất một môn chuyên mà thôi. Đây là cánh cửa rất mở rộng nhằm tận dụng hết mọi tài năng của học sinh, một việc làm rất PTNK.

    d. Nếu không đủ điểm xét tuyển vào lớp chuyên, thí sinh còn một lựa chọn khác là học lớp thường của trường nếu điểm trung bình cao hơn các bạn thi tuyển xét từ trên xuống cho đến khi đủ chỉ tiêu là 90 học sinh/mỗi năm.

  4. #64
    Tham gia
    15-03-2010
    Bài viết
    1,561
    Like
    84
    Thanked 1,571 Times in 860 Posts
    Mụ ÍP có thể cho vài con số cụ thể?
    - Các ban khác nhau ra sao?
    - Mỗi ban học ra sao? Mỗi tuần học bao nhiêu giờ cho mỗi môn? Ngoài số giờ học thì một HS phải bỏ ra bao nhiêu giờ làm bài tập?
    - Chúng có phải học thêm bên ngoài hay không? nếu có thì ra sao?

    Ví dụ trường của thằng cháu nhà tôi:
    - Trường này là trường lớn, tài nguyên dồi dào nên nó có cả chục ban khác nhau.
    - Thằng cháu nhà tôi học 6 môn, 2 môn toán, 1 môn lý, 1 môn hóa, 1 môn văn và 1 môn nhạc. Sang năm 11 nó đổi môn nhạc thành sinh ngữ vì khả năng piano của nó không khá, sợ thi mất điểm. Như đã đề cập, chuonwg trình Sở GD bắt chỉ học 4 môn nhưng trường bắt học 6. Những đứa giỏi thể thao mới được học 5.
    - Kể từ năm lớp 11, mỗi ngày chúng đi học từ 8:30 đến 3:30. Hôm nào có chơi nhạc hoặc thể thao thì có thể phải đi sơm 7:00 và về 5:30. Hôm nào không chơi cũng có thể ở lại hỏi bài Thầy Cô. Về nhà làm bài tập khoảng 2-3 tiếng. Những đứa nhóm top 5 thì học nhiều hơn nữa. Thứ Bảy, Chủ Nhật cũng học khoảng 3-5 tiếng/ngày. Ngày nào đi chơi thì phải tranh thủ học bù.

    Điểm đáng nói là lúc đầu nó vẫn than phiền trường của nó ác đức, hành hạ tuổi thơ. Năm nọ nó đi liên hệ tham quan trường bạn ở New York (Riverdale Country), Connecticut (Choate Rosemary), và Massachusetts (Foxborough - trường công) về. Hết than, nó nói: mấy học sinh siêng học ở bên ấy chúng cũng học như vậy.

  5. #65
    Tham gia
    08-04-2011
    Bài viết
    115
    Like
    55
    Thanked 73 Times in 39 Posts
    Con nít giờ học như siêu nhân, em đi làm rồi mói ' bắt đầu' đi học vì mấy cái học trong trường chỉ là cái nền thôi

    Quan điểm của em là cứ để đám trẻ học tự nhiên thôi, chỉ bắt đầu hướng dẫn chúng khi chúng vào đời.

    Ép chúng quá , đến lúc thả chúng ra đời , chúng thiếu mất cái EQ , lúc đó kẻ thở dài là cha mẹ chúng .

    Ôi cuộc đời !

  6. #66
    Tham gia
    15-03-2010
    Bài viết
    1,561
    Like
    84
    Thanked 1,571 Times in 860 Posts
    Quote Được gửi bởi moneyline View Post
    Con nít giờ học như siêu nhân, em đi làm rồi mói ' bắt đầu' đi học vì mấy cái học trong trường chỉ là cái nền thôi

    Quan điểm của em là cứ để đám trẻ học tự nhiên thôi, chỉ bắt đầu hướng dẫn chúng khi chúng vào đời.

    Ép chúng quá , đến lúc thả chúng ra đời , chúng thiếu mất cái EQ , lúc đó kẻ thở dài là cha mẹ chúng .

    Ôi cuộc đời !
    Tôi đã từng phân tích rồi, cha mẹ nghèo khi giáo dục con trẻ bắt buộc phải đánh ván bài định mệnh, và phải thận trọng theo hoàn cảnh của mình.

    Trong ván bài này, những người it vốn như mụ ÍP sẽ tính ra rằng:

    - thiếu mất cái EQ gì gì đó là rủi ro chấp nhận được

    - học thua kém chúng bạn là rủi ro không thể chấp nhận được.

    Đối với những người lắm vốn, sự việc có thể hoàn toàn khác. Cụ Tố Như có câu mà tôi hiểu nhiều hơn bất cứ bậc vĩ nhân nào khác trên thế giới:

    Đoạn trường ai có qua cầu nới hay...

  7. #67
    Tham gia
    08-09-2011
    Bài viết
    848
    Like
    419
    Thanked 267 Times in 177 Posts
    Lão Mèo cho em hỏi, cái này nhiều khi ko chỉ có cha mẹ mà còn phụ thuộc vào mỗi cá nhân đứa nhỏ. Cha mẹ định hướng là 1 chuyện nhưng đứa nhỏ cũng có lựa chọn, theo hoặc ko theo và lựa chọn nào cũng có cái hay cái dở.

    Như lão Khôi cổ xúy là lên cấp 3 thì học giỏi được rồi, ko cần xuất sắc mà tận dụng thời gian để tạo networking. Còn lão thì tính về độ rủi ro là có thể tạm thời phớt lờ EQ trong giai đoạn này mà tập trung cho nội lực cá nhân.

    Như vậy giữa nội lực, chuyên môn của cá nhân với chuyện tạo networking rồi EQ thì tính ngắn ra là 1 ngày có 24h, 1 năm có 365.25 ngày ở giai đoạn nào nên được phân bố ra sao?

    Liệu 1 đứa rất giỏi về 1 lĩnh vực nào đó nhưng chính vì nó tập trung toàn thời gian mới đạt được khả năng đó --> Ko tốt về EQ. Vậy sau này nó sẽ bổ xung kỹ năng đó thế nào? Cái giá phải trả ra sao?

    Em nghĩ lão có suy nghĩ về chấp nhận rủi ro vì thiếu EQ có lẽ cũng đã tính tới thời điểm cần thiết để bổ xung? Quan trọng là thời điểm nào?

    --------

    Nói bên lề ở XH em gặp đầy người mở miệng ra thì nói quen ông này, bà kia, rồi từng đi nhậu với v.v...nhưng khi xảy ra chuyện thì ông này bà kia chả giúp được gì cho người đó. Theo em đây là sự ảo tưởng về mối quan hệ, quan hệ nó cũng có nhiều phân cấp khác nhau vd như thân thuộc, xã giao, lợi ích v.v...quan hệ như nhiều người hoang tưởng rồi bỏ cả đống thời gian, tiền bạc ra để xây dựng cái gọi là networking để rồi ko có thời gian và tiền bạc nâng cao khả năng, nội lực bản thân thì cũng vứt đi.

    Ngoại trừ là bà con họ hàng có chút du di, ra ngoài XH cái chính là A làm được gì cho B, B làm được gì cho A thì mối quan hệ A và B mới bền vững. A ko có khả năng mà cứ đòi kết thân B, C, D v.v...thì đừng hỏi tạo sao mối liên kết đó nó chỉ có cho vui.

    Chú thích: Những điều em thấy vì xung quanh em toàn những người tầm tầm như em, nên nó chỉ đúng ở khoảng đó. Còn lên cao nữa thì em ko rõ nên ko dám đoán.
    Tôi đại diện cho tôi, ko muốn ai đại diện cho tôi

  8. #68
    Tham gia
    08-04-2011
    Bài viết
    115
    Like
    55
    Thanked 73 Times in 39 Posts
    Đời có câu ' cha làm thầy con đốt sách' . Nhiều ngươi cho răng phải Hương dẫn con trẻ ngay từ đầu để con trẻ co tương lai, em k đồng ý !

    1 đứa trẻ có tố chất thì bạn vứt nó vào đâu thì nó vẫn ' khá' nếu Cộng thêm cái điều kiện có cha như lão Íp thì nó sẽ giỏi !

    Theo kinh nghiệm của em thi biết ngoại ngữ sẽ có nhiều cơ hội nếu mình thích open mind , tuy nhiên các lão có bao giờ ' ra ngoài' và nghĩ mình trying to smart bởi 1 sự điều khiển như con rối không ?

    Ở đòi này nếu học giỏi mà giải quyết đươc cuộc đời thì Chúa bất công quá ! Haizzzzzz

  9. #69
    Tham gia
    15-03-2010
    Bài viết
    1,561
    Like
    84
    Thanked 1,571 Times in 860 Posts
    Quote Được gửi bởi Hảo Cầm Đồ View Post
    Lão Mèo cho em hỏi, ...
    Tôi rất ngại câu "hãy làm theo những điều tao nói chứ đừng nhìn những gì tao làm"

    Vì vậy tôi cũng đã từng phân biện trước: tôi đâu có ép con tôi học bao giờ. Tôi chỉ khuyến khich động viên nó thôi.

    Ở đây, mình chỉ bàn về quan niệm của mụ ÍP. Và tôi cũng có nói, nếu tôi ở hoàn cảnh ấy thì tôi cũng phải làm như mụ ÍP thôi. Và dĩ nhiên là mình chỉ cố khuyến khích thôi chứ nếu đứa trẻ không học được thì có trời mà ép.

    Theo nguyên tắc đầu tư, nhiều vốn thì có quyền trải rộng, ít vốn thì lấy gì trải ra, chỉ có một ván bài mà đánh thôi.

    Tất cả vốn liếng của Cha Mẹ đổ vào gầy dựng tương lai cho con. Thử hỏi đứa con có dám đem ra đánh ván bài "chỉ chuyên EQ gì gì đó" chăng? Bắt buộc nó phải đi con đường chắc ăn hơn.

    Ví dụ bạn có đứa con đang học lớp 11. Bạn thấy nó ngày tối chỉ lang thang đầu này đầu kia, bảng phê trong trường "kém cố gắng...". Khi bạn hỏi thì nó nói "con tập sự nét quớt kinh mà Ba. Mình đâu có cần học trong trường".

    Lúc ấy chắc bạn lấy làm mừng vì nó biết nét quớt và sẽ có một tương lai xán lạn hơn những kẻ đang vùi đầu gạo bài?

    Tóm lại, tôi đặt câu hỏi: bài vở trong trường bạn còn có chỗ để đo, cái học ngoài đường thì bạn lấy gì để đo là con bạn đang học giỏi?

  10. 2 thành viên Like bài viết này:


  11. #70
    Tham gia
    22-03-2006
    Bài viết
    7,379
    Like
    2,418
    Thanked 2,098 Times in 1,179 Posts
    Sáng nay đọc bài báo nào đó quên rồi, đại khái ông đó bảo có một điều quan trọng mà ít có cha mẹ nào chịu dạy con, đó là dạy con cách chấp nhận thất bại, rút ra kinh nghiệm từ thất bại đó và học cách tự đứng lên.

    Cái này hồi con còn nhỏ có làm rồi, kiểu như chạy chơi giỡn mà té thì tự đứng lên, tự phủi quần áo cho sạch rồi chơi tiếp. Nhưng giờ tụi nó lớn rồi, lại không có dịp mà nhắc lại nữa. Cái đó mình nghĩ cũng cần lắm.
    Đường dài ngút ngàn chỉ một trận cười vang vang ....

  12. 2 thành viên Like bài viết này:


Trang 7 / 8 FirstFirst ... 245678 LastLast

Bookmarks

Quy định

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời bài viết
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •