Trang 12 / 17 FirstFirst ... 79101112131415 ... LastLast
Hiển thị kết quả từ 111 đến 120 / 168
  1. #111
    Tham gia
    25-02-2008
    Bài viết
    1,050
    Like
    0
    Thanked 3 Times in 3 Posts
    Xem phim "Long Thành cầm giả ca" mới thấy được miền Bắc Việt Nam có rất rất nhiều cảnh mà các nhà làm phim có thể làm bất cứ film gì.

    Miền quê ư? tại Hà Nội có nhà cổ Đường Lâm.

    Núi non hùng vĩ ư? dãy Trường sơn có chỗ nào không hùng vĩ. Ra Hạ Long, đến Ninh
    Bình tha hồ mà chọn cảnh hữu tình.

    Nhà quan ư? thiếu gì nhà cổ gạch đá trăm tuổi.

    Cung đình vua chúa ư? Kinh thành Huế đó, cần gì phải đến tận Hoành Điếm khúm núm như ăn mày.

    [=========> Bổ sung bài viết <=========]

    Một bài bình từ blog:

    Vì mới xem phim một lần nên có lẽ tôi sẽ phiếm diện khi đưa ra những nhận xét về phim Long Thành cầm giả ca. Tuy nhiên, như hai con người tình cờ gặp nhau, ấn tượng ban đầu bao giờ bao giờ cũng chân thật nhất, cái chân thật xuất phát từ cảm xúc chủ quan của người đối diện. Ở đây, tôi không bàn đến chuyện phân tích đúng – sai, hơn – thiệt.

    Nhìn chung, phim Long Thành cầm giả ca đã thành công khi để lại những tình cảm tốt đẹp trong lòng khán giả. Vì sao? Trước hết vì phần đông khán giả đã dành sẵn sự ngưỡng mộ đối với đại thi hào Nguyễn Du, dĩ nhiên không phải qua Long Thành cầm giả ca mà qua Truyện Kiều – vốn rất thân thuộc với các thế hệ công chúng Việt Nam. Xây dựng hình tượng một Nguyễn Du hay chữ, có khí tiết, giàu lòng thương người như phim Long Thành cầm giả ca, đối với phần đông công chúng, như vậy là đủ. Thứ hai vì qua phim Long Thành cầm giả ca, người xem cảm nhận được tình hình chính trị rối ren thời vua Lê – chúa Trịnh, cảm nhận được nỗi cơ cực của dân đen khi đất nước loạn lạc. Làm được điều đó bằng ngôn ngữ điện ảnh với khung hình, tiết tấu, tình tiết, âm nhạc, cú lia máy … một cuốn phim dã sử như Long Thành cầm giả ca xem như đạt.

    Riêng với sự mong đợi khá tham lam của cá nhân, phim Long Thành cầm giả ca chưa thực sự làm tôi thỏa mãn. Tôi có cảm giác như nhà biên kịch – NSUT Văn Lê, đạo diễn Đào Bá Sơn muốn gửi gắm rất nhiều ý tứ qua đứa con tinh thần nhưng làm chưa tới. Trả lời phỏng vấn trên báo Người lao động trước khi bộ phim bấm mày, NSUT Văn Lê cho biết: “Thông qua kịch bản này, tôi chỉ muốn nói lên một điều: Các triều đại có thể bị phế truất, thay đổi nhưng văn hóa dân tộc thì mãi mãi trường tồn”. Cái gì gọi là văn hóa dân tộc trong bộ phim này, tôi chưa được thấy. Nếu cho rằng đó là tiếng đàn của nàng kỹ nữ tên Cầm, tôi e không thuyết phục. Cô Cầm thạo đàn Nguyễn - một loại đàn gảy của Trung Quốc. (Thời xưa, đàn Nguyễn được gọi là “Tỳ bà Tần”. Vào khoảng thế kỷ thứ 2 thứ 3, có một nhà âm nhạc tên là Nguyễn Hàm, rất giỏi gảy loại đàn “Tần Tỳ bà”. Dần dần mọi người gọi loại đàn này bằng tên của ông ta là “Nguyễn Hàm” và sau này gọi tắt là đàn Nguyễn). Như vậy, tiếng đàn Nguyễn của cô Cầm được thể hiện trong Long Thành cầm giả ca của Nguyễn Du cũng như trên phim của đạo diễn Đào Bá Sơn không phải là hồn cốt dân tộc. Đứng ở góc độ văn hóa dân tộc, đó là một thú chơi hơn là một giá trị nghệ thuật. Còn nói về văn hóa dân tộc được thể hiện trên phim, có chăng chỉ là cây đa bến nước sân đình, là thú vui thưởng đàn ngâm thơ, là thành Thăng Long nhộn nhịp kiệu xe vó ngựa… Tôi gọi đây là nếp sinh hoạt của người dân Việt Nam xưa, nó có giá trị lịch sử nhưng chắc chắn không trường tồn, nó thay đổi theo lịch sử, theo thời đại.

    Trở lại tác phẩm Long Thành cầm giả ca của Nguyễn Du – một bài thơ chứa đựng lòng trắc ẩn của Nguyễn Du khi chứng kiến sự đổi thay của cô đào hát ở Long Thành, từ nàng kỹ nữ xuân sắc một thời nay trở thành người gảy đàn già nua rách rưới. Duy có tiếng đàn là không hề không đổi. Tôi tin rằng Nguyễn Du không mượn bài thơ để nói về sự hưng vong của triều đại hay nói về giá trị văn hóa dân tộc. Đơn giản, ông chỉ muốn bày tỏ nỗi xót xa trước một vẻ đẹp đã mất, trước một vẻ đẹp không được trân trọng. Cái đơn giản ấy cũng chính là cái vĩ đại của Nguyễn Du.

    Trước Nguyễn Du, các nhà nho chỉ quan tâm đến con người như một đối tượng chính trị với tinh thần “dân bản” của Khổng Tử. Theo đó, con người cần được các nhà cầm quyền chăm lo về cái ăn, mặc, ở. Dân có ấm no thì ngai vàng mới bền vững. Nguyễn Du là một nhà nho, ngoài ra ông còn là một nghệ sĩ. Ngoài tình thương dành cho lớp người cùng khổ, trái tim ông luôn xót xa cho thân phận người nghệ sĩ. Từ nàng kỹ nữ trong Long Thành cầm giả ca đến nàng Tiểu Thanh trong Độc Tiểu Thanh ký hay nàng Kiều trong Truyện Kiều, dưới ngòi bút Nguyễn Du, đều là những nghệ sĩ đích thực. Bằng văn chương, bằng âm nhạc, họ góp cho đời những giá trị không phải là cái ăn, cái mặc, cái ở phục vụ nhu cầu vật chất mà là giá trị nghệ thuật phục vụ đời sống tinh thần của con người. Thương thay, tài năng của người nghệ sĩ không được trân trọng, có chăng chỉ là những vốc tiền thưởng trong những cuộc mua vui hay vài đồng lẻ bố thí của kẻ đi đường.

    Quan tâm đến đời sống tinh thần trong đó có nhu cầu thưởng thức cái nghệ thuật của con người là một nét mới trong tư tưởng Nguyễn Du so với các nhà nho đương thời. Từ “chủ nghĩa dân bản” căn bản của đạo Nho, đến Nguyễn Du phát triển thành “chủ nghĩa nhân bản” sâu sắc hơn, toàn diện hơn. Con người không chỉ cần ăn no mặc ấm, con người còn cần chia sẻ buồn vui, trút bỏ nỗi niềm, chiêm ngưỡng vẻ đẹp, thưởng thức giai điệu… Là một nghệ sĩ, Nguyễn Du thương cảm cho thân phận bấp bênh của người nghệ sĩ trong xã hội đồng thời cũng là chạnh lòng cho chính bản thân mình. Vậy nên Độc Tiểu Thanh ký mới có 2 câu kết đầy tâm trạng: “Bất tri tam bách dư niên hậu. Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?”

    Lấy cảm hứng từ bài thơ Long Thành cầm giả ca của Nguyễn Du, NSUT Văn Lê viết nên kịch bản phim cùng tên. Giống như nhiều phim Việt Nam khác, bộ phim có tham vọng chuyển tải đến người xem quá nhiều thông điệp, nào là văn hóa dân tộc, nào là hồn cốt Thăng Long, nào là lịch sử nước nhà. Trong khi đó, điều vĩ đại nhất làm nên tên tuổi Nguyễn Du chính là tư tưởng “nhân bản” đã bị che lấp dưới những lớp sơn hào nhoáng nói trên. Theo tôi, chỉ cần khắc họa hình tượng Nguyễn Du đúng với những gì ông đã thể hiện và đóng góp cho văn hóa, văn chương là đủ để tạo nên giá trị một bộ phim mừng Thăng Long 1000 năm tuổi. Khi đó, bộ phim sẽ trở nên đầy đặn mà không cần bịa đặt một tình yêu trai – gái giữa Tố Như và nàng Cầm, không cần thêm thắt những chi tiết hoang đường, không cần tạo nên những cảnh nóng thiếu thuyết phục. Cũng cần nói thêm rằng, hình ảnh nàng Cầm trong phim Long Thành cầm giả ca chưa được xây dựng như một nghệ sĩ tài năng và chuyên nghiệp – người nghệ sĩ có thể làm lay động trái tim của thi nhân họ Nguyễn.

    Dù sao, Long Thành cầm giả ca cũng là một trong số ít phim Việt Nam khán giả có thể bỏ thời gian xem mà không thấy tiếc.
    Được sửa bởi _River_ lúc 16:36 ngày 30-09-2010 Reason: Bổ sung bài viết

  2. #112
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,146
    Like
    612
    Thanked 2,879 Times in 1,409 Posts

    Hạnh phúc Inferno - Giao Lộ Định Mệnh

    http://www.youtube.com/watch?v=KuOydkRVtS4

    Xem trailer thì thấy cinematography khá lắm (bố cục ánh sáng là sở trường của Victor Vũ), nhưng không biết nội dung thì thế nào, anh em bên VN nếu xem rồi thì cho xin cái review
    "Những người thông thái lên tiếng vì họ có điều gì đó để nói; Những kẻ đần độn thì chỉ để nói một cái gì đó." - Nhà Triết Học Plato.

    Cuộc chiến ngoại giao tại Á Châu trong thế kỷ 21 * Tin thời sự về "Tình Hữu Nghị Việt-Trung"
    1000 tấm ảnh quý hiếm của Sài Gòn - Hòn Ngọc Viễn Đông * Chiến tranh Việt Nam: Những bức ảnh sưu tầm

  3. #113
    Tham gia
    29-04-2005
    Location
    Sài Gòn
    Bài viết
    1,122
    Like
    20
    Thanked 55 Times in 39 Posts
    Quote Được gửi bởi Arkain View Post
    http://www.youtube.com/watch?v=KuOydkRVtS4

    Xem trailer thì thấy cinematography khá lắm (bố cục ánh sáng là sở trường của Victor Vũ), nhưng không biết nội dung thì thế nào, anh em bên VN nếu xem rồi thì cho xin cái review
    Phim này coi được anh. Cá nhân em đánh giá phim này hay ngang Để Mai Tính, Dòng Máu Anh Hùng.

    Em không quen viết review nên chờ ai coi rồi viết vậy .

  4. #114
    Tham gia
    27-10-2005
    Bài viết
    3,372
    Like
    146
    Thanked 2,383 Times in 512 Posts
    Thôi, bác Ác Kền chờ dịp xem đi, em mà review đúng một câu bảo đảm bác bật phim lên hết hứng coi nữa luôn... haha... cá nhân em nghĩ phim này không hay bằng "Để mai tính"!
    Không đi làm sao tới.

  5. #115
    Tham gia
    15-01-2010
    Location
    trong tym anh
    Bài viết
    465
    Like
    69
    Thanked 13 Times in 6 Posts
    Cá nhân CC không thích Để mai tính , Gà khen phim này hơn phim kia , nên si ra khỏi coi GLĐM .

  6. #116
    Tham gia
    27-10-2005
    Bài viết
    3,372
    Like
    146
    Thanked 2,383 Times in 512 Posts
    Quote Được gửi bởi chôm chôm View Post
    Cá nhân CC không thích Để mai tính , Gà khen phim này hơn phim kia , nên si ra khỏi coi GLĐM .
    Ừa...! Phim GLĐM coi buồn ngủ lắm, hay hai đứa mình đi coi GLĐM đi ha!?
    Không đi làm sao tới.

  7. #117
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,146
    Like
    612
    Thanked 2,879 Times in 1,409 Posts
    Quote Được gửi bởi mediakid View Post
    Có 1 điều lạ mà e thấy phải suy nghĩ,từ phim Mùa Len Trâu cho đến Áo Lụa Hà Đông này thì đạo diễn vẫn là người Việt sống ở nước ngoài về VN làm phim ( Pác Nghiêm Minh và pác Lưu Huỳnh ) và phim của họ đều đoạt giải cao trong các cuộc thi liên hoan phim khu vực hay thế giới.Còn những pác đdiễn ở VN thì xem ra dòng phim nghệ thuật còn là 1 điều hơi xa xỉ thì phải ( chỉ có 1 số ít mấy pác làm như pác Vinh Sơn,Chánh Tín...),nên ít thấy phim nghệ thuật nào hoàn toàn Made in Viet Nam ( e nghĩ theo ý e thôi,mấy pác có jì chỉ bảo e học hỏi thêm ).
    Dạo này đúng là có rất nhiều các đạo diễn trẻ được đào tạo từ các trường đại học điện ảnh ở nước ngoài về đóng góp cho nền điện ảnh nước nhà, nếu như các cụ trong Cục này Cục nọ đừng xía mũi vào nghệ thuật với mấy cái chiêu bài vớ vẩn thì đây sẽ là bước ngoặt mới cho nền điện ảnh VN

  8. #118
    Tham gia
    25-01-2007
    Bài viết
    53
    Like
    1
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Xem phim Bẫy Rồng - cái đáng xem

    Xem phim Bẫy Rồng tại Phim.EzFun.Net:

    Câu chuyện trong Bẫy rồng được mở đầu đầy ẩn dụ về những mối quan hệ lắt léo trong giới giang hồ, ở đó kẻ đặt bẫy người khác có khi cũng chính là con mồi, và ngược lại.



    Câu chuyện bắt đầu khi một băng nhóm giang hồ do Trinh, biệt danh Phượng Hoàng (Ngô Thanh Vân) nhận nhiệm vụ giành giật một chiếc máy tính xách tay có khả năng xâm nhập và điều khiển vệ tinh Vinasat 1, đang nằm trong tay một băng mafia người Pháp – những tên này tới Sài Gòn với mục đích rao bán chiếc máy tính xách tay trên với số tiền khổng lồ.



    Để thực hiện phi vụ, Trinh chiêu mộ một số tay giang hồ cộm cán – trong đó có Quân, biệt danh Hổ (Johnny Trí Nguyễn) và mua vũ khí từ các băng đảng khác. Những cuộc xung đột nảy lửa diễn ra ngay từ đầu bởi giữa các băng đảng và ngay giữa các thành viên trong băng của Trinh vốn đã có nhiều ân oán, nhiều mưu đồ riêng.

    Hành trình chiếm đoạt chiếc máy tính xách tay là một chuỗi liên tiếp các cuộc đấu súng, đấu võ và đấu trí căng thẳng, dữ dội với những pha hành động đỉnh cao lần đầu tiên xuất hiện trên phim Việt Nam.



    Sau mỗi cuộc chạm trán, âm mưu và cả chân tướng của từng nhân vật dần dần lộ diện. Người xem sẽ bắt đầu nhận ra không chỉ có một câu chuyện được kể. Một câu chuyện khác đang diễn ra song song. Cái này là căn nguyên của cái kia, cái kia điều khiển kết cục cái này. Đằng sau mối quan hệ ban đầu có vẻ khó hiểu giữa các thành viên băng đảng giang hồ, phía sau một phi vụ có tầm cỡ mafia quốc tế, là những câu chuyện của riêng Trinh, của Quân. Tất cả các nhân vật trong những câu chuyện khác nhau này, đều đang bị điều khiển bởi Hắc Long – một ông trùm xã hội đen (Hoàng Phúc). Nhưng bàn cờ của Hắc Long không phải chỉ có riêng mình hắn, mà còn một lực lượng khác đấu trí cùng hắn trong ván cờ ấy.




    Phim Bẫy rồng không chỉ hấp dẫn với những pha hành động dữ dội được dàn dựng rất công phu mà còn hứa hẹn sẽ thu hút người xem với những cảnh quay đẹp của một Sài Gòn hiện lên đầy lạ lẫm ngay cả trong mắt chính những người Sài Gòn. Và tất nhiên, trong một câu chuyện dài, phức tạp, sẽ không chỉ có những màn hành động...

    Phim rất đáng xem!

  9. #119
    Tham gia
    18-08-2005
    Location
    Montclair
    Bài viết
    8,722
    Like
    20
    Thanked 1,457 Times in 600 Posts
    Tôi coi 5 phút đầu rổi 5 phút cuối rồi cho vô thùng rác.
    Quá tệ!!!

  10. #120
    Tham gia
    05-09-2008
    Bài viết
    1,244
    Like
    33
    Thanked 87 Times in 59 Posts
    Quote Được gửi bởi The Old Man View Post
    Tôi coi 5 phút đầu rổi 5 phút cuối rồi cho vô thùng rác.
    Quá tệ!!!
    Bác nói Bẫy Rồng à?
    Nếu đúng thì sao không chịu khó coi chính giữa ?

Trang 12 / 17 FirstFirst ... 79101112131415 ... LastLast

Bookmarks

Quy định

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời bài viết
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •