Trang 3 / 4 FirstFirst 1234 LastLast
Hiển thị kết quả từ 21 đến 30 / 35

Chủ đề: Nghĩ sao nói vậy !

  1. #21
    Tham gia
    22-04-2003
    Bài viết
    96
    Like
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Quote Được gửi bởi tt2006 View Post
    Đồng ý 2 tay . Đã gọi là giấy vệ sinh rồi thì dùng để làm sạch thôi. Tôi dùng nó lao đũa, lao muỗng, lao tay, lao miệng... thì cũng là dùng để làm sạch. Dùng giấy để làm sạch sao lại gọi là mất vệ sinh.
    trước giờ chỉ có nghe lao phổi, giờ có cả lao tay, lao miệng, thậm chí cả lao đũa, lao muỗng nữa. kinh quá. bệnh tật ngày càng phát triển do dùng giấy vệ sinh :d

  2. #22
    Tham gia
    08-03-2007
    Location
    Tiểu Cần
    Bài viết
    179
    Like
    0
    Thanked 4 Times in 4 Posts

    Hấp dẫn đây ! Bồ nghĩ sao ?

    Như thế nào là “anh chị em ruột”?
    TT - Mục “Giải đáp pháp luật” (Tuổi Trẻ 31-12-2006) giải đáp của luật sư Bùi Quang Nghiêm về thừa kế theo pháp luật của anh chị em ruột thuộc hàng thừa kế thứ hai, có viết “anh chị em ruột không phân biệt cùng cha khác mẹ hay cùng mẹ khác cha”.
    Gia đình tôi cũng gặp trường hợp thừa kế của anh chị em ruột tương tự như vậy, nhưng đã hỏi nhiều nơi thì được giải đáp rằng anh chị em ruột phải là cùng cha cùng mẹ mới được thừa kế. Xin hỏi: hiểu như thế nào mới đúng là “anh chị em ruột” và qui định tại văn bản pháp luật nào? V.T.H. (Q.3, TP.HCM) cùng nhiều bạn đọc khác
    - Từ pháp lệnh thừa kế năm 1991, Bộ luật dân sự năm 1995 đến Bộ luật dân sự mới năm 2005, đều qui định như nhau về anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết thuộc hàng thừa kế thứ hai theo pháp luật, được hưởng thừa kế của người chết khi không còn ai ở hàng thừa kế thứ nhất. Theo đó, qui định về thế nào là anh chị em ruột đã được hướng dẫn cụ thể tại nghị quyết số 02/HĐTP ngày 19-10-1990 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về thừa kế, cụ thể:
    Anh ruột, chị ruột, em ruột là anh, chị, em cùng mẹ hoặc cùng cha, nghĩa là một người mẹ sinh bao nhiêu người con thì bấy nhiêu người con đó đều là anh, chị, em ruột của nhau, không phụ thuộc việc các người con đó là cùng cha hay khác cha. Cũng tương tự như vậy, một người cha sinh ra bao nhiêu người con thì bấy nhiêu người con đó đều là anh, chị, em ruột của nhau, không phụ thuộc việc các người con đó cùng mẹ hay khác mẹ. Con riêng của vợ và con riêng của chồng thì không phải là anh, chị, em ruột của nhau”. (Điểm E mục 4 của nghị quyết)
    Như vậy, hiểu anh chị em ruột tức anh chị em cùng cha mẹ, hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là phù hợp pháp luật.
    LS BÙI QUANG NGHIÊM (Đoàn luật sư TP.HCM)
    Phi tôi cảm thấy cách định nghĩa trên có vẻ không ổn. Theo Phi ACE ruột phải là những người do cùng cha và mẹ sinh ra (100% huyết thống) ACE ruột theo định nghĩa trên chỉ có 50% huyết thống thôi.
    Bồ thấy sao ?

    Một chuyện khác:
    Trong lý lịch thường có cột kê khai: nguyên quán/quê quán or nơi sinh.
    Nơi sinh: là nơi mình sinh ra (có trường hợp yêu cầu phải ghi rất chi tiết, ví dụ: bệnh viện phụ sản Từ Dũ – quận 1 – Thành phố HCM chứ không được ghi tắt là Thành phố HCM)
    Nguyên quán/quê quán: được hiểu là nơi sinh của Cha ruột mình.

    Chuyện chẳng có gì đáng nói nếu không gặp phải trường hợp này:
    • Anh A – nguyên quán: Hà Nội – nơi sinh: Tp.HCM.
    • Con anh A – nguyên quán: Tp.HCM – nơi sinh: Xanh Pê-téc-bua.
    • Cháu (nội) anh A – nguyên quán: Xanh Pê-téc-bua – nơi sinh: Tp. Huế.
    Biết rằng anh A sau thời gian LĐHT (3 năm) đã về hẳn VN và cháu anh A chẳng hề biết gì (hoặc quan tâm) về “nguyên quán” của mình.

    Tra từ điển thì thấy:
    Nguyên quán = quê quán gốc
    Quê quán (như nghĩa) quê nhà
    Quê nhà (cùng nghĩa) quê quán, quê của mình.
    Quê hương: Nơi sinh trưởng.
    Quê: Nơi gia đình, họ hàng làm ăn, sinh sống từ nhiều đời, có tình cảm gắn bó thân thiết với mình.
    Như vậy nguyên quán, quê quán, quê nhà hay quê hương ngoài việc “định vị Địa lí” còn có ý nghĩa rất thiêng liêng về mặt tinh thần, là nơi đi xa thì nhớ, nơi không về được thì khắc khoải…
    Quê hương thằng cháu anh A là Xanh Pê-téc-bua ? Có hợp tình hợp lý không ?
    Bồ thấy sao ?

  3. #23
    Tham gia
    03-01-2007
    Location
    Vẫn chỗ cũ
    Bài viết
    228
    Like
    0
    Thanked 35 Times in 35 Posts
    Quote Được gửi bởi Quý Phi View Post
    Phi tôi cảm thấy cách định nghĩa trên có vẻ không ổn. Theo Phi ACE ruột phải là những người do cùng cha và mẹ sinh ra (100% huyết thống) ACE ruột theo định nghĩa trên chỉ có 50% huyết thống thôi.
    Luật đúng.
    Cụ thể là thế này:
    Anh A có 1 con riêng và 1 con chung với bà B. Con riêng của anh A có huyết thống của anh A. Khi anh A mất, tài sản riêng của anh A sẽ phải chia ra làm 3 phần thừa kế cho con riêng + con chung với bà B + bà B( nếu 3 người còn sống).
    Khi bà B mất, tài sản riêng của bà B được chia thành 2phần thừa kế cho con bà B + anh A. Vì con riêng anh A không có huyết thống với bà B nên không được nhận thừa kế.

    Nguyên quán/quê quán: được hiểu là nơi sinh của Cha ruột mình.
    Ở đâu mà giải thích vậy thì theo tôi là sai.
    Theo tôi thì nguyên quán của con chính là nguyên quán của cha. nguyên quán của cha là nguyên quán của ông. Nguyên quán của ông là nguyên quán của cụ. Cứ thế đến ông tổ. Bao giờ gặp biến động lớn thì mới tính lại từ đầu.

  4. #24
    Tham gia
    10-11-2002
    Location
    thấy ở đâu thầy ở đó
    Bài viết
    2,353
    Like
    583
    Thanked 328 Times in 212 Posts
    Anh A có 1 con riêng và 1 con chung với bà B. Con riêng của anh A có huyết thống của anh A. Khi anh A mất, tài sản riêng của anh A sẽ phải chia ra làm 3 phần thừa kế cho con riêng + con chung với bà B + bà B( nếu 3 người còn sống).
    Khi bà B mất, tài sản riêng của bà B được chia thành 2phần thừa kế cho con bà B + anh A. Vì con riêng anh A không có huyết thống với bà B nên không được nhận thừa kế.
    @money4nothing:
    Đồng ý quan điểm của bác: Luật đúng.
    Nhưng bác giải thích không được logic.

    Quan điểm cá nhân: Con chung 1 người mẹ (hoặc 1 người cha) xem là anh-chị-em ruột là đúng. Còn như Quý Phi nghĩ: có 50% huyết thống thì ...thiển nghĩ, Pháp luật muốn nhận định quan hệ "ruột" đối với riêng 1 người mẹ (hoặc 1 người cha) chứ không phải cả 2 người cùng lúc - vì xét 1 người cũng đủ thỏa mãn điều kiện "ruột" rồi.
    ___ W ___

  5. #25
    Tham gia
    03-01-2007
    Location
    Vẫn chỗ cũ
    Bài viết
    228
    Like
    0
    Thanked 35 Times in 35 Posts
    Quote Được gửi bởi TongNghien View Post
    @money4nothing:
    Đồng ý quan điểm của bác: Luật đúng.
    Nhưng bác giải thích không được logic.
    Hì hì, có phải luật gia chuyên về di chúc với phân chia tài sản thừa kế đâu mà giải thích chính xác được hả bác. Nhưng cũng làm rõ được 1 tí cái phần nói về huyết thống dưới góc độ pháp luậtt rồi đấy chứ.

    Chắc phải thêm thế này thì đúng: Ông A hoặc bà B chết mà không để lại di chúc.
    Trường hợp bà B chết mà con bà B đã > 18 tuổi thì sẽ chia tài sản riêng của bà B thành 2 phần. Ông A 1 phần + con bà B 1 phần. Còn con bà B <18 tuổi thì phần tài sản được thừa kế sẽ do ông A quản lý hộ và bàn giao lại cả gốc và lời ( nếu có)khi tròn 18 tuổi.

  6. #26
    Tham gia
    08-03-2007
    Location
    Tiểu Cần
    Bài viết
    179
    Like
    0
    Thanked 4 Times in 4 Posts

    Giận dữ ! Loạn "bệnh viện" !!!



    Nhớ hồi xửa mấy vị còn dùng từ "bệnh viện" trong "" nay thì vô tư lự !!! Ngữ này chẳng ai dám chắc máy tính sẽ không bị giang mai, hắc lào, thổ tả, sida, H5N1...
    Mới đây lại thấy có thêm "bệnh viện máy in" trên đường LTK, quận 11 và cứ cái đà này chắc chắn sẽ có "bệnh viện cống nghẹt cầu nghẹt" "bệnh viện quần áo" "bệnh viện honda xe đạp"... tuốt tuột cái gì có chức năng sửa chữa đều khoác áo "bệnh viện" !!!
    Chỉ tội các bác làm từ điển vẫn chưa chịu cập nhật cho thực tiễn này !!!

  7. #27
    Tham gia
    26-04-2007
    Location
    Sài Gòn
    Bài viết
    396
    Like
    0
    Thanked 4 Times in 4 Posts
    thế chị Quý Phi không biết ngày xưa có nghe qua từ "xưởng đẻ" không ạ....từ này từ điển cũng không có.
    pác nào giải thích dùm: "anh thư", "anh hùng", "nữ anh hùng" dùm em không ạ...dùng như thế có đúng chưa? "nữ anh hùng dân tộc", "bà mẹ Việt Nam Anh hùng"??????
    còn còn nhiều lắm.....

  8. #28
    Tham gia
    18-08-2005
    Location
    Montclair
    Bài viết
    8,722
    Like
    20
    Thanked 1,457 Times in 600 Posts
    Có sanh, có bệnh thì có tử. Hể tử thì đem chôn. Vì thế có nghỉa trang xe hơi, Nghỉa trang máy tính, nghỉa trang TV, nghỉa trang máy điện tử.
    Có bệnh viện có bác sỉ thì có nghỉa trang là hợp lý.

  9. #29
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,146
    Like
    612
    Thanked 2,879 Times in 1,409 Posts
    Nếu là phụ tá (assistant technician) thì mới lên tới chức Y Tá thôi nhỉ?

  10. #30
    Tham gia
    06-06-2006
    Location
    HCM
    Bài viết
    2,717
    Like
    136
    Thanked 73 Times in 54 Posts
    Cái vụ giấy vệ sinh coi bộ dừng rồi hả?
    Giấy vệ sinh thì tui cũng đồng ý là nó 0 dơ. Ở tiệm, người ta lấy giấy mới cho mình xài. Chứ có phải người ta xài rồi đưa mình lau đũa đâu ?
    Vậy thử hỏi, nếu 0 xài giấy đó để lau đũa thì dùng cái gì cho rẻ tiền mà hợp vệ sinh ? Dùng khăn hả ? Khăn dùng đi dùng lại có chắc là vệ sinh 0?

Trang 3 / 4 FirstFirst 1234 LastLast

Bookmarks

Quy định

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời bài viết
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •