Trang 6 / 9 FirstFirst ... 3456789 LastLast
Hiển thị kết quả từ 51 đến 60 / 83
  1. #51
    Tham gia
    28-03-2012
    Bài viết
    1,900
    Like
    1,353
    Thanked 737 Times in 315 Posts
    Là vầy nè.




    Ké bài của dì Lê chứ spam thêm nó leo qua trang mới, phí đi. Bà con tạm ngưng cái miệng lại, chờ lão Ngủ mở bài trang mới đi.
    Được sửa bởi kiettt lúc 10:51 ngày 21-06-2012 Reason: cho mượn post tí xíu nhe.

  2. #52
    Tham gia
    11-02-2008
    Location
    vô gia cư
    Bài viết
    1,281
    Like
    50
    Thanked 1,017 Times in 293 Posts
    Quote Được gửi bởi Dê Lỳ&kiett

    Ké bài của dì Lê chứ spam thêm nó leo qua trang mới, phí đi. Bà con tạm ngưng cái miệng lại, chờ lão Ngủ mở bài trang mới đi.
    Oạch, sao có vụ này vầy nè, bịt miệng bà con chi rứa.


    Thôi lỡ rồi để mình tán tiếp. Định nhảm một bài về lợi thế/nhược điểm của mirrorless so với DSLR, nhưng nghĩ sẽ có nhiều vấn đề nếu không giải thích thấu đáo thì sẽ gây khó khăn. Nên tạm lái bài viết qua chuyện auto focus (AF) này một chút. Xong cái này sẽ trở lại vấn đề, về các loại sensor, kích thước nó ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh làm sao, vấn đề AF nó ảnh hưởng ra sao đến sự lựa chọn dslr / mirrorless.

    Như đã bàn ở trên, cái chuyện AF nó rắm rối.
    Có cách để các dụng cụ quang học dùng để đạt focus: động và tĩnh.
    - Phương pháp động thì dùng tia lazer, hồng ngoại chiếu vào vật thể, đo khoảng cách bằng tia phản chiếu hoặc tam giác định vị.

    - Phương pháp tĩnh: được dùng bởi đa số các loại camera hiện nay. Phương pháp này dùng tia sáng từ vật thể, đi vào trong camera. Camera sẽ dùng các phương pháp khác nhau để tính toán độ focus. Phương pháp tĩnh có hai loại, như đã nói ở trên: 1. phase detection - đo và so sánh pha sóng, 2. Contract detection - đo độ tương phản.


    1. Phase Detection
    Hầu hết các máy DSLR đều sử dụng hệ thống phase detection. Bộ AF của DSLR đại khái như sau:

    (hình mượn của giáo sư Marc Levoy, ĐH Stanford).

    Gương trập (reflex) chính có một phần gần trong suốt tạo điều kiện cho ánh sáng đi qua. Đằng sau tấm gương chính là một tấm gương nhỏ phản chiếu ánh sáng xuống bộ AF ở dưới.
    Bộ AF gồm có hai "micro lenses", đơn giản là hai cái thấu kính mỏng, và hai con chip cảm biến (sensor) đồng bộ CCD. Hai thấu kính này sẽ tách luồng sáng thành hai pha khác nhau (phase), và chiếu lên hai cái sensor này. Máy sẽ đọc kết quả trên hai sensor, nếu hình ảnh chồng lên nhau đồng bộ thì focus, không thì out of focus.

    Mượn hình của wikipedia minh họa:


    Trong hình trên đây, 1: quá gần, 2: focus, 3: quá xa, 4: quá xá là xa.



    Đặt cục gạch. Vợ gọi... haizzzaaa.

  3. 5 thành viên Like bài viết này:


  4. #53
    Tham gia
    07-06-2006
    Bài viết
    3,587
    Like
    86
    Thanked 641 Times in 314 Posts
    Tks lão Ngủ.
    Bây giờ thì em đã hiểu tại sao mấy cái ML xài được lens của dslr nhưng hổng có cách nào support af được

    Sent from my SGH-T959 using Tapatalk

  5. #54
    Tham gia
    11-02-2008
    Location
    vô gia cư
    Bài viết
    1,281
    Like
    50
    Thanked 1,017 Times in 293 Posts
    @lqkhoi: để support được AF, máy phải đo AF, rồi truyền signal ra ngoài lens để len điều chỉnh. Có thể là máy đọc được AF, tuy nhiên khi xài lens và máy không đồng bộ (chỗ tiếp xúc điện từ ở ngàm) thì máy không có cách truyền AF signal ra được

    2. Contrast detection
    Hầu hết các camera không có gương reflex đều phải xài phương pháp tương phản. Các loại Point'n'Shoot, 4/3, mirrorless, ngay cả DSLR khi xài live view hoặc mirror-up thì cũng xài phương pháp này (Mirror-up? - Bác nào chụp landscape với tripod muốn triệt tiêu độ rung tối đa, xài cable/wireless remote control thì chắc cũng nên xài mirror up luôn cho nó vững máy)

    Hầu hết thôi, chứ không phải toàn bộ. Mấy anh Nikon 1 dở hơi, tí nữa nói tiếp. Mấy anh Leica kiêu kỳ, tí nữa nói tiếp.

    Như tên gọi, phương pháp tương phản dùng độ ... tương phản của nét hình. Bộ cảm biến để AF chính là cái sensor chính của máy. Để lấy focus, camera đọc các thông số đầu tiên của hình, tìm ra các "nét".
    Nhảm: "Nét" được máy đọc bằng cách lấy giá trị đạo hàm cực đại của hàm ma trận hai chiều của các giá trị hạt ảnh trên sensor (chết cha, mình lan man rồi. Bác nào còn nhớ đạo hàm là cái quỷ gì không?). Nói cho bình dân là nếu bác có một cái hình với cái mặt trắng, background màu đen. Lấy một cây viết chì kẻ một đường từ cái mặt ra qua nền đen. Chỗ tiếp giáp giữa trắng và đen là chỗ giá trị hạt hình 'nhảy' cực đại. Nếu hình mờ thì đường nét sẽ trở thành một khoảng xám xám giữa mặt và nền đen, khi đó giá trị 'nhảy' sẽ không còn cực đại
    Để lấy nét, máy phải gửi signal ra lens, zoom thọt vô thọt ra vài cái để đo được vị trí nào là lên đỉnh điểm rồi mới dừng lại Quá trình này thường được gọi là 'hunting' (bên dslr cũng có hunting khi trời tối, nhưng đó chuyện khác). Bởi vậy contrast detection AF thường chậm hơn nhiều so với phase detection.
    Một điểm yếu khác của contrast detection là không đo được khoảng cách đến vật thể như của phase detection nên không thể đo 3D cho chuyện bắn liên thanh được.

    Để minh họa hai phương pháp cho rõ hơn chút, xem thêm:
    phase: http://graphics.stanford.edu/courses...tofocusPD.html

    contrast: http://graphics.stanford.edu/courses...tofocusCD.html

    (flash view, nhớ cầm thanh trượt "Change the lens position" kéo qua kéo lại để xem)

  6. 4 thành viên Like bài viết này:


  7. #55
    Tham gia
    22-03-2006
    Bài viết
    7,379
    Like
    2,418
    Thanked 2,098 Times in 1,179 Posts
    Quote Được gửi bởi ngutrienmien View Post
    (hình mượn của giáo sư Marc Levoy, ĐH Stanford).
    Quote Được gửi bởi ngutrienmien View Post
    Để minh họa hai phương pháp cho rõ hơn chút, xem thêm:

    phase:http://graphics.stanford.edu/courses/cs178/applets/autofocusPD.html

    contrast: http://graphics.stanford.edu/courses/cs178/applets/autofocusCD.html

    (flash view, nhớ cầm thanh trượt "Change the lens position" kéo qua kéo lại để xem)
    Lão Ngủ ... dạy ở đây hả
    Đường dài ngút ngàn chỉ một trận cười vang vang ....

  8. #56
    Tham gia
    11-02-2008
    Location
    vô gia cư
    Bài viết
    1,281
    Like
    50
    Thanked 1,017 Times in 293 Posts
    Quote Được gửi bởi kiettt View Post
    Lão Ngủ ... dạy ở đây hả
    Hổng có dạy dỗ gì đâu bác. Đọc internet thấy hay hay thì lụm share thôi.

    3. Hybrid. nửa nạc nửa mỡ

    Trong khi thế giới chụp hình hầu như đã yên phận với các khái niệm nằm lòng như phàm con gà thì phải băng qua đường, con sáo thì phải sang sông, DLỳ phải nể mặt Bạch Nga, phàm DSLR thì phải phase detection, mirrorless thì phải contrast detection AF, thì đâu chừng giữa năm 2010 Fujifilm cho ra đời một anh Point'n'Shoot F300EXR với bộ AF xài cả hai phương pháp.

    Cái gì? giống quỷ quái này chút chíu vậy lấy đâu ra chỗ để gương reflex mà có được phase detection? Đã vậy, máy này còn thông minh đến độ có thể "ngửi" được cảnh quang để biết khi nào xài phase, khi nào xài contrast. (!!!)

    Thì ra trong lúc thế giới chụp hình đang ngủ yên, Fujifilm lặng lẽ tìm ra một cách khác để tạo phase detection AF ngay trên sensor chính của máy. Tuy nhiên chất lượng hình ảnh thì ... vẫn là PnS, nên F300EXR vẫn là PnS.
    Nikon liền theo sau. Tuy chậm chân so với thế giới MILC, Nikon tính đường chậm mà chắc (Canon cũng đang theo, nghe nói sẽ ra một dòng MILC trong tương lai gần, chậm hơn nữa mà chắc hơn nữa). Nikon bắt kịp kỹ thuật hybrid AF, và đồng thời dùng sensor tốt hơn, nên đâu gần cuối năm 2011 mới ra dòng nikon 1 làm mưa làm gió.
    Kỹ thuật hybrid nói gọn lại như vầy: Cả một cái sensor thí dụ có 12 megapixels, coi như trên dưới 12 triệu hạt ảnh. Trong 12 triệu hạt này thì chừng vài trăm đến vài ngàn hạt được "hy sinh" không làm chức năng hạt ảnh, mà làm chức năng phase detection AF. Hy sinh vài ngàn hạt trong 12 triệu thì không thấm béo gì trơn, nên chất lượng hình ảnh cuối cùng cũng không thua sút gì nhiêu.

    (Nghe đâu DSLR Canon EOS 650D / Rebel T4i cũng xài chiêu này với Live View thì phải - để tăng tốc AF với movie. chưa rõ lắm, khi nào nó ra mới biết)

  9. 6 thành viên Like bài viết này:


  10. #57
    Tham gia
    11-02-2008
    Location
    vô gia cư
    Bài viết
    1,281
    Like
    50
    Thanked 1,017 Times in 293 Posts
    4. Rangefinder AF
    Kỹ thuật này cũ, không có gì mới, đâu chừng năm 1920's. Trong khi máy chụp bằng phim 35mm phải khổ sở vì chuyện gương trập làm rung máy thì Rangefinder (RF) chẳng có gương trập triếc gì cả.
    Nguyên lý làm việc như trong hình sau:


    2 bộ phận chính của RF là hai tấm gương A & B. tấm gương B bán trong suốt, được gọi là "beam splitter", chia ánh sáng làm 2, một nửa đi thẳng ra ngoài, một nửa phản chiếu qua A.
    Trong thực tế, lens A thường là một cái lăng kính ngũ giác, được nối với bộ cơ của kính chỉnh nét vào phim.
    Các máy cũ chưa có AF thì dùng tay lấy nét vặn cái kính bên phải, nay máy có AF thì máy sẽ đọc 2 hình chồng lên nhau như của phase detection, và dùng tam giác định vị để biết được khoảng cách của vật thể.

    hình dưới minh họa RF camera:
    .

    một số máy cũ dùng RF, chú ý, phía phải của máy có thêm một cửa sổ nhỏ.

    Contact II


    Nikon SP, S3


    Vì nguyên lý làm việc của RF là phải dùng phương pháp tam giác định vị, nên các vật thể ở xa thì hình trong view finder và hình trong phim gần như chính xác. Vấn đề rắc rối ở chỗ vật thể càng gần thì càng lệch, và focus càng thiếu chính xác. Vì vậy hầu như các máy RF xuất sắc với việc chụp wide angle / phong cảnh, nhưng rất bê bết với việc chụp gần / macro - không như SLR, thấy khung hình sao ra phim vậy.

    Đâu đến năm 70s thì RF xem chừng đánh không lại SLR, nên các máy RF nay trở thành dĩ vãng, trừ anh Leica M series vẫn còn xài RF, với bộ lấy nét điện tử thay vì chỉnh tay. Vì đặc tính của RF nên các loại máy Leica M này đặc trưng cho việc chụp phong cảnh. Mấy người mê Leica thì M series này cũng gần như là tiêu chí 'vàng' cho landscape (vàng thật, vì nó mắc như quỷ).

    Leica M9, giá xấp xỉ $7000

  11. 6 thành viên Like bài viết này:


  12. #58
    Tham gia
    11-02-2008
    Location
    vô gia cư
    Bài viết
    1,281
    Like
    50
    Thanked 1,017 Times in 293 Posts
    Nhảm tập 1.1
    Sony có chế ra một kỹ thuật khác người, gọi tên là DSLT. Không phải 'R' mà là 'T'. 'T' chữ viết tắt của 'Translucent' - gương bán trong suốt. Có thể đặt vị trí của SLT giữa SLR và mirrorless. SLT cũng dùng một tấm gương phản chiếu 45 độ, tuy nhiên tấm gương này không "trập" như SLR mà nằm yên một chỗ. Ánh sáng từ lens chiếu vào sẽ được split ra, 1/3 phản chiếu đến bộ AF, 2/3 đi xuyên qua đến sensor. Vì gương không trập nên máy không rung, tuy nhiên sensor khi nào cũng thiếu sáng 1/3 step, nên máy phải luôn bù sáng 1/3 step, và bộ AF thì chỉ nhận được 1/3 ánh sáng, nên focus trong bóng tối yếu hơn DSLR.



    Cộng vào đây, SLT không có luồn ánh sáng phản chiếu đến ViewFinder, nên phải dùng một công cụ gọi là Electronic View Finder (EVF), như một số mirrorless camera.

    Nhảm tập hai: DSLR hay MILC?
    Nhảm tập một đủ rồi, lái đò xa vấn đề mirrorless, nay phải trở lại thôi, kẻo mình bị ném cà chua.

    Thường trước khi bắt đầu sắm cho mình một "dàn" camera, người ta thường muốn biết cái nào có ưu điểm nhược điểm ra sao để yên bụng làm vốn, hoặc để "tự sướng", biết rằng cái camera mình mua hơn cái camera của anh A gặp hồi chiều trong quán cà phê 1 megapixel và bắn liên thanh nhanh hơn 1 fps (mặc dù có thể chụp đến hết tiền mua card nhớ vẫn chưa dùng hết được các tính năng), hoặc để biết có khi có tình huống sẽ đem xài. vv.

    Tuy nhiên, biết được tính năng của cái camera mình sắp sửa mua thì cũng nên biết.

    Đâu chừng trước năm 2008, nói đến camera thì người ta chỉ thường nhắc đến PnS với fix lens, và SLR với digital hoặc phim 35mm. Đùng một cái Panasonic ra cái 4/3 đầu tiên năm 08, với khả năng đổi được lens, và body thì nhỏ gọn tiện lợi hơn nhiều so với DSLR. Các tay thợ gần xa đều xôn xao, bàn cãi. Người thì cho rằng mirrorless sẽ quyết định số phận của dslr, người thì lắc đầu cho rằng khả năng của mirrorless không đủ cho 'tài năng' của mình.
    Tuy nhiên thảy đều đồng ý rằng thiếu khả năng focus bằng phase detection, tốc độ lấy nét của mirrorless quá rùa. Mỗi lần chụp thì ống zoom phải thọt vào thọt ra quá chừng mới lấy được như pns. Không như dslr lấy nét cú một ngay cả máy và lens cùi, với cùng một điều kiện ánh sáng.

    Một điểm nữa mà họ bàn cãi là vấn đề kích thước của sensor. Đại đa số đều lắc đầu rằng sensor nhỏ quá làm giảm thiểu chất lượng hình ảnh của họ, tuy nhiên đều thừa nhận nếu leo núi đường xa hoặc vali hết chỗ, Sony NEX hoặc panasonic GH coi như cũng đủ xài.

    Đến khi nikon 1 học được cái chiêu bài hybrid, các thợ chụp hình gần xa lại phải tốn nước miếng bàn cãi nữa. Xem ra việc bắn liên thanh của các máy mirrorless có thể không thành vấn đề nữa, vì phase detection có thể giúp AI servo / continuous.

    Hmm... Vậy thì mirrorless hay không?




    Để ntm trình bày vài điểm ưu/nhược, xong rồi bà con vô tám nghe. Tám gì cũng được, coi như ý kiến cá nhân, không hẳn phải đúng hay sai.

    Đợi chút, kiếm miếng ăn đã.

  13. 4 thành viên Like bài viết này:


  14. #59
    Tham gia
    28-03-2004
    Location
    xã Vĩnh Viễn, huyện Vĩnh Biệt, thành phố Kinh Cùng
    Bài viết
    16,470
    Like
    3,954
    Thanked 1,818 Times in 1,266 Posts

  15. #60
    Tham gia
    28-03-2012
    Bài viết
    1,900
    Like
    1,353
    Thanked 737 Times in 315 Posts
    Quote Được gửi bởi ngutrienmien View Post
    Nhảm tập 1.1
    Sony có chế ra một kỹ thuật khác người, gọi tên là DSLT. Không phải 'R' mà là 'T'. 'T' chữ viết tắt của 'Translucent' - gương bán trong suốt. Có thể đặt vị trí của SLT giữa SLR và mirrorless. SLT cũng dùng một tấm gương phản chiếu 45 độ, tuy nhiên tấm gương này không "trập" như SLR mà nằm yên một chỗ. Ánh sáng từ lens chiếu vào sẽ được split ra, 1/3 phản chiếu đến bộ AF, 2/3 đi xuyên qua đến sensor. Vì gương không trập nên máy không rung, tuy nhiên sensor khi nào cũng thiếu sáng 1/3 step, nên máy phải luôn bù sáng 1/3 step, và bộ AF thì chỉ nhận được 1/3 ánh sáng, nên focus trong bóng tối yếu hơn DSLR.



    Cộng vào đây, SLT không có luồn ánh sáng phản chiếu đến ViewFinder, nên phải dùng một công cụ gọi là Electronic View Finder (EVF), như một số mirrorless camera.

    Thời máy film Ricoh đã có áp dụng phương thức này rồi anh. Khi đó Lý rất mê nó vì không bị giới hạn ăn đèn (Thời điểm ấy dòng máy Nikon cho phép chụp S 1/125) Máy Ricoh này mình vấn có thể phạng S 1/2000 với flash nhưng chẳng bao lâu thì chán. Lý do khi lau chùi vệ sinh máy, tấm gương phàn chiếu bị mờ, trầy xước làm hư ảnh hết trơn

  16. 2 thành viên Like bài viết này:


Trang 6 / 9 FirstFirst ... 3456789 LastLast

Bookmarks

Quy định

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời bài viết
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •