Trang 1 / 22 12346 ... LastLast
Hiển thị kết quả từ 1 đến 10 / 217
  1. #1
    Tham gia
    02-05-2005
    Bài viết
    1,297
    Like
    137
    Thanked 2,128 Times in 395 Posts

    Quả Bom Đoàn Văn Vươn

    Sau 37 năm, câu chuyện chuẩn bị đón năm mới là như thế này này



    Osin Huy Đức

    Khi lực lượng cưỡng chế huyện Tiên Lãng đến khu đầm, anh Vươn cho nổ trái mìn tự tạo cài dưới một bình gas. Bình gas không nổ. Nhưng, trái mìn tự tạo vẫn gây tiếng vang như một quả bom, “quả bom Đoàn Văn Vươn”. Vụ nổ không chỉ gây rúng động nhân tâm mà còn giúp nhìn thấy căn nguyên các xung đột về đất đai. Quyền sở hữu nói là của “toàn dân”, trên thực tế, rất dễ rơi vào tay đám “cường hào mới”.

    Sự Tùy Tiện Của Nhà Nước Huyện

    Quyết định giao bổ sung 19,5 ha đất nuôi trồng thủy sản cho ông Đoàn Văn Vươn, ký ngày 9-4-1***, ghi thời hạn sử dụng là 14 năm tính từ ngày 14-10-1993. Theo báo Thanh Niên, ở thời điểm ấy, chính quyền huyện Tiên Lãng đã quy định thời hạn giao đất cho nhiều cá nhân, hộ gia đình rất tùy tiện: có người được giao 4 năm; có người 10 năm... Tuy thời điểm này chưa có các nghị định hướng dẫn chi tiết việc thi hành, nhưng Luật Đất đai năm 1993 đã nói rõ thời hạn giao đất nuôi trồng thủy sản cho hộ gia đình và cá nhân là 20 năm.

    Theo Nghị định ngày 28-08-1999, nếu chính quyền Tiên Lãng không tùy tiện thì gia đình ông Vươn có quyền sử dụng phần đất này cho đến ngày 9-4-2017, tính từ ngày ông được huyện ký giao; tối thiểu cũng phải đến ngày 15-10-2013, nếu huyện “ăn gian” tính theo ngày Luật Đất đai có hiệu lực. Vấn đề là, cho dù đất được giao của gia đình ông Vươn hết hạn thì có phải là đương nhiên bị thu hồi để giao cho người khác như cách mà Tiên Lãng đã làm. Luật Đất đai 2003 quy định hạn điền cho loại đất nuôi trồng thủy sản là 3 hecta và với phần đất vượt hạn mức của ông Vươn có thể áp dụng Điều 35 để cho ông tiếp tục thuê như quy định đối với đất đai nông nghiệp.

    Sở Hữu Toàn Dân

    Tuy dịch từ Hiến pháp 1936 của Liên xô, Hiến pháp 1959 của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vẫn chưa “quốc hữu hóa đất đai”. Cho dù, từ thập niên 1960s ở miền Bắc và từ cuối thập niên 1970s ở miền Nam, ruộng đất của nông dân đã bị buộc phải đưa vào tập đoàn, hợp tác xã, đất đai chỉ chính thức bị coi là thuộc “sở hữu toàn dân” kể từ Hiến pháp 1980.

    Theo Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc: “Trong bản dự thảo Hiến pháp 1980 do Chủ tịch Trường Chinh trình Bộ Chính trị vẫn đề nghị duy trì đa hình thức sở hữu, trên cơ sở khuyến khích 5 thành phần kinh tế. Theo tôi biết thì Bộ Nông nghiệp và Ban Nông nghiệp Trung ương cũng không đồng ý quốc hữu hóa”. Nhưng, ngày 10-9-1980, trong một bài nói chuyện trước Ban chấp hành Trung ương có tựa đề, “Hiến pháp mới, Hiến pháp của chế độ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa”, Tổng Bí thư Lê Duẩn nói: “Nhân đây, tôi nhấn mạnh một điểm rất quan trọng trong Dự thảo Hiến pháp mới là chuyển toàn bộ đất đai thành sở hữu toàn dân. Đề ra như vậy hoàn toàn đúng với quy luật tiến lên chủ nghĩa xã hội”. Ông Nguyễn Đình Lộc, thành viên Ban thư ký của Ủy ban Soạn thảo Hiến pháp 1980, thừa nhận: “Khi đó, uy tín Lê Duẩn bao trùm. Mặt khác, nhiều người cũng không hình dung được bản chất của sở hữu toàn dân là quốc hữu hóa”.

    Tuy chấp nhận quốc hữu hóa đất đai nhưng theo ông Tôn Gia Huyên, lúc bấy giờ là Vụ phó vụ Quản lý Đất đai, ông Trường Chinh chủ trương giữ nguyên hiện trạng chứ không tịch thu ruộng đất như điều mà Lenin đã làm với kulax ở Nga sau năm 1917. Ông Trường Chinh yêu cầu ghi vào Điều 20 của Hiến pháp 1980: “Những tập thể và cá nhân đang sử dụng đất đai được tiếp tục sử dụng và hưởng kết quả lao động của mình theo quy định của pháp luật”.

    Khi Hiến pháp 1992 bắt đầu được soạn thảo, theo ông Phan Văn Khải: “Thủ tướng Võ Văn Kiệt và tôi muốn sửa Hiến pháp theo hướng, trao quyền sở hữu ruộng đất cho nông dân nhưng không thành công, chúng tôi đành phải tìm ra khái niệm, trao 5 quyền cho người sử dụng đất”. Trong Đại hội Đảng lần thứ VII, vòng I, nhiều nhà lãnh đạo địa phương đã lên tiếng ủng hộ “đa sở hữu hóa đất đai”. Nhưng, ở cấp cao, theo Trưởng ban Biên tập Hiến pháp 1992, ông Nguyễn Đình Lộc: “Không ai có đủ dũng cảm đứng lên đòi bỏ sở hữu toàn dân, vì đó là một vấn đề nhạy cảm, đụng đến chủ nghĩa xã hội. Khi chuẩn bị bài phát biểu về Hiến pháp cho Tổng Bí thư Đỗ Mười, tôi có trình bày, nhưng ông Đỗ Mười nghiêng về sở hữu toàn dân. Ông tin vào điều ông Lê Duẩn nói, sở hữu toàn dân là quan hệ sản xuất tiên tiến. Ông Đỗ Mười tin, trước sau gì ta cũng tới đó nên cứ để vậy”.

    Các Nhà Làm Luật

    Luật Đất đai 1993 đã trao cho người dân 5 quyền: sử dụng, chuyển nhượng, thừa kế, thế chấp và cho thuê quyền sử dụng đất. Nhưng, so với Hiến pháp 1992, Luật Đất đai 1993 có một điểm lùi. Hiến pháp ghi: “Nhà nước giao đất cho các tổ chức và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài”. Trong khi Luật chỉ giao đất cho cá nhân và chỉ giao có thời hạn. Ông Tôn Gia Huyên giải thích: “Thời hạn giao đất thực chất chỉ là ý chí chính trị, là sợi chỉ cuối cùng để phân biệt giữa sở hữu tư nhân và sở hữu Nhà nước”. Là ranh giới để trấn an những người vẫn còn tin, Việt Nam tiếp tục đi lên chủ nghĩa xã hội.

    Nhưng, cái ranh giới tưởng có giá trị trấn an ấy đã lại rất mù mờ, mù mờ ngay trong đầu chính các nhà lập pháp. Tháng 7-1993, sau bốn buổi thảo luận trên Hội trường về Luật Đất đai, các đại biểu miền Nam đề nghị “giao đất lâu dài” như Hiến pháp 1992, trong khi các đại biểu miền Bắc và miền Trung lại tán thành giao đất có thời hạn; thậm chí có đại biểu còn đòi rút ngắn thời hạn giao đất xuống còn từ 10-15 năm. Trong tính toán của nhiều người, giao đất có thời hạn nghĩa là sau đó Nhà nước có thể lấy lại để giao cho người khác. Đại biểu Đặng Quốc Tiến, Bắc Thái, nói: “Đất ít, người đông, giao có thời hạn thì sẽ bảo đảm cho công tác điều chỉnh đất đai khi có biến động nhân khẩu”. Ông Nguyễn Bá Thanh, khi ấy là Chủ tịch Thành phố Đà Nẵng, đã rất hăng: “Đi nghĩa vụ quân sự 2 năm thì kêu dài, giao đất 20 năm thì bảo ngắn”.

    Khi Luật Đất đại 1993 được đưa ra sửa đổi, Chính phủ đề nghị nâng thời hạn giao đất nông nghiệp từ 20 năm lên 50 năm. Trong hai ngày 14 và 16-11-1998, nhiều đại biểu cũng đã phản ứng, thậm chí còn có phần gay gắt. Chủ nhiệm Hợp tác xã nông nghiệp Đại Thắng, Đại Lộc (Quảng Nam) ông Trần Văn Mai nói: “Số nông dân chưa có đất đang trông chờ cho hết thời điểm 20 năm, bây giờ đã được 5 năm, còn 15 năm nữa họ sẽ được chia đất. Nếu bây giờ ta tăng thời hạn lên 50 năm sẽ là một sự hụt hẫng lớn của nhân dân với Đảng”. Theo cách hiểu của ông Trần Văn Mai: “Hoặc hết hạn 20 năm, hoặc người sử dụng đất chết, chúng ta sẽ thu hồi cấp lại cho những nhân khẩu phát sinh”. Nhưng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị, ông Nguyễn Đức Hoan đã phát biểu: “Đừng lo cho 20 năm sau không có đất để phân phối lại. Bây giờ ở ta 80% dân số làm nông nghiệp. Không lẽ 20 năm sau cũng 80%?”. Chủ tịch Hội nông dân tỉnh Đồng Tháp ông Trương Minh Thái cho rằng: “Đừng nghĩ chúng ta chỉ có thể điều phối ruộng đất ở nông thôn bằng cách thu hồi rồi chia lại. Chúng ta đã giao cho người dân năm quyền, họ có thể để thừa kế, hoặc sang nhượng cho người chưa có đất”.

    Đất Dân Quyền Quan

    Năm quyền của người sử dụng đất sau đó được “pháp điển hóa” trong Bộ Luật Dân sự 1995 như các quyền dân sự. Quyền sở hữu, tuy “trá hình” này, vẫn là cơ sở pháp lý để hình thành thị trường địa ốc. Và trong giai đoạn đầu, nhờ tư vấn của World Bank, thị trường đã được điều hành bằng công cụ thuế. Cho dù do thuế suất quá cao, Luật Thuế Chuyển quyền sử dụng đất, ngay lúc ấy, đã khiến nhà đất đóng băng nhưng sử dụng công cụ thuế chính là thừa nhận giá trị các giao dịch dân sự liên quan tới đất đai. Tuy nhiên, chính quyền các cấp có vẻ như không mấy mặn mà với vai trò đứng ngoài. Các giao dịch, đặc biệt là mua bán đất đai đã bị hành chánh hóa: Nhà nước thu hồi đất của người bán rồi giao đất cho người mua. Thay vì thu thuế chuyển quyền, người mua phải đóng tiền sử dụng đất, đặt người có đất trong tình thế phải trả tiền hai lần.

    Đỉnh cao của sai lầm về chính sách là Pháp lệnh 14-10-1994 và Nghị định 18, hướng dẫn thi hành Pháp lệnh đó. Theo Nghị định 18, các tổ chức không còn được giao đất có đủ các quyền như Hiến pháp 1992. Những doanh nhân tiên phong như Tăng Minh Phụng, Liên Khui Thìn, Trần Quang Vinh… đã vay hàng ngàn tỷ đồng để mua đất, sau Nghị định 18 phải chuyển những lô đất ấy thành đất thuê và chỉ được thế chấp ngân hàng theo giá trị số tiền thuê đã trả cho nhà nước. Khi bị bắt, cũng nhân danh “đất đai thuộc sở hữu toàn dân”, Hội đồng thẩm định do Nhà nước lập ra đã tính, có những mét vuông đất, giá không bằng que kem. Đất biệt thự đường Trần Phú, Vũng Tàu, mà chỉ được Tòa công nhận giá ba-trăm-đồng/m2. Khoản chênh lệch giữa giá thực mua và giá của Tòa được coi là thất thoát để buộc tội các doanh nhân này lừa đảo.

    Trong tù, có lúc Minh Phụng nói với Luật sư Nguyễn Minh Tâm: “Xin luật sư hãy nhìn vào mắt em để xem em có phải là người lừa đảo?”. Ngày 12-7-1999, khi nghe Luật sư Tâm nhắc lại câu này Minh Phụng đã bật khóc trước Tòa. Cũng đầu tư vào đất đai cùng một phương thức tuy khác quy mô, nhưng, thái độ của Nhà nước với giá đất đã biến ông Lê Văn Kiểm, Huy Hoàng, thành anh hùng và tử hình ông Tăng Minh Phụng.

    Danh Chính Ngôn Thuận

    Đầu tháng 12-2011, Chính quyền Đà Nẵng nơi ông Nguyễn Bá Thanh là Bí thư kiêm Chủ tịch Hội đồng Nhân dân đã đề nghị cho tư nhân sở hữu đất đai. Sau 20 năm lãnh đạo một địa phương, có lẽ ông Nguyễn Bá Thanh nhìn thấy, quyền sở hữu trá hình đã đặt đất đai của người dân vào tay chính quyền cấp huyện với quá nhiều rủi ro. Điều 38, Luật Đất đai 2003, nói: Nhà nước chỉ thu hồi đất khi “cá nhân sử dụng đất chết mà không có người thừa kế” (khoản 7). Nhưng, tại khoản 10 cũng của Điều 38, Luật lại mở ra khả năng: Nhà nước thu hồi những phần đất “không được gia hạn khi hết thời hạn”. Chính quyền cấp huyện được Luật giao quyền giao đất và thu hồi đất của cá nhân và hộ gia đình. Nếu chính quyền Tiên Lãng áp dụng điều 67, tiếp tục giao đất cho ông Vươn, thì đã không có gì xảy ra, nhưng họ đã đẩy ông vào khoản 10, Điều 38: Thu hồi đất vì “không được gia hạn” khi thời hạn giao đất của ông đã hết.

    Sau “trái bom Đoàn Văn Vươn”, chúng ta biết, khu đất đầm mà anh có không phải là đất được nhà nước giao mà là đất do gia đình anh phải lấn biển, khai hoang. Suốt 5 năm “trầm mình dưới nước từ mờ sáng tới tận tối khuya”, biết bao lần bị bão biển cuốn phăng để đắp được một bờ kè dài hai cây số, tạo nên bãi bồi màu mỡ và một khu đầm nuôi tôm cá rộng gần 40 hecta. Cũng nơi đây, anh Vươn mất một đứa con gái 8 tuổi vì khi cha mẹ mải làm con gái của anh đã rơi xuống cống. Đừng nói chuyện thu hồi, lẽ ra chính quyền Tiên Lãng phải xấu hổ khi ký quyết định giao cho anh Vươn phần đất của chính anh, phần đất mà anh Vươn đã phải gắn bó suốt 20 năm, đã đổ cả mồ hôi và máu.

    Nếu như, quyền sở hữu về đất đai của người dân được công nhận, thì cách khai hoang, lấn biển của gia đình anh Vươn phải được coi như một hình thức thụ đắc ruộng đất mà từ xa xưa cha ông ta đã áp dụng cho người dân để ngày nay Việt Nam liền một dải từ Lạng Sơn đến Mũi Cà Mau. Nếu như quyền sở hữu về đất đai của người dân được công nhận, Chính quyền không thể hành chính hóa các giao dịch dân sự liên quan đến đất đai. Các đại gia không thể thậm thụt với đám cường hào thu hồi những mảnh đất của dân mà họ mua không được.

    Nhưng đó là câu chuyện có thể được thảo luận trong quá trình sửa đổi Hiến pháp. Người dân đang dõi theo thái độ của Chính phủ, của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước trường hợp Đoàn Văn Vươn.

    Theo cách giải thích của Giám đốc Công an Hải Phòng Đỗ Hữu Ca thì đất ông Vươn nằm trong vùng quy hoạch xây dựng một sân bay quốc tế. Nếu thu hồi bây giờ hoặc chuyển thành thuê thì mai này nhà nước không phải bồi thường cho ông Vươn. Đỗ Hữu Ca nói: “Với công trình đặc biệt quan trọng như thế thì đền bù sẽ rất lớn. Ông Vươn cố giữ lại như thế để lấy đền bù khi dự án được triển khai”. Có thể Đỗ Hữu Ca là một công chức mẫn cán chứ không phải là “cụ Bá”. Nhưng, lo quyền lợi của nhà nước sao không tính quyền lợi của dân, không tính máu và mồ hôi 20 năm của gia đình anh Vươn. Chắc Đỗ Hữu Ca không nghĩ, anh em, bà con ông và chỉ vài năm nữa chính ông cũng là dân.

    Đỗ Hữu Ca có lẽ không nhớ chuyện anh rể của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, sáng 17-4-2009, bị “áp giải ra khỏi hiện trường” khi chính quyền huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương tiến hành cưỡng chế thu hồi hơn 185 hecta cao su của ông để làm khu công nghiệp. Ông đã không đồng ý cho giải tỏa, mặc dù, 185 hecta cao su này ông có được nhàn hạ hơn so với công sức khai hoang, lấn sóng của anh Vươn và mức đền bù thì cao hơn gấp 20 lần giá vốn. Nhắc lại câu chuyện này để thấy, bất luận là ai, khi phải đối diện với tấc đất của mình thì mới thấy của đau, con xót.

    Dù sao thì hành động chống người thi hành công vụ của anh Đoàn Văn Vươn cũng phải được đưa ra xét xử. Nhưng, thông điệp mà các địa phương chờ đợi không phải là những năm tù cho anh mà là thái độ của nhà nước với chính quyền Tiên Lãng. Từ năm 2013, ruộng đất của nông dân bắt đầu lần lượt hết hạn giao đất. Nếu như quyết định của Chủ tịch Tiên Lãng Lê Văn Hiền không bị coi là sai, hơn 500 chủ tịch huyện trên cả nước có thể noi gương thu hồi đất đáo hạn của nông dân để… giao, thì không biết điều gì sẽ xảy ra. Đừng chậm trễ và đừng để “quả bom Đoàn Văn Vươn” lại nổ.
    Quote Quote

  2. #2
    Tham gia
    13-11-2008
    Location
    Lờ Mùi
    Bài viết
    2,757
    Like
    1,064
    Thanked 335 Times in 255 Posts
    @Bác Dính: Theo nguyên tắc, đất của ông Vươn là đất thuê, không phải đất thổ cư nhà nước có thu thì cũng đền bù không đáng kể. Việc xẩy ra là ông Vươn không chịu thuê mà đòi được xem như đất thổ cư nên mới xẩy ra chuyện đó.

    Theo Bin nghĩ nếu ông Vươn không tham quá thì cũng chả sao hết

    Quote Được gửi bởi ips View Post
    Theo Íp thì Luyện phải tôn Bin là sư phụ
    Vậy Bin mà lập Fan Page chắc con cháu của mấy bác ồ ạt vào like đây

  3. #3
    Tham gia
    02-05-2005
    Bài viết
    1,297
    Like
    137
    Thanked 2,128 Times in 395 Posts
    Quote Được gửi bởi Osama Binladen View Post
    @Bác Dính: Theo nguyên tắc, đất của ông Vươn là đất thuê, không phải đất thổ cư nhà nước có thu thì cũng đền bù không đáng kể. Việc xẩy ra là ông Vươn không chịu thuê mà đòi được xem như đất thổ cư nên mới xẩy ra chuyện đó.

    Theo Bin nghĩ nếu ông Vươn không tham quá thì cũng chả sao hết
    Ông Vươn tham và bị lừa như thế này đây Bin ạ


    Vụ án Đoàn Văn Vươn ở Hải Phòng: Tại sao dư luận bảo… “lừa dân”?

    DƯƠNG PHI ANH

    Vụ án bắn, nổ mìn, vào đoàn cưỡng chế ở Hải Phòng do một số người trong gia đình ông Đoàn Văn Vươn thực hiện, vì quá bức xúc “khi bị vào đường cùng”… đã hé lộ nhiều vấn đề. Nhưng còn bao nhiêu câu hỏi và tình tiết đặt ra cần giải quyết, rút kinh nghiệm…

    Trước khi thực hiện hành vi “quá khích” đó (họ đang bị khởi tố vụ án giết người), họ không phải là “giang hồ đất Cảng”, mà nổi lên là những người nông dân chịu thương, chịu khó, hiền lành, làm ăn chân chính đến điển hình và rất có trách nhiệm với cộng đồng. Báo chí từng có bài khen anh Vươn là kỳ tài…! Trước khi thực hiện hành vi “quá khích” đó, họ cũng đã ý thức dùng pháp luật để đòi công lý, công bằng cho bản thân, gia đình và xa hơn là cho cả mấy chục hộ dân cùng cảnh ngộ. Nhưng, trước “rừng luật” và những “thủ pháp” tinh vi của những người “cầm cân, nẩy mực”, họ đã không kiềm chế được mà “quyết một phen sống mái”…

    Gần 20 năm lăn lộn với những “đồng tiền xương máu” chân chính và đã trên 40 tuổi, chắc hẳn anh Vươn và gia đình mình ý thức rất rõ việc “bắn vào đoàn cưỡng chế” sẽ có hậu quả thế nào?! Nhưng, họ liều trong sự tuyệt vọng, khốn cùng vì những biện pháp đàng hoàng nhất, theo họ, đã được thực hiện mà chính quyền vẫn cương quyết không chịu nghe, thậm chí họ vào đường cùng, tay trắng sau gần 20 năm đổ ra không biết bao nhiều công sức, tiền của và thậm chí tính mạng người con gái 8 tuổi của anh Vươn. Luật pháp đã được vận dụng nhưng hình như với đa số người dân thì rất dễ… “bị lừa” (theo ngôn ngữ không ít người dân). “Bị lừa” vì nhiều khi là sự cố ý hiểu sai, làm sai của người có thẩm quyền nhưng lắm lúc cũng do lỗ hổng luật pháp: không quy định hoặc quy định không rõ ràng.

    Trong vụ án này là…cả hai!

    Đầu tiên có lẽ sai sót thuộc về thẩm phán xét xử phúc thẩm Ngô Văn Anh của TAND TP Hải Phòng. Từ năm 2007 – 2009, hộ các ông Vũ Văn Luân, Đoàn Văn Vươn đã khởi kiện các quyết định thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng ra TAND huyện. Yêu cầu của họ bị tòa sơ thẩm bác bỏ. Hai hộ này kháng cáo lên TAND TP.Hải Phòng. Ngày 9.4.2010, thẩm phán Ngô Văn Anh đã lập “Biên bản tạo điều kiện để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án”. Biên bản thỏa thuận này được thẩm phán Ngô Văn Anh lập, đóng dấu của TAND TP.Hải Phòng. Sau đó, những người khởi kiện đã rút đơn kháng cáo. …

    Phải nói ngay rằng đây là việc vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng của thẩm phán Ngô Văn Anh. Nguyên tắc của tố tụng hành chính là không hòa giải, khác hoàn toàn với nguyên tắc lớn nhất tố tụng dân sự là hòa giải. Ở đây, thẩm phán nói rõ, không úp mở là “tạo điều kiện” để các đương sự thỏa thuận với nhau (tức hòa giải). Có lẽ đây là một sáng tạo về mặt tố tụng của thẩm phán Ngô Văn Anh vì trong tố tụng hành chính chỉ có “tạo điều kiện để các đương sự đối thoại về việc giải quyết vụ án thôi”. Và, trong tố tụng cũng chưa thấy tiêu đề “Biên bản tạo điều kiện…”. Sau khi “tạo điều kiện cho các bên hòa giải”, bên khởi kiện rút đơn, thẩm phán Ngô Văn Anh đã ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án. Vậy là án sơ thẩm “quay ra” có hiệu lực. Tức, yêu cầu khởi kiện bị bác bỏ…

    Mặt khác, theo “Biên bản tạo điều kiện…” trên, đại diện UBND huyện Tiên Lãng là ông Phạm Xuân Hoa (Trưởng phòng TN – MT) đã hứa: “Nếu nguyên đơn rút đơn kháng cáo, UBND huyện Tiên Lãng sẽ tạo điều kiện cho người dân được tiếp tục thuê đất để nuôi trồng thủy sản”. Lại một lần “tạo điều kiện”! Người dân nghe nói “bề trên” tạo điều kiện bằng biên bản giấy trắng, mực đen hẳn hoi thì mừng húm. Họ đâu nghi ngờ việc chủ đích của các vị cán bộ này là biến từ “tạo điều kiện” giao đất sang “tạo điều kiện” cho thuê đất? Sâu hơn, có lẽ các vị đã tính toán rất kỹ rằng miễn là dùng từ làm sao cho người khởi kiện rút đơn, án sơ thẩm quay lại có hiệu lực… rồi tính?! Và đúng như thế, khi án sơ thẩm có hiệu lực, nghĩa là quyết định thu hồi đất trước đây có hiệu lực, mà người dân không chấp hành thì “tớ” (có chữ “đầy” phía trước) có quyền cưỡng chế! Nhé!…

    Nếu xem xét dưới góc độ tố tụng hành chính thì việc giải quyết vụ án này đã vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Ngoài việc “tạo điều kiện” hòa giải thì thẩm phán lại “quên” “tạo điều kiện” để UBND huyện Tiên Lãng thực hiện các thủ tục cho thuê đất như trong biên bản. Nghĩa là, ý định “dụ” người dân rút đơn kháng cáo rất rõ. Trong khi điều kiện “đủ” là UBND huyện “tạo điều kiện cho thuê đất” chưa được thực hiện thì Tòa án đã vội vàng đình chỉ vụ án. Đúng ra, nếu chấp nhận biên bản “tạo điều kiện…” thì vụ án chỉ được tạm đình chỉ để chờ UBND huyện thực hiện hiện các thủ tục liên quan. Vì vậy, quyết định đình chỉ vụ án của TAND TP Hải Phòng cần phải bị kháng nghị…

    Về các quyết định thu hồi đất và quyết định cưỡng chế thì sao?

    Theo quy định thì khi nhà nước đang giao đất hoặc cho thuê đất dài hạn mà muốn thu hồi thì phải có quyết định thu hồi. Lý do thu hồi phải dựa trên quy hoạch được duyệt và nhằm thực hiện một dự án được duyệt hợp pháp…

    Ở đây, có thông tin cho rằng “thu hồi để làm dự án sân bay” nhưng trong cuộc họp báo thì chính ông chủ tịch UBND huyện Lê Văn Hiền thừa nhận là “thu hồi để cho người khác có điều kiện hơn đấu thầu thuê lại”.

    Không rõ ông Chủ tịch huyện bảo “cho người có điều kiện hơn” là điều kiện gì? Về tấm lòng gắn bó, sức lực bỏ ra cải tạo vùng đất và có thể cả cơ sở pháp lý về quản lý, sử dụng vùng đất này thì gia đình anh Vươn và các hộ như anh “ăn đứt”. Về kỹ thuật, kinh nghiệm và tài chính thì cũng chưa chắc họ đã thua. Có lẽ cái thua lớn nhất là “quân xanh, quân đỏ” trong đấu thầu? Bởi vì, khi chủ tịch huyện và em trai là chủ tịch xã (nơi có vùng đất và tài sản mà gia đình anh Vươn đang sử dụng) quyết tâm giao cho ai thì “đâu khó gì”. Và đây, Báo Pháp luật TP.HCM đã nêu: “Trong khi đó, dư luận ở địa phương từ lâu đã râm ran chuyện chính quyền “quyết tâm” thu hồi đầm của anh Vươn, ông Luân để giao cho các ông K. (ngụ xã Tiên Hưng), H. (ngụ xã Vinh Quang), P. (ngụ xã Nam Hưng). Dư luận đó thực hư ra sao? Những ông này quan hệ thế nào với các cán bộ huyện, xã cũng là điều cần làm rõ”…

    Vì hồ sơ vụ án chưa được công bố đầy đủ (chẳng hạn quyết định thu hồi đất hoặc quyết định cưỡng chế) nhưng xem ra UBND huyện Tiên Lãng đã bỏ qua một thủ tục, một công việc hết sức quan trọng. Đó là thống kê và định giá tài sản của các gia đình bị cưỡng chế. Ở đây, họ đã “san phẳng” và coi như các gia đình bị cưỡng chế mất trắng. Ở đây, “các nhà làm luật lớn” của nước ta hình như đã bỏ mất quy định về thống kê và định giá một tài sản dù nhỏ nhất của người dân trước khi cưỡng chế, đập bỏ… Trong quan hệ hành chính, hình như cơ quan nhà nước cho rằng là “bề trên” nên được quyền đập bỏ tài sản của dân mà mình cho là dân sai phạm và không cần thống kê hay định giá? Bởi thực sự không có quy định bắt buộc này! Điều này là rất không đúng và tạo nên sự tùy tiện trong xử lý hành chính. Người dân vẫn còn được khiếu nại, khởi kiện cơ mà. Nếu người dân sai mà nhà nước phải cưỡng chế thì cho phép thu tiền phí cưỡng chế. Nhưng, đặt trường hợp người dân sau một thời gian dài khiếu nại, khởi kiện đúng thì nhà nước lấy cơ sở đâu mà đền khi không thống kê, định giá những tài sản đã bị đập bỏ? Không ít người dân “ăn được vạ thì má đã sưng” vì điều này?… Vì vậy, theo chúng tôi là nhà nước cần bổ sung bắt buộc thực hiện ngay quy định về thống kê, định giá trước khi cưỡng chế, đập bỏ tài sản nào đó trong xử lý vụ việc hành chính.

    Ở đây, gia đình anh Vươn còn khiếu nại, khởi kiện về giao đất, cho thuê đất, quyết định thu hồi, cưỡng chế…Vụ việc chắc chắn còn phức tạp, kéo dài và phần thắng chưa biết thuộc về ai mà đã “san phẳng, không đền bù một xu” tài sản của người ta, không thống kê, định giá là sai hoàn toàn. Nếu cho thuê đất có thời hạn ngắn thì tài sản trên đất của người thuê (cây cối, hoa màu, cá tôm trong đầm, nhà cửa…) trước khi chủ thuê lấy đất lại phải được tôn trọng chứ chưa chưa nói ở đây cho thuê dài hạn!

    Một vấn đề nữa là việc thi hành bản án hành chính đã có hiệu lực pháp luật cũng không được quy định chặt chẽ. Ở đây, cho rằng án đã có hiệu lực nên quyết định thu hồi đất của huyện Tiên Lãng đương nhiên có hiệu lực; nếu người “thua” (dân) không tự nguyện thi hành thì UBND huyện “bồi thêm” quyết định cưỡng chế… Những việc này UBND huyện không cần làm đơn yêu cầu thi hành án để cơ quan này “theo dõi” như trường hợp người dân thắng kiện. Có lẽ Luật Tố tụng hành chính cho rằng trường hợp người dân khởi kiện quyết định của cơ quan nhà nước mà bị bác, án có hiệu lực thì đương nhiên phải thi hành và người có quyền yêu cầu, cưỡng chế thi hành không ai khác chính là cơ quan ban hành quyết định đó nên không quy định rõ việc tham gia của cơ quan thi hành án dân sự? Điều này dẫn đến sự lạm quyền của kẻ “đá bóng, thổi còi” như trong trường hợp cưỡng chế nhà anh Vươn là khá rõ. Bởi, nếu qua thi hành án dân sự thì chắc chắn việc kiểm kê, định giá tài sản trước khi cưỡng chế sẽ được thực hiện… Vì vậy, Luật tố tụng hành chính lại một lần nữa cần bổ sung quy định này mới tạo được sự công bằng với người dân.

    “Đồng tiền liền khúc ruột”; máu, nước mắt, công sức , tài sản của người dân, của nhà nước và của các cán bộ công an, quân đội đã đổ xuống xung quanh vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng này quá nhiều rồi! Sẽ còn rất nhiều câu hỏi xung quanh vụ này: Liệu anh Vươn và những người bị bắt có bị xử lý tội “giết người” hay tội khác? Giả sử cơ quan thẩm quyền kết luận việc ban hành các quyết định là sai, túc việc tổ chức cưỡng chế cũng sai luôn, sai cả quy trình công tác khi sự việc phức tạp không dừng lại xin ý kiến như ông Giám đốc công an TP Hải Phòng phát biểu… thì việc trách nhiệm của những người làm sai thế nào?…
    @Bin : Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng Lê Văn Hiền là anh ruột của Lê Văn Liêm Chủ tịch UBND xã Vinh Quang

  4. #4
    Tham gia
    13-11-2008
    Location
    Lờ Mùi
    Bài viết
    2,757
    Like
    1,064
    Thanked 335 Times in 255 Posts
    Quote Được gửi bởi dinhlocphp View Post
    Ông Vươn tham và bị lừa như thế này đây Bin ạ



    @Bin : Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng Lê Văn Hiền là anh ruột của Lê Văn Liêm Chủ tịch UBND xã Vinh Quang
    Vụ ông Vươn để xẩy ra kết cục như vậy theo em cũng chả bênh gì mấy tay chủ tịch xã, huyện đó. Và cũng rất mong vụ này được sáng tỏ những khúc mắc đó.

    Còn về bản chất của sự việc chỉ đơn giản là liên quan đến giải tỏa/đền bù. Đã là dân thì có cái tham của dân, tránh sao được, có nơi người ta đắp cả mồ mã giả để được đền bù khi có dự án giải tỏa nghĩa địa đó thôi... vấn đề nào dính đến thu đất/đền tiền đều lắm cái phức tạp khuất tất sau nó cả, và cũng chả thể bảo là dân đen đều đúng, đều ngoan cả đâu

  5. #5
    Tham gia
    02-05-2005
    Bài viết
    1,297
    Like
    137
    Thanked 2,128 Times in 395 Posts
    Quote Được gửi bởi Osama Binladen View Post
    Còn về bản chất của sự việc chỉ đơn giản là liên quan đến giải tỏa/đền bù. Đã là dân thì có cái tham của dân, tránh sao được, có nơi người ta đắp cả mồ mã giả để được đền bù khi có dự án giải tỏa nghĩa địa đó thôi... vấn đề nào dính đến thu đất/đền tiền đều lắm cái phức tạp khuất tất sau nó cả, và cũng chả thể bảo là dân đen đều đúng, đều ngoan cả đâu
    Đây là bài báo "lề phải" nó về ông Vươn -Mà "lề phải" ở Việt Nam thì thường dìm cái tốt của những người chân chính xuống một chút


    Trong khi người dân xã Vinh Quang (Tiên Lãng, Hải Phòng) coi ông Đoàn Văn Vươn như “người hùng” khai hoang, lấn biển thì UBND huyện lại cho rằng ông Vươn "đắp đê thu lợi cá nhân chứ có ích gì cho xã hội".

    Chiều 10/1, tại khu vực đầm thủy sản ngoài đê xã Vinh Quang, hàng chục người dân vẫn tập trung bàn tán về vụ cưỡng chế đối với hộ ông Đoàn Văn Vươn. Cách triền đê chừng vài trăm mét, đầm thủy sản của gia đình ông Vươn tiêu điều với dấu tích còn sót lại của căn nhà hai tầng bị san phẳng. Nhiều vật dụng lẫn trong đống đổ nát.

    Ánh mắt buồn nhìn sang khu đầm của hàng xóm, chủ đầm Vũ Văn Hiền nói: “Chống người thi hành công vụ là anh Vươn sai rồi. Nhưng trước đó, phải phong cho anh Vươn là người hùng”.

    Là người cùng khai phá vùng đất ven sông cửa biển xã Vinh Quang từ hàng chục năm nay, ông Hiền thấm thía cảnh gia đình ông Vươn đổ mồ hôi công sức, thậm chí cả tính mạng của cô con gái 8 tuổi và một người cháu trên mảnh đất này. “Gia đình anh Vươn đã dám đương đầu với trời đất, thiên tai, làm được việc mà lực lượng thanh niên xung phong không làm được, phải bỏ đi”, ông Hiền nói.


    Căn nhà 2 tầng ở giữa đầm của gia đình ông Đoàn Văn Vươn bị coi là hiện trường vụ án, đã bị phá. Ảnh: Nguyễn Hưng.




    Người dân ở xã Vinh Quang khi nói về ông Vươn đều khẳng định ông sống hòa nhã, quan tâm tới mọi người. Công trình lấn biển của khu đầm thủy sản, đi đầu là gia đình ông Vươn đã giúp hàng trăm hộ dân xã Vinh Quang không còn phải chạy đôn chạy đáo mỗi mùa mưa bão.

    “Trước đây chưa có khu đồng này thì dân luôn lo vỡ đê. Mùa bão chúng tôi kinh lắm, có bão phải chạy tới mãi xã trong. Có đồng của ông Vươn chúng tôi yên tâm, bão gió chúng tôi không phải chạy”, ông Doãn, người xóm chùa trên nói.

    Còn với ông Phạm Văn Danh, nguyên Bí thư đảng ủy xã Vinh Quang, dù đã 20 năm, ông vẫn không thể nào quên hình ảnh kỹ sư nông nghiệp Đoàn Văn Vươn tìm đến ông xin được khẩn hoang khu bãi ngoài đê. “Lúc nó xuống xin làm tôi khuyên là không làm được đâu, nhà nước còn không làm được nữa là. Nhưng nó không nghe, cứ quyết làm”, đảng viên 82 tuổi nhớ lại.

    Ông Danh kể, để thực hiện “canh bạc” với trời đất, ông Đoàn Văn Thiểu, bố của Vươn đã phải bán đàn vịt 1.000 con và 20 tấn thóc. Vươn huy động tất cả anh chị em cùng bà con, làng xóm cùng tiến ra vùng biển hoang... Nhiều năm vật lộn với trời đất được đền đáp bằng bờ kè dài chừng hai km, tạo nên bãi bồi màu mỡ, giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động địa phương. Khu đầm còn là lá chắn vững chãi cho khu dân cư phía trong đê.

    “Tôi và cả xã Vinh Quang không ngờ Vươn làm được và thành công”, ông bí thư già cứ nhắc đi nhắc lại.


    Ông Phạm Văn Danh: “Tôi và cả xã Vinh Quang không ngờ Vươn làm được và thành công”. Ảnh: Nguyễn Hưng.



    Trong khi đó, trao đổi với VnExpress, Chánh văn phòng UBND huyện Tiên Lãng Ông Ngô Ngọc Khánh nói: “Anh Vươn không phải người tốt. Nói đúng ra, anh Vươn chẳng có công lao gì, cũng chẳng phải là người đi đầu vì sử dụng hàng chục ha và thu lời nhưng không đóng góp gì cho địa phương. Đặc biệt từ năm 2007 đến nay, anh hoàn toàn ăn không. Anh đắp đê để thu lợi cá nhân chứ có ích gì cho xã hội”.

    Ông Khánh cho rằng, dư luận tốt về ông Vươn “chỉ là của một số người”. “Người ta nói thế là không đúng”, ông Khánh nói chắc nịch.

    Đại diện UBND huyện Tiên Lãng tái khẳng định, việc cưỡng chế đối với diện tích đầm thủy sản của hộ ông Đoàn Văn Vươn là căn cứ theo quyết định của UBND huyện. Từ năm 2007, khu đất giao cho ông Vươn đã hết hạn, UBND huyện đã 8 lần làm việc yêu cầu ông Vươn bàn giao lại nhưng hộ này nhất quyết không trả. “Ông Vươn luôn chống đối, không chấp hành”, ông Khánh nói.

    Trước nghi vấn việc cưỡng chế khu đầm của ông Vươn để giao cho một số người đã được “nhắm” trước, ông Khánh cho biết, đây là việc sau này, còn hiện tại cứ bàn giao cho xã quản lý. "Trách nhiệm của huyện, đúng - sai, cơ quan chức năng sẽ xem xét”, Chánh văn phòng UBND huyện Tiên Lãng nói.


    Chánh văn phòng UBND huyện Tiên Lãng: "Anh Vươn không phải người tốt". Ảnh: Nguyễn Hưng.



    Chánh văn phòng Khánh khẳng định, cán bộ huyện, xã là những người làm công ăn lương nhà nước, không có thù hằn với ông Vươn. “Quan điểm của huyện là khi thu hồi đất đầm này sẽ giao cho dân để tiếp tục sản xuất, không phải ngăn cấm, loại trừ ai cả. Khi thuyết phục đáng ra anh Vươn cứ trả lại đầm rồi làm đơn xin giao tiếp thì cơ quan có thẩm quyền mới quyết định việc có giao nữa hay không”.

    Vụ việc ở khu đầm thủy sản xã Vinh Quang đã âm ỉ nhiều năm nay. Cho rằng bị UBND huyện Tiên Lãng bội ước, các hộ dân không chấp hành. Khi thông báo cưỡng chế được phát đi, một số người dân nằm trong diện phải thu hồi đất đã thể hiện tinh thần không chấp thuận bằng những tuyên bố sẽ có phản kháng.

    Đây là chân dung lão quan huyện Lê Văn Hiền



    Ngày 5/1/2012, khi hơn 100 cảnh sát, bộ đội cưỡng chế, thu hồi đất của gia đình ông Đoàn Văn Vươn, một số người đã gài mìn tự chế trong vườn, cầm súng hoa cải chống lại. Bốn cảnh sát và hai cán bộ huyện đội bị thương, trong số này có người đứng đầu công an huyện Tiên Lãng.

    Hai trung đội cảnh sát đặc nhiệm cùng nhiều lực lượng cảnh sát bảo vệ được điều xuống Tiên Lãng tăng cường. Giám đốc, 4 phó giám đốc công an thành phố Hải Phòng trực tiếp có mặt hiện trường. Tuy nhiên, khi cảnh sát tiếp cận ngôi nhà, những người nổ súng đã biến mất.

    Ngay sau đó ông Đoàn Văn Vươn (52 tuổi) bị bắt giữ. Chiều 7/1, ông Đào Văn Quý (46 tuổi), em trai ông Vươn, được công an xác định là nghi can nổ súng, đã trình diện. 7 người liên quan hiện đã bị bắt giữ, 2 người đang bị truy bắt. Giám đốc Công an Hải Phòng Đỗ Hữu Ca thừa nhận, đã không lường được hết tính chất phức tạp của vụ cưỡng chế.

    Khi phóng viên đến gần khu vực đầm thủy sản của của ông Đoàn Văn Vươn ngày 10/1, nhiều thanh niên dáng bặm trợn, mang theo hung khí đã xông ra cản đường. Ba người khác tự xưng là công an xã án ngữ lối đi hẹp, đòi xuất trình “giấy giới thiệu của ủy ban”. Phải tới khi có chỉ đạo của trưởng công an xã, những người này mới nhường đường.
    Trả lời về việc này, Chánh văn phòng UBND huyện Tiên Lãng Ngô Ngọc Khánh cho biết, việc này huyện không có chủ trương nhưng đây là biện pháp quản lý. “Báo chí muốn tác nghiệp thì phải liên hệ chính quyền địa phương. Nếu cứ đến mà tác nghiệp thì họ ngăn cấm là đúng”, ông Khánh cho biết.

  6. #6
    Tham gia
    02-05-2005
    Bài viết
    1,297
    Like
    137
    Thanked 2,128 Times in 395 Posts
    Còn đây là bài của báo doisongphapluat.com.vn viết về ông Vươn. Link này hiện nay đã bị gỡ bỏ

    http://www.doisongphapluat.com.vn/St...one=22&ID=5116


    Kỳ tài đất Tiên Lãng và cuộc chinh phục lời nguyền của biển

    Anh Vươn (bên trái) và tác giả bên cống Rộc




    Đã biết về anh cách đây mấy năm, biết về cuộc đời đầy sóng gió và bão táp, biết cả những nỗi đau và day dứt hằn sâu tâm can con người anh, nhưng tôi chưa có dịp tìm hiểu sâu về cuộc đời nhiều bi hùng ấy. Trung tuần tháng 7 vừa qua, tôi lại có dịp về Tiên Lãng, đúng vào ngày có dự báo cơn bão Conson chuẩn bị đổ bộ vào nước ta, để ngồi với anh, nghe anh kể về cuộc chinh phục lời nguyền của biển...

    Chinh phục "thần" biển

    Câu tôi nói vui với anh, ngay khi biết về những việc anh đã làm, là cái tên anh nó vận vào đời anh nhiều quá. Anh tên là Đoàn Văn Vươn, sinh ra trong một gia đình có truyền thống cách mạng ở xã Bắc Hưng, huyện Tiên Lãng, T.P Hải Phòng. Dường như, khi cha mẹ sinh ra anh đã có dự cảm về cuộc đời đứa con mình nên đã đặt cho anh cái tên lạ lạ: Vươn. Cái tên như gửi gắm một hi vọng: anh sẽ vươn ra biển khơi, chinh phục cuộc đời, chinh phục biển cả để thoả lòng mong mỏi của người cha già với nguyện ước "con hơn cha, nhà có phúc".

    Đối với người dân vùng biển, biển luôn là người mẹ nuôi dưỡng những khát khao. Biển cũng là nguồn tài nguyên thuỷ hải sản vô giá và cũng là nỗi lo sợ, ám ảnh trước những cơn bão tố. Một trận cuồng phong có thể san bằng tất cả! Hơn ai hết, Đoàn Văn Vươn, người con của một vùng biển nghèo hiểu rõ điều đó. ở tuổi hừng hực chí trai, sức trẻ, anh đã đầu quân đi bộ đội. Môi trường quân đội đã thêm một lần nữa rèn giũa ý chí, nghị lực cho anh. Rời quân ngũ năm 1986, trở về địa phương, anh chỉ có một khát khao duy nhất, chinh phục chính miền đất quê mình để làm kinh tế. Để có cái ăn, để có cái mặc. Mặc dù đã nhanh chóng trang bị kiến thức bằng một tấm bằng đại học Nông lâm, nhưng anh lại từ chối làm cán bộ Nhà nước. Từ bỏ mộng quan trường ở thời điểm đó là một quyết định “lạ đời”, nhất là khi có bằng cấp trong tay. Đoàn Văn Vươn đã quyết làm một người nông dân thực thụ. Quyết làm một điều mà trước anh không ai dám nghĩ đến, chứ đừng nói là bắt tay làm.

    Bỏ bằng đại học đi làm nông dân

    Tiên Lãng có một địa danh gắn với sự dữ dội của biển và nghèo khó của con người: cống Rộc. Mỗi mùa mưa bão đến, sóng biển, gió biển ào ạt ngập lụt, đói kém thì sự cùng cực mà người dân nơi đây phải gánh chịu, phải chống đỡ trong kiệt quệ tinh thần, vật chất không gì diễn tả nổi. Trên một con đê trải dài ngút ngát, cống Rộc như một hiệp sỹ dũng cảm đối đầu với biển cả để bao bọc, chở che cho những người dân trót gắn đời mình vào phận biển. Nhưng sức mạnh khủng khiếp của thiên tai đã không biết bao lần bắt cống Rộc phải đầu hàng và cũng vì thế nó thành nỗi khiếp sợ mỗi khi bão biển, nước biển vượt qua phòng tuyến này. Lúc đó chỉ là mênh mông trời nước. Lòng người cũng dậy sóng theo từng con nước lớn.

    Hiểu rõ điều đó, Đoàn Văn Vươn đã quyết làm một điều gần như không tưởng: chinh phục "thần" biển. Chinh phục cả nỗi khát khao không chịu đầu hàng số phận. Thế là từ cuối những năm 80, những viên đá đầu tiên được chàng trai Đoàn Văn Vươn mang đến trong cuộc trường chinh lấn biển, tạo hành lang bảo vệ để lấy diện tích khai thác nuôi trồng thuỷ sản. Chuyện đời, đâu dễ như nói.

    Bằng cách nào để khuất phục biển? Đó là câu hỏi ngày đêm Đoàn Văn Vươn trăn trở. Anh đã bỏ hàng tháng trời để ăn biển, nằm biển, lắng nghe từng cơn sóng thuỷ triều lên, xuống, mải miết tìm đáp án. Không có sách vở nào dạy, không có kinh nghiệm tiền lệ nào để học theo. Chỉ có một điều đang dần lớn lên - Đó là ý chí. Bão lòng người đang dần lớn hơn bão biển. Nó dường như muốn phá tung khao khát đang bùng cháy trong anh. Đoàn Văn Vươn đối diện với hàng ngàn thách thức, suy tư. Khi đã hiểu rõ quy luật con nước, hiểu rõ thời điểm nào cần "ra tay" để bắt đầu, thì anh vấp phải không ít sự dèm pha.

    Cái sự dám khuất phục "thần" biển của Đoàn Văn Vươn chả hiểu thế nào lại lan ra khắp vùng, lan ra cả các địa phương khác, trong đó có vùng đất Tiền Hải của tỉnh Thái Bình. Anh kể: "Lúc đó có một người chuyên khai thác các vùng đất ven biển của huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình, để làm ăn. Khi biết tôi có ý định chinh phục vùng biển quê Tiên Lãng này, người ấy đã thông qua nhiều người thách thức tôi, rằng nếu tôi làm được, sẽ sẵn sàng mất cho tôi một chiếc xe máy đẹp. Người ấy mỉa mai, diễu cợt việc làm của tôi. Người vùng biển, nói là làm, người kia thách thức tôi chắc vì nghĩ tôi không làm nổi. Mặt khác, tôi hiểu đây còn là một sự thách đấu. Lúc đó, một chiếc xe máy đẹp có thể ví như con xe Camry bây giờ. Người thách đấu tôi không sợ, chỉ sợ Trời thách đố tôi thôi", anh nói, mắt nhìn xa xăm. "Đã thế tôi càng quyết tâm làm".

    Đã có người bảo Vươn dại như con vích. Một con vật kỳ lạ của biển, là hay lôi ngược lại người ta. Nếu muốn bắt nó vào bờ, thì thay vì lôi nó vào bờ, người ta lôi nó ra... biển để nó đi theo chiều ngược lại. Cũng có người bạo mồm nói, thằng Vươn dám đi khuất phục "thần" biển là việc làm mạo hiểm.

    "Vui sao nước mắt lại trào"

    Nhiều năm trời, người dân nơi đây chứng kiến Đoàn Văn Vươn cùng anh em họ hàng quần quật lao vào cuộc trường chinh lấn biển. Có khi hôm trước làm, hôm sau sóng biển san thành bình địa. Hôm sau nữa lại làm, sóng biển lại biến sức người thành bong bóng. Có khi nhìn thấy ít đất, đá còn bám trụ sau con sóng mà rơi nước mắt, Vươn đã tự đặt câu hỏi, thế này thì đến bao giờ? Hay là mình thất bại? Cứ thế, cứ thế, từng hạt đất bám trụ, từng viên đá trơ gan bám trụ là lại thêm một tia hi vọng. Một ngày trôi qua là khắc khoải chờ đợi một ngày mới, công sức bỏ ra không biết bao nhiêu mà kể hết.

    Nói với chúng tôi, anh bồi hồi nhớ lại: "Nếu tính sơ sơ, đã có trên 20.000 m3 đất, đá được đưa đến đây, trên vùng đất ven biển Tiên Lãng mà các anh đang đứng trong cuộc chinh phục biển cả của tôi. Nói ra chính tôi cũng ngỡ ngàng, tôi làm như mê, như say. Bởi chỉ còn phía trước để tiến, chỉ còn biển để vươn ra. Tôi không có đường lùi, bởi thành công chỉ có cách duy nhất với tôi, đó là vươn ra biển".


    Ông Đoàn Văn Vươn




    Ngoài hàng chục ngàn m3 đất, đá đó, là biết bao sức người, sức của. Vừa lấn biển, chỉnh trị dòng nước triều dâng, vừa trồng cây bám đất, đã biết bao lần cây trồng lên lại bị biển nuốt trôi. Mất sạch. Tiếp tục trồng lại từ đầu, hàng ngàn cây bần, cây vẹt đã theo con sóng lẫn vào trùng khơi. Tiếp đó, không chỉ đất đá, hàng trăm tấn xi măng được đưa vào để tiếp thêm sức gắn kết thô mộc của đất và đá... Cuối cùng Trời không phụ lòng người, dòng chảy của biển ngoài đê biển cống Rộc đã bị khuất phục mà chuyển hướng. Phía chân đê có chỗ sâu gần 2 m, cốt âm, đã được nâng lên cốt dương. Từ đó hàng chục héc ta đất bãi bồi ven biển hình thành. Cũng theo đó, gần 70 ha rừng vẹt ngăn sóng biển đã bám trụ thành công. Không có tiếng vỗ tay.

    Ngày nhìn thấy thành công trong mắt, trong lòng, thoả khát khao của ước mơ ngàn đời "xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều", lại là ngày nước mắt ầng ậc tuôn trào. Một nỗi đau câm nín, ngày đón nhận sự thành công mà có người đã nói là không tưởng đó, Đoàn Văn Vươn đã một mình đi lang thang ven biển. Đi trên chính phần đất bồi ven biển mà công sức anh đã tạo nên. Một mình vừa đi vừa lẩm nhẩm gọi tên đứa con gái xinh xắn dễ thương của mình, để tưởng nhớ đến nỗi đau và mất mát của riêng anh. Con gái anh, đứa con gái 8 tuổi ngây thơ và thân thương, nó cũng mang trong mình dòng máu chinh phục biển cả của bố đã vĩnh viễn ra đi. Và lý do cũng chính vì con nước biển trào dâng dẫn đến việc cháu chết đuối ở cống Rộc, trong chính những ngày bão tố ầm ầm, khi đó cũng là lúc anh đang chinh phục biển. Nỗi khiếp đảm khi nhắc lại chữ cống Rộc với người dân xứ này giờ trở nên thanh bình kỳ lạ. Anh đã thành công, cống Rộc trở nên yên ả trước phong ba, bão tố. Còn anh, một mình hứng nỗi đau câm lặng.

    Anh không nói, nhưng vị đồng nghiệp đi cùng bảo, sự thành công trong việc trồng rừng chắn sóng, lấn biển của anh đã khiến người Nhật quan tâm. Một số chuyên gia nguời Nhật cũng đã tìm đến anh để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm. Ngẫm ra, anh cũng là bậc kỳ tài rồi. Vậy mà 3 năm gặp lại, kể từ ngày biết anh, anh vẫn thế, mộc mạc và thuần hậu. Những việc anh làm có trời biết, đất biết. Còn việc đời và mất mát của anh, tôi cũng chỉ chia sẻ được phần nào. Bởi có những lúc, lòng người còn dậy sóng hơn biển cả. Đứng với anh trên con đê nơi có cống Rộc, phóng tầm mắt nhìn ra, ngút ngát một mầu xanh, mầu xanh tươi từng thấm đẫm cả máu, mồ hôi và công sức. Phía xa hình như đang có một cơn giông...

    Quang Trung

  7. #7
    Tham gia
    22-07-2005
    Bài viết
    9,146
    Like
    612
    Thanked 2,879 Times in 1,409 Posts
    Quote Được gửi bởi dinhlocphp View Post
    Khi phóng viên đến gần khu vực đầm thủy sản của của ông Đoàn Văn Vươn ngày 10/1, nhiều thanh niên dáng bặm trợn, mang theo hung khí đã xông ra cản đường. Ba người khác tự xưng là công an xã án ngữ lối đi hẹp, đòi xuất trình “giấy giới thiệu của ủy ban”. Phải tới khi có chỉ đạo của trưởng công an xã, những người này mới nhường đường.
    Trả lời về việc này, Chánh văn phòng UBND huyện Tiên Lãng Ngô Ngọc Khánh cho biết, việc này huyện không có chủ trương nhưng đây là biện pháp quản lý. “Báo chí muốn tác nghiệp thì phải liên hệ chính quyền địa phương. Nếu cứ đến mà tác nghiệp thì họ ngăn cấm là đúng”, ông Khánh cho biết.

  8. #8
    Tham gia
    02-05-2005
    Bài viết
    1,297
    Like
    137
    Thanked 2,128 Times in 395 Posts
    Đây những kẻ xưng là công an xã ngăn phóng viên tác nghiệp

    Từ blogger Cu làng cát


    Ma làng đã dọa đánh chết phóng viên khi về Vinh Quang


    CLC: Y hệt dự đoán, những nhà báo về Vinh Quang, Tiên Lãng đều bị gây khó dễ khi điều tra sự việc thu hồi đầm tôm nhà anh Đoàn Văn Vươn. PV PLTPHCM đã bị dọa giết ngay khi đang tác nghiệp. Các phóng viên của các báo khác bị cấm cản tác nghiệp bởi công can xã Vinh Quang và các đối tượng lạ mặt khác trong khi khu vực không phải là nơi cấm báo chí. Ma làng đã về và đã ngang nhiên đe dọa phóng viên.

    Một thanh niên lao vào định giật máy ảnh phóng viên Báo Pháp luật TP.HCM. Ảnh: Thanh Niên



    Muốn chụp ảnh phải có giấy của chủ tịch huyện!



    Trưa 10-1, PV Pháp Luật TP.HCM cùng một số đồng nghiệp tới khu đầm huyện vừa cưỡng chế của hộ ông Vươn liền bị hai người từ dưới khu đầm đi tới ngăn cản tác nghiệp. Tiếp đó, một thanh niên phóng xe máy từ đầm lên đã phóng thẳng vào PV báo Pháp Luật TP.HCM.

    Khi các PV tiếp tục chụp ảnh, thanh niên này đã liên tục chửi bới rồi nhiều lần lao vào giật máy ảnh của PV Pháp Luật TP.HCM. Khi được hỏi “Các anh là ai mà ngăn không cho chụp ảnh?”, một người trong số đó xưng là công an viên xã Vinh Quang có tên Lâm. Công an viên này nói huyện, xã chỉ đạo không cho chụp ảnh, nếu muốn chụp phải có văn bản đồng ý của chủ tịch huyện. Lúc này từ dưới khu đầm có gần chục thanh niên đi lên ngăn cản không cho các PV chụp ảnh và dọa bắt hết về xã. Khi được một số người dân can ngăn, nhóm người này mới ngừng chửi bới, đe dọa nhưng yêu cầu các PV không được ở lại khu vực.



    Công an viên tên Lâm không cho PV tác nghiệp và yêu cầu phải có giấy của chủ tịch huyện. Ảnh: HUY HOÀNG




    Hoàng Văn Chương chửi bới, giật máy ảnh của PV vì dám chụp ảnh ở khu đầm. Ảnh: HUY HOÀNG

    Theo tìm hiểu của chúng tôi, trong số những người ngăn cản PV tác nghiệp chỉ có một người tên Lâm là công an viên xã Vinh Quang. Người gây gổ, chửi bới, lao xe máy và giật máy ảnh của PV là Hoàng Văn Chương, ngụ thôn Bạch Xa, xã Nam Hưng. Theo người dân địa phương, Chương cùng những thanh niên còn lại là đàn em của ông P. (ngụ xã Nam Hưng), ông K. (ngụ xã Tiên Hưng). Đáng chú ý, dư luận địa phương từ lâu đã râm ran chuyện chính quyền “quyết tâm” thu hồi đầm của ông Vươn giao cho ông P., ông K.
    HUY HOÀNG/PLTPHCM

    Vụ cưỡng chế đất ở Tiên Lãng: Phóng viên bị đe "đánh chết"


    Dân Việt - Một đối tượng tên Khương, phóng xe quệt vào một phóng viên. Buông những lời rất chợ búa, đối tượng này gọi thêm “đồng nghiệp”, rồi lao vào giật máy ảnh của một phóng viên, đe đánh chết.


    Khoảng 12h ngày 10.1, sau thất hẹn của ông Lê Văn Hiền – Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng xung quanh vụ việc cưỡng chế đất nuôi trồng thủy sản của ông Đoàn Văn Vươn, phóng viên một số báo đã xuống khu đầm này tại khu đê Cống Rộc, xã Vinh để ghi hình, thu thập thêm thông tin.

    Khi còn ở trên đê, một số phóng viên lấy máy ảnh ra ghi hình. Được một lúc bất ngờ xuất hiện một người đi từ trong khu đầm ra xưng là Vũ Hồng Lâm, SN 1970 – Công an viên xã Vinh Quang, và yêu cầu các phóng viên không được ghi hình khi chưa được sự cho phép của ông Lê Văn Hiền – Chủ tịch UBND huyện, vì ông Hiền có chỉ thị bằng văn bản về việc này.

    Tiếp đó, một đối tượng tên Khương, phóng xe lên, quệt vào một phóng viên. Vừa dừng xe lại đối tượng này cũng yêu cầu phóng viên không được ghi hình khi chưa có lệnh của chủ tịch. Buông những lời rất chợ búa, đối tượng này gọi thêm “đồng nghiệp”, rồi lao vào giật máy ảnh của một phóng viên, đe đánh chết.

    “Nếu trên huyện nhất trí, có ông Liêm, có giấy ông Hiền đưa giấy xuống đây, cho quay thoải mái” – một đối tượng hùng hổ nói.

    Theo một đối tượng khác, họ được giao cho trông coi ở đây, và “Nếu phóng viên, nhà báo nào có đầy đủ các thủ tục (thủ tục xin trên huyện) sẽ cho xuống làm việc đàng hoàng”.
    Cuối cùng, không lấy được máy ảnh của phóng viên, cùng với sự can ngăn của nhiều người, các đối tượng này mới chịu thôi. Tuy nhiên, chúng nhất quyết không để phóng viên vào khu đầm vừa cưỡng chế.

    Sau sự việc trên, NTNN đã liên lạc với ông Ngô Ngọc Khánh – Chánh văn phòng UBND huyện Tiên Lãng để thẩm định sự việc. Ông Khánh đã không phủ nhận toàn bộ sự việc và nói: “…Người ta nói như thế mình cũng phải lưu ý là khi làm cái gì thì làm cũng phải có ý kiến của chính quyền địa phương một chút…”.
    NTNN

  9. #9
    Tham gia
    02-05-2005
    Bài viết
    1,297
    Like
    137
    Thanked 2,128 Times in 395 Posts

    Sự thật lố bịch ở tiên lãng: Hóa ra chúng nó cả

    Từ blogger nhà báo Nguyễn Quang Vinh

    Tết nhất, túng bấn, bờ lốc bờ leo ngày hai nhát ổn rồi, nhưng hôm nay phá lệ, mần nhát nữa.

    Hôm qua Trưởng thôn Khoai Lang hỏi Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng 4 câu, tưởng thế là oách lắm, ra vẻ ta đây, ra vẻ nhà báo nhà bót, nhà văn nhà vót, ai dè hôm nay, nhiều thông tin lộ ra, lộ be bét, và vì cái sự lộ này, dù cố gắng lịch sự và nhã nhặn, nhưng xin lỗi, cho Khoai Lang gọi mấy lão lãnh đạo này là chúng nó, vâng, chúng nó theo đúng nghĩa đen nhất của từ này.

    Vì sao lại có thể dám xúc phạm lãnh đạo xã, huyện người ta như vậy?

    Chúng nó đây:

    Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng Lê Văn Hiền là anh ruột của Lê Văn Liêm Chủ tịch UBND xã Vinh Quang ( nơi cứ trú của anh Đoàn Văn Vươn và có đầm hồ nuôi trồng thủy sản đang bị thu hồi). Hèn chi vừa rồi họp báo, ông Liêm gào lên là việc thu hồi đất của huyện ( của anh mình) là đúng pháp luật. Hèn chi, anh trai Hiền lại ra hết lệnh này đến lệnh khác ủng hộ thằng cu em đến vậy. Hèn chi với cái kiểu anh em ruột rà trong xử lý vụ việc, tiền hô hậu ủng, anh kỹ sư chân đất Đoàn Văn Vươn và bà con nghèo ở xã Vinh Quang bị đè dúi đầu xuống trong tủi khổ, uất hận cũng phải thôi.

    Mà vì sao lần này hai anh em họ Lê nhanh chóng hợp tác trở thành chúng nó của nhân dân vậy ta? Đây rồi, hóa ra, chúng nó dùng quyền lực quản lý nhà nước để cưỡng chế đất của dân, sau đó thì giao cho những hộ khác với danh nghĩa đấu thầu.

    Nhưng việc làm của chúng nó đã đánh động lương tri của nhân dân, đánh động lương tâm các nhà báo, đánh động trách nhiệm của Thành ủy Hải Phòng. Thành ủy đã họp, cam kết xem xét lại quy trình giao đất, thuê đất tại xã Vinh Quang, và nếu sự xem xét đó là trung thực, công tâm, minh bạch, mà lần này chắc chắc phải công tâm, trung thực, minh bạch thôi vì áp lực của dư luận, của báo chí, của các luật sư, của hệ thống tòa án, thì chắc chắn anh em nhà họ Lê chết, lộ ra nhiều điều nữa. Sự che chắn, vây bủa, dấu diếm đang rách toạc ra dưới ngòi bút trung thực của báo chí, của nhân dân, của những nhà chức trách có trách nhiệm. Mấy hôm nữa, lột áo chúng nó ra, xem cái bụng mỡ của anh em họ Lê nó dính dấu vân tay bóp nặn, vuốt ve của những ai đã cùng hùa vào cướp đất dân. (Chắc chắn dấu vấn tay của những người muốn đấu thầu đầm hồ này- lại nghe nói anh em bà con với chúng nó cả)

    Chuyện ấy rồi sẽ biết sớm thôi…

    Anh Đoàn Văn Vươn đã thế chấp cả mồ hôi, tiền bạc, máu, và cả mạng sống đứa con 8 tuổi vào đầm lầy này, với cái trò cướp đất trắng trợn của những kẻ mang danh cán bộ lãnh đạo từ huyện đến xã để câu kết thành phường cướp ngày, thì sự bức xúc, phẫn nộ, thậm chí là căm thù của anh và bà con để dẫn đến sự phạm tôi đáng tiếc, thật buồn và thương xót nhưng đó chính là đi đúng với câu ông bà đã dạy: tức nước vỡ bờ.

    “Bom” về những bí ẩn sau vụ cưỡng chế đất đã nổ, sáng tỏ bộ mặt đáng khỉnh bỉ của những kẻ được coi là “ công bộc” của nhân dân.

    Những cán bộ lãnh đạo Thành ủy Hải Phòng, của tòa án Tối cao, các luật sư, của cán bộ nguyên là bí thư đảng ủy xã Vinh Quang, của lãnh đạo hội nuôi trồng thủy sản huyện, và bà con, nhân dân…cùng với báo chí, đang vạch toạc rõ mười mươi một màn kịch bỉ ổi tại Tiên Lãng của quan chức huyện, xã.

    Hôm nay, Trưởng thôn Khoai Lang không gọi Chủ tịch huyện Tiên Lãng và chủ tịch xã Vinh Quang là đồng chí, là ông nữa, không và không, gọi đúng tên: CHÚNG NÓ.

    Bây giờ thì chúng tôi đồng ý với anh, căn nguyên bức xúc dẫn đến phạm tội: Chúng nó đang kéo bè kéo cánh, kéo anh kéo em để cướp đất của anh và bà con nghèo. Dù anh không may trở thành người phạm tội nhưng anh là NGƯỜI LƯƠNG THIỆN, vâng MỘT NGƯỜI LƯƠNG THIỆN mà chúng tôi vô cùng kính trọng.

  10. #10
    Tham gia
    23-05-2005
    Bài viết
    1,135
    Like
    256
    Thanked 351 Times in 152 Posts
    Bản chất thế nào thì cuối cùng cũng sẽ lộ ra thôi. Nhưng mất đến chừng ấy năm để biết được bản chất của ... chúng nó, có khi quá muộn chăng?

Trang 1 / 22 12346 ... LastLast

Bookmarks

Quy định

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời bài viết
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •