Thèm! thèm quá đi thôi nino ơi! Chỉ thích chuột nướng chao thôi. Tuyệt!
Printable View
Thèm! thèm quá đi thôi nino ơi! Chỉ thích chuột nướng chao thôi. Tuyệt!
Dĩa cuối chắc được mấy xị.
Hôm kia ở nhà còn mua bò cạp về ăn.
Dở ẹt.
ặc 1 lần e ăn thử bọ cạp ăn chán quá, thua xa châu chấu mới cào cào, mà cái món thịt chuột này nhìn thấy sợ quá à, có lẽ do mình sợ chuột, nhìn thấy là ghê ghê
Thôi đói rồi, ghé Ngô Quyền làm đĩa cơm gà xối mỡ Lão Hương Thân.
Ở Q5 ăn gà ngon nhất là Gà hấp muối của Lão Mã. Có ai biết hôn.
Đặc Sản Thằn Lằn Núi
Phạm Thiên Chương
http://www.offtherails.com/lizard.jpg
Cùng với dơi ,ốc núi, bò cạp núi thằn lằn núi cũng nằm trong bộ sậu khoái khẩu của dân nhậu "từ Dân hạ đến dân thượng" Giống như thằn lằn nhà, thằn lằn núi có kích cỡ to hơn gấp hai lần thằn lằn nhà.
Về màu sắc thì thằn lằn núi có màu trắng đục, xám trọ.Đầu nó to cỡ ngón tay cái của bàn tay người dân làm vườn;mắt to, chân to ,da bụng mỏng đuôi to nhiều mỡ. Thịt thằn lằn núi có thể làm được nhiều món:Rô ti, xaò lăn, nướng, chaó hành,chả đùm ...Thịt thơm hơn thịt gà;đuôi beó nhiều mỡ.Giá một điã được chế biến trong các quán nhậu có thể từ 35.000vnd đến 50.000vnd một điã vưà có từ 4-5 con vưà,và 6-8 con nhỏ. Trong khi đó giá 1 kg thịt tươi sống của người trực tiếp săn bắt chỉ với giá 25.000vnd 1 kg có từ 18-24 con. Tuy nhiên nghề săn bắt thằn lằn nuí không phải là không hấp dẫn.
Từ Ăn Nhậu Đến Săn Bắt
Nghề săn câu thằn lằn đã có từ nhiều năm trước. nhưng trong vòng bốn năm trở lại đây nghề này đã trở thành "chiến dịch" ta,o thu nhập cho những người dân điạ phương. Ở các xã Ninh Sơn, Ninh Thạnh- huyện Hoà Thành, xã suối Phan -huyện Dương Minh Châu -Tỉnh Tây Ninh, nơi có những người theo nghề câu thằn lằn nhiều nhất.
Tìm đến nhà anh Đức đầu chuà ở ấp Ninh Hoà xã Ninh Thạnh -Hoà Thành Tây Ninh,Qua sự giới thiệu của ông Ba Võ chủ vưạ các "đặc sản rừng" vào sớm tinh mơ , trong lúc anh đang chuẩn bị mọi thứ để vaò núi câu thằn lằn, tôi được anh dẫn nhập:"tháng 2 và tháng ba, thằn lằn mới nhiềụCòn từ tháng tư đến tháng 9-10 thì chỉ có lai rai. dân câu tuị tui chỉ câu cầm chừng."
Theo anh trên chiếc xe HonDa "miên" 67, tôi được anh bàn giao naò là các thứ vật dụng trong nghề câu như: Cần câu trúc, giây gân, vỏ quýt, trái trầu bà, cơm, nước v.v..tấ cả được thồ vaò một giỏ đệm.Bánh xe cứ lăn đều đều trên con lộnhưạ phẳng tắp dẫn vaò núi Bà Đen. Hai bên đường, những căn nhà ngói khang trang vẫn còn đang đắm chìm vaò trong giấc ngủ yên ả, bình lặng trong chiếc mùng sương mù của vùng núịXe chạy gần chục cây số, con đường tẻ nhánh phải, nuí Bà sừng sững ,uy nghi xanh rì cỏ cây như trở mình nhè nhẹ trong làn sương mỏng.Điểm dừng của dân câu là một quán càphê dân dã.Ở đây-vùng núi,có rất nhiều quán xá mọc lên như nấm giữa muà mưạVì tất cả chỉ để phục vụ buôn bán cho tất cả các dân hành hương từ khắp nơi đổ về trong những dịp lễ. còn những ngày thường, họ chỉ buôn bán cầm chừng và chủ yếu là họ phục vụ cho những người dân điạ phươngđân câu thằn lằn núịTại đây, có gần trăm tay câu,có cả những cặp vợ chồng trẻ họ đang ngồi bàn tán những điểm câu mới bên tách càphê nóng hổi thoảng khói nhẹ.Xe được gửi đằng sau nhà chủ quán, anh Đức dẫn tôi vaò trong quán và giới thiệu tôi với dân trong nghề.Một người mặt vui cười đến bóp vai tôi làm quen:"mới đi câu lần đầu hả ?"anh nói tiếp:" tui tên Sơn,theo nghềnày đã gần 10 năm rồị"Tôi cười và gật đầu lia liạ tỏ vẻ thán phục, đút tay vaò túi aó lấy vội gói thuốc HERO,bóc vỏ mời vội và nói:"Dạ còn em tên Chương,từ Sài Gòn lên đây để theo học nghề câu, mong mấy anh chỉ giúp ạ."Thấy tôi có vẻ thành khẩn, nên anh Sơn đáp gọn:"được rồi!để tui nói thằng Đức cho anh theo tuị tuị" Tôi cảm ơn liên tục và khuấy đều ly càphê cùng uống.Kim đồng hồ đã chỉ đúng 7 giờ sáng.Tiếng vượn hú gọi đàn, tiếng chim hót chaò buổi sáng, ánh nắng di,u xoá tan những tán sương cộm lững thững trên sườn núi cao ngút tận cửa trờị Khi nắng cao hẳn ,cả đoàn câu xuất phát. Người mang gậy, kẻ mang ro ....tất cả họ đã quen với cuộc sống bình dị của nghề câu nàỵ Họ xông xaó leo núi, trong thâm tâm họ luôn cầu nguyện Bà phù hộ cho họ câu được nhiều thằn lằn.Còn tôi, đây là lần đầu tiên leo núi nên duy nhất chỉ cầu Bà cho tôi được "thượng lộ bình an" là được.Tôi bám theo đoàn anh Đức và anh Sơn, có nhiệm vụ là phải đeo cả hai túi đệm to tướng nặng đến oằn lưng.Đường leo dốc hơi soải,tôi cố bám những mỏm đá to và cạnh góc để leo lên. Mặc dù chỉ lần đầu nhưng tôi cũng không làm cho dân nhà nghề thất vọng.Càng lên cao, dốc đá càng đứng, nhìn xa xa tả hữu những bóng câu lố nhố đang ẩn hiện sau những rặng cây to nhỏ. Lúc này có thể chúng tôi đã leo được 200 mét. Đứng ở đây có thể nhìn thấy ca? vùng trũng rộng lớn.Điểm câu của chúng tôi là một hang đá lớn. Gió thổi rít vaò hang sâu taọ nên thứ âm thanh kì quái rợn ngườịCũng may cho tôi ,điểm dừng cũng là lúc tôi thở dốc vì quá mệt. Mắt hoa,tay run chân riú lại vì sợ độ cao khi nhìn xuống,nên tôi chỉ được dịp là chui tót ngay vaò hang để thở và sung sướng. Anh Đức vưà lấy trong giỏ ra trái Trầu Bà, vừa giải thích:"Thằn lằn núi thích ăn lọai trái này lắm!đây là món tuyệt cú meò của chúng!" cả bọn cười tọAnh Sơn thì lấy dây thòng lọng để cột vaò đầu cần câu trúc, và lấy hột trầu chà xát vaò gờ đá cạnh những kẽ hang nhỏ ;ra hiệu cho cả nhóm nấp vaò một góc đá chìa bên cạnh.Cả hai anh bắt đầu để dây thòng lọng cạnh những kẽ đá, mắt đứng nín thơ hồi hộp chờ đợi.
Chét, chét một con thằn lằn núi đang lò đầu bò ra chậm chạp , cái đầu nó to,có thể nó nặng cỡ 200gram;lúc này đầu nó đã vaò giữa sợi thòng lọng vô hình;chờ thế anh Sơn giật vội, thật mạnh con thằn lằn bị treo tòn teng và nó được nhanh chóng thaó ra và bị bỏ vaò rọ.Do bị bất ngờ,nên con thằn lằn bị ngất đi một hồi ,tỉnh dậy nó chạy hốt hoảng tứ tung trong rọ,Khoảng 3 phút sau ,một con nữa lại thò đầu ra và kêu chét chét gọi bầỵ Mũi nó hướng về muì trầu bà tại gờ đá. Lúc này nó đã chui vaò thòng lọng ,anh Đức giật mạnh và con thằn lằn bị treo tòn teng nó được thaó ra và bị bỏ vaò rọ. liên tục trong một khe đá có khoảng 4-5 con to có, nhỏ có hết khe này sang khe khác các con thằn lằn tội nghiệp cứ nối tiếp nhau chui vaò rọ.Lúc này mặt trời đã đứng bóng.đồng hồ chỉ 12 giờ trưạcái nắng gắt nên gió thổi vaò trong hang đưa cả hơi nóng hừng hực. Nhưng càng vaò sâu trong hang thì càng mát lạnh.Thấy rọ nhiều,cả hai anh Đức Sơn nghỉ câu để ăn cơm. Họ chia cho tôi nửa nắm cơm vón trong đó có cả cá và thịt heo khô .Cả bọn cùng ăn.Anh Sơn vưà ăn vưà kể, với vẻ tự haò:"cả họ hàng nhà tui đều theo nghềcâu này cả .và thằng Đức ông Sáu Mận ở Ninh Thạnh ,Ninh Sơn là dân cựa đó!"Cả bọn cười ngất. Anh Đức nói tiếp:"ở lâu thì ra laõ làng,sinh nghề tử nghiệp!" thấy tôi trợn mắt sợ hãi ,anh Đức cười khoái chi và giải thích:"sống nghề câu nhưng chết thì vì nhậu nhiềụnông dân tuị tui có nghễ ngỗng gì đâu , nên Bà thương bà cho tuị tui mấy con thằn lằn này để sống qua ngày"Tôi hỏi thông cảm:"mấy anh không sợ nó bị tuyệt chủng sao ?"anh Sơn nói vội:"trời sanh voi thì sinh cỏ . hết thằn lằn thì tuị tui chuyển sang nghề bắt ốc núi, hết ốc núi thì sang nghềbắt dơi!" Anh Đức bồi thêm:"một ngày một người có thể câu được từ3-4 kg .một kg bán cho chủ vưạ 25.000vnd vaò muà này, còn vaò tháng 2-3 thì tui tui câu được vài trăm ngàn đó. vì lúc đó giá tăng" Anh thở dài nói tiếp:"tuy nghề này là ngon, nhưng lúc xui xeỏ gặp kiểm lâm thì công cả ngày trời đi toi!còn xui nưã thì bị té trượt chân, trầy truạ. mũi ăn trầu là chuyện thường! rồi cũng quen, riết mũi tụi tui nhạy lắm!"Sợ tốn nhiều thời giờ của các anh, nên tôi không hỏi nữa và im lặng cho tới khi các anhn tiếp tục câu những con thằn lằn xấu số.
Lúc này chúng tôi chuyển sang hang khác và mặt trời cũng đã ngã nắng vàng, kim đồng hồ chỉ đúng 15g25 phút. Anh Đức đề nghi. cả nhóm nghỉ và vềvì sợ tốịĐu_+ờng xuống dốc thoai thoaỉ tôi cũng đã dần quen, những lối rẽ, những rặng cây ôi sao thân thuộc lắm. mặc dù tôi phải đeo cả hai rọ đựng thằn lằn nhưng sao tôi không thấy mệt. Có lẽ do tiếng chuông chuà vọng từ trên cao làm dậy cả vùng nuí thiêng liêng nàỵXuống tới chân núi,cũng là lúc các dân câu hội nhau mở rọ trút những con thằn lằn mà họ câu được vaò bao vải để cân cho chủ vựạ Anh Đức và Anh Sơn cũng làm như lệ thường.và tất cả ra điểm lấy xe để về.Trời chiều hẳn, xe chạy chậm; bóng núi từ từ khuất sau tầm nhìn của tôi vì những căn nhà san sát nằm gần nhau che mất.
Tạm biệt núi Bà,tạm biệt vùng đất linh thiêng nhiều huyền thọai trong đó có cả những con thằn tội nghiệp ,mà sự tồn tại của chúng chỉ để bổ sung cho những sinh hoạt của đời sống con người;trong đó có cả miếng cơm manh aó cuả dân ngheò với những khó khăn thường nhật. Và đến một ngày naò đó nòi giống của chúng sẽ đi về đâu ...?
Phạm Thiên Chương
Nói chứ phải công nhận xét về ăn tạp thì mấy chú Tàu và các bé Việt Nam chắc là vô địch. Hầu như con nào kêu mà không "dạ" là ăn tuốt. Các bạn bè năm châu vừa nghe tớ kể danh sách động vật tớ đã từng ăn là chạy trối chết.
Nghĩ cũng xót thương cho cái gọi là môi trường. Cứ bắt đến cạn kiệt vậy thì còn lại cái gì? Anh Dê là chúa phá hoại môi trường đấy :)
Gần đây, một số con hoang dã đã được nuôi và bán thịt. Cái này thì tớ ăn vì hổng phá môi trường quá. Metro bán liên tục cá sấu và đà điểu. Riết tớ trở thành khách quen mua thịt cá sấu cứ mỗi lần ghé Metro. Mấy chị em cô bác thấy một thằng đàn ông ngồi nhìn và rờ để coi miếng thịt nào ngon thì cảm thấy quái lạ lắm, bu vào hỏi ăn làm sao, nấu như thế nào. Thế tự nhiên mình thấy YAN CAN COOK bất đắc dĩ ha ha ha.
Highly recommend 2 em này. Thế giới ngày nay cũng đang có xu hướng tìm những nguồn dinh dưỡng mới. Họ sợ các gia súc gia cầm truyền thống bị biến đổi gen rồi nuôi quá công nghiệp. Thịt cá sấu rất ngon làm cũng được khá nhiều món giá không mắc. Còn thịt đà điểu ngon như bò úc mà giá rẻ hơn nhiều. Mại dô, mại dô.... Ai cần món ăn của 2 chú này thì liên hệ nhá :)
Ai biết nấu Phở ngon lên chỉ mọi người đi.
Cái tô bún mắm của bác DLY là biến thái quá xá cở.
Tô bún mắm tôi ăn tại Bạc Liêu bán cho người bình dân chánh gốc (original) chỉ có một miếng bún với rau, dưới đáy tô chỉ là một chút vụn cá nhiển như cám, hìnhh như phải có ngải mắm gì nữa mới đúng điệu.
Hình tô bún mắm bác post lên là cho Đại-Gia ở Sàigòn ăn chớ dân nghèo bình dân ở Bạc Liêu làm gì ăn được như thế..